Bút ký của thi nhân - Mắt hai mí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Năm đó tôi hơn 50 tuổi, được bổ nhiệm làm Giáo sư danh dự của một trường đại học. Dù cảm thấy không mấy thích hợp, nhưng cũng không tiện từ chối thẳng thừng, nên trong một năm đó, tôi đành cố sống cho qua ngày đoạn tháng. Tôi chỉ phụ trách giảng dạy chín mươi phút cho một lớp nghiên cứu sinh mà thôi. Các đề mục giảng dạy sẽ do tôi tự chuẩn bị, và tôi đã đưa ra đề mục "Đọc thơ hay". Lần đầu tiên Seo Ji-woo bước vào giảng đường tôi dạy hình như là tháng Năm. Lúc đó hình như bài giảng bắt đầu được khoảng hơn ba mươi phút thì phải. Một cậu sinh viên từ cửa sau xuất hiện, ngồi bên cạnh cửa sổ phía Nam giảng đường. Cậu ta để tóc dài, lại luôn cúi gằm mặt, vì thế trong giờ giảng tôi không thể nhìn rõ khuôn mặt cậu ấy. Phương pháp dạy học của tôi khá đặc biệt, vào mỗi giờ học, tôi đều in một vài bài thơ mà tôi thích phân phát cho từng sinh viên, sau đó mọi người cùng đọc và thảo luận. Hôm đó, tôi chọn vài bài thơ của các nhà thơ hiện đại châu Âu, cả lớp đều vô cùng coi trọng tính tự mãn trong thơ. Chẳng hạn, nhà thơ người Đức - KarlRove. Crow đã viết bài thơ ngắn Chân dung tự họa bên chai rượu Rum và bài Những vì tinh tú của nhà thơ người Pháp - Jacques Audi Betty.


Tôi hít thở sâu.

Khoang miệng đang ngập tràn những dòng chảy của rượu Rum

Ký ức tôi nhiều như những vì sao kia

Hư vô

Tôi cảm nhận được những ngón tay buồn buồn của lũ ác ma

Đang túm đằng sau gáy tôi

Khiến tôi phải gập người xuống

(Trích từ Chân dung tự họa bên chai rượu Rum của KarlRove. Crow.)


Nếu đó là những hạt lúa mạch chắc mẩy, chắc chắn những con ngỗng trắng ngần đáng yêu muốn di chuyển kia sẽ ăn.

Nếu đó là những hạt cát, người ta nhất định sẽ trộn nó vào bức tường trắng xám của nhà ngục ấy.

(Trích từ Những vì tinh tú của Jacques Audi Betty.)


Đó là một số tài liệu rất thích hợp nói về tính tự mãn của các nhà văn nhà thơ hiện đại đối với thơ và chủ nghĩa hiện thực của mình.

Nhưng khi chuẩn bị tan lớp thì cậu sinh viên đến muộn đó đã hỏi hai câu lãng xẹt. Câu thứ nhất: "Rượu Rum là rượu gì ạ? Loại rượu đó ngọt thật không?" và câu thứ hai chính là hỏi tại sao lại ẩn dụ một thứ tuyệt đẹp như những ngôi sao với thức ăn của loài ngỗng và bức tường trắng xám của nhà tù. Nói tóm lại thứ cậu ta muốn hỏi chính là đây có được gọi là tính cảm ngộ thơ không.

"Đây là lần đầu tiên tôi gặp cậu đấy. Cậu là ai?" Tôi hỏi, nhưng không hề cười.

"À, em là Seo Ji-woo, sinh viên năm thứ hai khoa vật liệu vô cơ ngành kỹ thuật công nghiệp ạ." Dường như cậu ta bị văn học hấp dẫn nên đã đến nghe giảng ở lớp này.

"Cậu nghiên cứu các nguyên liệu vũ khí sao?"

Nghe thấy tôi hỏi ngược, Seo Ji-woo cười. Tôi giải thích rượu Rum được làm từ đường mật hoặc mía chưng lên, nó rất thơm ngon.

"Thầy nói thơ là rượu Rum. Nhưng có phải ngọt ngào và thơm khác hẳn nghĩa của nhau chứ ạ?" Cậu ta hỏi lại.

Tôi bắt đầu có chút không vui. Câu hỏi tiếp theo của cậu ta về "những vì tinh tú" và "tính cảm ngộ thơ" càng vô bổ. "Những vì sao lung linh tuyệt đẹp" không phải là ý nghĩ của cậu ta, mà là thế giới này dẫn dắt cậu ta nghĩ vậy. Nếu quả thật không biết cũng không phải là sẽ không biết, mà mù quáng tin theo những ý tưởng bị dẫn dắt mới thật sự là không biết. "Không biết ai đã dạy cậu những vì sao là lung linh xinh đẹp, nhưng thật ra những vì sao đó không đẹp mà cũng chẳng xấu, nó chỉ là những vì sao mà thôi. Đối với những người đang yêu, có thể chúng vô cùng đẹp, vô cùng lung linh và rạng rỡ, nhưng đối với những người khổ cực, nghèo đói thì chúng liệu có thể biến thành cơm thành gạo được không?"

Bài học đến đây kết thúc.

Nếu chỉ vậy, chắc đến hình dạng của cậu Seo Ji-woo như thế nào tôi cũng không thể nhớ. Khi quay về phòng nghiên cứu, đang châm điếu thuốc, bỗng tôi nghe thấy có tiếng gõ cửa. Một cậu thanh niên bước vào – chính là cậu ta.

"Xin thầy từ sau cho phép em được đến nghe giảng vào giờ của thầy ạ."

Lúc này tôi mới nhìn rõ cậu ta. Khuôn mặt tròn, ánh mắt hiền lành, rất có thần thái, xem chừng chưa đến 20 tuổi.

Nhưng đôi mắt với hai mí rất to trông lại giống một người trung niên hơn cả.

Sự không hài hòa đó để lại ấn tượng khá sâu trong tôi. Tôi nhất thời do dự một chút. Bỗng cậu ta cầm một đồ sứ được bày biện ở trên bàn lên – đó là quà tặng trước đó không lâu của một công ty gốm sứ.

"Nguyên liệu của đồ sứ này là nguyên liệu vô cơ, không phải weapon (vũ khí) mà là inorganic (vô cơ), chẳng phải có hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ sao. Đồ sành, sứ, gốm... ngành hóa học vô cơ chúng em có nhiều chủng loại lắm." Cậu ta cẩn thận giải thích.

Lúc này người đã nghe nhầm "vô cơ" thành "vũ khí" là tôi đã bật cười. Tôi đã ngộ nhận khoa học vô cơ thành khoa nghiên cứu vũ khí, lúc đó cậu ta đã không vạch mặt tôi. Từ điểm đó có thể thấy, rõ ràng cậu ta là một thanh niên khiêm tốn và hiền lành hơn tôi tưởng rất nhiều. Xem ra những điều không biết của cậu ta và tôi có lẽ không hơn không kém.

"Cậu học khoa này, chẳng phải đi nghe những bài giảng của khoa mình có phải tốt hơn không?"

"Em nghe nói thầy là một nhà thơ rất nổi tiếng, và cũng từng đọc thơ của thầy. Em cảm thấy ngay cái tên của thầy thôi cũng đã có nhiều ý thơ rồi, xin thầy nhất định đồng ý giúp đỡ em một việc ạ."

Ánh mắt cậu ta như mơ hồ lướt qua mọi vật. Đó là ánh mắt của một kẻ lãng tử, là ánh mắt của người đang vươn thẳng người để tìm con đường mới nhưng lại hồ đồ bước vào một con đường núi quanh co chật hẹp.

Khi đó Seo Ji-woo mới 21 tuổi.

Cậu ta đã từ bỏ con đường đi theo ngành nghiên cứu hóa học vô cơ rất sáng sủa để bước chân vào con đường văn học đầy gian nan trắc trở. Đối với việc này tôi hoàn toàn không có bất cứ trách nhiệm nào cả. Dù năm 21 tuổi cậu ta đã tìm ra được cho mình một con đường, nhưng đó chỉ là vì cậu ta đã không tự mình tìm được một con đường tốt để đi. Tóm lại, ngày hôm đó cậu ta đã đặt chân lên con đường tồi tệ nhất.

"Đối với những kẻ nghèo đói, chẳng phải cũng có thể biến những ngôi sao thành cơm, thành gạo được sao?" Từ câu nói đó của tôi, cậu ta đã cảm ngộ ra được "chỉ thị của số phận". Sau này, khi đã trở thành một tác giả nổi tiếng, mỗi lần tiếp nhận phỏng vấn, cậu ấy đều nói như thế vài lần. Nhưng dù cậu ta có nói thật thì đó cũng là một sự lựa chọn vô cùng nguy hiểm dẫn đến một kết cục tồi tệ nhất. Đáng nhẽ cậu ta nên tiếp tục đi tiếp trên con đường nghiên cứu những thành phần hóa học vô cơ, nếu thế, chắc chắn cậu ta đã không bị tôi giết hại, và cũng không hoang phí một thời tuổi trẻ của mình như thế.

Từ tháng Năm đó cho đến hết học kỳ sau, suốt hai tháng liền, Seo Ji-woo đều đến nghe giảng. Đến tháng Mười hai, khi từng cơn gió lạnh bắt đầu vi vút thổi, cậu ta tham gia quân đội, và tôi cũng không còn đứng giảng nữa. Tuy nói là quan hệ thầy trò, nhưng giữa hai chúng tôi chẳng qua cũng chỉ là mối duyên phận ngắn ngủi trong vài tháng. Đó chẳng qua chỉ là mối quan hệ thông thường bó hẹp trong một thời gian ngắn trên giảng đường, vì thế không hiểu có phải vì cậu ta chỉ là một trong những thành viên ngồi dưới đó nghe giảng hay không mà trừ ký ức về ngày đầu tiên gặp cậu ta, đến những câu hỏi hay những lời nói của cậu ta tôi cũng không thể nhớ. Tôi nhanh chóng quên hẳn đi một cậu thanh niên có cái tên Seo Ji-woo.

Lần thứ hai cậu ta đến tìm tôi là khoảng hơn mười năm sau.

"Dù không được gặp thầy, nhưng em chưa một ngày nào quên ơn dạy dỗ của thầy."

"Xấu hổ quá, đừng gọi tôi là thầy."

Đó là những lời đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi gặp lại. "Khoa nghiên cứu hóa học vô cơ" đã khiến tôi nhớ ra cậu ta. Khi bắt đầu so sánh "những vì sao" và "cơm gạo", đột nhiên cậu ta khóc.

"Những ngôi sao... có thể trở thành bức tường trắng xám của nhà tù. Những ngôi sao... cũng có thể trở thành bữa ăn của những con ngỗng. Phải mất mười mấy năm em mới lãnh ngộ được những điều đó... Xin thầy... xin thầy một lần nữa nhận em làm học trò ạ. Xin thầy!" Cậu ta quỳ xuống.

Tôi vội vàng bảo cậu ta đứng lên, nhưng cậu ta không chịu, tôi cũng hết cách. Lúc đó cậu ta đã kết hôn, và cũng đã ly hôn. Tôi hỏi cậu ta hiện giờ bao nhiêu tuổi, cậu ta khóc trả lời. "Bằng tuổi của Jesu khi bị treo lên giá." Thật ra đối với tôi, tình cảnh lúc đó thật đúng như đang xem một tấn hài kịch vậy. Cậu ta nói 29 tuổi kết hôn, được ba năm, đột nhiên người đàn bà đó nói mình đã yêu người đàn ông khác, đề nghị ly hôn. Hình như vợ cậu ta ngoại tình.

"Ly hôn rồi sao?"

"Cô ấy đề nghị ly hôn... mọi thủ tục cũng do cô ấy một tay lo liệu. Tuy vẫn rất muốn sống cùng cô ấy, nhưng tôi lại không thể cự tuyệt những yêu cầu đó. Từ lúc gặp nhau đến bây giờ, cô ấy muốn làm gì, tôi đều chưa từng làm trái ý."

"Chưa từng sao?"

"Đúng thế. Chưa từng một lần."

Cậu ta khóc càng to hơn. Tiếng khóc đó âm vang, như tiếng đứa trẻ sơ sinh khóc oa oa khi mới được lôi ra từ tử cung của người mẹ vậy.

"Những ngôi sao... có thể trở thành bức tường trắng xám của nhà tù. Những ngôi sao... cũng có thể trở thành bữa ăn của những con ngỗng. Phải mất mười mấy năm em mới lãnh ngộ được những điều đó... Xin thầy... xin thầy một lần nữa nhận em làm học trò ạ. Xin thầy!" Cậu ta quỳ xuống.

Kể từ khi trưởng thành, cậu ta đã bắt đầu không biết làm trái lại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cậu ta sinh ra đã giống một người luôn dẫn dắt mình về tư tưởng, chỉ là một con "lạc đà" luôn lặng lẽ cõng trên lưng những trách nhiệm mà chủ nhân sai bảo. Nietzsche từng nói đến "thời kỳ lạc đà", nhưng đối với cậu ta, đó là mãi mãi. Vì thế, sự nổi loạn, làm trái lại của chính mình, "thời kỳ sư tử" một mình đi tìm hiểu thế giới này vẫn chưa tới. Và cũng chính bởi thế, "mắt hai mí" từng giây từng phút đã nuốt chửng lấy thời thanh xuân của cậu ấy. Cho dù khi cậu ta còn trẻ, nhưng "đôi mắt hai mí chết tiệt" đó đã biến cậu ta thành một người trưởng thành hay một lão già. Sinh ra cậu ta đã chỉ có thể chấp nhận một số phận như thế. Đương nhiên đến chết chắc cậu ta cũng không thể hiểu được KarlRove. Crow và Jacques Audi Betty, và cũng không thể hiểu được tính tự mãn trong thơ. Vì thế, có lẽ cho đến khi cận kề với cái chết, cậu ta cũng không biết mình là ai, đó hoàn toàn là trách nhiệm của cậu ấy.

Đó cũng chính là nguồn cơn để cậu ta phạm tội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro