Chương 46: Cưới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Nè nè chúng mày ơi chạy ra xem, cậu hai đi rước dâu rồi kìa!" Một đứa nhanh chóng chạy vào sòng bạc, cả đám lập tức bỏ hết đống bài còn dang dở mà chạy ra xem. Cậu Lâm nghe thế cũng hứng thú lắm, chạy ra xem đầu tiên luôn.

Đám cưới ấy chẳng mời nhiều người trong huyện, chắc là ông Minh thấy con trai mình rước vợ bé về nhà, sợ xóm giềng dị nghị nên mới không dám làm lớn. Mọi người ai cũng nghĩ như vậy.

"Ủa mày, hình như cô út đúng không?" Một người đàn bà nhìn sang cái đám rước dâu xa xa, thắc mắc hỏi.

"Chứ còn ai nữa. Ủa chú rể đâu?"

"Ổng bị mẻ giò sứt trán hay gì á mày ơi, sao lại để em gái ổng bưng khay trầu vậy?" Cậu Lâm trông thấy cái dáng vẻ xinh đẹp của Trâm Anh, tươi cười: "Ẻm đội nón Cụ cũng đẹp nữa, sau này làm vợ tao phải đẹp hơn à!"

Lâm vẫn còn ngập chìm trong những ý định hỏi cưới Trâm Anh, thậm chí sính lễ cũng chuẩn bị sẵn rồi, chỉ chờ cậu hai nhà bên ấy rước lẻ về xong là tới lượt Lâm đem quà sang ngay.

"Ủa gì kì cục vậy, sao tự nhiên cô đội? Cưới anh cổ chứ phải cưới cổ đâu." Mọi người nhìn cái nón trên đầu Trâm Anh, lúc này mới bắt đầu cảm thấy kì lạ.

"Không được mày ơi, tao phải tới gần xem mới được."

Một người tiên phong mà nói, lúc này, ai cũng có những suy nghĩ riêng trong lòng mà chẳng dám khẳng định, vậy nên người kia vừa dứt lời thì cả bọn bắt đầu nối chân nhau mà đi đến đó.

Trâm Anh đi vào nhà Thi, lúc này chỉ có ông Chí và bà Nguyệt ngồi ở phòng khách. Theo tục lệ, cô dâu phải ngồi ở trong buồng, khi nào ở bên ngoài hoàn tất thủ tục xin dâu mới được bước ra, ra mắt quan viên hai họ.

Phía bên nhà Thi, dòng họ đều già cả hoặc là mất rồi, hầu như chẳng còn lấy một ai. Vậy nên lễ ăn hỏi hôm nọ cũng chẳng tổ chức li kì, chỉ đơn giản là đem một số lễ vật cần thiết sang, để cho gia đình hai bên trình lên gia tiên là được.

Như vậy, so với đám cưới của Thế Phiệt năm đó, đám cưới của Trâm Anh có vẻ như là đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng không phải là bởi ông Minh và bà Mai thiên vị, mà bởi cả Trâm Anh cùng Thi đều mong muốn có một đám cưới bình dị là được, không cần phải cầu kì hay làm lớn mần chi. Chủ yếu để cho họ hàng xóm giềng biết hai nàng đã thuộc về nhau, dẹp bỏ đi những món sính lễ đang chờ các nàng sắp tới.

À, ngoài ra Trâm Anh còn mời mấy đứa chị em ở trên Sài Gòn xuống đây, hẳn là chiều cả đám mới đến.

Thằng Từ và dì Hồng không còn là dáng vẻ bình dị như thường ngày, ngược lại áo quần hôm nay đều trông rất nghiêm chỉnh. Tuy rằng cả hai người cũng sốc lắm khi biết cô chủ nhỏ của mình chuẩn bị gả cho một người con gái, nhưng rồi thấy hai người kia cũng hạnh phúc lắm, nên hai người cũng có phần nào yên tâm.

Ông Chí và bà Nguyệt thì khỏi nói, nãy giờ cười không khép miệng lại được.

Thế Phiệt cùng Ngọc Quỳnh sóng vai nhau mà đi. Quỳnh có vẻ như là cười vui lắm, Phiệt thì cũng cười, nhưng trong lòng chẳng biết nên vui hay nên buồn. Cậu đã giữ trạng thái mâu thuẫn này từ cái hồi mà bưng quà hỏi sang đến nay.

Hôm nay Trịnh Tuấn Anh cũng có đi theo, còn đứa em thì nhỏ quá nên để ở nhà cho bà vú rồi. Cái mặt nó từ đầu buổi đến giờ cứ phụng phịu: "Cô út lấy vợ bỏ thằng cháu của cổ rồi!"

"Cái thằng này ăn nói xà lơ, tao đánh mày bây giờ." Thế Phiệt quát.

"Học ai vậy con." Ngọc Quỳnh che miệng cười.

"Thôi thôi, thằng nhỏ cũng thương cô nó quá nên mới giữ cô nó vậy. Phải hôn con?" Ông Chí cười cười nhìn nó, nó lập tức gật đầu lia lịa.

Sau khi ông Minh phát biểu theo tục lệ cho xong thì bắt đầu trình từng lễ vật lên. Đám người hầu nhà ông bắt đầu dâng lên không ngớt. Lúc này, bà Nguyệt vào buồng dẫn Thi bước ra bên ngoài.

Hôm nay là một trong số ít dịp hiếm hoi mà Trâm Anh thấy chị trang điểm. Bình thường chị đã đẹp, nhưng hôm nay lại thấy chị đẹp hơn mười phần. Nghĩ vậy, ý cười trong ánh mắt của nàng càng thêm sâu. Nàng nhờ anh hai cởi giúp mình cái nón ra để lát nữa mời rượu hai bên gia đình cho dễ, sau khi cởi nón, nàng liền cùng Thi rót rượu, kính cha mẹ hai bên.

Ngọc Quỳnh thấy cảnh đám cưới này, nàng nhớ lại năm đó nàng đã hạnh phúc như nào khi được gả vào nhà Trịnh.

Nàng quay sang nhìn Thế Phiệt, nhưng phát hiện tầm mắt của chồng nàng hoàn toàn không lưu lại trên người nàng.

Cậu lại nhìn ả đàn bà đó nữa rồi.

"Mẹ mẹ, đau con." Tuấn Anh thấy mẹ xiết vai mình đau quá, nó quay sang nói nhỏ với mẹ.

"Mẹ lỡ tay." Ngọc Quỳnh thả lỏng tay ra một chút, nghiến răng mà nhìn cái người đang quỳ xuống lạy cha mẹ của nàng ta.

Sẽ có một ngày người con gái kia phải quỳ lạy nàng, nhất định.

Ông Chí thấy con gái quỳ, khóe mắt có hơi chua xót. Ông đỡ con gái dậy, ôn tồn mà nói: "Ba hi vọng cuộc sống của hai đứa sau này phải thật suôn sẻ, luôn cùng nhau chia ngọt sẻ bùi."

Bà Nguyệt tán thành với chồng, lấy khăn chấm nước mắt.

"Rồi, ông Chí chuẩn bị đưa dâu đi." Ông Minh nhìn cảnh gia đình, bật cười: "Nó gả trong huyện chứ có phải xa xôi gì đâu, nào nhớ thì cũng có thể qua thăm mà. Ba ngày sau phản bái nó cũng phải về đây với ông bà."

"Con ông có gả đi đâu mà ông biết." Bà Nguyệt đáp lại, bà vẫn xót con lắm.

Bà Mai nghe vậy cũng cười: "Thôi đi nè, trễ giờ lành. Phiệt đưa má cái nón để má đội cho con dâu coi."

Thế Phiệt đưa cái nón Cụ cho má. Bà cầm lên, nhẹ nhàng đội cho Thi. Hai cái nón này bà đã thuê người thợ khéo tay nhất của Sài Gòn mà làm ra, cả hai nón đều có quai đồi mồi, trang trí hình sức cầu.

Theo tục, bà Mai sẽ là người dẫn Thi đi ra khỏi cửa, trong suốt quá trình đi, cô dâu nhất định không được quay đầu lại. Thêm quan niệm "cha đưa mẹ đón" từ xưa đến nay, vậy nên ông Chí sau đó sẽ là người trực tiếp đưa con đi sang bển. Bà Nguyệt ở nhà nhìn đoàn đưa dâu, cảm giác hạnh phúc dâng trào lên nỗi lòng.

Trâm Anh sóng vai đi cùng Thi, nàng thật sự rất muốn nắm tay chị lúc này, nhưng bởi vì tay vẫn còn bận bưng khay rượu nến nên đành cố nhịn đi những xúc động của mình. Nàng ghé sát vào chị một chút, nhỏ giọng: "Hôm nay chị đẹp lắm."

"Bày đặt thì thầm, tao nghe hết đó." Thế Phiệt đứng ở sau châm chọc.

Thi nghe vậy, hai cái tai hơi đỏ lên, mắng em: "Đóng cửa rồi khen."

"Đúng vậy, đóng cửa rồi khen." Bà Mai quay ra đằng sau, nhắc lại câu nói của Thi.

"..." Lúc này đến cả Trâm Anh cũng đỏ mặt. Thi bây giờ mới ý thức được câu mình nói có bao nhiêu là ái muội.

Lúc này, bên nhà ông Minh đang có tiệc linh đình. Người ta đợi chờ hai cô dâu bước vào bái gia tiên, sau đó bắt đầu công cuộc mệt nhất trong lễ cưới, đó là đi mời rượu từng bàn một.

May mắn sao họ hàng hai bên cùng người quen cũng không nhiều, vậy nên quá trình này rất nhanh liền đã xong. Giấc chiều đám chị em trên Sài Gòn của nàng bắt đầu xuống đây, tới lúc ấy mới phải uống đến mệt.

Trâm Anh nhìn gương mặt Thi chỉ vì vài ly mà đỏ ửng, nàng mới quay sang nói nhỏ với người ở, bảo họ âm thầm thay rượu trắng bằng nước lọc.

Thi hơi mệt mỏi nhấp thêm một ngụm, có điều cái vị đắng chát đã được thay bằng vị nhạt nhạt. Nàng quay sang nhìn em, hơi mỉm cười.

"Có mệt thì vào nghỉ, khách khứa gì để em." Trâm Anh ghé sát vào tai chị, nói nhỏ.

"Hôm nay đám cưới của hai mình, sao chị để em mình ên được." Thi cười, sau đó hai tai của nàng hơi đo đỏ, nàng lí nhí mà hỏi: "Phải không mình?"

Nghe một chữ "mình" từ chị, tim của Trâm Anh như nảy lên một nhịp.

"Dạ phải." Nàng nhẹ nhàng đáp lại, sau đó lại nhấp thêm một ly rượu. Lúc này đã hơi ngà ngà say rồi. Nhưng từ đầu buổi đến giờ nàng đều cười, cái miệng như không thể nào khép lại.

"Chúc hai đứa con trăm năm hạnh phúc. Sớm sinh... à không, làm ăn thuận lợi phát tài!" Người chúc là ông hội đồng, ông vốn quen chúc theo thói quen. Nhưng hình hai đứa con gái đứng trước mặt mình, lập tức nuốt bốn chữ "sớm sinh quý tử" vào trong, thay bằng lời khác.

Thế Phiệt cũng có chừa một mâm cho đám anh em của mình. Cả đám ngồi vào bàn ăn đã bắt đầu hú hét: "Uống uống, hôm nay tao xả láng!"

Hiển nhiên người ngồi trong đám hay ngoài đám cũng ít nhiều có lời dị nghị, nhưng vì sợ tiếng của ông địa chủ, chẳng ai dám nói thẳng ra ngoài.

...

"Trời đất, tụi mày có thấy cái gì không vậy?!" Cậu Lâm trông cảnh đưa dâu, lập tức muốn ngả ngửa.

"Ủa cậu Phiệt đi chung với mợ Quỳnh kìa, đứa đi song song với cô dâu là cô út á. Cái gì kì cục vậy, thằng cha Minh rước vợ về cho con út ổng hả?!" Người đàn bà sợ hãi: "Trên trời dưới đất, mới thấy à nha."

"Không, chắc cái tục gì bên nhà người ta thôi. Ngày mai tao đem sính lễ qua hỏi cưới cô út liền nè." Làm sau mà Lâm chịu nổi được cái sự thật này, ngày lành tháng tốt cậu đã định sẵn cả rồi, cậu lập tức phủ nhận hết tất cả những gì mà cậu thấy.

"Cái này có phạm pháp không mày? Tao phải đi hỏi huyện trưởng mới được... " Linh nhìn thấy, lập tức ghét cay ghét đắng mà nói: "Tởm quá."

"Hỏi cái gì, có luật nào cấm đâu." Ông huyện trưởng vừa lúc muốn vào đây mua ít cà phê, trông thấy cảnh kia cũng không lộ vẻ kinh ngạc gì, bởi ông đã biết vụ này từ lâu.

"Trời ông, hai đứa bị bệnh vậy để trong huyện mình đâu có được. Thôi ông nghĩ làm sao thì nghĩ đi, tôi là tôi không có chấp nhận đâu." Linh tức tối mà nói.

Huyện trưởng đốt điếu xì gà lên, ánh mắt dõi theo đoàn đưa dâu, khẽ nói: "Không chịu được thì dọn đồ rời khỏi đây đi, người ta cũng có đạp đổ chén cơm gì của mình đâu mà."

Ngược lại nếu như ông ngăn cản, ông sẽ tự đạp chén cơm của mình thật. Họ hàng của ông kinh doanh trên đất nhà ông Minh rất nhiều, nếu không có ông Minh đầu tư vào, sản nghiệp của gia đình ông cũng chẳng được to lớn như bây giờ.

"Cậu hai cưới vợ bé thôi, mắc gì không chịu được." Lâm nhún vai, nhưng có điều hai bên vai của cậu đã run rẩy rồi.

"Không phải cậu hai." Ông huyện trưởng nói lại: "Là cô út cưới vợ. Tôi cũng được mời đến đây. Cha cậu cũng được mời đó."

"Hoang đường!" Lâm nghe vậy, lập tức quát lên.

Làm sao mà chấp nhận nổi!

Cậu đã đợi người con gái kia lớn lên, đợi người ta từ Pháp trở về, bây giờ lại nghe tin người ta cưới vợ, làm sao mà cậu chịu được cái hiện thực này?

"Ngày mai tôi đem sính lễ sang, không nói nhiều." Lâm bực bội mà nói.

Huyện trưởng liếc mắt nhìn cậu ta, nhưng vì cha cậu là nhà hội đồng nên ông cũng không xen vào làm gì. Đành để cậu ta tự mình rước lấy nhục vậy.

_______

Vì có thể sẽ có một số độc giả ở miền ngoài nên sẽ không rành lắm về mấy món trong đám cưới miền Nam ngày xưa, cộng thêm một số danh từ mình đã dùng ở những chương trước mà mọi người chưa rõ, vậy nên mình sẽ chú thích ngay tại đây.

Đây là chiếc nón Cụ quai tơ, có trang trí hình bướm, thường được dùng trong sinh hoạt của người Nam kì trước 45, còn trước 75 thì chỉ còn số ít nhà dùng trong dịp cưới, sau này thì hình như mình thấy là không còn nhà nào đội (?)

Đây là kiểu tóc bánh lái đặc trưng của phụ nữ Nam bộ ngày xưa, hình như mình có nhắc ở chương 15 thì phải. (Ảnh từ Hoa Niên)

Còn đây là dây chuyền nách (cũng có thể gọi là xà tích, vì miền Bắc cũng có xà tích nên mình gọi là dc nách để phân biệt), loại này Trâm Anh thích đeo, kèm theo vòng ximen ở cổ tay (ai hay xem livestream kem trộn chắc cũng biết vòng ximen rồi =))))). Ảnh từ Hoa Niên)

Rồi, hai nv9 cưới rồi. End thôi.

Chính văn hoàn. =)))))))










Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro