Phần 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Tình yêu gắn liền với tấm lòng chung thủy và niềm tin

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Một khẳng định, "Yêu thì nhớ", nhưng chỉ "nhớ" thôi thì đó không phải là một tình yêu sâu sắc. Mà tình yêu cũng cần đến sự thủy chung: đó là một trong những phẩm chất cao quý cần có của một tình yêu đẹp. Sự thủy chung được nhấn mạnh: các từ ngữ chỉ phương hướng ^ Diễn tả sự cách trở, khó khăn ^ Nhưng dù sao đi chăng nữa thì người con gái vẫn định vị cho mình "một phương", vẫn "Hướng về anh-một phương", trước sau như một, vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắc với người mình yêu. Ví như trong ca dao: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền: sự son sắc thủy chung của người con gái.

Điệp từ "dẫu" như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không gian mở rộng đa chiều "phương bắc/phương nam" đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi thay "xuôi bắc ngược nam" nhưng nơi nào có "anh", với"em""hướng về anh một phương" bằng tình yêu thủy chung, duy nhất.

Nỗi nhớ ở đây cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng triền miên dai diết vô hồi vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này: ngược cũng là xuôi và trái tim tình yêu của em luôn chung thuỷ, luôn hướng về phương có anh.

4. Tình yêu là sự dâng hiến với khao khát bất tử hoá tình yêu:

+ Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa ng phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn cháy bóng như thế. Những khát vọng yêu đương của ng con gái trong thơ được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như "em""anh". Tình yêu của người con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thiết tha, giản dị, thủy chung, một tình yêu hết mình và quên mình. Đó là điều rất mới mẻ cả trong đời lẫn trong thơ thời ấy. Khát vọng mtình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ da diết khi còn trẻ, mà cả sau này, khi đã nếm trải nỗi đau, thất vọng trong tình yêu thì khát vọng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài Tự hát (1984) tức là gần những năm cuối đời, Xuân Quỳnh viết:

"Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"

+ Đoạn thơ cuối cùng, Xuân Quỳnh đã so sánh cuộc đời và biển cả:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Cuộc đời con người tuy dài nhưng không phải vô cùng, như biển lớn mênh mông nhưng không phải vô tận. Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, ý thức về thời gian gắn với nỗi âu lo, dù vậy, nhân vật trữ tình trong thơ đã có cách ứng xử tích cực: âu lo nhưng không mấy thất vọng, mà chỉ khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại, sống hết mình, mãnh liệt với tình yêu để vượt qua và chiến thắng sự hữu han của thời gian và đời người.

Tình yêu là một biểu hiện của cuộc đời và tình yêu chính là cuộc sống. Cho nên đoạn thơ cuối cùng mở rộng tứ thơ – tình yêu không phải chỉ là của anh và em mà tình yêu phải hòa trong biển lớn nhà thơ gọi là Biển lớn tình yêu. Khát vọng sống hết mình với tình yêu được Xuân Quỳnh diễn tả một cách giản dị:

Làm sao tan được ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Tan ra để hòa vào biển lớn của tình yêu, biển lớn của hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi với Xuân Quỳnh, cách để sống mãi là sống với tình yêu của mình. Ước muốn ấy của nữ thi sĩ vừa dịu dàng, đôn hậu, vừa nồng nàn thiết tha. Bài thơ khép lại nhưng hai cặp hình tượng "sóng – bờ, em – anh" vẫn đan cài vào nhau, ngời sáng một vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.

5. Giá trị nghệ thuật

Hình tượng sóng là một ẩn dụ độc đáo, khiến lời thơ vừa thực, vừa lãng mạn. Thể thơ tự do năm chữ ngắt nhịp linh họat và chủ yếu không ngắt nhịp, tạo âm hưởng thơ dạt dào, vừa gợi âm hưởng của sóng, vừa diễn tả tinh tế khát vọng tình yêu nồng nàn. Kết cấu song hành giữa hình tượng sóng và em tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo của bài thơ

6. Nội dung tư tưởng

Sóng là một bài thơ tình yêu hay trong chùm thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển, Tự hát, Mùa hoa doi,.. .Bài thơ thể hiện khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết, sâu lắng, thủy chung, đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu rất đáng trân trọng. Tình yêu đó vừa mang tính dân tộc, vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ sáng tác năm 1967, khi đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, còn bị chia cắt, có rất nhiều người con trai ra trận trong "những cuộc chia li màu đỏ" để cứu nước. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy của đất nước những năm chống Mĩ, vẻ đẹp tâm hồn của người con gái tỏa ra từ bài thơ Sóng đã góp phần không nhỏ làm nên tuổi trẻ huyền thoại của Việt Nam trong những năm tháng oanh liệt nhất.

Đất nước giờ đây đã thanh bình, nhưng với bao lo toan, bận rộn của thường nhật, những vần thơ tình yêu nồng nàn, thiết tha, chung thủy, lời tự hát tình yêu của bài thơ Sóng sẽ mãi mang lại những cảm xúc dịu ngọt, góp phần làm nên vẻ đẹp nhân văn của cuộc sống muôn quý, ngàn yêu của chúng ta. Chẳng phải là thơ đã tiếp tục sự sống của Xuân Quỳnh , tình yêu của Xuân Quỳnh , cả sau khi ng phụ nữ tài năng và bất hạnh đó đã đột ngột ra đi mãi mãi đó sao. Nhắc đến tình yêu và cuộc đời, có lẽ bạn đọc sẽ còn nhắc mãi tới Xuân Quỳnh .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#no0ooo