27.pp điều trị CMTH cao do loét dd-htt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 27: trình bày PP điều trị chảy máu tiêu hóa cao do loét dạ dày - HTT

- Chảy máu tiêu hoá cao (CMTHC) là tình trạng máu chảy từ lòng mạch vào ống tiêu hoá đoạn từ thực quản đến tá tràng. CMTHC là một cấp cứu nội, ngoại khoa, đòi hỏi phải chẩn đoán kịp thời, xử trí đúng, khẩn trương để tránh nguy hiểm tính mạng người bệnh.

NGUYÊN TẮC:

- Phục hồi thể tích máu đã mất và chống Shoock.

- Cầm máu.

- Điều trị nguyên nhân để đề phòng tái phát.

a. Hồi sức và chống sốc do mất máu nặng:

- cho bệnh nhân nằm đầu thấp

- Khó thở cho thở oxy.

- Đặt ngay ống thông Politen vào tĩnh mạch truyền dịch trong khi chờ truyền máu.

- Dịch truyền: Tốt nhất là dịch truyền cao phân tử: Dextrans, HEAS.Steril, nếu không có dùng Ringerlactat, Dextrose 5 %. Không dùng dung dịch ưu trương và các thuốc co mạch để nâng huyết áp như vì dễ gây hoại tử ống thận cấp.

Nếu mất máu nhiều, nặng phải truyền máu, tuỳ theo số lượng máu mất mà truyền nhiều hay ít. Nhìn chung nên truyền máu cho đến khi số lượng hồng cầu > 2,5 T/L, huyết áp tâm thu > 90mm Hg.

b. Mất máu vừa và nhẹ:

- để bệnh nhân nằm đầu thấp, yên tĩnh

- Truyền dịch: chủ yếu dùng Ringerlactat, Dextrose 5%.

- Điều trị nguyên nhân.

c. Điều trị theo nguyên nhân Loét:

- Cầm máu bằng nội soi: Với sự tiến bộ của nội soi điều trị, tiên lượng CMTHC đã được cải thiện rõ rệt. Qua nội soi có thể nhìn trực tiếp vị trí, nguyên nhân gây chảy máu và tiến hành cầm máu.

+ Phương pháp quang đông: dùng tia laser argon và YAG laser.

+ Phương pháp điện đông: dùng đầu dò đơn cực, hai cực, ba cực để cầm máu.

+ Phương pháp nhiệt đông: dùng catheter có đầu tận cùng nóng có phủ Teflor để giảm kết dính.

+ Kẹp cầm máu: Kẹp kim loại, chất dẻp kẹp trực tiếp vào mạch máu đang chảy.

+ Tiêm cầm máu: hiện nay được áp dụng rộn rãi ở nước ta, hiệu quả tương đối tốt. Các dung dịch thường dùng là: NaCl 9Ê, NaCl 3%, Adrelanin 1/10.000, cồn tuyệt đối, dung dịch gây xơ hoá: Dolyocanol 0,5% - 3%.

- dùng thuốc: ưu tiên thuốc giảm tiết acid chlohydrique = đg tiêm

+ Cimetidin 800mg/ngày tiêm bắp, tĩnh mạch hay truyền nhỏ giọt.

+ Zantac 300mg/ngày tiêm tĩnh mạch.

+ Pantolog 40mg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt.

Khi đi ngoài phân vàng chuyển đường uống.

d/ Chế độ chăm sóc, ăn uống:

- Hộ lý cấp I, nằm đầu thấp, yên tĩnh tại giường, tránh thay đổi tư thế bệnh nhân khi thăm khám.

- Ăn lỏng, nguột (tốt nhất sữa lạnh), khi ngừng chảy máu cho ăn thức ăn lỏng hoặc mềm, khi đi ngoài phân vàng ăn chế độ ăn bình thường.

e. theo dõi cầm máu:

- đặt ống thong vào dạ dày

- theo dõi mạch, HA, xét nghiệm CTM

f. Điều trị ngoại khoa:

- chảy máu nặng mà ko có máu hoặc dd thay thế máu

- Nội soi thấy máu phụt thành tia ko có phương tiện cầm máu

- điều trị Nội tích cực máu vẫn chảy

- TS chảy máu nhiều lần

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro