Chap 3: Bỏ nhà đi.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trên bàn ăn, ai nấy nói cười rôm rả, chỉ riêng hai cậu Út và Dương im phắt, không cười không nói, chỉ ăn và ăn. Lâu lâu hai cậu lại liếc nhau tình củm(@@).
- Nè Kiệt Phong! Món em thích này!
Tôi gắp cho cậu Út một miếng sườn xào chua ngọt, cậu vẫn chẳng cười hay liếc nhìn tôi một cái mà chỉ thưa "Ừ. Cảm ơn". Định la cậu Út thì cậu Khải cũng gắp cho tôi vài cọng rau.
- Này chị hai, ăn rau nhiều vào, ăn ít thịt thôi cho đỡ phì.
- Khải?!
Tôi đỏ mặt, lườm cậu Khải chăm chăm như muốn lao vào ăn tươi nuốt sống cậu. Thường thì tôi sẽ lao vào thật đấy, nhưng nay có khách nên tôi tạm tha cho cậu ta, xíu xử sau! Nó thì nhe răng cười.
- Sao nói vậy được, Ân nhi dáng đẹp rồi. Vẫn phải ăn cho đủ chất.
Chú Uyển gắp cho tôi một vài miếng thịt, miếng cá cười nói. Tôi đang lườm Khải, thấy Chú nói vậy liền quay sang cười với Chú.
- Vâng! Chỉ có chú mới hiểu cháu.
- Chị ăn đi!
Không biết cậu nghĩ gì mà cậu vẻ khó chịu, bón miếng bít tết cậu ta vừa xẻ vào miệng tôi một cách không yêu thương gì mấy. Định quát thì tôi bị miếng thịt trong miệng làm cho yếu lòng, đành thôi và nhai ngon lành. Cha quay sang nói với Chú Uyển.
- Chú sắp xếp đi, rồi mai dọn đến đây.
- Chuyện này...Em không muốn làm phiền anh.
- Chú đừng nói thế, đều là anh em một nhà cả. Mong chú đừng khách sáo.
Miệng đang nhai nhồm nhoàm nhưng tôi vẫn hóng chuyện kịp thời.
- A Chú! ?Mấy ngày tới đây chú sẽ ở nhà cháu ạ ?
- Cháu đồng ý cho ta ở lại không ?
- Dạ dạ! Đương nhiên là có ạ!!
Ấy nhưng mà nếu chú ấy ở nhà mình thì thằng Dương kia...Vừa nghĩ bụng tôi vừa liếc mắt sang cậu Dương đang ngồi cạnh chú Uyển.
- Nhìn cái gì ?
- Chậc. Tôi chỉ nhìn vu vơ thôi.
Tự dưng hắn làm vẻ mặt ngại ngùng, đánh ánh mắt ra chỗ khác. Tôi cũng mặc kệ hắn rồi quay sang ghẹo hai cậu em.
- Vậy là chú đồng ý chứ ? Cứ để Dương ở lại nhà anh, anh lo cho nó vẫn hơn là một mình một nhà.
- Chuyện đó-
- Cái gì?!
Bỗng chốc tôi và cậu ta đồng thanh dễ sợ! Ấy cơ mà cha vừa nói gì? Tên này, cái tên mất nết này sẽ ở đây? Ở cái nhà này? Không không không, không được! Tôi và cái tên này mà chung nhà thì chả khác nào nhà tôi nổ ra chiến tranh. Chiến tranh đánh đuổi dân xâm lược là thằng Dương. Sao cha lại mời cậu ta đến vậy chứ!! Tôi bất mãn đứng bật dạy, phản đối kịch liệt.
- Không!! Không được đâu! Con không thể nào mà chung nhà với tên này được!
Nói dứt câu, tôi chỉ thẳng tay vào mặt Dương, lúc này cậu ta cũng đã đứng dạy. Thấy tôi chỉ vào mặt cậu ta, cậu nổi đóa lên.
- Này! Thằng này thì sao? Cô bỏ tay xuống, đừng có chỉ vào mặt tôi như thế!
Định bỏ tay xuống rồi nhưng nghe cậu ta nói tôi cố tình chỉ tiếp, vênh mặt lớn tiếng không kém gì cậu ta.
- Tôi cứ chỉ đấy!!
Mẹ tôi cau mày nhìn tôi, tôi bèn đưa tay xuống. Nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc phản đối mà nói tiếp.
- Cha! Con phản đối, con không sống chung với Dương đâu!
- Đúng rồi, tuy không muốn đồng tình với cô ta nhưng con thật cũng không muốn sống ở đây đâu! Cha! Cha nói sẽ cho con ở nhà cũ mà ba lớn lên mà.
- Ta tưởng con không thích ở đấy ?
- Ừ thì cũng không thích thú gì nhưng thà ở đấy còn hơn chung nhà với cô này.
- Hm...cô này là cô nào ?
- Thì là...chị Ân.
- Vậy phiền anh rồi.
Chú Uyển miệng hơi cười, quay sang nói với cha tôi, vẻ biết ơn. Cha tôi cười mỉm, gật gù với ông.
- Không! Cha bắt con sống chung nhà với thằng này thì con sẽ bỏ nhà đi!
Cha tôi vẫn không hay không rằng, có lẽ cha nghĩ tôi không dám làm. Tôi càng cáu hơn, một mạch bỏ ra ngoài. Tôi bỏ đi không phải chỉ vì tên đó đến mà là vì cha có vẻ không tin tôi dám làm, nghĩ vậy tôi càng muốn làm cho cha tôi thấy. Tôi giận đỏ mặt, cơn giận che mắt làm tôi đi mà không để ý gì xung quanh. Lúc nhận ra thì tôi đã không biết mình đang ở đâu. Tôi ít khi đi ra ngoài này, tôi chỉ thường chơi quanh nhà, bởi khuôn viên gia đình tôi hơn ha lại thêm việc ba đứa ai cũng khác người, việc gì phải ra ngoài.
Biết mình bị lạc nhưng tôi cũng không hề có ý quay trở lại mà cứ vậy bước tiếp. Lúc này tôi không có gì trên người, không tiền, không điện thoại, lại chỉ mang dép trong nhà. Nhưng tôi không sợ, vì tôi vốn có thể làm nhiều thứ để sống qua ngày. Tôi không sợ đói, không sợ không có cái mặc, không sợ bị ai hại. Ấy!!! Tôi chợt nhớ ra...rằng tôi sợ tối! Ôi phải làm sao đây?! Đêm xuống thì tôi biết làm thế nào đây? Đây là chốn nông thôn nên đêm xuống ánh đèn thì ít, chỉ có ánh trăng chiếu sáng, nghĩ thôi đã thấy sợ run lên rồi. Hay là mình quay về nhỉ? Suy nghĩ ấy chợt thoáng qua thì xuất hiện trước mắt tôi là một cụ già đang ngã nằm bên lề đường. Tôi hớt hải chạy đến đỡ ông, giọng lo lắng hỏi:
- Ông! Ông có sao không ạ?
- Ô..ông không sao. Ai ya..
- Ông cẩn thận! Ông có đứng được lên không ạ ?
- Được được. Ông không sao.
Chắc ông chỉ nói vậy cho tôi đỡ lo thôi chứ tôi biết tuổi già sức yếu, ngã vậy sao mà không sao cho được. Ông đứng được dạy rồi nhưng hình như chân kia của ông bị nặng rồi, thấy ông chỉ vững được một chân thôi, chân kia hơi khụy.
- Ông ơi! Cháu đưa ông vào bệnh viện nhé!
- Không! Không! Ông không sao đâu. Nghỉ ngơi xíu là đỡ mà.
- Vậy không được đâu. Đi! Để cháu đưa ông đi nhé!
- Thôi thôi ông không sao. Cảm ơn cháu!
Ông vội vàng dựng chiếc xe đang đổ bên cạnh, cạnh đó có một tút nilong đựng hai ổ bánh mì, có lẽ là của ông bị văng ra từ giỏ xe khi ông ngã. Tôi cúi xuống nhặt hai chiếc bánh lên, phủi phủi cho sạch, đưa bánh ra và nhìn ông nói:
- Đây là bánh của ông ạ ?
- À đúng đúng, cảm ơn cháu.
Ông cụ đưa tay ra nhận lại bánh, cười hiền từ, gật gù cảm ơn tôi rồi loay hoay leo lên lên chiếc yên cao.
- Vậy tạm biệt cháu nhé.
Tôi khẽ gật đầu nhưng tỏ vẻ không vừa lòng, tôi chạy đến đỡ ông xuống xe. Nhất quyết không đồng ý cho ông tự về. Vậy là ông bèn gật đầu đồng ý để tôi đưa ông về nhà.
- Haizz...Vậy phiền cháu rồi.
Tôi cười tươi, cùng ông đi trên con đường mòn về nhà ông. Trên đường, ông kể rằng ông có một đứa cháu trai khoảng chừng 17 tuổi, bằng tuổi tôi. Cha mẹ cậu mất sớm, chỉ có hai ông cháu sống nương tựa vào nhau. Nhà nghèo, ông thì già yếu chỉ có hai luống rau, vài con gà con lợn và chút tiền con trai quá cố để lại. Cậu cháu trai bất hiếu không phụ giúp được gì lại chỉ biết chơi bời, giao du với xã hội đen, thường bỏ nhà đi biền biệt. Tôi nghe ông kể mà nước mắt tôi chảy dài trên má lúc nào không hay. Tôi cứ nghĩ chỉ có trên phim, truyện thôi, không ngờ ngoài này cũng có những người khổ vậy. Thấy tôi khóc ông vỗ khẽ vai tôi, an ủi tôi mặc dù người đang cần được an ủi là ông chứ đâu phải tôi. Về đến nhà ông cụ thì trời cũng đang dần tối. Nhà ông nằm dưới chân đồi, ngôi nhà nhỏ bé bằng tre nứa, phía bên phải ngôi lều là hai luống rau, bên phải là một cái chuồng lợn nhỏ, gần đó có một con suốt nhỏ trên bờ suối là một vài con gà đang bới giun. Tôi mải mê nhìn ngắm khung cảnh hoàng hôn dưới chân đồi này. Có lẽ với cụ là bình thường nhưng với tôi nó như là một cái gì đó mới lạ lắm, đối với tôi nó giản dị, mộc mạc nhưng lại thơ mộng. Đang say đắm trong bức tranh này thì tôi bị đánh thức trở về hiện tại bởi cái vỗ vai của cụ. Giọng cụ khàn, yếu và hình như cậu đang mệt vì chặng đường nên ông cụ phải cố mới nói được lên lời.
- Chá..cháu mau...muộn rồi...Mau về đi-i.
- Dạ? À vâng.
Tuy tôi chỉ nghe được hai từ "muộn" và "mau về" thôi nhưng vẫn làm bộ nghe thấy để ông không phải cố nói lại tôi nghe. Tôi đoán sương sương là ý ông muốn bảo tôi về vì trời đã muộn. Nhưng tôi về đâu bây giờ ? Đằng nào cũng không có nơi nào để đi, tôi lại sợ tối nên có lẽ nên xin ông cho ở nhờ đêm nay. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng nói lại chả đâu vào đâu. Tôi lúng túng rồi nói linh tinh hết cả.
- Cháu..Cháu không có nơi để đi, ô...ông cho cháu ở nhờ được không ạ ?
Ông cụ tròn mắt bất ngờ trước câu "không có nơi để đi" của tôi, liền hỏi.
- Cháu không có nơi để đi? Nhìn cháu ăn mặc như thế này ta còn tưởng nhà con khá giả lắm chứ! Sao lại không có nơi để đi?
- À cái đó...
Tôi lúng túng hồi đầu xong cũng kể cho ông nghe đầu đuôi câu truyện. Kết thúc câu truyện của tôi cũng là lúc tôi và ông đã bước vào tới căn lều. Trong nhà chỉ có một bộ bàn ghế tự làm trên bàn có một vài cái chén nứt nẻ và một cái đài cũ, một cái chõng cót két, các góc nhà đầy những thứ cho cuộc sống thường ngày hết sức đơn giản.
- Nhà ta thật không có gì, mong con thông cảm.
- Dạ không sao đâu! Đối với cháu chỉ cần một ngọn đèn là tốt lắm rồi ạ!
---Hết Chap 3.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ăn