Chương 5: Triều Đại Thịnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả: Fang Ying

Chỉnh sửa: Mỹ Liebert

...............

Hoàng đế mở tiệc chiêu đãi quần thần để chúc mừng chiến thắng của quân đội Đại Thịnh, bá quan văn võ toàn triều cùng gia quyến của bọn họ đều được vào cung dự tiệc.

Yến tiệc hôm nay có lẽ là một trong những yến tiệc có quy mô long trọng nhất kể từ khi Đại Thịnh lập quốc cho đến ngày nay.

Vương triều Đại Thịnh đến nay đã là năm thứ bốn mươi, tồn tại trong suốt ba mươi chín năm với hai đời Đế vương trị vì.

Hơn sáu mươi năm trước, ở tiền triều xuất hiện một tên bạo quân.

Vị Hoàng đế này vô cùng tàn bạo, gã sẽ thẳng tay xử tử bất cứ người nào chống đối lại gã bằng những hình thức độc ác nhất.

Tên Đế vương này còn chỉ thích nghe những lời ba hoa xu nịnh của những tên tham quan vô lại khiến cho triều đình khi đó vô cùng rối ren.

Nhiều vị trung thần đã đứng ra can gián, nhưng rồi đều bị Hoàng đế ban chết, còn một số thì quá chán nản với thời cuộc nên đã tự cởi mũ ô sa rồi cáo lão hồi hương.

Triều đình phong kiến khi đó trở nên vô cùng thối nát hủ bại!

Hơn nữa, tên Đế vương này còn vô cùng hoang dâm vô độ, ngày ngày chỉ thích đắm chìm trong tửu sắc hoan lạc.

Vì để có thể phục vụ cho những cuộc hoan lạc xa hoa của bản thân, vị Đế vương này đã không ngừng nâng mức sưu thế của người dân lên đến mức ngất ngưỡng.

Chẳng những thế gã còn ban lệnh phải thu thêm rất nhiều loại thuế má vô lí khác, lại còn thường xuyên ép người dân đi làm nô dịch, thay gã xây dựng đình đài, cung điện, lầu các để gã hưởng lạc.

Vừa bị bốc lột sức lao động, lại còn bị bắt đóng nhiều thứ thuế cao ngất ngưỡng, cuộc sống của người dân khi đó ngày càng khó khăn gian khổ.

Ngày ấy, dân chúng cơm không có để ăn, áo không có để mặc, nhà không có để ở, phải sống trong cái cảnh đói khổ lầm than.

Vậy mà Hoàng đế cùng quan lại trong triều khi đó lại ngày ngày hưởng lạc từ tài bảo và công sức của người dân bỏ ra.

Điều đó khiến cho dân chúng cực kì phẫn nộ, từ đó mà họ bắt đầu nổi dậy khởi nghĩa.

Những cuộc khởi nghĩa của người dân nổ ra liên tục, nhưng so với sức mạnh của quân triều đình thì như muối bỏ biển.

Vậy nên những cuộc khởi nghĩa đó rất nhanh đã bị hoàng gia dập tắt.

Đời sống gian khổ ấy cứ thế kéo dài ròng rã gần hai mươi năm, cho đến khi có sự xuất hiện của nghĩa quân Phục Thịnh tại vùng đất Giang Nam.

Nghĩa quân Phục Thịnh do thủ lĩnh Tư Không Viêm, khi ấy mới chỉ mười lăm tuổi, chính tay thành lập cùng với những người có cùng chí hướng khởi nghĩa để lật độ triều đình thối nát khi ấy, trả lại cho bá tánh một cuộc sống an cư lạc nghiệp.

Từ ngày nghĩa quân Phục Thịnh dựng cờ khởi nghĩa, quân đội hoàng gia đánh đâu thua đó.

Tư Không Viêm cũng thuận đà chiến thắng mà tiến công vào Kinh thành, đánh thẳng vào Hoàng cung tiền triều.

Chính tay Tư Không Viêm đã chém rơi đầu của tên hôn quân tiền triều ngay tại điện Kim Loan, sau đó treo nó lên trước cổng Hoàng cung ba ngày ba đêm để tế những vong linh đã chết đi vì sự tàn bạo của gã.

Những tên tham quan làm hại triều cương khi đó cũng bị người của nghĩa quân Phục Thịnh hành hình trước sự chứng kiến của cả vạn dân chúng.

Chỉ trong vòng mười năm, một vương triều tồn tại cả một thế kỉ đã bị lật đổ, kết thúc khoảng thời gian phải sống trong lầm than đói khổ của dân chúng trong gần ba mươi năm.

Nhưng sau đó thời cuộc lại rơi vào tình cảnh một nước không có Hoàng đế, ngoài biên cương lại nhận được tin giặc ngoại bang đang muốn xâm lược.

Con cháu trong dòng dõi hoàng tộc của tiền triều đều gần như bị giết chết trong trận chiến vừa qua.

Hơn nữa bá tánh cũng không còn tin tưởng vào người trong hoàng tộc tiền triều nữa.

Vì vậy, để ổn định lòng dân trong thiên hạ, cũng như chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sắp tới, mọi người đã tôn Tư Không Viêm lên làm Hoàng đế.

Một tháng sau khi lật đổ tiền triều, Tư Không Viêm lên ngôi Hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Thịnh, lấy niên hiệu Thịnh An, mở ra một kỉ nguyên hưng thịnh và phồn vinh.

Thịnh An Đế trị vì Đại Thịnh trong vòng hai mươi năm.

Đến năm Đại Thịnh thứ hai mươi mốt, Thịnh An Đế viết chiếu chỉ truyền ngôi lại cho Thái tử Tư Không Chiêu Hồng, sau đó băng hà.

Thái tử Tư Không Chiêu Hồng lên ngôi Đế vương, lấy niên hiệu là Thuận Thiên Đế, tiếp tục kế thừa sự nghiệp bảo vệ non sông Đại Thịnh, giúp cho con dân bá tánh toàn triều có cuộc sống an cư lạc nghiệp của Tiên hoàng.

Cho đến nay, Thuận Thiên Đế đã trị vì đất nước được mười chín năm.

Ngài cũng như phụ hoàng Tư Không Viêm của mình, là một minh quân vì dân vì nước, được mọi người hết sức kính trọng.

Thuận Thiên Đế hiện nay có tất cả bảy người con, bao hồm bốn vị Hoàng tử và ba vị Công chúa.

Đại Hoàng tử Tư Không Trường Phong, năm nay mười bảy tuổi, là con trai đầu lòng của Thuận Thiên Đế cùng Thái Đức Hoàng Hậu - Tiên Hoàng hậu Đường Ngọc Trân.

Thái Đức Hoàng hậu là trưởng nữ của Thừa tướng đương triều Đường Lâm.

Đường Ngọc Trân khi trẻ đã được mệnh danh là Kinh thành đệ nhất tài nữ, hơn nữa dung mạo lại tựa trích tiên, chính là tình nhân trong mộng của toàn bộ nam nhân khắp Kinh thành khi ấy.

Thuận Thiên Đế khi còn là Thái tử đã mang lòng mến mộ Đại tiểu thư nhà Thừa tướng.

Sau khi lên ngôi được một năm, Thuận Thiên Đế đã nạp Đường Ngọc Trân vào hậu cung, phong nàng làm Hoàng Quý phi và giành toàn bộ ân sủng của bản thân cho một mình Đường Ngọc Trân.

Một năm sau, Hoàng Quý phi đã sinh hạ Đại Hoàng tử cho Thuận Thiên Đế.

Đế vương cực kì vui mừng, bèn ra chiếu chỉ sắc phong nàng thành Hoàng hậu, lấy hiệu Thái Đức Hoàng Hậu.

Trong phút chốc, ánh nhìn của mọi người đều đổ dồn vào hai mẹ con Đại Hoàng tử.

Bởi vì Đường Ngọc Trân đã được phong làm Hoàng hậu, thì khả năng con trai của nàng là Đại Hoàng tử Tư Không Trường Phong sẽ trở thành Thái tử là rất lớn.

Nhưng ngày vui lại chóng tàn, chưa được nửa năm sau khi sinh hạ Hoàng tử, Hoàng hậu bạo bệnh qua đời.

Thuận Thiên Đế khi ấy vô cùng đau lòng cho thê tử, lại thương tiếc đứa con thơ còn nhỏ đã mất mẹ, nên ngài đã đưa ra một đạo thánh chỉ phong Vương cho Đại Hoàng tử.

Thánh chỉ phong Vương này sẽ có hiệu lực khi Tư Không Trường Phòng tròn mười sáu tuổi.

Lệnh Đế vương vừa ban ra đã dấy lên một hồi tranh luận của bá quan trong triều.

Vì sao Thuận Thiên Đế không trực tiếp sắc phong Đại Hoàng tử thành Thái tử, mà lại phong Vương?

Đế vương là không muốn Đại Hoàng tử kế thừa ngai vàng của mình, hay là đang thể hiện sự quan tâm sủng ái của mình đối với Đại Hoàng tử?

Vị trí Thái tử vẫn còn để trống, là Đế Vương đang cố tình hay là cảm thấy thời cơ còn chưa đủ chín muồi?

Nhưng dù mọi người có bàn luận đến đâu, thánh chỉ đã ban thì cứ theo đó mà thi hành.

Một năm trước, vào ngày sinh thần tròn mười sáu tuổi, Đại Hoàng tử Tư Không Trường Phong đã được sắc phong thành Cảnh Vương, được ban cho phủ đệ ở ngoài Hoàng cung, đặt tên là phủ Cảnh Vương.

Tư Không Trường Phong trở thành Hoàng tử được phong Vương sớm nhất trong tất cả các Hoàng tử của triều Đại Thịnh từ khi lập quốc đến nay.

Vị Cảnh Vương này cũng chính là một nhân vật thiếu niên toàn tài của hoàng tộc Đại Thịnh.

Tuy vẫn còn trẻ tuổi, nhưng với trí thông minh cùng tài năng của mình, Tư Không Trường Phong đã sớm vào triều giúp phụ hoàng xử lý công việc triều chính, nhận được nhiều sự khen ngợi và tin tưởng từ các đại thần trong triều.

Hơn nữa vào năm mười lăm tuổi, Tư Không Trường Phong đã được Thuận Thiên Đế giao cho việc đi dẹp nạn châu chấu ở phía Nam.

Chỉ chưa đến một năm, nạn châu chấu ở vùng đất phía Nam chẳng những được tiêu diệt hoàn toàn, mà công tác khắc phục hậu quả do nạn châu chấu gây ra cũng hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống của bá tánh ở phía Nam còn phát triển hơn khi trước rất nhiều.

Chẳng mấy chốc, tiếng tăm của Tư Không Trường Phong lan rộng khắp thiên hạ.

Danh tiếng của Tư Không Trường Phong vang đến trong triều, Hoàng đế biết được thì vô cùng vui mừng.

Bá quan văn võ toàn triều cũng hết sức coi trọng vị Hoàng tử trẻ tuổi này.

Nhất thời có hơn một nửa quan lại trong triều đã âm thầm ủng hộ Tư Không Trường Phong trở thành người kế thừa của Thuận Thiên Đế.

Tuy rằng hiện tại Tư Không Trường Phong đã trở thành Cảnh Vương, nhưng số người ủng hộ hắn kế thừa ngai vàng vẫn không thuyên giảm bởi vì vị trí Thái tử lúc này vẫn còn trống.

Hơn nữa Cảnh Vương vẫn có quyền kế thừa ngôi cửu ngũ chí tôn kia.

Những triều đại trong lịch sử đã chứng minh, không phải cứ là Thái tử thì sẽ có thể lên ngôi Hoàng đế, cũng không phải một khi đã bị phong Vương thì phải làm Vương gia cả một đời.

Muốn trở thành một Hoàng đế, không quan trọng ngươi là Thái tử, Vương gia hay Hoàng tử, mà quan trọng ngươi phải là kẻ chiến thắng cuối cùng trong trận chiến kế thừa ngôi vị Hoàng đế.

Cho nên đến hiện tại Cảnh Vương vẫn là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho ngôi vị Đế vương Đại Thịnh trong tương lai.

Người tiếp theo có khả năng kế thừa ngai vàng chính là Nhị Hoàng tử Tư Không Trường Thanh.

Nhị Hoàng tử năm nay mười lăm tuổi, do Thuận Thiên Đế cùng Kế Hoàng hậu Đường Ngọc Khuê sinh ra.

Kế Hoàng hậu Đường Ngọc Khuê có mẹ là trắc phu nhân của Đường Thừa tướng, vậy nên nàng chính là muội muội cùng cha khác mẹ với Tiên Hoàng hậu Đường Ngọc Trân.

Một năm sau khi Tiên Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế tổ chức tuyển nữ tử vào cung để làm phi tần.

Do dung nhan của Đường Ngọc Khuê có bảy phần giống với tỷ tỷ đã qua đời của mình nên đã khiến Đế vương để ý.

Thuận Thiên Đế khi đó liền phong nàng làm Ngọc Phi.

Một năm sau đó, Ngọc Phi sinh một đôi long phượng thai cho Thuận Thiên Đế, chính là Nhị Hoàng tử Tư Không Trường Thanh cùng Tam Công chúa Tư Không Minh Châu.

Sau đó nàng được sắc phong trở thành Kế Hoàng hậu.

Nhị Hoàng tử Tư Không Trường Thanh nếu so với người bình thường thì cũng được tính là văn võ toàn tài.

Còn nếu đem hắn ta đi so sánh với thiên chi kiêu tử như đại hoàng huynh của hắn thì lại quá sức bình thường.

Nhưng Nhị Hoành tử ại có một người mẹ rất biết tranh đấu.

Có thể nói, Nhị Hoàng tử tuy không tài giỏi bằng Cảnh Vương gia, nhưng với sự hậu thuẫn của Kế Hoàng hậu, khả năng ngồi lên ngai vàng Đế vương của Nhị Hoàng tử vẫn rất lớn.

Ngoài hai vị Hoàng tử cùng một vị Công chúa do hai Hoàng hậu sở sinh, Thuận Thiên Đế còn có Tứ Hoàng tử do Trương Quý Phi sinh, Ngũ Công chúa cùng Thất Công chúa do Du Phi sinh, và Lục Hoàng tử do Lý Huệ Tần sinh hạ.

Nhưng chỉ có Tư Không Trường Phong cùng Tư Không Trường Thanh là đến tuổi để tranh ngai vị.

Trong nhất thời, chỉ còn lại hai người tham gia vào trận chiến tranh ngôi vị Đế vương.

Thế cục hiện tại vẫn đang thăng bằng giữa hai bên.

Nhưng chỉ cần một bên xảy ra sơ suất, bên còn lại ngay lập tức chiếm được ưu thế.

Có lẽ rất nhanh, sự thăng bằng này sẽ bị phá vỡ.

Từ đó mở ra một cuộc chiến giành ngai vàng đẫm máu!

Nhưng đó chỉ là những chuyện sau này, còn hiện tại đã đến thời gian vào cung dự yến tiệc của mọi người.

...............

Phủ Tiết độ sứ.

Trong Hiên Viên Các, Kỷ Hoành đang được Tư Hằng và Thịnh An Hoài cùng nhau thay trang phục dự tiệc cho y.

Theo quy định thì khi vào hoàng cung, tất cả bá quan văn võ đều phải mặc quan bào theo chức quan của bản thân.

Nhưng đêm nay là do vào cung để dự tiệc, Hoàng đế cho mọi người mặc trang phục tự do, khi vào cung chỉ cần đưa lệnh bài để chứng minh thân phận với đại nội thị vệ là được.

Trang phục của Kỷ Hoành hôm nay là một bộ trường bào lấy sắc trắng làm màu chủ đạo.

Bộ y phục này được thiết kế vô cùng cầu kì, bao gồm ba lớp: một lớp lý ý trong cùng, một lớp áo bên ngoài và một lớp áo khoác ngoài cùng. Tất cả đều được dùng tơ tằm Tô Châu để may nên khi mặc vô cùng mềm mại dễ chịu.

Bộ y phục này vừa được mang đến Hiên Viên Các vào sáng hôm nay. Ba ngày trước, Thịnh An Hoài đã dặn dò với tú nương trong phủ phải may gấp một bộ y phục để Kỷ Hoành mặc khi vào hoàng cung dự tiệc.

Tuy rằng chỉ có ba ngày để hoàn thành bộ y phục này, nhưng thành phẩm lại vô cùng xuất sắc.

Đường may trên áo vô cùng tinh tế, trên vạt áo còn có hoa văn được thêu ẩn bằng chỉ bạc, khi có ánh sáng chiếu vào sẽ lúc ẩn lúc hiện cực kì tinh xảo.

Hơn nữa bộ đồ còn kèm theo một chiếc thắt lưng màu trắng, ở giữa có nạm một miếng bạch ngọc quý giá, cùng với một đôi ủng màu trắng bằng vải được may vừa vặn với bàn chân của Kỷ Hoành.

Sau khi thay đồ cho Kỷ Hoành xong, Thịnh An Hoài thay y chải lại mái tóc của mình.

Bởi vì Kỷ Hoành chưa đến nhược quán nên y không thể búi hết tóc lên. Trước đó vì để tiện cho việc hành quân đánh giặc nên Kỷ Hoành mới phải búi tóc lên cao. Lúc này đã không còn trong quân doanh nữa, lễ nghi của người xưa vẫn phải tuân theo.

Vậy nên Thịnh An Hoài chỉ thay y búi một phần tóc lên cao, dùng một cái phát quan màu bạc chụp lại, rồi cài một cây trâm cùng màu với phát quan để cố định tóc của y lại. Phần tóc còn lại thì Thịnh An Hoài chải lại cho gọn gàng, rồi để nó xõa xuống sau lưng Kỷ Hoành.

Chải xong tóc, Kỷ Hoành đứng dậy để chỉnh trang lại y phục một chút.

Tư Hằng sờ sờ cái cằm của mình, nhìn Kỷ Hoành nói: "Cảm thấy thiếu thiếu thứ gì ấy nhỉ?"

Thịnh An Hoài quan sát Kỷ Hoành từ trên xuống dưới một hồi, sau đó lấy một miếng ngọc bội hình hoa sen bằng bạch ngọc treo lên thắt lưng của y.

Lúc này Tư Hằng mới vừa lòng gật đầu: "Hoàn mỹ rồi!"

Nhìn lại Kỷ Hoành, lúc này trông y chẳng khác nào trích tiên hạ phàm cả!

Vốn dĩ Kỷ Hoành đã có dung mạo vô cùng tuấn mỹ, nay lại được phụ trợ bằng một bộ y phục bạch sắc quý giá, nên trông y chẳng khác nào một vị tiên quân vừa hạ phàm xuống trần gian vậy.

"Tiết Soái hôm nay tuấn tú bất phàm, mọi người chắc chắn sẽ rất thích." Thịnh An Hoài hơi cúi người nói với Kỷ Hoành.

Tư Hằng cũng gật đầu: "Đúng vậy đúng vậy! Hôm nay chắc chắn có rất nhiều tiểu thư quyền quý sẽ bị Tiết Soái của chúng ta mê hoặc!"

Kỷ Hoành nghe lời khen ngợi của hai người thì có hơi ngượng ngùng, y nhẹ giọng nói: "Cũng gần đến thời gian rồi, đi thôi. Không nên để cho phụ thân phải đợi."

Nhìn ra sự ngượng ngùng của Kỷ Hoành, hai người còn lại không chọc y nữa.

Thương thế năm ngày trước của Kỷ Hoành trên cơ bản đã đỡ, nhưng tàn độc ở mắt thì vẫn cần được điều trị thêm một thời gian nữa, vì vậy mắt của y khi trời tối vẫn sẽ bị yếu đi khá nhiều.

Vì vậy để tránh Kỷ Hoành bị ngã do không nhìn rõ đường nên Tư Hằng đi bên cạnh để dìu y.

Khi nhóm Kỷ Hoành ra tới ngoài, trước cửa phủ Tiết độ sứ đã chờ sẵn ba chiếc xe ngựa cùng với hai huynh muội Kỷ Tuân và Kỷ Dao.

Rất nhanh thì Kỷ Minh cùng Nhị phu nhân cũng đi ra ngoài.

Mọi người nhanh chóng lên xe ngựa, di chuyển đến Hoàng cung để kịp giờ dự tiệc.

Kỷ Hoành hoàn toàn không biết, chính lần tham dự yến tiệc này đã thay đổi toàn bộ cuộc đời của y trong tương lai!

***Hết chương 5***

PS: Cầu vote cầu comment ạ!!!😘😘😘

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro