CHƯƠNG 5: Tiền kiếp (Phần 2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm tương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường"
Từng câu thơ mà người phụ nữ kia đọc ra đều không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Tôi như bị cuốn theo cái giai điệu ấy. Thể thơ Đường luật được sử dụng thành thạo đến mức khiến người ta cảm thấy thán phục.

"Tạo hoa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương"

"Tạo hóa" ở đây ý chỉ những thứ của tự nhiên, là cái vốn đã có, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào con người, dù con người có muốn tác động cũng không sao thay đổi được. "Hí trường" là nơi sân khấu diễn ra những trò mua vui cho người đời, nếu là những vở kịch diễn thì còn có thể thay đổi sắp đặt, nhưng đã là thực tế của cuộc sống thì chẳng thể nào thay đổi. Đó chính là lời trách móc, chỉ trích nhẹ nhàng và tế nhị của nhà thơ, trách sao tạo hóa lại có thể vô tình gây ra sầu khổ cho con người như vậy.

Đọc xong,người đó nhẹ nhàng quay gót bước đi. Tôi định đuổi theo thì một cảm giác quen thuộc xuất hiện níu bản thân lại. 5h sáng, tôi choàng tỉnh. Việc đầu tiên tôi làm là vén chiếc rèm,mở cửa sổ để tận hưởng cái không khí trong lành của bình mình. Trời vẫn còn tối nhưng chút ánh sáng ít ỏi đủ để người ta nhìn thấy lờ mờ sương sớm. Phía xa xa là hàng cây bạch đàn cao vút, tô điểm thêm là vườn hoa trong khuôn viên bệnh viện, một vài chưa chim dậy sớm cũng bắt đầu cất tiếng hót. Trong đầu tôi bây giờ trống rỗng, chỉ có hình ảnh người phụ nữ và bài thơ kia còn đọng lại. Bằng một cách nào đó tôi nhớ như in từng câu chữ.Cứ như thể nó có sẵn trong đầu từ trước.Chưa kịp thanh thản được lâu, tôi lại nhìn thấy vị bác sĩ kì lạ đeo khẩu trang với ánh mắt kinh dị. Lần này ông ta đứng gần hơn,nhưng vẫn ném về phía tôi cái ánh nhìn chằm chằm không chớp mắt. Dù chẳng rõ đó là thứ gì nhưng chừng đó cũng đủ để tôi đóng vội cửa sổ và kéo rèm lại. Lúc này trong phòng chỉ còn tôi và mẹ, tôi mới để ý kĩ đến bà hơn. Mẹ tôi vẫn đang ngủ, trên đầu có một vài sợi tóc bạc lưa thưa và khuôn mặt phúc hậu xuất hiện những dấu vết của năm tháng.
Trầm ngâm một lúc, tôi mở điện thoại lên google tra thử bài thơ mà mình nghe được. Kết quả không khiến tôi thất vọng, điều này làm tôi cảm thấy bản thân mình tiến thêm một bước xa hơn đến với sự thật.
"Thăng Long thành hoài cổ" - Bà huyện Thanh Quan. Tên khai sinh của bà là Nguyễn Thị Hinh, người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghị (1804-1847), hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, ông bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình. Chồng bà làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi). Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.

Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.

Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.

"Cả 2 vợ chồng đều mất ở tuổi 43 à?" Tôi thầm nghĩ,cảm giác có điều gì đó uẩn khúc ở đây. Liên kết những điều đã xảy ra, việc tôi đột ngột ngất ở Hồ Tây khiến mình càng chắc chắn suy đoán trong đầu là đúng. Phải chăng tiền kiếp của mình là Bà huyện Thanh Quan lẫy lừng sao? Nếu chính xác là vậy thì việc tôi cần làm ở kiếp trước là gì? Tôi không biết nhưng có lẽ nó liên quan đến cái chết ở tuổi 43. Vậy những vụ giết chóc,chôn xác...trong giấc mơ thì sao? Có lẽ nhất thời chưa thể lý giải được. Bà huyện Thanh Quan là Cung Trung Giáo Tập ,có lẽ đó là vì sao người lính kia gọi mình là Cung chủ.
*Từ đoạn này sẽ chuyển sang ngôi kể thứ 3*
Ngày hôm nay tâm cùng mẹ đến gặp thầy Tuấn lần nữa.Khoảng 9h sáng đang đi trên đường cao tốc, đột nhiên chiếc xe tải đằng trước phanh gấp. Theo phản xạ ,bà Liên - mẹ của Tâm cũng phanh theo và lách sang 1 bên,nhưng như vậy là chưa đủ. Chiếc Mecerdes đâm rầm vào đuôi xe tải đằng trước. Tâm ngồi phía sau nên chỉ bị gãy tay vì giơ ra trước đỡ, còn bà Liên phải nhập viện vì đa chấn thương và đang hôn mê. Không biết ma xui quỷ khiến thế nào mà ghế trước bị kẹt túi khí khiến cho nó không bung ra.
Ở mộ nơi nào đó, trời quang mấy tạng bỗng dưng sấm chớp đùng đùng, cơn mưa rào mùa đông khiến cho mọi người bất ngờ ,thậm chí ngay cả dự báo thời tiết cũng không có nhắc đến chuyện này. Từng tia sét chói loá đánh xuống như thể thiên lôi đang trút cơn giận dữ . Thầy Tuấn ngồi trong nhà đọc sách bỗng dưng giật mình nhìn lại cuốn lịch và đồng hồ ,hốt hoảng gọi điện thoại nhưng ... không ai bắt máy. Có lẽ thầy cũng đoán được chuyện gì đã xảy ra. 1 tiếng sau, thầy nhận được một cuộc gọi từ bà Liên,nhấc máy lên đầu bên kia cất tiếng "Thầy ơi lúc nãy 2 mẹ con con đang đến chỗ thầy thì gặp tai nạn, bây giờ mẹ con vẫn chưa tỉnh". Tâm vừa nói vừa khóc,phía bên này thầy Tuấn cũng lặng đi, một lúc sau mới đáp lại : "Hôm nay là ngày 15 âm lịch, giờ đó cũng rất xấu, chỉ là ta cũng không ngờ nó lại mạnh đến thế.Chuyện tai nạn của mẹ con có lẽ liên quan đến nó. Vậy tài xế xe tải bây giờ sao rồi ?"
Tâm vẫn thút thít, nói :" Hiện giờ ông ta đang trên công an, thấy bảo không bị thương nhưng có vẻ hoảng loạn lắm,còn lại cũng chưa rõ thầy ạ"
Chiều hôm đó công an đến thông báo tài xế kia âm tính với ma túy ,không có tiền sử tâm thần nhưng lại mất hết ý thức,sau một hồi trả khảo thì tạm giam nhưng đến chiều thì đã cắn lưỡi tự tự chết,mọi thứ đang đi vào ngõ cụt.
Buổi chiều,Hoàng học xong liền lập tức đến viện, đang đi,cậu thấy có một người lao từ bên đường ra xô chiếc xe phía trước, anh shipper ngã ngay tại chỗ. Vì nhìn thấy trước và đi cũng chậm nên câuh né được sang một bên. Vừa đỡ anh thanh niên dậy, Hoàng vừa hỏi "Có sao không anh?". Lúc này anh chàng kia đáp "Vừa nãy, vừa nãy anh thấy có đứa trẻ nằm giữa đường , anh nói thật đấy" Hoàng liếc sang hai bên, tìm cái bóng người- mà chưa chắc đã là người lúc nãy. Rõ ràng là có ai vừa lao ra giữa đường mà? Bây giờ lại không thấy đâu. Trong đầu cậu lúc này liền nảy số,biết chuyện gì vừa xảy ra. Tiếp tục đến bệnh viện, lại một lần nữa Hoàng nghe thấy có người gọi bên đường "Anh gì ơi,em hỏi chút." Dừng xe lại ,định tấp vào lề thì nghe tiếng "Rầm", một cái giá đỡ bao xi măng ở công trình đằng trước rơi xuống. Nếu vừa nãy đi tiếp thì hẳn đã bị nó rơi trúng rồi. Hoàng quay lại phía lề đường thì người kia cũng biến mất. Sau nửa tiếng thì cậu cũng có mặt ở bệnh viện, đến chỗ Tâm để nghe rõ sự tình. Bác Liên hiện đã phẫu thuật xong,đang ở phòng hồi sức cấp cứu,tình trạng đã vượt qua cơn nguy kịch. Bất chợt, chuông điện thoại của Tâm reo lên, màn hình hiện hai chữ "Thầy Tuấn".





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gương