Bút ký của thi nhân - Phẫn nộ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiến thuật của tôi gần như đã có hiệu lực. Seo Ji-woo với tội ác mà cậu ta vốn có, lại bắt đầu thêm một tội ác chết người. Tội ác mới của cậu ta thật đáng hổ thẹn. Khi phát hiện ra, tôi cảm thấy hình như mình đang đợi "tội danh trộm cắp" của cậu ta vậy. Sự tức giận của tôi lại càng mạnh mẽ hơn trước và tôi rất mong đợi sự phẫn nộ của mình. Để đào tạo cậu ta thành người mang trong mình "tội ác tày trời", "mầm giống" của người già trong cơ thể tôi càng chắc thêm.

Tôi vốn dĩ là người không đọc tạp chí văn học. Bởi nội dung thảo luận trong những cuốn tạp chí đó hầu hết chỉ nói về những vấn đề xa rời bản chất của văn học. Những tác phẩm được đăng trong đó phần giống nhau thì nhiều mà phần khác nhau thì ít. Bất luận là tác phẩm mù quáng viết theo hướng ban giám khảo gợi ý, hay tác phẩm viết một cách xúc động để thu hút sự chú ý của người khác, hoặc những tác phẩm viết theo xu thế của văn đàn, đối với một người lớn tuổi như tôi, đều hiểu như lòng bàn tay những tâm tư sáng tác của những nhà văn trẻ, đa số chẳng qua chỉ là những tác phẩm mang tính chất nhất thời mà thôi. Đã không có cảm hứng, nên cũng không cần phải lãng phí thời gian, những tạp chí văn học gửi đến tôi cũng chỉ đọc qua mục lục. Cho nên khi những tạp chí văn học với tên lạ hoắc được gửi đến, có cuốn đến mục lục tôi còn không đọc mà vứt luôn vào góc giá sách.

À, không, lần này sau khi vứt cuốn tạp chí qua một bên, hình như tôi thấy cái gì đó rất quen mắt. Tôi nhìn lại cuốn tạp chí văn học đó. Đó là một bức ảnh đen trắng của Seo Ji-woo, cậu ta đang mỉm cười. Đang lúc chán, lại là cuốn tạp chí lần đầu tiên nhìn thấy, tôi còn nghĩ, hay tạp chí cho đăng một vài bình luận về tác phẩm Trái tim? Hóa ra nội dung đăng trong tạp chí không phải là bình luận, rất ngoài ý muốn, chính là tiểu thuyết ngắn của Seo Jiwoo. Sau đó, không đọc hết một trang, tôi liền vứt sách "bộp" một cái. Mặc dù viết cách đây rất lâu, nhưng chẳng lẽ tôi có thể không nhận ra tác phẩm của chính mình hay sao?

Đó là một tiểu thuyết ngắn viết cách đây rất lâu.

Người đời thường ca tụng Lee Joek-yo chỉ viết thơ, nhưng đó chỉ là bị chiến lược của tôi đánh lừa mà thôi. Trong chiếc tủ đã khóa có để các loại tản văn mà tôi viết trước đây. Tôi còn từng viết tiểu thuyết, còn có hai cuốn tiểu thuyết dài vẫn chưa hoàn thành, và rất nhiều tiểu thuyết ngắn và bài báo chuyên đề, cũng có cả kịch nữa. Đặc biệt tiểu thuyết ngắn và kịch là thể loại văn học mà hồi trẻ tôi rất muốn có thành tựu. Nhưng kết quả mọi người đều nói tôi là một người chỉ sáng tác thơ, nên đã ẩn đi những thành tựu của tôi trước đây, và để xây dựng chiến lược của mình, tôi cũng chỉ đăng thơ. Mặc dù tôi tin chỉ đăng riêng thơ thì chẳng có gì đáng tự hào, nhưng trong xã hội nhân văn của chúng tôi, để đạt được cái gọi là độc giả thanh cao, chiến lược này xem ra vẫn rất có hiệu lực.

Chiếc tủ vẫn khóa kín không động đến, nhưng chìa khóa thường được để trong ngăn bàn đọc sách. Thói quen này của tôi Seo Ji-woo rất rõ, chính vì thế để mở được tủ là điều quá dễ dàng. Tôi xem kỹ lại thì thấy chỉ riêng tiểu thuyết ngắn của mình hình như đã thiếu ba tác phẩm.

Cuốn tiểu thuyết ngắn bị đăng đó viết về những linh cảm có được trong truyền thuyết chuông thần của Đại vương Seongdeok – nói về một anh thợ thủ công đúc chuông khát vọng đúc được một cái chuông hoàn mỹ hơn, có thể nói đó là một loại tiểu thuyết nghệ thuật gia duy mỹ. Sau khi Seo Ji-woo lấy trộm bản thảo này đã sửa một số chỗ trong nội dung, rồi đăng với tên của mình. Chỗ cậu ta sửa chính là phần cuối của tác phẩm. Kết thúc của tôi là người thợ đó đã không đúc ra được chiếc chuông đẹp hơn, và khi không thể chịu đựng được sự đau khổ tột cùng ấy anh ta đã tự sát. Nhưng Seo Ji-woo đã kết thúc bằng cách làm sống lại người anh hùng mà tôi đã giết chết. Đây là một sự lựa chọn làm hỏng nhận định bên trong của tác phẩm.

"Thật là ngu ngốc..."

Tôi lẩm bẩm trong tiềm thức. Nếu sửa theo hướng tiến triển thêm, có lẽ sự phẫn nộ của tôi sẽ giảm đi đôi chút, đằng này cậu ta lại đảo ngược toàn bộ phần kết của nó, điều đó chứng minh một cách rõ rằng cậu ta hoàn toàn không hề hiểu chút gì về tác phẩm. Nếu không thể hiểu, thì chi bằng giữ nguyên, như vậy, tội ác có lẽ sẽ giảm nhẹ đi một chút. Bởi như vậy chỉ mang danh trộm cắp, nhưng Seo Ji-woo đã không hiểu được được nhận định của tác phẩm, mà còn tùy tiện chỉnh sửa, như vậy là mang tội làm hỏng tác phẩm của tôi. Nó cũng chẳng khác gì so với việc vu tội chết người khi nói tôi "sắp xuống lỗ"? Mà nói cậu ta ăn cắp tác phẩm của tôi thôi vẫn chưa đủ, vì tác phẩm đó tôi chưa hề công bố, mà phải đắp tội bạo lực vô liêm sỉ đối với linh hồn giống như một "trinh nữ" của tôi.

Sự thực là vậy, tác phẩm chưa được công bố giống như linh hồn "trinh nữ" thuần khiết. Nó vô cùng đặc biệt. So với những bài thơ quần chúng đã được công bố, xét về một ý nghĩa nào đó, tôi có cảm tình nhiều hơn với những vở kịch hay những tiểu thuyết ngắn chưa công bố. Vì khi đã công bố thì chúng không phải là "của tôi" nữa. Nhưng nếu chưa được công bố thì chúng lại thuộc về tôi một cách nguyên vẹn. Mà sau khi tôi chết đi, những tác phẩm chưa công bố ấy cũng có thể sẽ trở thành ngọn lửa khiến tôi sống lại trong lòng đại chúng yêu thơ. Nhưng Seo Ji-woo ngu ngốc đã lấy trộm tác phẩm của tôi, đến bản chất của tác phẩm cũng không hiểu, lại còn dám tùy tiện bóp méo. Tôi làm sao có thể xem nó là chuyện nhỏ được chứ?

Tôi ném cuốn tạp chí vào chỗ Seo Ji-woo dễ nhìn thấy nhất. Hôm sau khi bước vào nhà, cậu ta đã trông thấy cuốn tạp chí đó. Không biết có phải vì kinh ngạc, hay xấu hổ mà tai cậu ta đỏ bừng. Tôi giả vờ không thấy, nhưng thật ra lại nhìn thấy hết. Có lẽ nhà xuất bản cuốn tạp chí này đã xét đến mối quan hệ giữa tôi và Seo Ji-woo nên đã gửi cuốn tạp chí có đăng tiểu thuyết ngắn của cậu ta cho tôi. Hình như Seo Ji-woo không lường đến việc như vậy, cậu ta lóng ngóng, run rẩy, luống cuống như con kiến trong nồi nóng. Tôi vẫn vờ như không hề hay biết chuyện gì. Việc nhìn biểu hiện để phán đoán xem tôi đã đọc cuốn tạp chí kia hay chưa đối với Seo Ji-woo là một việc rất quan trọng. Nhưng tôi không giúp cậu ta phán đoán. Tôi muốn để cậu ta biết rốt cuộc sức lực của người già sẽ như thế nào. Càng có tuổi, người ta lại càng dễ dàng hiểu rõ hiểu tâm tư của những người trẻ tuổi, nó dễ như trở bàn tay. Hơn nữa, dù có hổ thẹn đến đỏ bừng thì tôi cũng có thể che đậy được dưới màu da đen sạm của mình. Hay những ham muốn cũng sẽ dễ dàng bị khuất lấp sau những nếp nhăn hằn sâu của tôi. Điều này có gì khó đâu! Người chậm hiểu như cậu ta đến kiếp sau chắc cũng không thể hiểu được những gì trong biểu hiện của tôi.

Quả nhiên, hình như cậu ta cho rằng tôi không đọc cuốn tạp chí đó. Sau khi cậu ta về cuốn tạp chí cũng không thấy nữa. Đương nhiên, chìa khóa tủ tài liệu mà tôi cất đống bản thảo vẫn nguyên vị trí. Nếu cậu ta tiếp tục ăn trộm, "mầm giống" của người già này sẽ càng chắc khỏe hơn.

Lúc đó, thực ra nhìn tôi đã trẻ hơn rồi. "Cháu cảm giác ông nội trẻ ra đấy." Eun-kyo đã nói như vậy. Thực tế, tự tôi cũng có cảm giác trong tôi có một nguồn năng lượng mạnh mẽ chưa từng có, cơ thể trở nên dễ chịu lạ thường, đến nhìn sự vật cũng dường như rõ ràng hơn.

Nguồn năng lượng này từ đâu ra vậy?

Một lần, khi xong việc ở thành phố trở về, bất ngờ tôi gặp Eun-kyo ở trạm xe bus. "Chán quá, ông nội! Ông đưa cháu ra ngoài hóng gió đi." Eun-kyo phụng phịu. Lúc đó là gần tối, chúng tôi đến làng cà phê Z. Không phải chúng tôi chủ định đến đó, mà trên đường ra ngoại thành, tự nhiên thấy quán cà phê Z, tôi nhớ đến hôm bị cậu thanh niên tóc vàng làm nhục trước đây nên muốn đưa Eun-kyo vào đó.

Hai bên đường ánh đèn của các quán cà phê hắt lên ánh sáng rực rỡ. Có lẽ vì là cuối tuần, hai bên đường cũng toàn là thanh niên. "Có lẽ đến giờ ăn tối rồi, cô là học sinh trung học, vào quán cà phê có được không?" Tôi hỏi thăm dò.

Cô ấy cười hì hì: "Sao không được chứ! Chẳng lẽ ở đó họ không đón chào cháu, cũng không đón chào cả ông nội?"

"Làm kinh doanh, kén khách làm sao được? Những người làm ăn việc kiếm tiền vô cùng quan trọng. Cô cứ gọi nhiều món mình thích ăn nhé!"

Đã đến đây rồi, tôi cũng muốn được cùng Eun-kyo cảm nhận hơi thở văn hóa của người trẻ tuổi, thưởng thức bữa tối trong bầu không khí ấy. Vừa nghĩ đến việc được ngồi cùng Eun-kyo ăn tối bên bàn ăn có ánh nến lung linh mờ ảo, bốn mắt cùng nhìn nhau nói chuyện, trái tim tôi bỗng ấm áp vô cùng.

Đi một vòng quanh phố cà phê, tôi đậu xe ở bãi đỗ gần bụi cây nhất, có kiến trúc giống lâu đài cổ kiểu Âu. Đây là quán cà phê có tầm nhìn rất thoáng. Một nhân viên phục vụ mặc đồng phục màu đen, thắt nơ hình bướm đón tôi.

"Đi hai người ạ?" Nhân viên phục vụ hỏi.

Tôi gật đầu. Trong phòng khách rất rộng rãi.

"Xin lỗi, hết chỗ rồi ạ."

Đây là quán cà phê có nhạc sống, nên bên trong các thanh niên trẻ đã ngồi chật kín. Trên sân khấu một thanh niên để tóc kiểu đầu sư tử đang hát một bài rất vô vị, nói buồn cũng được mà vui cũng xong. Nếu hết chỗ thì đành vậy. Cậu thanh niên trên sân khấu đang hát một cách da diết đầy đau thương: "Bởi vì đau, nên mới là yêu..." Tôi bất giác quay người lại.

"Bởi vì đau, nên mới là yêu..." Tôi chợt nghe thấy tiếng hát phụ họa của Eun-kyo.

"Bên kia chẳng phải còn chỗ sao?" Ánh đèn hơi tối, lúc đầu tôi không nhìn thấy, nhưng nghe Eun-kyo nói liền đưa mắt nhìn quanh, còn ba chỗ trống.

"À, chỗ đó có người đặt trước rồi." Nhân viên phục vụ lắc đầu.

"Nếu thế phải có ký hiệu đã đặt trước chứ." Tôi bực mình. Nhìn có vẻ không giống đã được đặt trước.

"Xin lỗi ông, chỗ này chỉ dành cho những đôi yêu nhau."

Ngọn lửa giận của tôi tuôn trào lên, suýt chút nữa tôi đã hét lên: "Bực mình quá, cậu không nghe thấy người thanh niên kia đang hét 'bởi vì đau nên mới là yêu' sao?"

Eun-kyo bước tới kéo tay áo tôi. Tôi đoán tay phục vụ đó khăng khăng nói chỗ đó đã được đặt trước là để đuổi khéo tôi. Nhưng cái câu "dành cho người đang yêu" khiến tôi đau đớn.

"Nếu người đang yêu không còn trẻ thì không được đến đây sao? Chỗ nào tập trung đông người cũng đều là của những đôi yêu nhau sao? Ở đâu ra cái kiểu chỉ đón tiếp những người yêu nhau chứ? Là chỗ này sao?"

Giọng tôi to dần lên, một người đàn ông trung niên hình như là giám đốc vội chạy đến. Cho dù không phải vậy thì tôi cũng thấy khó chịu lắm rồi, chọn mãi mới vào chỗ này, thế mà lại nảy nòi ra cớ sự ấy. Một khi đã bốc hỏa thì không dễ hạ hỏa. Những người khác đang đổ dồn mắt về phía chúng tôi.

"Rất xin lỗi ông, ông bớt nóng giận, mời qua bên này." Hình như thấy có vẻ tôi không dễ bỏ qua chuyện, nên tay giám đốc xin lỗi rồi tìm chỗ cho chúng tôi. Xong xuôi, ông ta để quyển thực đơn lên bàn rồi mới rời đi.

Quán cà phê chỉ thắp nến nên trong quán rất tối, nếu không dùng kính lão thì tôi không thể nhìn được chỗ ngồi. Khi ngồi xuống, hóa ra đây là chính giữa của sảnh lớn. "Bởi vì đau, nên mới là yêu... Lẽ nào cứ nuốt nước mắt mà không thể buông tay". Trên sân khấu, cậu thanh niên tóc bờm sư tử đang hát đến phần thê lương nhất của bài hát.

"Ông nội, hay là đi nơi khác?" Eun-kyo ỉu xìu nói nhỏ.

Phía đối diện, một đôi đang hôn nhau. Đôi bên cạnh đang ôm nhau, khi bắt gặp ánh mắt tôi nhìn mới chỉnh lại áo, nhíu mày lại. Không chỉ riêng bọn họ mới nhìn chúng tôi với ánh mắt khác thường như vậy, còn có một nhóm đang rộn rã tổ chức sinh nhật, những ngọn nến được châm lên sáng lấp lánh trên chiếc bánh ga-tô. Bọn họ đang ngồi vây quanh với nhau. Không hiểu có phải là do ánh nến mà trông họ đều trạc tuổi Eun-kyo.

"Ông già kia làm gì vậy!" Hình như tôi nghe thấy họ thì thầm.

Tôi cảm nhận được sự bài xích mạnh mẽ trong sảnh lớn này, cứ như tôi là một "chú lừa già" đến "nhân gian" để chiếm vị trí vậy. Mà thực tế chúng tôi không biết để mắt đi đâu cả, chỗ nào cũng là cảnh khiến chúng tôi chán chường uể oải.

"Cháu... thực sự từ sáng cháu đã muốn ăn canh khoai tây rồi. Ông nội, chúng ta đi ăn canh khoai tây đi." Eun-kyo dứt khoát đứng lên, kéo tay áo tôi lôi đi.

Không có cách nào khác, tôi cũng đành đứng lên. Lúc này, chỉ có rời đi mới là con đường sống của tôi.

Tôi cố hết sức điều chỉnh lại tâm lý, đây đâu phải lần đầu tôi gặp phải những chuyện như này chứ. Nếu không có Eun-kyo ở đó, có lẽ không cần phải nói tới câu thứ hai tôi đã đi ra rồi. Eun-kyo ái ngại nhìn sắc mặt tôi.

"Ở gần trường cháu có một nhà hàng bán canh khoai tây ngon lắm. Cháu từng đến đó ăn rồi, họ cũng cho nhiều xương lắm." Cô bé cố ý nói to.

"Được rồi, đi ăn canh khoai tây vậy." Tôi trả lời.

Dù là vậy, chuyện này vẫn gây cho tôi nỗi đau sâu sắc. Giữa tôi và những người trẻ tuổi trong quán cà phê có một đường ranh rới nghiêm ngặt hơn cả chiến tuyến trong chiến tranh. Sao tôi không biết chỗ nối liền các thế hệ chứ? Bất luận là cổ kim hay trong ngoài, chỗ nối ấy cũng đều tồn tại. Nhưng tôi không yêu cầu làm bạn với họ, cũng không muốn xen vào giữa bọn họ, đứng cùng một thềm nhà thì cũng nên nhẫn nhịn nhau một chút chứ? Chẳng lẽ những điều đó không thể giải thích bằng lý lẽ được ư? Trên đời này có chỗ mà chỉ người trẻ tuổi mới được tụ tập, còn người già thì phải "bỏ đi vô điều kiện"?

Chúng tôi đến trạm xe bus gần trường Eunkyo.

"Đằng kia kìa, đi một chút là đến rồi. Canh khoai tây ở đó thực sự rất ngon." Eun-kyo kéo cánh tay tôi.

Lúc đó, tôi thấy dưới ánh đèn sáng rực trong tủ kính có một thiếu nữ đang ngồi. Tôi dừng bước. Nhìn lại, hóa ra đó là ma-nơ-canh: cô ta mặc chiếc quần bò thêu, áo phông vàng, môi cong lên, vểnh mông ra phía sau.

"Sao vậy? Ông nội!"

"Cô nhìn này, ha ha, tôi cứ tưởng là cô đấy."

"Những cô gái đó không ăn canh khoai tây đâu!" Eun-kyo cong môi lên rồi kéo tôi đi.

Tôi vẫn đừng ì ra đó. Dù là ma-nơ-canh, nhưng sao giống Eun-kyo thế, trông cứ sáng rỡ như ánh nắng ban mai. "Tôi phải mua bộ này". Tôi nói.

"Ông nói mua con ma-nơ-canh này sao?"

"Không, mua bộ quần áo trên người cô ấy thôi!"

"Ông nội, bộ quần áo đó đắt lắm đấy. Ngày nào cháu cũng ngắm, nhưng mà đắt quá."

"Cô thử đi!" Tôi kéo mạnh tay Eun-kyo vào trong.

Câu nói "ngày nào cũng đến ngắm" chứng tỏ cô bé cũng rất muốn mặc. "So với kích cỡ của cô ma-nơ-canh, chắc một cô gái như Eun-kyo sẽ mặc vừa đấy." Tôi nhấn mạnh từ "cô gái" như một người thanh niên mà không e dè gì cả.

Nhà hàng rất đông khách, Eun-kyo mặc quần bò thêu và áo phông vàng ngồi đó trông giống như một tiên nữ giáng trần. Dường như ai cũng đều quay đầu lại nhìn cô bé. "Cho chúng tôi một nồi canh khoai tây to, cả rượu shochu nữa." Tôi nói một cách hùng hồn.

Tôi muốn ăn canh khoai tây cùng với Eunkyo, thế thì làm sao chứ? Chuyện không vui ở quán cà phê lúc nãy giờ dường như là chuyện của kiếp trước, tôi đã quên sạch sẽ. Bàn bên cạnh hình như đang có chuyện gì đó rất vui vẻ, tiếng hò hét rất ồn ào vọng đến. Cậu thanh niên ngồi phía sau Eun-kyo phấn khích huơ tay múa chân, đúng lúc đó Eun-kyo quay người qua, cô bé liền bị cậu ta huých phải, người đổ về phía trước, nồi canh khoai tây bị sánh ra. Nước canh bắn lên chiếc áo phông vàng, ướt cả chiếc quần bò thêu. Tôi lập tức đứng dậy.

"Cậu làm gì vậy?" Tôi tức điên, hét vống lên. Giọng tôi to đến nỗi tất cả những người trong quán đều nghe thấy. Nhà hàng bỗng chốc trở nên im phăng phắc, chỗ phía sau chúng tôi ngồi có bảy tám thanh niên ngồi quanh.

Cậu thanh niên vừa rồi liền xin lỗi một cách kính cẩn: "Thực sự xin lỗi, tôi đã mắc lỗi nghiêm trọng rồi."

"Xin lỗi là xong à! Đây là nhà hàng đấy? Thanh niên dù có chơi đùa thì ít nhất cũng không nên làm phiền phức đến các khách hàng khác chứ. Cậu tưởng đây chỉ là thiên hạ của những người trẻ tuổi các cậu sao?"

Chủ nhà hàng vội chạy đến cúi đầu xin lỗi, rất lễ độ: "Ồ, thưa ông, tôi xin lỗi. Những cậu này tôi quen, mới được nhận chức, hôm nay là ngày đầu tiên đi làm, đồng nghiệp muốn tổ chức bữa liên hoan để chúc mừng. Do vui quá, ông thông cảm một chút, tôi sẽ gửi tiền giặt khô ạ."

Đến ông chủ cũng xử sự như vậy khiến tôi cảm thấy rất ngại. Bầu không khí trong nhà hàng lại huyên náo trở lại. Mặc dù chủ nhà hàng bê canh khoai tây lên, nhưng tôi lại không muốn ăn nữa. Khắp nhà hàng sực nức mùi xương hầm khiến tôi thấy bực bội, xung quanh nhiều người gặm xương một cách say sưa không biết chán, thêm vào đó là những tiếng ồn ào đến khó chịu.

"Ông nội, nghe nói quần áo mới mua cần phải giặt rồi mới mặc mà. Để cháu rót cho ông cốc nước nhé. À, cháu đang muốn uống rượu shochu, cháu uống cũng được lắm đấy."

Tôi không nói gì.

"Ông nội à... hì hì. Lúc nãy... hì hì, sao ông lại nói tới câu thiên hạ ạ?" Dường như Eun-kyo cảm thấy có cái gì đó buồn cười lắm nên cứ cười suốt.

Dù vậy cũng không thể khiến cho tâm tư tôi vui lên được. Nhìn chiếc áo phông màu vàng bị canh khoai tây bắn vào loang lổ, trông thảm hại không thể chịu nổi, giống như canh khoai tây bắn vào mặt tôi vậy. Không ngờ cuộc hẹn lần đầu tiên của tôi lại thảm hại đến vậy. Lòng tôi đau như bị vò xé.

Lẽ nào ước mơ được cùng Eun-kyo ngồi đối diện nhau trong quán cà phê, bên chiếc bàn có thắp những ánh nến, vừa uống rượu vang vừa cùng ăn bữa tối lại không thể trở thành hiện thực? Cùng thưởng thức một bài hát thật hay, ngắm đôi mắt sáng trong của cô bé, thầm thì với nhau về những chuyện xảy ra trong ngày, hay những hy vọng trong tương lai, còn cả mối tình tôi hằng tâm niệm đã lâu nữa... lẽ nào giấc mơ này của tôi còn nguy hiểm hơn cả cách mạng? Tôi cảm thấy khúc xương lợn mà mọi người đang gặm đây sao giống người cao tuổi như tôi, hay giống giấc mơ của người cao tuổi như tôi đến thế.

Hiện tượng già yếu này có thể nói là sự giảm năng lực thích ứng dẫn đến những áp lực do chức năng sinh lý và sự trao đổi chất mang đến. Người nguyên thủy không thể hiểu được sự già yếu, bởi họ không có khái niệm về thời gian. Thời gian là nguyên lý trung tâm để vận hành sự cấu tạo tuần hoàn của cuộc đời.

Sau khi tế bào phân tách đến một cấp độ nhất định sẽ chết dần đi, gần như không sống được. Các tổ chức mô cơ cũng không ngừng suy giảm, chất canxi mỗi ngày một mất đi, khiến xương cốt yếu ớt, rệu rã. Chất collagen không tái sinh nữa, làn da chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn... Cho nên, dù chỉ ngồi không cũng cảm thấy từng khớp xương cũng mệt mỏi như treo bao cát lên đó. Thể tích của não cũng dần teo nhỏ lại, nước mắt dần cạn khô, xương khớp lỏng lẻo, dây thần kinh ngoại biên cũng giảm nhanh mà không sinh ra thêm nữa... Những hiện tượng này cứ phát triển mãi cùng với dòng chảy của thời gian. Chỉ cần từ hai mươi lăm tuổi trở đi, số lượng tế bào chết đi sẽ nhiều hơn số lượng tế bào sinh ra. Cũng có thể nói, từ đó trở đi, cỗ xe ngựa lão hóa dẫn đến cái chết đã bắt đầu lăn bánh.

Như vậy, Seo Ji-woo và tôi, cả những thanh niên trong quán cà phê ban nãy, và cậu thanh niên làm sánh nước canh khoai tây... có thể nói đều là những người khách đồng hành ngồi trên xe ngựa hướng đến cái chết, lẽ nào lại không an ủi nhau, cùng dắt tay sánh vai đi lên phía trước?

Nói thẳng ra, bất cứ lý luận nào mang tính quan niệm về việc khắc phục lão hóa hay cái chết, tôi đều không tán thành.

Chẳng phải tôi không thử nhiều cách để kéo dài tuổi thọ. Tôi đã từng không ngừng lang thang khắp nẻo trên đường phố, tìm và đọc vô số sách để tìm những lời nói của cha ông về những phương pháp sống trường thọ của giáo hội và chùa chiền. Nhưng tất cả chỉ là vô ích. Chúng ta phải làm sao đây? Sự lão hóa và cái chết chẳng qua chỉ là một phép tắc vô tình mà thôi, nó mang tính tuyệt đối. Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời chính là chỉ có thể bị lão hóa và chết đi, bị địa ngục chà đạp một cách tàn nhẫn. Và tôi đang chuẩn bị đón nhận sự chà đạp ấy.

Giờ tôi 70 tuổi, nhưng do bị bệnh nặng, cho nên tốc độ lão hóa càng nhanh, trước khi gặp Eunkyo cũng vậy, sau khi gặp cô bé cũng vậy. Chính vì thế, cái chết à, mau đến đây! Đến đây đi, xé nát tôi, làm tôi tan rã ra đi!

Gặp Eun-kyo, tôi càng muốn mình trở nên trẻ trung. Đây lẽ nào là tội lỗi sao? Chẳng qua tôi nhận ra một cách chính xác thứ ham muốn cháy bỏng như lửa vẫn còn tồn tại trong tôi nhờ Eun-kyo mà thôi, chứ tôi nào có tội tình gì chứ! Vì thế, người duy nhất có thể tuyên cáo hình phạt cho ham muốn ẩn giấu ấy chỉ có bản thân tôi mà thôi. Hiện nay tôi đã thất thập, cái tuổi mà bất cứ ai cũng không có quyền bạt tai tôi. Seo Ji-woo lại càng không. Tôi những tin, dù tất cả mọi người đều chĩa mũi dùi chỉ trích vào tôi, nhưng duy chỉ có Seo Ji-woo sẽ thông cảm cho ham muốn bản năng của tôi, vậy mà cậu ta lại là người muốn đánh gục tôi đầu tiên, sớm hơn cả tất thảy những người khác, đẩy tôi đến rãnh nước cống thối của hiện thực.

Tất cả mọi nguồn năng lượng của tôi gần như đến từ hai chữ "phẫn nộ". Không hiểu sao, càng đối đầu với sự phản bội của Seo Ji-woo, tôi lại càng có khát vọng muốn được trẻ trung hơn nữa. Không, cho dù không thể trẻ được cũng phải giả vờ trẻ lại. Tôi muốn đối đầu với những thanh niên trẻ ấy, điều này đương nhiên là một khả năng nguy hiểm, giống như chiếc xe ngựa lăn trên dốc nghiêng mười độ bỗng chốc gặp dốc nghiêng ba mươi, bốn mươi độ vậy. Điều này tôi nhận thức rõ, cũng đã lường trước đầy đủ sự nguy hiểm của nó. Nhưng có hề gì chứ, tôi vẫn chỉ muốn ngẩng đầu hướng lên phía trước, nghĩ mình đã "sống lại rồi".

Bàn tay tôi cứng như "móng ngựa", tôi cần khoác chiếc áo giáp nặng như "chì" lên người. Đó chính là con đường của tôi. Nghĩ mà xem, có lẽ tôi chỉ lấy Seo Ji-woo là cái cớ, mà lúc đó có lẽ tôi rất muốn gọi bản chất của tôi, cái chết cuồng bạo của tôi đến. Tôi đã nói với trời xanh như vậy.

Giống như thùng hàng đặt trên băng chuyền, cùng với thời gian bị đưa dần đến cái chết, đó là vận mệnh chung của tất cả những gì tồn tại, chẳng qua chỉ là trước hay sau, tiến hành theo thứ tự mà thôi. Đối với những "kẻ phạm tội" kiêu căng gọi người già là "ông già sắp xuống lỗ" kia, tại sao tôi phải lùi bước, phải lo lắng chứ? Nhà thơ người Mỹ Roethke yêu quý từng được giải thưởng Pulitzer đã từng nói:


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro