Bút ký của thi nhân - Viết cho thiếu nữ của tôi, Eun-Kyo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm nay tôi cần viết một bức thư đầu tiên cho Eun-Kyo. Tuy giờ không còn gửi bưu điện nữa, nhưng nó vẫn gọi là viết thư. Tôi cảm giác đầu lưỡi mình ngọt ngào như đang ngậm một cây kẹo vậy. Kỳ thực, thời gian này rất nhiều lần tôi muốn viết thư cho em. Nhưng tôi tuổi đã cao, còn em lại đang căng tràn tuổi trẻ. Tôi thật muốn phủ nhận điều này quá thể! Nếu khi còn trẻ tôi gặp em, cũng có nghĩa giữa chúng ta không còn điều gì kỵ húy, thì có lẽ sau khi gặp em, tôi sẽ chẳng bao giờ làm thơ nữa. Bởi viết thư cho em đã quá đủ cho tôi rồi. Cho dù thời gian có trôi đi, thì tình cảm tôi dành cho em vẫn không bao giờ thay đổi, vẫn nồng ấm như xưa. Nếu em hỏi tôi tại sao ngay cả một bức thư cũng không gửi cho em? Nếu là vậy, có lẽ tôi sẽ không để lại cuốn tùy bút ấy cho em trước khi ra đi.

Hôm nay, tôi đã nghĩ rất lâu, tại sao mình lại say đắm em đến thế! Tôi có một thói quen, đó là thường xuyên đặt câu hỏi tại sao. Tại sao tôi lại gặp em? Tại sao tôi lại bị em làm cho say đắm? Đúng, tại sao tôi lại muốn có em mãnh liệt đến thế? Nếu nói đó là vì tình yêu, thì có thể kết thúc mọi chuyện đấy nhỉ. Bởi mọi người thường quy kết mọi chuyện bằng câu nói: vì tình yêu... vì tình yêu. Nhưng tôi không tin điều đó. Để em có thể hiểu, tôi sẽ giải thích đơn giản cho em rằng, tình yêu là thứ không thể thấy, cũng không thể sờ được, cho nên tôi không tin điều đó, không tin tình yêu!

Khi đọc được bức thư này, có thể em đã trở thành cô tân sinh viên rồi. Dù rất hy vọng em sẽ tiếp nhận bức thư giống như những tác phẩm trước đó của tôi mà em có thể nhìn thấy, có thể sờ thấy, nhưng cho dù tôi có sử dụng nhiều những từ ngữ, câu chữ đơn giản đến đâu, thì những câu nói đó về cơ bản vẫn là rất trừu tượng. Vì thế, phải nói thực, tôi vô cùng lo lắng không biết liệu một cô tân sinh viên như em có thể chấp nhận và hiểu được không. Chẳng hạn như: "Tình yêu là thứ không thể thấy cũng không thể sờ, cho nên tôi không tin vào thứ gọi là tình yêu!" Giống như câu nói này đã chỉ ra, cái từ ngữ tình yêu ấy vốn dĩ là chỉ một thứ tình cảm không trạng thái, cho nên hàm ý của nó rất mơ hồ, rất khó hiểu. Nhưng câu: "Tình yêu là thứ không thể thấy cũng không thể sờ, cho nên tôi không tin vào tình yêu" lại không có gì là trừu tượng và hư ảo cả, cho nên nó rất đơn giản. Tuy nhiên tôi biết sự cảm nhận của mọi người thường trái ngược nhau. Đây chính là điều tôi lo lắng khi viết bức thư này. Vì thế, cô bé à, tôi hy vọng, cũng giống như những gì tôi viết, em có thể hiểu và chấp nhận nó một cách đơn giản, một cách thuần túy, mà đừng thêm thắt hay cắt bỏ điều gì.

Vì thế, tôi cũng sẽ không định nói câu "vì yêu em" nữa. Tôi muốn nói ra sự thực một cách thật nhất. Em cũng cần biết rằng, cụm từ "có thể nhìn thấy, có thể sờ thấy" chính là văn chương mang tính hiện thực. Tuy trong tôi em luôn là người trong sáng, lương thiện và đẹp rực rỡ, nhưng tôi không muốn dùng những từ mơ hồ như vậy để thể hiện tình yêu của mình. Cả ngày tôi ngồi nghĩ, tại sao tôi lại bị em làm mê đắm đến vậy, và thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là đôi tay của em.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy đôi tay của em, là lần em đặt nó một cách rất tự nhiên lên chiếc ghế dựa ngoài hiên nhà. Khi em bước vào nhà tôi, rồi vô tình ngồi ngủ trên chiếc ghế đó vào cái hôm tôi nhìn thấy tay em. Xin em lưu ý cách biểu đạt của tôi: "đặt vào" nơi đó. Đó không phải do ý chí của em chi phối em đặt vào, mà do em đã ngẫu nhiên đặt tay mình vào đó. Bóng tán lá lốm đốm trắng, vàng của cây tùng lung tay trên mu bàn tay đang tĩnh lặng như một bức tranh tĩnh vật của em. Những ngón tay ngọc ngà mềm mại, trên mu bàn tay hằn lên những mạch máu li ti màu xanh trông như những mạch mước. Cổ tay em dường như chỉ to hơn một chút so với ngón tay. Tôi đã lặng lẽ quan sát rất lâu và rất kỹ lưỡng. Những mạch máu từ cổ tay xuống các ngón tay nổi lên thật rõ nét. Hãy ngắm nhìn những mạch máu trên mu bàn tay em đi. Hình như giữa chúng có một đám mụn rất nhỏ thì phải, hơi gợn lên như những mầm non đang nhú. Khi tôi phát hiện ra đám mụn ấy đang chuyển động trên những mạch máu, trái tim tôi đột nhiên đập lên thình thịch. Tôi vui mừng, tôi hồi hộp. Những lằn mạch máu trên tay em đó dường như cũng đang nhảy múa.

Chúng nhảy múa một cách bình lặng nhưng đầy mạnh mẽ, giống như trái tim em đang gõ nhịp vậy. Không, tôi nhìn lỗ mũi em đang phập phồng theo từng nhịp thở đều đều, những chiếc lông vừa đen vừa ngay ngắn trong đó cũng động đậy theo từng nhịp thở ấy. Khuôn ngực em nhô lên như một niềm kiêu hãnh, như chiếc ván đập lên đập xuống từng bước. Tôi ngắm vòng eo cong cong của em, cảm nhận được sự quyến rũ của nó. Áng văn học truyền kỳ mà cả cuộc đời tôi luôn khát vọng, nhưng chưa thể thực hiện được chính là đây. Giây phút đó, hình tượng "cô thiếu nữ" của em đã trở thành "cô trinh nữ".

Trinh nữ − cái từ này mang bao nhiêu sự thần bí, chắc em sẽ không biết được. Lúc này khoảng cách về thế hệ sẽ xuất hiện. Có lúc từ khoảng cách của hình tượng của một số từ ngữ khi liên tưởng riêng biệt cũng xa xôi như thể từ kiếp trước đến kiếp này vậy. Ví dụ, mặc dù chiếc bút chì với em thì nó chỉ là bút chì, nhưng đối với một người phải sống trong hoàn cảnh không thể yên tâm mà học hành như tôi, thì bút chì chính là nước mắt. Nếu em nói: "Ông nội, ông gọt giúp cháu chiếc bút chì." Với câu này, tôi sẽ nghe thành: "Ông nội, ông hãy lau nước mắt giùm cho cháu." Tôi tin rằng, giữa tôi và em không có sự đau thương nào lớn hơn chuyện này nữa. Cũng như vậy, đối với em, trinh nữ chẳng qua cũng chỉ là trinh nữ. Nhưng với tôi, đó là lần đầu tiên, là ánh dương, là sự trong sáng, là đàn tế. Từ trước đến nay, người tương thông với thần thánh là "trinh nữ", và vật tế cho thần thánh cũng là "trinh nữ". Ví dụ, bài thơ Chiếc khăn che của nhà thơ Park Mok-wol:

Màn sương mênh mang

Phủ khắp dòng sông

Xa xăm tiếng hót

Chim sơn ca

Trong một đêm như thế, vô cùng tự nhiên

Một đoàn trinh nữ phía xa xa

Chiếc đai bằng bông đẹp đẽ

Hiện rõ ràng trước mắt

Chiếc đai bằng bông đẹp đẽ

Hiện rõ ràng trước mắt.

Khi nhìn thấy em − cô trinh nữ được "đặt vào" một cách ngẫu nhiên trong bóng râm của hàng tùng, tôi biết rằng, nội tâm tôi chẳng qua chỉ là đang tưởng nhớ đến một "cô trinh nữ" thần bí nào đó, nhưng không hề tồn tại trong cuộc sống hiện thực này. Khi đó, tôi hoàn toàn không nhận thức được ngay đến điều đó, bản thân tôi tin rằng những điều tôi biết đến đều rất nguy hiểm. Những sự vật mà tôi hằng biết đến khác bản chất với những sự vật kia. Rồi có một ngày nào đó, em cũng sẽ nhận ra điều ấy, cũng giống như một từ ngữ nào đó mà gọi tên bằng những hình tượng khác sẽ có sự khác biệt muôn hình vạn trạng.

Rõ ràng, tất cả những điều này đã bắt đầu kể từ cái ngày tôi nhìn thấy mu bàn tay của em.

Trong phần đầu cuốn tùy bút này, tôi đã miêu tả về bối cảnh lần đầu tiên gặp em, và tôi gọi em là "trinh nữ". Đến giờ nghĩ lại, điều đó thật giả tạo. Bình sinh tôi sống bằng những lá cờ với rất nhiều danh phận được giương lên thật cao. Trong những lá cờ đó, có cờ cách mạng và có cả thơ. Và trên những lá cờ đang tung bay phấp phới ấy nhiều khi ghi rõ biểu tượng thần tính, nhiều khi lại là biểu tượng của sự bất hủ. Nhưng lột bỏ cái vỏ nhìn không thấy, sờ không thấy đó, còn lại sau những năm tháng dài đầy trắc trở là "tiếg thở" của "cô trinh nữ" mà ngày đêm tôi thầm nhớ. So với hơi thở của em, những lá cờ với những danh phận khoác trên người tôi hoàn toàn chẳng qua chỉ là một sự "gượng ép" mà thôi.

Trước mặt một cô gái trinh nữ như em, tôi chẳng qua chỉ là một kẻ xấu xí, thô lỗ. Trong tác phẩm nổi tiếng Robber, nhà văn Đức - Friedrich von Schiller từng viết, thời gian có ba bước: "Tương lai từ từ bước tới, hiện tại như mũi tên bay đi, quá khứ mãi mãi bất động". Ở bên em, tôi thật thấm thía tất cả những điều đó. Quá khứ của tôi được tôi xem là tấm huân chương, nhưng nó lại là sự "bất động" chẳng có chút ý nghĩa. Hiện tại của tôi giống như một mũi tên, bay vù vù vụt qua người tôi. Tương lai đang lững thững bước tới của tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, làm gì còn chuyện từ từ nữa chứ? Trong khoảnh khắc ngắm nhìn em đang say giấc ngủ, tôi thấy thời gian có hạn của mình như đang ào ào trôi đi, nhanh hơn cả những cơn gió. Âm thanh ầm ào đó tôi nghe rất rõ, sự bi thương như cơn giống tố ập vào người tôi. Trong sự bi thương đó, sao lại không có sự bi thương mà tôi muốn xoa dịu cho em chứ? Sao lại không có sự bi thương mà tôi muốn yêu chiều cho em nhỉ? Còn nữa, sao tôi lại không muốn giết em? Nghĩ lại, nhiều lúc thực sự tôi muốn giết em lắm, cũng như muốn giết chính bản thân mình vậy.

Một ngày tháng Mười, sau khi em lau dọn xong bước vào thư phòng tôi.

"Cháu nhớ có lần, ông muốn hỏi cháu phải không?" Em hỏi.

"Hỏi gì cơ?" Tôi hỏi lại.

"Hỏi về hình cây súng vẽ trên ngực cháu. Đó là hình vẽ trên cơ thể ạ."

"À, cháu định nói về cây súng mà anh chàng nào đó vẽ cho cháu ấy hả?"

"Vâng ạ! Khi đó, cháu biết ông cũng muốn thử làm một cái." Lẽ nào khi đó em đã cảm nhận được rằng mình đã găm cây súng đó thật chặt vào trước ngực của lão già này ư?

"Không, không..." Tôi hoảng hốt, lắc lắc đầu, rồi lùi ra sau một bước.

Em thấy thế bụm miệng cười nắc nẻ: "Cháu biết ngay là ông sẽ nói không mà. Nhưng thật ra trong lòng ông muốn lắm. Những việc người lớn được phép làm ấy, bản thân cháu cũng muốn được làm cơ mà, thế nên ông đương nhiên cũng rất muốn làm những việc mà bọn trẻ như chúng cháu làm. Việc này dễ thôi mà. Cháu đã lấy màu vẽ và lấy thêm vài mẫu hình vẽ từ chỗ anh chàng đó về đây rồi."

"Tôi đã nói không mà."

"Ông nằm xuống đây. Cởi vài chiếc cúc áo sơ mi ra là được mà. Nào... một cái, hai cái, ba cái..."

Tôi đành phải chịu thua. Em giống như người chị gái đang gãi ngứa cho cậu em trai bé nhỏ vậy. Nếu tôi giận dỗi mà nói không, có lẽ em sẽ thay đổi ý định của mình. Tôi có máu buồn, nhưng trong tình huống lúc này thì tôi lại buồn cười đến nỗi không thể tức giận được.

Seo Ji-woo lúc đó không ở nhà.

"Vẽ một cái y hệt của cháu nhé. Súng, đúng rồi, phải là súng." Em để tôi nằm giữa phòng, rồi nói như vậy.

Giờ nghĩ lại, trong cuộc đời nhà thơ Lee Jeokyo, tuyệt đối chưa bao giờ có cảnh tượng như ngày hôm đó xảy ra một cách tự nhiên đến thế. Đó là một sự hấp dẫn không thể kháng cự.

Em bắt đầu vẽ lên ngực tôi. "Ông nội này, cháu nghe nói, cây Henna là một loại lá cây vốn sinh sống ở Ấn Độ."

"Ừ..." Tôi nhắm mắt, ậm ừ.

Còn em, lúc du dĩnh chuyển đến phía bên đầu tôi, chốc lại bước tới gần vai, lát lại lúi húi phía xương sườn, tỉ mẩn vẽ theo hình mẫu. Những sợi tóc của em trườn xõa qua trán, qua vai tôi, mơn man mềm mại và ấm áp như những làn gió dịu nhẹ vừa lướt qua. Lẽ nào một buổi sớm mai khác đã đến rồi sao? Tôi ngầm cảm nhận thấy những tế bào trong toàn cơ thể vốn đã chết giờ đây đang bừng sống dậy như buổi sớm mai của mùa xuân vậy.

"Ngực của ông thật nhẵn nhụi."

Ngực tôi nhẵn nhụi kỳ thực là do những nốt đồi mồi mọc lên và kéo căng lớp da đó ra. Đó là xác của những tế bào đã chết. Nhưng xuyên qua những tế bào đã chết đó, một thứ tình cảm lạ lẫm đang bừng bừng trỗi dậy, khiến trái tim tôi hoang mang, loạn nhịp.

"Người ta thường dùng lá cây Henna để nhuộm tóc. Cháu cũng nhuộm tóc cho ông nội nhé, được không?"

"Không..." Tôi nói chưa hết câu đôi môi đã hoảng hốt khựng lại. Bởi ngực em đang dán nhẹ nhàng vào vai tôi, khiến tôi run rẩy.

"Ông nội đừng có động đậy. Người lớn xem ra cũng sợ buồn nhỉ!"

Lúc đầu là mái tóc ngào ngạt hương thơm của em lướt qua trán và vai tôi, rồi sau đó giống như nhà tiên tri nồng ấm, lần này là ngực em chuyển động nhẹ nhàng từ vai rồi lên đến phần đầu của tôi. Đó là bộ ngực của cô gái vừa bước qua tuổi 17 được hai tháng. Khuôn ngực ấy không thừa một phân mà cũng không thiếu một phân, đủ hấp dẫn như ánh sáng màu cam của vầng mặt trời trên biển Nam. Dù có nhắm mắt lại thì tôi cũng vẫn có thể thấy đường viền màu vàng ánh kim tròn vành vạnh ấy như kéo dài miên man ra biển lớn, trông thấy đầu vú nhỏ xinh như hạt đỗ và quầng vú màu nâu nhạt.

 Chúng giống như huyết mạch đang tuần hoàn, nhảy múa trên mu bàn tay của em vậy, như mũi tên cắm thẳng vào tầm mắt của tôi, rồi sau đó dần dần phồng to lên. Bầu ngực em chạm vào vai tôi, rồi cùng với sự chuyển dịch không ngừng của em, nó lại vô tình chạm vào đầu tôi, vào xương sườn tôi, còn nhẹ nhàng đè lên cằm tôi.

Tôi nín thở. Những ngón tay điên cuồng như muốn bóc bỏ lớp da đó, đôi môi cuồng bạo thèm thuồng như muốn hút hết thứ nước ngọt ngào của quả cam màu vàng đó. Ôi hương thơm ngọt ngào từ mái tóc em, khuôn ngực em! Trong cuốn tiểu thuyết Mùi hương của Patrick Süskind từng viết: hãy để toàn bộ thời gian trên thế giới này giải phóng "Mùi hương trinh nữ".

"Ông nội này... với cháu, cổ chân là nơi dễ buồn nhất đấy. Chỗ cong cong ở cổ chân đó!" Em nói. Câu nói này lập tức như đổ thêm dầu vào lửa, giống như em vừa vứt một thanh củi đang cháy rừng rực vào thùng dầu to đang tiềm tàng trong con người tôi. Tôi kinh ngạc, sững sờ. Tôi không muốn phải biểu đạt dài dòng, vòng vo nữa – đột nhiên, phần dưới cơ thể tôi bỗng chốc hừng hực trỗi dậy. Đây là chuyện trước nay chưa từng xảy ra, quả thực quá bất ngờ. Bất giác tôi đẩy em một cái, rồi nhào tới ôm lấy mặt em.

Nhà thơ Lee Jeok-yo cao thượng mà người ta vẫn hằng ngưỡng mộ và ca tụng ấy, thật ra cũng chỉ là kẻ háo sắc điên cuồng, biến thái mà thôi. Khoảnh khắc ấy, không hiểu mức mạnh của tôi ở đâu mà lớn đến thế, tôi đẩy em thẳng đến bờ tường đối diện, va cả đầu em vào tường.

Ngọn lửa dục vọng thật đáng sợ.

Dục vọng của tôi với em rất "hiện thực". Về chuyện này, tôi đã viết rất dài. Nếu muốn nghe câu "tôi yêu em", chi bằng nói mối tình này thật đáng sợ. Hôm đó, em đã bị tôi đẩy mạnh về phía sau một cách tàn bạo, sau đó đập người vào tường. Sao đầu em lại không vỡ vụn như thủy tinh nhỉ? Nghĩ lại, nếu không phải là em, thì có lẽ khi đó cơ thể tôi vẫn chỉ như một nấm mồ mà thôi. Chính vì thế mà giờ đây tôi phải hỏi, rốt cuộc em là ai? Em từ đâu đến?

Em đi rồi, tôi vẫn nằm ở đó một hồi lâu, sau đó đứng dậy đóng cửa. Ánh nắng buổi chiều phía tây chiếu xuyên qua cửa sổ, rọi thẳng vào phòng. Tôi đóng cửa sổ lại, kéo hai tầng rèm cửa lại. Tuy Seo Ji-woo có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng tôi còn đâu tâm trạng để để ý đến chuyện đó. Giữa góc phòng khách và cửa ra vào có một chiếc gương lớn có thể soi toàn thân. Đó là chiếc gương mà hằng ngày em vẫn soi. "Ông nội ơi, Eun-kyo đến rồi!" Vừa bước vào cửa là em liền lớn tiếng chào, rồi theo thói quen đứng trước gương ngắm nghía một lúc xem bộ dạng của mình. Tôi đứng trước gương, giống như một diễn viên kịch câm đang biểu diễn, từ từ cởi bỏ quần áo của mình. Cuối cùng, dưới ánh sáng của ngọn đèn chùm, cơ thể trần như nhộng của tôi từ từ hiển hiện trong gương.

Tuy sắc da vẫn còn trắng sáng như vốn có, nhưng nó không còn có màu tươi khỏe như trước nữa. Tôi nhìn vầng trán đầy nếp nhăn dưới mái tóc lưa thưa, gò má nhô hẳn lên cao, hai má đã hóp lại, còn cả bộ râu dài cuốn vào trong cằm. Có những nếp nhăn cũ trông giống như huyệt động, vừa sâu vừa đen, có những nếp nhăn lại là một vẻ mặt mới hoàn toàn. Khuôn mặt tuấn tú mà thời trẻ luôn được mọi người khen ngợi giờ đã không còn nữa, đôi mắt long lanh đầy thần thái giờ cũng đã mất đi vẻ lanh lợi của mình. Tôi vốn cao 1 mét 83, nhưng giờ chỉ còn 1 mét 81. Đôi bờ vai dường như buông thõng xuống. Nhờ thời gian trước đây tôi không ngừng vận động, nên bờ vai có vẻ vẫn có chút đẹp đẽ. Từ khi tôi ra tù, suốt mấy chục năm qua ngày nào tôi cũng cử tạ hơn một trăm lần chiếc tạ tay nặng sáu mươi ki-lô-gam. Thỉnh thoảng còn bơi lội nữa. Cho đến tận mùa đông năm ngoái, cứ cuối tuần tôi lại đi trượt tuyết. Tôi từng rất mê môn trượt tuyết trên núi cao. Hồi hơn 40 tuổi, tôi còn thường đi đấm bốc. Nói đến thể thao, dường như không có môn nào tôi không thử qua. Mỗi khi sáng tác xong một bài thơ, tôi vẫn còn cảm thấy tinh thần của mình rất sung mãn, đó chẳng qua cũng là nhờ thể chất mạnh khỏe thiên bẩm mà bố mẹ cho mà thôi. Thậm chí, khi ở vào tuổi hơn 60, trung tâm chăm sóc sức khỏe còn chuẩn đoán tuổi của cơ thể tôi chỉ khoảng hơn 40 mà thôi.

Tôi khỏe mạnh như vậy đấy. Em có thể không biết đâu, việc Seo Ji-woo luôn nỗ lực tập thể dục cũng hoàn toàn do chịu ảnh hưởng từ tôi đấy.

Nhưng người đàn ông phản chiếu trong gương kia không phải tôi.

Cơ bắp nhão nhoẹt, khắp cơ thể nhăn nheo bắt đầu xuất hiện đầy những đốm đồi mồi, bờ vai và cánh tay với những cơ bắp căng chắc giờ cũng trở nên xập xệ, cơ ngực cũng teo lại, bụng cũng phì ra. Phần dưới của tôi chảy dài chẳng khác gì con đỉa biển ngọ nguậy vừa chết đi sống lại, mới ba mươi phút trước thôi nó còn đầy khí thế, vậy mà giờ đây đến chút khí khái của liêm sỉ ấy cũng không còn nữa. Nó chảy dài đến nỗi không thể chảy dài hơn, mạch máu chống đỡ cái thứ như trứng chim cút ấy giống như xác chết của một loài bò sát thê thảm nhất. Tôi cảm giác nó còn đen hơn cả hang động, rũ héo hơn cả cỏ.

Ồ, thể xác cũng giống như loài cỏ vậy!

Không! Tôi lắc lắc đầu. Đây không phải là tôi – Lee Jeok-yo! Tôi nhớ lại mái tóc thướt tha và cặp vú em lướt qua cơ thể tôi. Tôi nhớ tới em Eun-kyo, cả mùi thơm ngây ngất đến mê hoặc của em. Lão già trong gương kia thật xa lạ, dường như lần đầu tiên tôi thấy vậy. Rốt cuộc... rốt cuộc em là ai? Tôi hằn học, tàn bạo cầm phần dưới của ông già đó lắc thật mạnh, nhưng dường như nó là cọng cỏ bị sương phủ qua vậy, héo mềm, ủ rũ... Tôi nghe thấy tiếng bước chân của thần chết đang thình thịch từng bước tiến rất gần tới tôi. Đột nhiên tôi cảm thấy hoang mang cực độ, siết chặt nắm tay đấm mạnh vào chiếc gương – "xoảng" – nó vỡ tan. Những mảnh vỡ găm chặt vào nắm đấm đang giận dữ. Máu chảy ra, từng giọt "tong tong" nhỏ xuống sàn.

Mái tóc tôi đã điểm bạc

Bụng tôi như gồ lên lên đau đớn

Tôi ho khan liên tục không ngừng nghỉ

Hiện tại, hiện tại, hiện tại

Thời thanh niên hạnh phúc biết bao nhiêu!

Thật đấy.

Giống như con thằn lằn phơi mình dưới

ánh nắng chói chang

Ngón chân tôi bên bờ nước

Chăm chú vào thứ đang dần chuyển màu

xanh lục

Chân tôi

Nhìn vào thứ đang đung đưa đó

Đến nỗi năm tháng trôi dần mà chẳng biết.

(Trích bài thơ Già nua của Jacques Platteville.)

Tối hôm đó, sau khi đã chuẩn bị xong đồ đạc, tôi điên cuồng lái "con lừa" của mình lên núi Jirisan.

Nửa đêm mới đến trạm nghỉ Nogodan, tôi cứ thế lê bước trong màn đêm tối mịt. Màn đêm thật yên tĩnh. Khi đến đỉnh Imgeolryeong thì trời rạng sáng. Tôi nằm xuống phiến đá hướng về mặt trời ngủ khoảng hai tiếng, sau đó lại tiếp tục xuất phát. Mùa thu, thung lũng ngập tràn một màu đỏ trang nghiêm. Tôi lần lượt vượt qua đỉnh Rabbitbong, đỉnh Yeonhwabong. Một đêm nữa lại đến. Trong đêm, con đường thật xa lạ, bụng tôi cũng đã đói. Vội vàng quá, đây là chuyến đi đầy nguy hiểm mà ngay cả sự chuẩn bị cũng không có.

Nhưng tôi vẫn cứ đi.

Thứ duy nhất tôi có thể dựa vào chỉ là một chiếc đèn mà thôi. Tôi nghĩ, cuộc sống lúc đầu của tôi chẳng phải như thế này sao? Phần lớn những năm tháng tuổi trẻ của tôi đến một chiếc đèn cũng không có, cứ thế sống trong cảnh không ánh đèn mà lao vào cuộc đời. Một mình tôi đi suốt cuộc đời. Đến tuổi trung niên, thơ chính là ngọn đèn của tôi. Không biết đèn lúc nào tắt, chẳng ai buồn thay pin cho nó. Tôi thường ghét cay ghét đắng cái con người lựa chọn con đường thơ của mình. Không thể viết ra nổi loại thơ gì có hồn cả, chẳng qua chỉ là mấy bài thơ giống như thứ rượu độc. Cũng đã nhiều ngày tôi trăn trở, liệu mình có nên từ bỏ hay không.

"Thơ trong tù là những vần thơ bạo động, thơ bên cửa sổ bệnh viện là sự hy vọng đang rực cháy bừng bừng" – đây là câu nói của nhà thơ Pháp – Baudelaire. Ông ta thật gian trá và xảo quyệt, vì thế tôi thường nguyền rủa ông ấy. Bụng thì đói mà chân vẫn bước đi trong đêm, bất giác tôi nghĩ tới rất nhiều lối rẽ sai lầm đã đi qua trên danh nghĩa nhà thơ. So với những cái đó, thì con đường đêm của Jirisan kỳ thực chẳng là gì cả. Bầu trời dày đặc sao. Tôi cũng từng có lúc mềm lòng mà rơi lệ. Bàn chân phồng rộp, chân thì nặng nề như có ngàn cân treo.

Đêm ngày thứ hai, tôi bị lăn từ một nơi trên đỉnh của Kyoungsan xuống sườn núi, mi mắt bị cứa rách. Trèo lên đến đỉnh Cheonwangbong, vượt qua phiến đá to, khi đến trạm xe bus giữa núi thì đã bước sang ngày thứ tư. Tôi mệt mỏi, kiệt sức đến nỗi không còn sức để lái xe nữa. Cho dù vậy, phương tiện có thể đi cũng chỉ còn chiếc Komado cũ nát đó, "con lừa" của tôi mà thôi.

Tôi ngồi xe bus đến trạm Nogodan. Rồi lái "con lừa" già rời khỏi núi Jirisan. Khi trên đường xuống men theo sông Seomjingang về hướng chân trời, trên con đường với những hàng cây tuyệt đẹp, trong tim tôi bất chợt lóe lên một tia ánh sáng hy vọng mới. Một khoảnh khắc nào đó, đột nhiên tôi cảm thấy trong cơ thể mình vẫn còn tồn tại một thứ năng lượng giống như những ngọn lửa.

Lẽ nào đó là ân huệ mà tự nhiên ban tặng? Là khí trời vô cùng vô tận. Cũng giống như các thung lũng ở núi Jirisan, sông Seomjingang chảy ra biển nam cũng rực một sắc thu. Những chiếc lá rực đỏ của những cây mai già chiếu xuống sông Seomjingang trông giống như những chiếc thuyền lung linh. Tôi ngồi trên bờ sông nhìn về phía xa xăm thật lâu. Cảm xúc đó giống như đang ngắm nhìn một thứ năng lượng vô tận chưa từng bị hao mòn mà đang dần lan tỏa, rồi phủ khắp cơ thể tôi.

Lái xe về tới nhà tôi mới mở điện thoại, từng dòng tin nhắn dồn dập đến. Trong đó có cả tin nhắn thoại của Eun-kyo. "Ông nội!" Em vẫn gọi tôi bằng cái giọng mượt mà, trong trẻo như thường ngày. "Ông nội, ông đi đâu vậy? Cháu đã lau dọn sạch sẽ thư phòng rồi. Hôm nay cháu đã ngắt quả trên cây hồng đằng sau vườn, cháu để nó trên đĩa và đặt trên bàn trong phòng đọc sách ông nhé. Cháu thích nhất dáng vẻ của ông nội khi ngồi trước bàn sách làm thơ, trông thật tự tại. Ông mau về làm thơ nhé!" Tin nhắn đó của em tôi đã nghe đi nghe lại hơn chục lần.

Nhìn những chiếc lá mai đỏ nối tiếp nhau rơi xuống dòng sông thật đẹp, đẹp hơn cả cảnh hoa mùa xuân. "Con lừa" phủ đầy bụi bặm của tôi đang nằm đó chờ. Tôi lẩm bẩm, trước tiên phải tắm rửa cho "lão già" này đã.

Tôi làm thơ trong nỗi giày vò bản thân

Tôi càng muốn có được tình yêu của ai đó

(Trích Tôi muốn có được tình yêu của ai đó của André.)

Lá thư đầu tiên tôi muốn viết cho em vốn không phải như vậy. Chẳng hạn: "Có phải giờ em đang lắng nghe những vì sao nói", cũng không phải là như "Giờ em đang tuổi 17 ngọc ngà như mai, mặc dù không biết em có biết mình đang sở hữu sự tuyệt vời đó không." Tôi rất muốn dùng cách mở đầu như thế để viết cho em. Tôi tưởng tượng đêm khuya yên tĩnh, em thay bộ đồ ngủ màu trắng, nhưng sợ người khác nhìn thấy, nên em đóng cửa lại, thắp một ngọn nến trên bàn đọc để đọc bức thư như vậy.

Nhưng, tất cả những điều này đều là sự tưởng tượng vô ích. Đây không phải vì sự chênh lệch về tuổi tác. Tuổi tác cơ bản không phải là bất cứ trở ngại nào để làm bạn, làm người yêu. Vấn đề là cái tuổi 70 của tôi và tuổi 17 của em hoàn toàn khác nhau. Nếu nói giữa chúng ta có một vách tường không thể vượt qua, có lẽ đó chính là điều ấy.

Đó là thành kiến của ký ức thê thảm.

Ví dụ: trong ký ức tuổi 17 của tôi, có sự kiện Lý Thừa Vãn thông qua cuộc bầu cử không chính thống để trở thành tổng thống của Hàn Quốc. Năm đó cũng là năm ra đời của Đảng tiến bộ sau này và tôi có tham gia. Tôi không thể tiếp tục đi học, với cái bụng đói lóp tôi phải đi làm phụ xe moóc. Chỉ để có cái cho vào miệng, tôi đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình công vào mọi việc lao động. Đó chính là cái tuổi 17 của tôi. Trong ký ức tuổi 17 ấy tràn ngập sự đói khát và tủi nhục mà ngay cả tưởng tượng chắc em cũng không thể hình dung nổi. Đối với em, những ký ức này thật sự quá vô vị. Em không việc gì phải cố gắng để biết Lý Thừa Vãn hay Đảng tiến bộ để làm gì.

Giờ là thế kỷ 21, em bước qua tuổi 17 của thế kỷ mới là được rồi. Niềm an lạc của Chủ nghĩa tư bản đã đem đến thời gian và sự mê hoặc ngọt ngào như mật ngọt. Tuy cũng có lúc cô đơn, nhưng tôi tưởng tượng được tuổi thanh xuân của em, nó giống loài hoa hướng dương hay trái cam, hoặc loài trái cây nào đó đang dần chín mọng. Không cần phủ nhận. Giai đoạn của những cái chết của lòng tự tôn do sự đói khát và bóng mây đen của chế độ độc tài quân phiệt "19/4" cũng như "16/5", những cảnh duy tân xám xịt, ảm đạm đó, còn có cả sự tạo phản đau thương đã diễn ra trong tất cả bước ngoặt của lịch sử. Tại sao những người trẻ tuổi như em lại phải gánh chịu những điều này chứ? Tôi hy vọng thời thanh xuân của em sẽ trôi qua thật lãng mạn, ấm nồng. Thời gian không bao giờ trở lại. Có điều, những gì mà giờ tôi muốn nói đó là lý do khiến em và tôi không thể viết thư gửi cho nhau. Giữa những áng văn chương ghi chép lại những gì đã qua và ngôn ngữ của cuộc sống hiện tại mãi xa vời như khoảng cách giữa những ngôi sao. Trong thư chứa đựng những áng văn chương mang tính lịch sử của tôi, nó không những chỉ là cuộc sống của em, hơn nữa còn là sự ngăn cách với em. Và cũng chính vì thế mà bức thư của tôi trở nên như vậy.

Tại sao càng viết, tôi lại càng cảm thấy em cách xa tôi hơn? Đó không phải là quả thực tôi không biết lý do mình không thể nói yêu em, nhưng những tầng đoạn thời gian giữa em và tôi phải nói như thế nào nhỉ? Giống như ánh sáng lấp lánh của những ngôi sao, tôi muốn đưa ánh sáng huy hoàng của quãng thời gian tuổi 17 của mình vào sâu mắt em, đầu em, tim em. Nếu có thể, tôi muốn nó thấm đượm khắp cơ thể em.

Khi tôi đẹp nhất

Đầu tôi trống không

Tim tôi tê dại

Chỉ có chân tay bóng lên màu nâu bạc

Khi tôi đẹp nhất

Đất nước tôi chiến bại

Sao lại xảy ra chuyện như thế

Tôi sẽ xắn tay áo, cúi đầu tự ti bước đi trên con phố lớn

(Trích Khi vẻ đẹp của tôi tỏa sáng của Ibaraki Noriko.)

Hôm nay tôi viết đến đây thôi. Một câu duy nhất mà tôi thực sự muốn viết ra nhất cuối cùng cũng không thể viết ra nổi. Nhưng em có một đôi tai nhạy cảm mà ngay cả tiếng hát của những ngôi sao cũng nghe thấy, vì thế tôi tin rằng giờ đây em có thể nghe thấy câu nói như chực hét lên đang giãy giụa phát ra từ cơ thể của tôi. Lớp da ngoài cùng của câu nói đó là cái chết.

Để mãi mãi có được em.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro