33.TCLS của loét dd-tt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 33: trình bày TC lâm sàng của loét dạ dày - tá tràng

1. ĐẠI CƯƠNG.

- Loét dạ dày tá tràng là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta.

- Loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính, diễn biến kéo dài, có tính chất chu kỳ.

- Loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí vào của niêm mạc dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với acid và pepsin. Vị trí thường gặp nhất của loét dạ dày là bờ cong nhỏ và hang vị.

- Hầu hết các trường hợp loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.

2. Triệu chứng lâm sàng:

a. Loét dạ dày:

- Triệu chứng chính là đau: Đau có tính chất chu kỳ, từng đợt. Vị trí đau có giá trị gợi ý vị trí ổ loét. Loét tâm vị, mặt sau dạ dày có thể đau khu trú ở phần trên thượng vị, bên trái, lan lên ngực trái (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim). Đau ngay sau khi ăn hoặc sau ăn 15 phút đến 1 giờ: loét ở tâm vị hoặc bờ cong nhỏ. Đau sau ăn 2- 3h: Loét Hang vị. Loét môn vị thường đau quặn không liên quan đến bữa ăn. Trong trường hợp đau cơn lan ra sau lưng cần kiểm tra tổn thương gây viêm tuỵ phản ứng.

- Rối loạn dinh dưỡng dạ dày: ợ hơi, nấc, nôn và buồn nôn. Nôn ra thức ăn là triệu chứng thường gặp. Nếu nôn ra thức ăn cũ đọng lại cần lưu ý hẹp môn vị.

- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn ruột ít thấy ở loét dạ dày hơn loét tá tràng. Có thể thấy chướng hơi, táo bón, đau dọc theo khung đại tràng, một số trường hợp có ỉa phân lỏng, nát làm nhầm với viêm đại tràng.

- Có thể có ợ chua, ợ nóng kèm theo: một số trường hợp loét dạ dày tá tràng biểu hiện đầu tiên với triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá; nôn máu, ỉa phân đen.

- Thăm khám bụng trong cơn đau:

+ Co cứng cơ bụng vùng thượng vị, ấn vào vùng này có cảm giác đau tăng lên, khi hết cơn đau các biểu hiện này giảm dần.

+ Có thể thấy dấu hiệu lọc sọc do ứ đọng thức ăn ở dạ dày. Trường hợp hẹp môn vị lắc bụng bệnh nhân thấy tiếng óc ách rõ.

- Các triệu chứng trên ngoài cơn đau hầu như không thấy gì.

b. Loét hành tá tràng:

- Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18-40. Tổn thương khu trú ở hành tá tràng thành sau hoặc thành trước, loét ở tá tràng các đoạn I, II.

Triệu chứng chính:

- Đau bụng vào lúc đói (sau khi ăn 2-3 giờ) hoặc đau vào ban đêm. Tính chất, cường độ đau thay đổi, từ ê ẩm đến dữ dội, đau mang tính chất chu kỳ rõ rệt theo thời gian trong ngày, theo mùa trong năm.

- Đau rát bỏng, nóng ở vùng thượng vị lệch sang phải là triệu chứng sớm của bệnh.

- Nôn và buồn nôn cả lúc đói.

- Ợ chua trong thời kỳ tiến triển, người bệnh thấy cồn cào, ăn một chút vào thấy dễ chịu hơn.

- Những rối loại thần kinh thực vật và ruột thấy rõ: Chướng hơi, ợ hơi, táo bón do rối loạn nhu động ruột.

Thăm khám bụng trong cơn đau:

- Có thể thấy co cứng vùng thượng vị, lệch sang phải. Tăng cảm giác đau khi sờ nắn vào vùng thượng vị. Tùy theo vị trí của ổ loét ở thành trước hoặc thành sau mà vị trí đau lan ra trước, sau hoặc lan toả xung quanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro