tai dinh cu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ban hành Bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng

Cập nhật ngày 09-02-2010

(SQHKT) - UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ban hành Bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) chưa được cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn thành phố.

Quyết định này quy định về bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn thành phố; được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và các cá nhân, tổ chức đang thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, giá cho thuê đối với biệt thự hạng I là 11.300 đồng/m2/tháng, hạng II là 13.500 đồng/m2/tháng, hạng III là 15.800 đồng/m2/tháng và hạng IV là 24.800 đồng/m2/tháng; giá cho thuê đối với nhà ở thông thường cấp I là 6.800 đồng/m2/tháng, cấp II là 6.300 đồng/m2/tháng, cấp III là 6.100 đồng/m2/tháng và cấp IV là 4.100 đồng/m2/tháng.

Trong trường hợp Nhà nước có điều chỉnh tăng tiền lương cơ bản, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ có văn bản thông báo điều chỉnh tăng mức giá cho thuê nhà ở tương ứng với tỷ lệ tăng tiền lương.

Ngoài ra, giá cho thuê nhà ở còn được điều tiết trong trường hợp hộ sử dụng tiết kiệm một phần diện tích khuôn viên hoặc một phần diện tích sử dụng để tự kinh doanh hoặc cho thuê lại đối với nhà biệt thự, nhà phố có vị trí mặt tiền đường (không áp dụng điều tiết đối với nhà phố có vị trí trong hẻm) có một phần diện tích tiết kiệm để tự kinh doanh hoặc cho thuê lại (kể cả trường hợp cho thuê khuôn viên đất).

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 13/2/2010 và thay thế Quyết định số 1753/QĐ-UB-QLĐT ngày 23/11/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố về giá cho thuê nhà ở áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quyết định số 118/TTg ngày 27/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ.

HT

Giải thích rõ về tái định cư tại chỗ

02/08/2009 09:15

Xoá bỏ nhà chung cư cũ nát nguy hiểm đang là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2015 - Ảnh tư liệu của VnEconomy

UBND TP Hà Nội cho rằng không nên quan niệm tái định cư tại chỗ là hộ dân ở nhà nào, phá đi xây mới rồi lại quay về chính nhà đó. TP đề xuất việc tái định cư có thể thực hiện tại một khu nhà xây dựng trong chính khu ở đó với các điều kiện ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt hơn.

Các nhà cũ khi phá đi được xây thành các tổ hợp nhà ở có tầng cao hợp lý, có quỹ đất dôi dư để chuyển đổi mục đích sử dụng sang cây xanh, bãi đỗ xe. UBND TP khẳng định những công trình này vừa cải thiện điều kiện sống cho dân cư, không làm tăng áp lực dân số, đồng thời tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện cân đối tài chính, bù đắp chi phí khi đầu tư cải tạo chung cư cũ.

Đó là những đề xuất của UBND TP Hà Nội khi báo cáo HĐND TP việc cải tạo xây dựng chung cư cũ, trong đó cho biết quá trình triển khai đã phát sinh mâu thuẫn, trái chiều với chủ trương giãn dân khỏi khu vực nội thành và đề xuất một số thay đổi nhằm giải quyết việc này.

Theo đó, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng số căn hộ. Theo quy định, diện tích các căn hộ được xây dựng mới lớn hơn diện tích căn hộ trước đây (ít nhất 1,3 lần), số lượng các hộ dân cũng tăng dẫn đến tăng số căn hộ phục vụ tái định cư sau khi cải tạo.

Mặt khác, sau khi cải tạo chung cư cũ, không thể bố trí các hộ dân ở tầng 1 như trước, điều này làm tăng hệ số tầng. Chưa kể để đảm bảo khai thác lợi ích từ dự án để tự cân đối tài chính, các doanh nghiệp buộc phải xây thêm tầng để kinh doanh (dịch vụ hoặc để ở). Trong dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ (khoảng 57.000m2), ban đầu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khoảng 4.000 nhân khẩu, nay dự án biến thành khu ở và kinh doanh với quy mô khoảng 9.300 người.

UBND TP Hà Nội nhận định nếu tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, tuân thủ yêu cầu giãn dân ra khỏi khu vực nội ô sẽ không đạt được sự đồng thuận của 2/3 dân cư tại khu chung cư cải tạo, không giải được bài toán cân đối tài chính cho doanh nghiệp.

DiaOcOnline.vn - Theo Địa Ốc TTO

Tái định cư tại chỗ - Bài học từ Than Uyên

Thái Sinh (24/04/2009 09:51)

Gửi cho bạn bè

Lưu lại để đọc

In trang này

http://www.baomoi.com/

Cuộc sống người dân nơi bản mới

Hai NM thuỷ điện Huội Quảng và Bản Chát do TCty Điện lực I khởi công tháng 1/2006 tại huyện Than Uyên (Lai Châu) trên dòng Nậm Mu. Việc di chuyển 21.000 dân phục vụ xây dựng 2 NM thuỷ điện này đang đặt ra nhiều dấu hỏi lớn.

Nằm dưới lòng hồ 2 công trình thuỷ điện này có 11 xã, 71 bản với 3.486 hộ, trong đó huyện Than Uyên có 1.930 hộ, huyện Tân Uyên có 1.556 hộ với trên 21.000 dân sống dọc hai ven bờ dòng Nậm Mu của hai huyện Than Uyên và Tân Uyên phải ra đi đến nơi ở mới. Trong 11 xã phải di dân có hai xã Tà Mít (Tân Uyên), Pha Mu (Than Uyên) phải di chuyển 100%, còn các xã khác di chuyển một nửa, ít cũng vài chục nóc nhà. Tháng 11/2007, Lai Châu thông qua bản qui hoạch tổng thể, đầu năm 2008 lập qui hoạch chi tiết các điểm TĐC, dự kiến sẽ tiến hành di dân trong hai năm 2008- 2009.

Tháng 1/2007 hai bản Đốc và bản Chát với 106 hộ, 547 khẩu đã tiến hành di dân để xây dựng mặt bằng NM, đường sá, bãi tập kết vật liệu, máy móc...Cho đến nay, hai điểm tái định cư trên, cuộc sống của người dân đã tạm thời ổn định. Đầu năm 2009 tiếp tục di dời 231 hộ của hai xã Tà Hừa và Mường Kim đến nơi ở mới. Trong đó 189 hộ của các bản: Thẩm Phé, Hàng, Vi, Nà Then, Nà Hày của xã Mường Kim TĐC tại chỗ và di cư nội xã. Bản Tả Vải xã Tà Hừa do không có quĩ đất nên phải di dân 42hộ lên bản Tác Xôm (Tân Uyên). Định mức đất ở cho mỗi hộ từ 450- 500m2, đất SXNN từ 1-1,2 ha, trong đó ruộng nước 0,2 - 0,35 ha, tuỳ theo quĩ đất của từng điểm TĐC.

Việc xây dựng khu TĐC là cơ hội để xây dựng mô hình bản Thái hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét văn hoá nhà sàn truyền thống về không gian kiến trúc, nếp sinh hoạt nhà sàn của bà con. Các ngôi nhà được bố trí theo hàng, trước mỗi dãy nhà là đường đổ bê tông có rãnh thoát nước, chuồng trại chăn nuôi và vườn rau nằm phía dưới nhà, các hộ không còn nhốt gia súc dưới gầm sàn như trước.

Dự kiến hết năm 2009 xây dựng 5 khu TĐC, với 30 điểm nhằm bố trí 2.218 hộ. Trong đó chủ yếu TĐCnội huyện, riêng khu TĐC Thân Thuộc (Tân Uyên) có 7 điểm nhằm đón 708 hộ, cự ly di dân gần 50km nên có khó khăn nhất định đối với người dân. Số hộ di chuyển năm 2009 dự kiến là 1.881 hộ. Số hộ còn lại sẽ được di chuyển hết trong năm 2010. Như vậy, việc xây dựng những khu TĐC tại chỗ không khó, điều khó khăn nhất là người dân sẽ sống bằng gì sau TĐC?

Nhưng vấn đề quan trọng nhất là tổ chức SX cho người dân ở các điểm TĐC thì không đơn giản. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu là trồng lúa nước, mặc dù di dân trong nội vùng khả năng khai hoang ruộng nước ở các điểm TĐC có thể cấp cho mỗi hộ từ 0,2- 0,35 ha là điều không khó. Nhưng phải mất hàng chục năm nữa mới có thể biến ruộng mới khai hoang trở nên thuần thục. Hai điểm TĐC có số dân đông là Bản Chát và Tác Xôm hiện đang thiếu nước SX trầm trọng. Ruộng ở đây chỉ cấy được vụ mùa, chủ yếu dựa vào nước trời, công trình thủy lợi Nậm Mở dài 20km, với số vốn dự toán ban đầu là 170 tỷ, nhằm tưới nước cho 700 ha ruộng ở khu vực TĐC Tà Mung và Bản Chát hiện nay vẫn chưa khởi công.

Trưởng bản Hoàng Văn Mầng gương mặt đen sạm cho tôi hay: Nhà mình ở bản cũ mỗi năm thu trên 10 tấn thóc, không lo đói. Bây giờ ruộng được chia rồi nhưng không đủ nước cấy. Bà con vẫn về bản cũ làm, nhưng khi nước hồ dâng thì không biết sống thế nào...May chăng phát triển chăn nuôi đại gia súc ở khu TĐC còn có cơ hội phát triển, do lợi thế đồng cỏ. Hai điểm TĐC Huổi Quảng và Bản Chát đã mua trên 300 con trâu, bò sinh sản, nhiều hộ nuôi 3- 4 con bước đầu đã có thu nhập từ chăn nuôi.

Dự án ĐHQG Hà Nội: Tái định cư tại chỗ là "chìa khoá"

(Dân trí) - Tập trung vào khâu then chốt trong GPMB mà "chìa khoá" là tái định cư tại chỗ là nhiệm vụ đã được BQLDA đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc xác định cho một dự án "rùa" kéo dài suốt 6 năm qua.

>> Bộ Xây dựng nhận lại dự án ĐHQG Hà Nội

Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi dự án vào năm 2003. Theo đó, diện tích đất sử dụng là 1000ha tại Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.

Đây là dự án "khổng lồ" với 13 dự án thành phần, nhu cầu vốn tại thời điểm phê duyệt năm 2003 là 7.230 tỷ đồng, tiến độ đến năm 2015 hoàn thành. Cuối năm 2008, chủ đầu tư dự án đã chuyển từ ĐHQG Hà Nội sang Bộ Xây dựng.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc, đến thời điểm chuyển giao chủ đầu tư, hầu hết các dự án thành phần đều vẫn nằm trong giai đoạn GPMB, hoàn thiện thủ tục pháp lý, hoàn tất công việc để chuẩn bị đầu tư...

Có 2 dự án thành phần là dự án GQ-HN05 và GQ-HN06 đang triển khai thi công một số công trình dở dang hiện đang tạm dừng.

Như vậy, đến thời điểm bàn giao dự án vẫn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 để quản lý xây dựng theo quy hoạch và cũng chưa lập dự án đầu tư chung để xác định tổng mức đầu tư, phân kỳ đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

BQLDA cho biết, từ nay đến năm hết 2009, bên cạnh việc điều chỉnh quy hoạch chung và lập quy hoạch chi tiết 1/2000, lập dự án đầu tư xây dựng, xác định lại tổng nhu cầu vốn của toàn bộ dự án để báo cáo Thủ tướng vào tháng 12/2009... thì công tác đền bù, GPMB là nhiệm vụ rất quan trọng.

Theo đó, nhiệm vụ đề ra hoàn thành công tác kiểm đếm áp giá và đền bù xong trong năm 2009, hoàn chỉnh hồ sơ làm thủ tục chuyển nhượng chủ đầu tư thứ cấp tiêu dự án tái định cư tại chỗ cho UBND huyện Thạch Thất theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ; Đẩy nhanh công tác GPMB với "chìa khoá" là tái định cư tại chỗ...

ĐHQG Hà Nội: Sớm nhất là năm 2017 hoàn thành

Cập nhật: 21/09/2009 - 20:09 GMT-6

Tham gia thảo luận bài này Bản in

"Nhanh nhất cũng phải mất 7 năm, tính từ lúc việc điều chỉnh tiến độ dự án được phê duyệt (năm 2010) thì mới hoàn thành, chậm hơn tiến độ 2 năm" - ông Bùi Đức Hưng, Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội đã chia sẻ với Dân trí.

>> Dự án ĐHQG Hà Nội: Tái định cư tại chỗ là "chìa khoá"

Dự án đại học quốc gia không thể hoàn thành vào năm 2015.

Trải qua 6 năm triển khai dự án nhưng tiến độ không được như mong muốn. Theo ông, lỗi chính là do đâu?

Dự án triển khai chậm có nguyên nhân khách quan trong công tác đền bù, GPMB, công tác quản lý quy hoạch và một số điều kiện huy động vốn. Về mặt chủ quan, trình độ quản lý không tương ứng với quy mô của dự án lớn như vậy.

Xuất phát từ việc đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển chủ đầu tư từ ĐHQG Hà Nội sang Bộ Xây dựng. Tôi tin tưởng rằng với mô hình quản lý mới, dự án sẽ được đẩy nhanh hơn.

Mô hình quản lý mới mà ông nói cụ thể là gì?

Bộ Xây dựng đã thành lập một ban quản lý dự án trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại Trung tâm Phát triển và quản lý đô thị đại học tại Hoà Lạc và các Ban quản lý dự án thành phần, đồng thời bổ sung cán bộ mới, hình thành một ban quản lý thống nhất do bộ chỉ đạo.

ĐHQG Hà Nội là đơn vị quản lý vận hành sau này sẽ tham gia cùng Bộ Xây dựng quản lý điều hành dự án.

Với một chủ đầu tư mới và mô hình quản lý mới, tiến độ triển khai dự án này sẽ ra sao?

Khi chúng tôi tiếp nhận dự án này thì đã chậm mất 6 năm. Trong điều kiện hiện nay, nếu được Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù như ưu đãi với nhà thầu, sử dụng hình thức chỉ định thầu, cơ chế huy động vốn... chúng tôi hi vọng có thể rút ngắn thời gian nhưng cũng không thể đúng tiến độ như đã đề ra.

Hiện chúng tôi đang làm điều chỉnh dự án, về quy mô diện tích thì dự án tương đương với một quận nội thành, quy mô dân số thì tương đương với đô thị loại 4. Nhanh nhất cũng phải mất 7 năm, tính từ lúc việc điều chỉnh tiến độ dự án được phê duyệt (khoảng năm 2010) thì mới hoàn thành, nghĩa là chậm hơn tiến độ 2 năm.

Hiện nay, dự án vẫn đang trong giai đoạn đền bù, GPMB. Đây là trở ngại của hầu hết các dự án hiện nay. Nếu không có những đột phá, e rằng sẽ khó thực hiện...?

Ông Bùi Đức Hưng.

Trong công tác đền bù, GPMB và tái định cư, chúng tôi xác định tái định cư tại chỗ là chìa khoá giải quyết vấn đề. Sau khi kiểm đếm, hoàn chỉnh hồ sơ đền bù trong năm nay, chúng tôi sẽ tăng tốc xây dựng nhà tạm cư trước khi tái định cư vào năm 2010. Đồng thời, xin Thủ tướng cho phép chuyển giao chủ đầu tư thứ cấp dự án tái định cư tại chỗ cho UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội).

Tôi hi vọng với cơ chế thông thoáng, nhất là khi đã có nghị định 69 mới của Chính phủ về đền bù, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất và một số cơ chế khác như khuyến khích đào tạo nghề... sẽ tạo được môi trường thông thoáng để thực hiện GPMB.

Tổng nhu cầu vốn cho dự án ban đầu là hơn 7,2 nghìn tỷ. Trong thời điểm hiện nay, số vốn đó liệu có đủ?

Báo cáo tiền khả thi mà chính phủ phê duyệt từ năm 2003 có nhu cầu vốn là 7,2 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm này, đã có sự thay đổi về giá cả. Thứ nữa, chúng tôi đang điều chỉnh lại dự án, có thể phải thay đổi về quy mô.

Đó là do một số trường, một số khoa của ĐHQG Hà Nội đã được thành lập mới phải đầu tư thêm và một số công trình về hạng mục xã hội trong khu đô thị Hòa Lạc này cũng chưa được đề cập tới nên phải bổ sung vào.

Vì thế, chắc chắn tổng mức đầu tư không phải 7.230 tỷ. Có người nói sẽ phải là 1 tỷ USD, người nói hơn 1 tỷ USD... nhưng con số ấy chỉ được chuẩn hoá khi lập xong dự án đầu tư. Với mức độ trượt giá bình quân hàng năm khoảng 12,13 - 19%, ta cũng có thể nhẩm tính được giá trị mới sẽ như thế nào?

Nguồn vốn sẽ được huy động từ đâu, thưa ông?

Cơ bản là nguồn vốn ngân sách, ngoài ra cũng có những nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả nguồn vốn chuyển nhượng từ cơ sở vật chất của ĐHQG Hà Nội để bổ sung vốn.

Xin cảm ơn ông!

Lan Hương (thực hiện)

Trao "sổ đỏ" cho 39 hộ dân tái định cư tại chỗ tại phường Bách Khoa

Chiều nay (5/10), 39 hộ dân thuộc các tổ 25, 26, 27 cụm 5 phường Bách Khoa được tái định cư tại chỗ trong dự án nhà ở lô 8C dự thuộc dải đất Nam Đại Cồ Việt (phường Bách Khoa-quận Hai Bà Trưng) đã được nhận "sổ đỏ". Đây là chủ trương của UBND quận Hai Bà Trưng nhằm khuyến khích người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng khi bị thu hồi đất, tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước...

Đại diện Tổ công tác GPMB quận Hai Bà Trưng cho biết, để thực hiện dự án nhà ở cao tầng thuộc dải đất phía Nam Đại Cồ Việt, UBND Thành phố đã có quyết định thu hồi 38.377m2 thuộc các tổ 25, 26, 27 cụm 5 phường Bách Khoa. Thời gian qua, cùng với quá trình triển khai công tác GPMB, chủ đầu tư là Công ty Tu tạo & Phát triển nhà (thuộc TCTy ĐT&PT nhà Hà Nội) cũng đã tích cực triển khai xây dựng các khu nhà ở để bố trí tái định cư cho người dân trong diện bị thu hồi đất.

Theo ông Nguyễn Sỹ Duy Hoài, Phó giám đốc BQLDA Nam Đại Cồ Việt, đến nay, chủ đầu tư đã xây dựng xong nhà 8C cao 15 tầng gồm 151 căn hộ phục vụ công tác tái định. Đồng thời, UBND quận Hai Bà Trưng đã có quyết định phê duyệt phương án đền bù-GPMB đợt 1 cho 47 hộ gia đình, trong đó có 39 hộ dân tại các tổ 25-26-27 (cụm dân cư số 5 phường Bách Khoa) được mua nhà tái định cư tại chỗ. Để tạo thuận lợi nhất cho các hộ dân thuộc diện di chuyển phục vụ GPMB, quận cũng chỉ đạo các phòng chức năng nghiên cứu cấp ngay "sổ đỏ" cho các hộ này. Sau khi nhận GCN, các hộ dân này có đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật Đất đai 2003 như được chuyển đổi, chuyển nhượng nhà, cho thuê hay cho thuê lại; được thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở, thế chấp...

Tại buổi lễ, ông Hoàng Phê, chủ căn hộ số 1208-tầng 12 lô 8C đại diện cho 39 hộ dân được nhận "sổ đỏ" thuộc dự án Nam Đại Cồ Việt tỏ ra rất phấn khởi: "Chúng tôi rất bất ngời vì quá trình cấp "sổ đỏ" lại nhanh như vậy. Đây là bước quan trọng để mỗi người trong khu nhà nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bản thân tôi cho rằng, nếu mỗi người dân tuân thủ pháp luật sẽ góp phần làm đẹp thành phố. Mất đi một khu nhà nhếch nhác và thêm được một toà nhà mới cũng là góp phần cho Thủ đô thêm văn minh, hiện đại".

Cũng theo Tổ công tác GPMB quận Hai Bà Trưng, trong các ngày qua, đã có rất đông bà con trong diện di dời GPMB giai đoạn 2 của dự án này đã bày tỏ nguyện vọng được sớm bàn giao mặt bằng, tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai tiếp dự án. Ông Lâm Anh Tuấn-Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định, đó chính là hiệu ứng từ kết quả GPMB đợt 1. Ngay trong tuần này, quận sẽ phê duyệt phương án đền bù hỗ trợ di chuyển đối với 59 hộ dân này. Và ngay khi các hộ này đến nơi tái định cư mới, quận sẽ tổ chức cấp "sổ đỏ" để bà con yên tâm sinh sống, ổn định sản xuất.

Hjsh;

Cơ chế nào cho cải tạo chung cư cũ ? Cập nhật: 5/28/2009 9:40:26 AM

Một thực tế đang diễn ra đối với các dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội là, mỗi khi chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thuyết phục một bộ phận người dân, không chỉ nhắm vào việc điều chỉnh quy hoạch, các chủ đầu tư thường chọn ngay giải pháp làm tờ trình lên các cơ quan chức năng và TP để xin một cơ chế đặc biệt cho riêng mình.

Hết điều chỉnh quy hoạch lại đến xin cơ chế riêng

Về nguyên tắc, việc cải tạo bất kể chung cư cũ nào trên địa bàn cũng đều phải áp dụng theo chủ trương của Nghị quyết 34 của Chính phủ, chính sách, cơ chế thể hiện tại các văn bản của Bộ Xây dựng và Quyết định 48/2008/QĐ-UB về cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên với cách làm của các chủ đầu tư như trên, hết xin điều chỉnh quy hoạch lại xin cơ chế riêng, họ đã tạo ra sức ép, buộc các cơ quan chức năng phải xem xét để phá vỡ các nguyên tắc quy định của các văn bản pháp quy và quy hoạch đô thị với các tiêu chí, quy chuẩn mang tính quốc gia. Nhiều cán bộ quản lý của các quận đều than rằng, mỗi khi xuất hiện thông tin về việc xin cơ chế đặc thù ở dự án này, thì cư dân của khu chung cư khác đang trong quá trình triển khai dự án cải tạo, xây mới cũng lại mong ngóng, so bì. Không những thế, khi cơ chế chung không được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn, việc đấu tranh của người dân để bảo đảm quyền lợi chính đáng theo đúng quy định của pháp luật đã bị lợi dụng, biến tướng thành những cuộc "mặc cả" khó có hồi kết. Cơ chế riêng song hành với cơ chế chung đã tạo ra những bất cập trong quá trình cải tạo lại chung cư cũ, chung cư nguy hiểm. Đây cũng là yếu tố làm tăng thêm những thắc mắc, dẫn đến thiếu đồng thuận trong người dân của các khu chung cư trong diện phải cải tạo, xây mới.

Nếu tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia thì DN kêu không cân đối được tài chính. Nhưng nếu quy hoạch "lùi bước" thì hậu quả là khôn lường. Cho dù có được cải tạo, nâng cấp thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng không thể đáp ứng nổi áp lực dân cư gia tăng theo cấp số nhân. Dưới góc độ chuyên môn, KTS Nguyễn Hồng Thục (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cũng bày tỏ thái độ rất lo lắng về hậu quả khi các dự án cải tạo các chung cư cũ, "vô tư" nâng tầng mà không tính đến việc hạ tầng phải oằn lưng dưới gánh nặng gia tăng dân số của khu vực. Nhiều người cũng rất băn khoăn vì thực tế các DN chỉ lo cho bản thân của dự án, còn hạ tầng của khu vực xung quanh thì dồn cho Nhà nước với rất nhiều vấn đề khó khăn như vốn, GPMB...

Có nên để người dân lựa chọn chủ đầu tư?

Theo quy định của Luật Xây dựng, đối với chung cư cũ nguy hiểm, có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu thay vì đấu thầu như các dự án đầu tư xây dựng thông thường. Hà Nội đã cho phép áp dụng cơ chế người dân tự lựa chọn chủ đầu tư (nhà B6 Giảng Võ). Cách làm này cũng có thể có những ưu điểm riêng. Đặc biệt là được sự đồng thuận cao của nhân dân. Tuy nhiên dù là chính quyền đứng ra lựa chọn hay người dân tự tìm chủ đầu tư thì đều cần có sự "đảm bảo" của việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành, tuân thủ quy hoạch, cơ chế chung đang áp dụng cho tất cả các dự án cải tạo chung cư cũ , nguy hiểm trên địa bàn TP. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định cụ thể về cam kết trách nhiệm giữa các bên khi áp dụng phương thức người dân tự lựa chọn.

Theo một cơ chế chung

Trao đổi với một số nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng một mặt bằng, một cơ chế chung cho tất cả các dự án trên địa bàn. Sự khác biệt, có chăng chỉ nên là các khoản hỗ trợ như hỗ trợ tạm cư. Nhà nước với vai trò cân đối cho tất cả các dự án trên địa bàn có thể thu nhiều hơn ở các dự án có vị trí đắc địa, từ đó tạo nguồn vốn để bù đắp cho các dự án khó khăn hơn. Hay có thể bù đắp cho DN bằng việc giao các dự án phát triển đô thị khác.

Đặc biệt chúng ta phải thay đổi quan niệm, cách thức đối với vấn đề tái định cư đối với các dự án cải tạo chung cư cũ. Tái định cư tại chỗ là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự đồng thuận trong cư dân tại chung cư cũ, nguy hiểm. Hầu hết người dân không muốn thay đổi chỗ ở vì thói quen, vì chuyện học hành của con trẻ, công ăn việc làm... Nhưng nếu cứ giữ mãi quan niệm tái định cư tại chỗ theo kiểu "bất di, bất dịch", ở nhà nào, phá đi xây mới rồi lại quay lại chính nhà đó, thì không thể thật sự tạo ra sự thay đổi cho toàn bộ khu ở.

Tại chỗ - có thể vẫn là xây dựng chung cư mới cao tầng hơn, nhưng 2 - 3 khu cũ sẽ cùng tái định cư về một khu mới. Quỹ đất ở dôi dư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang dịch vụ, thương mại... Khu ở cũ cần phải được quy hoạch lại tổng thể, có thể sắp đặt lại vị trí các công trình sao cho hiệu quả, hợp lý nhất. Cũng ngần ấy đất nhưng phải có thêm các công trình dịch vụ, thương mại, công cộng, cây xanh. Các công trình này vừa làm tăng thêm giá trị cho khu ở, không làm tăng áp lực dân số và cũng để các DN có điều kiện cân đối về kinh tế, bù đắp cho chi phí đầu tư xây mới quỹ nhà ở đã cũ nát, xuống cấp.

hực hiện chủ trương xây dựng, chỉnh trang đô thị, đưa TP Huế đến gần hơn thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 29.12.2006, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống nhất xây dựng Khu tái định cư Lịch Đợi phục vụ chủ yếu cho người dân phường Phường Đúc và xã Xuân Thủy thuộc TP Huế. Dự án được triển khai từ đó đến nay nhưng vẫn gặp nhiều bế tắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) cũng như xây dựng cơ bản (XDCB). Nhóm phóng viên ĐS&PL đã có cuộc mục sở thị dự án và ghi lại những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế tắc trên.

Quy trình, thủ tục... ngược

Ngày 29.12.2006, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định số 3012/QĐ - UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu tái định cư Lịch Đợi. Quyết định này hầu như bỏ ngỏ, bất khả thi. Vì sau đó gần 2 năm, ngày 22.8.2008, UBND tỉnh lại có tiếp Quyết định số 1885/QĐ - UBND phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lịch Đợi giai đoạn I mà không hề nhắc đến nội dung của quyết định tổng thể trước đó. Theo Quyết định 1885 thì quy mô đầu tư dự án là: 13.235 triệu đồng trên diện tích 18ha; chủ đầu tư được giao cho Ban đầu tư xây dựng giao thông thuộc Sở GT - VT Thừa Thiên - Huế. Đây là dự án nhằm chỉnh trang đô thị và phục vụ mặt bằng khai thông mặt bằng phía Nam cầu đường bộ Bạch Hổ qua Sông Hương. Trên cơ sở Quyết định 1885, ngày 31.3.2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 683/QĐ - UBND thu hồi 20.447,7m2 đất tại xã Xuân Thủy và phường Phường Đúc. Trong số đó có 19.330m2 đất do các hộ gia đình đang sử dụng làm đất ở và sinh hoạt. Điều lạ thay, khi cả 2 quyết định 1885 và 683 chưa được khai sinh, nhưng trước đó, ngày 18.8.2008 UBND TP Huế đã có Quyết định số 1839 phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Và trước đó nữa, ngày 8.7.2008, Ban Đầu tư - Xây dựng đã có Thông báo số 438 thông báo về việc thực hiện dự án này. Phải chăng cả UBND TP Huế và Ban ĐT - XD biết trước sự ra đời của Quyết định 1885 nên đã đi tắt, đón đầu(!?). Cũng may là sau khi ban hành văn bản họ đã không công khai và gửi đến tận tay người dân mà chỉ "bỏ túi" để làm căn cứ pháp lý đối phó khi nhân dân yêu cầu đến trình tự, thủ tục. Người dân xã Xuân Thủy và phường Phường Đúc chỉ biết sơ qua về dự án thông qua một cuộc họp dân vào ngày 30.9.2008.

Và sau cái ngày gặp dân ấy, mọi việc về triển khai dự án như trầm lắng xuống. Anh Nguyễn Mạnh Tràng trú tại Phường Đúc cho hay: "Chúng tôi cứ tưởng dự án đã ngưng hoặc hủy bỏ nên cứ yên tâm sinh hoạt bình thường. Ai ngờ dự án lại vẫn tiếp tục". Đến hơn 1 năm sau (tháng 10.2009), người dân vô tình thấy biểu giá đền bù GPMB treo tại UBND xã và phường theo Quyết định 1597 của UBND TP Huế. Người dân đồng loạt phản ứng, viết đơn kiến nghị lên các cấp. Thấy đuối lý, ngày 9.11.2009, UBND TP Huế lại ban hành Quyết định 2720 điều chỉnh, bổ sung giá trị bồi thường.

Dân bất bình

Dự án 1 phần phục vụ cầu đường bộ Bạch Hổ

Trên cơ sở Quyết định 5720, cuối năm 2009, Ban ĐT - XD đã ban hành nhiều văn bản gửi đến các hộ dân yêu cầu bàn giao mặt bằng, di chuyển đến nơi ở mới(?!). Hầu hết những hộ dân ở đây đều thuộc diện bị thu hồi hết đất ở và phải phá bỏ công trình nhà cửa, họ cùng có nguyện vọng được tái định cư tại chỗ (mua lại nhà hoặc bồi thường nhà ngay trong Khu tái định cư Lịch Đợi). Tuy nhiên, cho đến nay, hình thù của dự án vẫn còn nằm nguyên trên giấy. Thế là, người dân chỉ biết là họ sắp bị đuổi đi còn nơi đến thì chưa rõ ràng.

Khi tiếp xúc với chúng tôi, những người dân bị ảnh hưởng tỏ ra rất bằng lòng và hưởng ứng chủ trương chỉnh trang đô thị, xây dựng khu tái định cư, thay thế những ngôi nhà đang ở thiếu quy hoạch. Nhưng điều mà họ đồng thuận phản ứng là dự án từ khi hình thành cho đến trong quá trình trên khai thiếu công khai, minh bạch. Người dân thiếu thông tin hoàn toàn về dự án. Ông Nguyễn Trung Thành trú tại 1A/1 đường Lịch Đợi (TP Huế) thẳng thắn: "Tôi là bộ đội về hưu, vợ là thương binh 4/4, tài sản lớn nhất hiện nay là ngôi nhà. Nay nhà nước có chủ trương thu hồi để chỉnh trang đô thị, gia đình tôi hoàn toàn đồng tình. Nhưng di dời đến đâu, đền bù thế nào là phải hợp lòng dân và đúng pháp luật. Còn ở đây, cán bộ họ làm việc tùy tiện, muốn đuổi dân ra khỏi nhà là đuổi, như thế là không được". Còn bà Nguyễn Thị Hà (75 tuổi) trú tại 54/38 đường Bùi Thị Xuân: "Gia đình bên cạnh có giấy CNQSDĐ được đền 700.000 đồng/m2. Còn gia đình tôi ở ổn định lâu dài, đến nay chưa có Giấy CNQSDĐ là lỗi của chính quyền và chỉ được đền bù 38.000 đồng/m2. Rõ ràng họ không hiểu luật, làm việc tùy tiện. Hầu như họ không công khai gì cả". Do người dân yêu cầu nhiều lần, ngày 7.8.2009, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (gọi tắt là BTGPMB) TP.Huế mới tổ chức họp dân lần thứ 2. Tại cuộc họp này, đại diện Hội đồng BTGPMB cũng đã công khai xin lỗi người dân về cách làm vội vàng, không đúng quy trình của mình và yêu cầu các hộ dân có thắc mắc viết đơn và hứa sẽ xem xét, điều chỉnh. Khi đơn kiến nghị của các hộ dân chưa được trả lời thì ngày 24.12.2009, các hộ dân ở đây lại nhận được Công văn số 896/CV - ĐT&XDGT của Ban ĐT - XD (đơn vị được giao làm chủ đầu tư) yêu cầu các hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.

Áp giá đền bù chưa hợp lý!

Cho đến nay, gần hết quý I năm 2010, người dân ở Phường Đúc và Xuân Thủy vẫn chưa nhận được quyết định chính thức về việc thu hồi đất của họ, ngoại trừ Quyết định 683 thu hồi tổng thể toàn khu vực triển khai dự án. Thế nhưng Ban ĐT - XD lại có văn bản yêu cầu người dân đến nhận tiền đền bù theo biểu giá của năm 2009 và đe dọa sẽ tiến hành cưỡng chế nếu không chấp hành. Cho đến tại thời điểm này, tất cả người dân bị ảnh hưởng chưa nhận được bất kỳ quyền lợi nào liên quan. Vì vậy, họ yêu cầu UBND TP Huế phải thực hiện việc đền bù cho họ giá đất tại thời điểm hiện nay (năm 2010). Điều này hoàn toàn có cơ sở. Quyết định 683 là văn bản thu hồi đất tổng thể dự án chứ không phải là quyết định thu hồi cụ thể từng hộ dân nên không thể xem đó là thời điểm tính giá đất bồi thường. Nhưng nếu chủ đầu tư và Hội đồng ĐBGPMB vẫn xem đó quyết định duy nhất để lấy cơ sở tính thời điểm áp giá đền bù thì cũng trái với Nghị định 197/NĐ - CP của Chính phủ. Tại Mục a, Khoản 2, Điều 9 của nghị định này ghi rõ: "Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường". Vì vậy, đến nay, sau 1 năm kể từ khi có quyết định thu hồi, người dân vẫn chưa được nhận tiền, đất và các quyền lợi khác là lỗi thuộc về Hội đồng BTGPMB, chủ đầu tư và UBND TP Huế. Việc chậm trễ này không thể quy cho người dân được. Như vậy, Hội đồng ĐBGPMB phải điều chỉnh lại giá đền bù theo giá đất năm 2010 mới phù hợp.

Dự án triển khai chậm, công tác BTGPMB cũng chậm và người dân tiếp tục chờ đợi chủ trương đúng, chờ đợi một nơi ở mới ổn định. Đã gần 4 năm kể từ khi Quyết định 3012 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra đời, dự án vẫn còn nằm trên giấy. Phải chăng dự án chậm vì vốn nó đã mang cái tên không thể nhanh hơn được - Lịch Đợi?

http://www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=570&news_id=2767#content

Xây dựng 4.200 căn hộ tái định cư

Cập nhật ngày 04-09-2009

Đây là dự án xây dựng căn hộ tái định cư thứ hai được khởi công sau dự án 17,3 ha An Phú-Bình Khánh thuộc quỹ 12.500 căn hộ phục vụ việc tái định cư tại chỗ cho người dân bị giải tỏa của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Sáng 3-9, dưới sự chứng kiến của Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế Kỷ 21 (chủ đầu tư) cùng UBND quận 2 đã khởi công xây dựng 4.200 căn hộ nằm trên khu đất 30 ha thuộc phường Bình Khánh, quận 2 để phục vụ tái định cư cho dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án bao gồm 10 khối nhà cao từ 20-25 tầng với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng.

Các vị lãnh đạo đang xem mô hình nhà ở của dự án 4.200 căn hộ tái định cư

Căn hộ được thiết kế theo 3 loại diện tích: 60,2 m2, 77,7 m2, 102 m2, bảo đảm tiện nghi và đầy đủ hạ tầng xã hội để đáp ứng nơi ở tái định cư tốt nhất cho người dân. Chủ đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành công trình trong thời gian 24 tháng, sau đó TP sẽ mua lại quỹ căn hộ này theo suất đầu tư. Đổi lại, TP sẽ giao khu đất 90 ha phường An Phú cho chủ đầu tư để khai thác kinh doanh.

Đây là dự án xây dựng căn hộ tái định cư thứ hai được khởi công sau dự án 17,3 ha An Phú-Bình Khánh thuộc quỹ 12.500 căn hộ phục vụ việc tái định cư tại chỗ cho người dân bị giải tỏa của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vì là dự án tái định cư tại chỗ nên Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân mong muốn người dân sinh sống ổn định khi nhận căn hộ, tránh mua bán, chuyển nhượng cho người khác.

Dự kiến hôm nay (4-9), UBND TP sẽ họp bàn để thống nhất và công bố giá bán 12.500 căn hộ tái định cư.

Xây dựng chung cư phục vụ tái định cư tại phường 15, quận Tân Bình

Cập nhật ngày 04-03-2010

(SQHKT) - Ngày 1/03/2010 UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chấp thuận cho Công ty Dịch vụ đô thị Tân Bình xây dựng chung cư Tân Trụ phục vụ tái định cư tại khu đất có diện tích 7.572m2 thuộc phường 15, quận Tân Bình.

Cũng theo văn bản này, UBND thành phố chỉ đạo UBND quận Tân Bình công bố Văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư và chủ trương thu hồi đất để người sử dụng đất được biết và chấp hành theo quy định; đồng thời thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

UC

Xây dựng 1.050 căn hộ tái định cư tại quận Bình Thạnh

Cập nhật ngày 30-12-2009

Ngày 29-12, Sở Xây dựng TP, UBND quận Bình Thạnh và Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng đã khởi công dự án xây dựng 1.050 căn hộ chung cư tái định cư và hạ tầng kỹ thuật khu công viên cây xanh - Trung tâm thể dục thể thao tại phường 12 quận Bình Thạnh.

Dự án có tổng diện tích 16,3ha bao gồm: 2 block chung cư (20 tầng/block) với quy mô dân số khoảng 4.200 người; khu công viên rộng hơn 4ha; khu thể dục thể thao hơn 3,7ha. Ngoài ra còn có trường học, bệnh viện, trạm xá và khu vui chơi cho người dân trong khu vực.

Dự án có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng và dự kiến, khoảng đầu năm 2013 các công trình được đưa vào sử dụng.

Điều chỉnh cục bộ QHCT 1/500 Khu tái định cư phường Bình Khánh, quận 2

Cập nhật ngày 02-03-2010

(SQHK) - UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định số 4833/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh cục bộ quy họach chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu tái định cư (30,224ha) phường Bình Khánh, quận 2.

Theo đó, sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp 4.216 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở khoảng 16.864 người (trung bình 4 người/1 căn hộ), Quyết định phê duyệt cũ là 16.800 người. Tổng diện tích dự án: 302.240m2, phân bổ theo cơ cấu sử dụng đất sau: Đất nhóm ở (chung cư): 85.100m2; Đất công trình công cộng có diện tích 60.678m2, gồm: Nhà văn hóa, y tế: 8.453m2, Thương mại - dịch vụ: 21.086m2, Trường học cấp I ÷ III: 23.032m2, Trường mầm non: 8.107m2; Đất công viên cây xanh, thể dục thể thao, rạch: 48.356m2; Đất giao thông, sân bãi (có dự kiến dành đất để xây dựng nhà đậu xe tại công viên P1, P2, P3): 103.106m2; và Đất hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước thải): 5.000m2.

T.Thủy

Khu tái định cư T30 ở ấp 1 xã Phước Lộc huyện Nhà Bè: Không điện, không nước...

Thứ ba, 16/09/2008, 23:23 (GMT+7)

Để thực hiện Dự án trại tạm giam T30 ở xã Phước Lộc huyện Nhà Bè, phải có 98 hộ dân ở trong khu vực này bị giải tỏa, di dời, trong đó có 23 hộ dân bị giải tỏa trắng. Theo phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư (số 18/PAĐB, ngày 6-6-2001), những hộ bị giải tỏa trắng sẽ được bố trí tái định cư nếu có nhu cầu, nên từ năm 2001, những hộ dân có đất trong dự án đã tự nguyện tháo dỡ vườn, nhà nhường đất cho công trình.

Thế nhưng, hơn 6 năm qua, nhiều hộ dân bị giải tỏa vẫn chưa được an cư, vì khu tái định cư không có cơ sở hạ tầng. Nhìn khu tái định cư tại chỗ của Dự án T30 ở ấp 1 xã Phước Lộc, nằm bên đường Chánh Hưng (nối dài) mọi người không khỏi buồn lòng. Khu đất này rộng trên 2.000m², xung quanh được bao bọc bởi một con rạch sâu, dừa nước mọc um tùm. Do không có bờ kè bao quanh khu đất nên sau mỗi cơn mưa cát lại trôi xuống rạch để lại những hố sâu. Hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu dành cho một khu dân cư như điện, nước, hệ thống thoát nước đều không có.

Ông Võ Văn Huợt đứng giữa khu đất tái định cư không có cơ sở hạ tầng.

Đứng giữa bãi đất trống, ông Võ Văn Huợt cho biết, gia đình ông đã ở nhà mướn hơn 5 năm nay. Đầu năm 2008, Ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè mời mọi người đi nhận nền tái định cư, nhưng khi nhận đất người dân chưa kịp mừng đã thấy lo vì khu tái định cư chỉ là bãi đất trống.

Hơn 10 tháng nay, không riêng gia đình ông mà nhiều hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà nên cuộc sống rất khó khăn. Ông Phạm Thành Nhân giãi bày, gia đình ông có 2 căn nhà cùng khuôn viên 4.958m² bị giải tỏa nhưng chỉ được cấp 109m² đất tái định cư. Nhiều lần ông Nhân xin tăng diện tích tái định cư nhưng chưa được UBND huyện giải quyết. Ông Nhân bức xúc: "Trong khi nền đất tái định cư đã nhỏ, lại không có hạ tầng, làm người dân chúng tôi bị thiệt đơn, thiệt kép...".

Bao giờ khu tái định cư mới có cơ sở hạ tầng? Chúng tôi đem điều bức xúc của người dân nơi đây trao đổi với ông Huỳnh Ngọc Hồng, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc. Ông Hồng cho biết, Dự án T30 do Công an TPHCM làm chủ đầu tư nhưng nay đã ngưng lại. Tuy nhiên, để đảm bảo tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị giải tỏa, chủ đầu tư và UBND huyện Nhà Bè đã xây dựng khu tái định cư tại chỗ ở ấp 1. Chính quyền đã cấp nền đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân ở đây. Đối với những hộ bức xúc về chỗ ở, UBND huyện sẽ linh hoạt giải quyết cho phép người dân được xây dựng nhà ngay. Khi người dân xây dựng nhà, UBND xã cùng các đơn vị liên quan sẽ kéo điện, nước đến tận nơi cho mọi người sử dụng.

Bức xúc quy hoạch và tái định cư

28/08/2009 10:20

161 hộ dân khu Ánh Sáng đang chờ tái định cư - Ảnh: Lâm Viên

Với hàng chục dự án đang được triển khai, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cần 2.467 lô đất, 437 căn chung cư để bố trí tái định cư, tuy nhiên như lãnh đạo thành phố thừa nhận: còn nợ dân 1.423 lô đất và 274 căn chung cư.

Người dân bức xúc trên địa bàn Đà Lạt có quá nhiều dự án quy hoạch "treo" năm này qua năm khác (có dự án đã hơn 10 năm), nhưng không được triển khai và cũng chưa được hủy bỏ.

Đơn cử: khu quy hoạch mở rộng vườn hoa, khu công viên Ánh Sáng giai đoạn 2, các khu dân cư: Trần Quang Khải - Phù Đổng Thiên Vương, An Tôn, Vạn Thành, khu dân cư số 1, số 3, khu dân cư trước Dinh 3 (Thung lũng hoa đào Mười Lời)...

Ông Lê Văn Tình, tổ trưởng dân phố 54A, khu phố 4, phường 4 (Đà Lạt) cho biết: "Gia đình tôi định cư tại đây từ năm 1960, nhưng do vướng quy hoạch treo (đã 11 năm) nên không thể lắp đồng hồ nước, phải dùng ké của Sở Xây dựng". Không chỉ thế, nhiều hộ dân dù nhà ở xuống cấp cần sửa sang, con cái trưởng thành có nhu cầu xây nhà riêng vẫn không thể xây dựng để tách khẩu. Nhiều hộ có "sổ đỏ" nhưng có ghi chú "khu quy hoạch..." nên không thể sang nhượng, mua bán, hoặc vay vốn ngân hàng. Người dân các khu quy hoạch mong muốn nếu thực hiện dự án thì cần triển khai sớm, bố trí chỗ ở khác cho dân, còn không thực hiện thì phải hủy bỏ quy hoạch.

Các dự án quy hoạch khu dân cư tại Đà Lạt đa số có quy mô nhỏ, nhưng phải bố trí tái định cư tại chỗ xong mới bố trí cho các hộ từ nơi khác đến nên thường không đủ chỗ. Chẳng hạn khu quy hoạch dân cư Mạc Đĩnh Chi có 229 lô đất, nhưng phải bố trí tái định cư tại chỗ hết 139 hộ; khu quy hoạch Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng có 184 lô đất nhưng phải bố trí tái định cư cho 126 hộ... Đà Lạt quy hoạch xây dựng 14 khu dân cư, nhưng mới có 3 khu dân cư An Sơn, Mạc Đĩnh Chi, Bạch Đằng - Ngô Quyền hoàn thành; còn 7 chung cư đang xây dựng khác với 240 căn hộ nhưng hiện nay mới chỉ có chung cư Khe Sanh hoàn thành với 85 căn hộ.

Trước những khó khăn trên, Thường trực HĐND TP Đà Lạt đề nghị: Phải thực hiện xây dựng chung cư, khu tái định cư hoàn chỉnh để bố trí chỗ ở cho dân trước khi giải phóng mặt bằng thu hồi đất; nghiên cứu xóa bỏ một số khu quy hoạch chung cư, tái định cư nhỏ lẻ, xen cấy không phù hợp quy hoạch, hiệu quả thấp, không khả thi để bớt làm khổ dân.

Ông Trương Hữu Hiệp, Phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt thừa nhận: "Công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, thành phố đang cho rà soát quy hoạch, trước mắt tập trung vào các đồ án quy hoạch chi tiết đã quá 3 năm (có 11 dự án) nhưng chưa triển khai thực hiện để tham mưu cho UBND tỉnh hủy bỏ hoặc điều chỉnh phù hợp".

Thứ Sáu, 19/02/2010, 23:04 (GMT+7)

Đẩy nhanh xây dựng khu tái định cư Bá Tùng

TT - Sáng 19-2, Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng đã tổ chức lễ ra quân xây dựng hạ tầng khu dân cư Bá Tùng giai đoạn 2 tại P.Hòa Quý, Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Ra quân xây dựng khu tái định cư Bá Tùng (TP Đà Nẵng) sáng 19-2- Ảnh: Đ.Nam

Tại lễ ra quân, Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh đã yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đến 31-3 đảm bảo có đầy đủ hạ tầng tối thiểu kịp bố trí cho 100 hộ dân tái định cư đầu tiên vào xây dựng nhà ở.

Khu dân cư Bá Tùng giai đoạn 2 có diện tích 43ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và bồi thường giải tỏa là 138 tỉ đồng. Hiện đã hoàn thành hơn 80% phần san lấp mặt bằng và đang hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước.

Dự tính đến vào cuối tháng 11-2010 sau khi hoàn tất xây dựng sẽ đủ đất bố trí tái định cư cho 700 hộ dân bị giải tỏa. Trong đó có 250 hộ thuộc diện tái định cư tại chỗ, số còn lại là các hộ bị giải tỏa từ các dự án khác của TP như dự án khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng, sân golf quốc tế (Q.Ngũ Hành Sơn), khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ). Diện tích bình quân mỗi lô tái định cư là 100m2.

Trước đó, khu dân cư Bá Tùng giai đoạn 1 (rộng 33ha) đã được hoàn thành và bố trí tái định cư cho 1.005 hộ dân bị giải tỏa để thực hiện các dự án tại TP Đà Nẵng.

Mất cân đối nhà, đất tái định cư "dự án nghìn năm"!

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/06/788206/

Bán Nokia N85 Hàng Công Ty mới 98%,Full Box,BH 10 Tháng giá 3tr8 - 3.800.000 VNĐ

THI CÔNG ỐP TẤM HỢP KIM ALUMAX CHO CÁC CÔNG TRÌNH LỚN TRÊN TOÀN QUỐC ... - 320.000 VNĐ

LINH KIỆN MÁY TÍNH RẺ NHẤT TP.HCM -CTY TNHH TÂN MỸ HUỆ (http://www.vatgia.com/ta ...

Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem

- Riêng trong năm 2008, TP.Hà Nội cần bố trí 3.565 căn hộ, lô đất tái định cư cho các dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội theo tiến độ trong khi kiểm tra cho thấy quỹ hiện có mới chỉ cân đối, đáp ứng được 2.296 căn hộ, lô đất...

Như vậy, còn thiếu 1.269 căn hộ, lô đất chưa cân đối được trong năm 2008 để phục vụ tái định cư các "dự án nghìn năm". Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh, nhu cầu trên mới chỉ tính riêng cho các trường hợp phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa tính đến các căn hộ, lô đất phải giao khi thực hiện Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Đường Láng - Hòa Lạc (đoạn trên địa phận Hà Nội) - một trong những "công trình nghìn năm" cần hoàn thành vào năm 2009 (Ảnh: Hoàng Huy).

Đó là chưa kể, đến năm 2010, Hà Nội cần phải có tổng cộng 9.468 căn hộ và lô đất mới cơ bản đáp ứng nhu cầu tái định cư cho 38 công trình trọng điểm (trong đó, 25 công trình do Thành phố quản lý; 4 công trình do các bộ, ngành Trung ương quản lý và 9 công trình đầu tư bằng nguồn vốn xã hội).

Để giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng này, không để ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án (đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến đại lễ trọng đại của Thủ đô), UBND TP Hà Nội giao 2 sở: Xây dựng và Tài nguyên - Môi trường ngay lập tức rà soát lại quỹ nhà hoàn thành trong tổng số 3.500 căn hộ (số hiện có và dự kiến hoàn thành trong năm 2008) với mục đích tập trung, ưu tiên bố trí cho các "dự án nghìn năm".

TIN LIÊN QUAN

• Trình Thủ tướng chỉ định thầu 8 "công trình 1.000 năm"

• Đón "1.000 năm Thăng Long", Hà Nội thành "đại công trường"

Quỹ nhà, đất nào trước đây đã giới thiệu cho các dự án không thuộc danh mục công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hoặc các công trình đang đình, hoãn, dãn tiến độ sẽ được điều chuyển ngay phục vụ các "dự án nghìn năm".

Bên cạnh đó, quỹ nhà 30%, 50% tại các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thủ đô cũng sẽ được các sở (kể trên) rà soát, xác định và điều tiết nhằm tham mưu cho Thành phố mua lại, bổ sung vào quỹ nhà tái định cư hiện đang mất cân đối kia. Việc tìm nguồn để mua quỹ nhà 30%, 50% này sẽ do Sở Tài chính, Sở KH-ĐT cùng Quỹ Đầu tư phát triển TP lo liệu.

Cũng theo UBND TP.Hà Nội, thời gian tới, cơ chế, nguyên tắc xác định giá bán nhà tái định cư tại các khu vực, dự án trên địa bàn Thành phố sẽ sớm được các sở, ngành hoàn thiện, đảm bảo khi bố trí quỹ nhà tái định cư cho các dự án cụ thể thì UBND quận, huyện và chủ đầu tư đã phải được biết giá bán nhà làm căn cứ công bố công khai chính sách, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dân theo qui định...

• Tràng An Nguyễn

Bài học từ khu tái định cư Nam Trung Yên

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www2.thanhnien.com.vn/Nhadat/2008/5/30/241843.tno

THI CÔNG ỐP TẤM HỢP KIM ALUMAX CHO CÁC CÔNG TRÌNH LỚN TRÊN TOÀN QUỐC ... - 320.000 VNĐ

Bán Nokia N85 Hàng Công Ty mới 98%,Full Box,BH 10 Tháng giá 3tr8 - 3.800.000 VNĐ

LINH KIỆN MÁY TÍNH RẺ NHẤT TP.HCM -CTY TNHH TÂN MỸ HUỆ (http://www.vatgia.com/ta ...

Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem

Vỉa bê tông bị phá nham nhở, trở thành hang chuột - Ảnh: K.T.L

Sau 5 năm xây dựng, khu tái định cư Nam Trung Yên (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thiện như mong muốn.

Hạ tầng dang dở

Ông Giáp Cúc, 71 tuổi, tổ trưởng tổ dân phố 60, ở phòng 908 nhà B11B, khu tái định cư Nam Trung Yên buồn bã: "Mang tiếng được ở khu đất vào loại đẹp nhất thành phố nhưng tối đến, đèn đường không sáng, đường sá đi lại toàn cát sỏi, bê tông ngổn ngang. Khu tái định cư đã chậm tiến độ hơn 3 năm qua, nhưng giờ vẫn chưa đâu vào đâu". Ông Nguyễn Ngọc Quý ở nhà B11D bức xúc: "Tôi về khu nhà này ngày 4.5.2006, mất gần chục ngày không có điện. Giờ điện nước đã tạm, vỉa hè lại bị phá nham nhở, đường sá bừa bộn, cây cối lèo tèo không có bóng mát, cứ như một ốc đảo bê tông vậy".

Khu tái định cư này nằm đối diện ngay Trung tâm Hội nghị quốc gia, phía sau Siêu thị Big C, giờ trở thành vị trí đắc địa giữa thủ đô đang mở rộng về phía Tây. Con đường nối từ đường Phạm Hùng vào đây từ 4 năm nay vẫn nham nhở, đường đi ngổn ngang bê tông.

Hố ga sâu hoắm như những cái bẫy chết người - Ảnh: K.T.L

Từ khu B11 lên khu B3, cũng với 4 tòa nhà từ B3A đến B3D, nơi có hàng trăm hộ gia đình sinh sống. Ngay trên lối vào là những hố ga chứa nước thải sinh hoạt rộng mỗi chiều vài mét nhưng không hề được đậy nắp. Cả hai khu nhà vốn phục vụ cho dân tái định cư tại dự án con đường Kim Liên, Ô Chợ Dừa, có khoảng gần 1.000 hộ dân đã về khu này. Sau hơn 2 năm về đây, hàng ngàn đứa trẻ vẫn không có trường mẫu giáo, trường cấp I, cấp II. Một khu trường khang trang khánh thành từ tháng 8.2007, giờ vôi ve đã bong tróc nhưng vẫn chưa khai giảng được không rõ lý do.

Bà Nguyễn Thị Lương, 63 tuổi, ở phòng 1307 B3B bày tỏ: "Không hiểu sao các phòng sinh hoạt cộng đồng đều bị trưng dụng vào việc khác. Khi muốn họp, chúng tôi chỉ có nước ngồi hành lang".

Dự án nghìn tỉ giao cho doanh nghiệp 10 tỉ

Cân đối tài chính của Handico luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động; năm 2002 - 2003 số nợ phải trả lớn hơn từ 2,3 - 2,6 lần số nợ phải thu. Handico đã trình phương thức "tự thực hiện dự án" bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp là không phù hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, Handico chỉ huy động được có 10 tỉ đồng (trong tổng số tiền đầu tư cho dự án này là 1.400 tỉ đồng), còn lại là sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội khi thẩm tra dự án đã không làm rõ năng lực tài chính của Handico, vẫn trình UBND TP Hà Nội ra quyết định phê duyệt dự án. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các các sai phạm tiếp theo trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, theo kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ. Dự án gồm 2 phần, phần hạ tầng kỹ thuật do Ban quản lý các công trình trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Phần nhà ở và các công trình xã hội thiết yếu - giai đoạn I do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư.

Theo kết luận thanh tra, tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ để giải phóng 56 ha mặt bằng cho khu tái định cư này hết 57 tỉ đồng, trong đó tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng sai đối tượng lên tới 12,5 tỉ đồng. Trách nhiệm sai phạm thuộc về hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Cầu Giấy, UBND Q.Cầu Giấy và Hội đồng thẩm định TP.Hà Nội.

Khi thi công, Công ty xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị (Công ty 21) là đơn vị trực thuộc Handico chỉ có vốn chủ sở hữu là 10,3 tỉ đồng, nhưng vẫn được Handico ký hợp đồng giao xây lắp phần móng và nhà công trình chung cư B11A với tổng giá trị 36 tỉ đồng. Rồi Công ty 21 ký hợp đồng giao thầu toàn bộ công tác thi công phần móng và phần thân nhà B11A cho Công ty xây dựng số 34 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hưởng chênh lệch 1,1 tỉ đồng.

Với nhà B11C, Hadico và Ban quản lý Nam Trung Yên ký hợp đồng với 3 đơn vị là Công ty 12, Công ty 17, Công ty 22, nhưng do các đơn vị không đủ năng lực nên thời gian thi công chậm so với kế hoạch là 17 tháng.

Cho thuê mua nhà được hiểu là những đối tượng xác định có thu nhập ổn định, có năng lực tài chính lâu dài thì sẽ được cho thuê mua dưới hình thức trả từng tháng.

Đến khi số tiền của họ trả đạt tới giá trị của ngôi nhà thì sẽ được chuyển từ hợp đồng thuê nhà sang hợp đồng bán nhà và lúc đó là họ được sở hữu căn nhà ấy.

Nhà cho người thu nhập thấp: Sẽ được thuê mua?

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/kinhdoanh/ha-cho-nguoi-thu-nhap-thap-Se-duoc-thue-mua/2008/6/237984.vip

THI CÔNG ỐP TẤM HỢP KIM ALUMAX CHO CÁC CÔNG TRÌNH LỚN TRÊN TOÀN QUỐC ... - 320.000 VNĐ

LINH KIỆN MÁY TÍNH RẺ NHẤT TP.HCM -CTY TNHH TÂN MỸ HUỆ (http://www.vatgia.com/ta ...

Bán Nokia N85 Hàng Công Ty mới 98%,Full Box,BH 10 Tháng giá 3tr8 - 3.800.000 VNĐ

Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem

(Dân trí) - Vấn đề xây nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn đang bế tắc với hàng chục dự án chưa được triển khai. Các doanh nghiệp cho rằng, vướng mắc lớn nhất chính là cơ chế, còn theo Bộ Xây dựng thì phải thay đổi quan niệm từ mua sang thuê.

Nhu cầu lớn nhưng không hấp dẫn

Hiện cả nước có hơn 1,4 triệu cán bộ, công chức và khoảng 800.000 công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó khoảng 300.000 người có khó khăn về nhà ở.

Mặc dù Chính phủ đã chấp thuận cho 3 địa phương là Hà Nội, TPHCM và Bình Dương làm thí điểm nhà xã hội, tức nhà dành cho những người có thu nhập thấp nhưng đến nay mới triển khai được rất ít.

Cụ thể là theo các con số đã được công bố, Hà Nội có 4 dự án với hơn 1.560 căn với vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Nhưng đến nay, dự án mới hoàn thành 168 căn cho 1.700 công nhân thuê để ở. Bình Dương thì cả 12 dự án với khoản đầu tư 194 tỷ đồng đến nay vẫn chưa triển khai.

Còn ở TPHCM, từ năm 2003 đến nay chỉ mới giải quyết được 2.780 căn hộ (trong đó có cả nền nhà được phân lô) trong khi nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp lên đến 25.000 căn.

Cho thuê mua nhà được hiểu là những đối tượng xác định có thu nhập ổn định, có năng lực tài chính lâu dài thì sẽ được cho thuê mua dưới hình thức trả từng tháng.

Đến khi số tiền của họ trả đạt tới giá trị của ngôi nhà thì sẽ được chuyển từ hợp đồng thuê nhà sang hợp đồng bán nhà và lúc đó là họ được sở hữu căn nhà ấy.

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi, luật Nhà ở quy định nhà ở xã hội chỉ được cao tối đa 6 tầng. Vì vậy, nếu thực hiện trong nội thành thì không khả thi, không khuyến khích được đầu tư.

Bên cạnh quy định về hạn chế chiều cao, Luật Nhà ở quá cứng nhắc khi quy định nhà ở xã hội có diện tích tối thiểu 45m2. Trong khi nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của những người có thu nhập thấp chỉ cần 30 - 40m2.

Nguồn cung cho nhà ở xã hội vốn đã thiếu lại càng thiếu hơn khi mà chương trình tái định cư những người thuộc diện bị giải tỏa nhà cần đến 30.000 căn hộ chung cư, nhưng đến nay chỉ mới đạt được 30% chỉ tiêu. Số nhà ở dành cho những hộ dân thuộc diện giải toả trong vòng 2 năm tới dự kiến chỉ đáp ứng khoảng 2/3 so với nhu cầu.

Xây nhà nhỏ hay cho thuê mua nhà?

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết: Theo một khảo sát, hiện TPHCM có 90.000 đôi vợ chồng trẻ có nhu cầu nhà ở. Nếu tính diện tích bình quân 30 m2/căn thì cần 2,7 triệu m2 nhà.

Xây dựng nhà ở xã hội ở huyện Đông Anh - Hà Nội

(ảnh: An ninh thủ đô).

Ngoài ra, hiện có rất nhiều người cần nhà có diện tích nhỏ vì kinh tế eo hẹp như: sinh viên, độc thân, người già... Và với quy định về diện tích không dưới 45m2, không doanh nghiệp nào dám làm. Ông Đực cũng đề nghị quy định về nhà ở xã hội nên hạ diện tích xuống còn 30 - 40m2.

Với ông Võ Đình Quốc, Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc An Bình thì có sáng kiến: "Để nhà ở cho người thu nhập thấp bớt xa vời, ngoài việc cho xây dựng căn hộ có diện tích và giá bán hợp lý, cần có nhiều nguồn hỗ trợ và không nên siết tín dụng. Mặt khác, nên tìm biện pháp trung gian như cho người thu nhập thấp thuê nhà dài hạn, sau thời gian đủ điều kiện thì mua làm chủ".

Đây cũng chính quan điểm của Bộ Xây dựng trước thu nhập thực tế của người dân và giá nhà hiện nay. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết: trong tháng 7, Bộ sẽ trình thủ tướng đề án xây dựng chương trình nhà ở xã hội để cho thuê và cho thuê mua.

"Chúng ta cần phải chuyển khái niệm mua và sở hữu nhà sang khái niệm thuê và thuê mua nhà để ở bởi vì với giá đất đai như hiện nay thì khả năng tích luỹ mua nhà ở của những người có thu nhập trung bình trở xuống là không khả thi. Đây cũng là xu hướng của thế giới, kể cả các nước tiên tiến." - Thứ trưởng nói.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, đây là một hình thức trả góp có thời hạn nhất định nhưng chỉ dành cho đối tượng chính sách và giá được nhà nước bao cấp một phần.

Đây là một sáng kiến rất có lý. Tuy nhiên, kết quả thế nào thì cần phải có thời gian kiểm định. Trong khi đó, ngay lúc này, nếu như các cơ quan chức năng giải quyết được những vướng mắc về chính sách, nhằm thu hút các chủ đầu tư tham gia các dự án về nhà ở xã hội, từ đó làm tăng nguồn cung, giá cả cạnh tranh thì chính nó sẽ giúp cho chính phủ giảm bớt sức ép về nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

Diaoconline.vn

Cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ: Cần chính sách linh hoạt

28/04/2010 09:50

Việc xúc tiến các dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư cũ tại Hà Nội đang gặp nhiều trở ngại do quyền lợi hợp pháp của cư dân dự án chưa được chính quyền và nhà đầu tư coi trọng.

Nhiều yếu tố pháp lý của dự án đầu tư chưa được làm sáng tỏ, như:

1/ Tính chất dự án;

2/ Tư cách pháp nhân chủ thể nhà đất;

3/ Vai trò góp vốn của chủ thể nhà đất;

4/ Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thể đầu tư vốn đất và chủ thể đầu tư vốn xây dựng;

5/ Các hình thức liên kết giữa các chủ thể đầu tư;

6/ Nguyên tắc phân định lợi ích giữa các chủ thể đầu tư.

Sáu yếu tố pháp lý nêu trên đồng thời là sáu thiết chế nội hàm quan trọng của chính sách cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, yếu tố tính chất dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Tính chất dự án quyết định phương thức phân chia lợi ích các chủ thể đầu tư.

Cho đến giờ phút này vẫn có người cho rằng quyền lợi tạo ra từ dự án đầu tư trên đất tư nhân "Về cơ bản vẫn xuất phát từ ngân sách nhà nước". Dự án thực hiện trên "đất vàng" vẫn không được xác định là kinh doanh. Chủ nhà đất hợp pháp vẫn không được xác định là đối tác kinh doanh. "Quyền sử dụng đất hợp pháp" vẫn không có giá trị góp vốn kinh doanh. Doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư có quyền định đoạt dự án. Đó là hệ luỵ của chính sách cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ hiện nay ở Hà Nội.

Nhằm khắc phục hệ luỵ nêu trên, phải tiến hành sửa đổi, bổ sung chính sách. Đầu tiên là phải thay đổi nhận thức. Đối với các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ tại Hà Nội (dù lớn hay nhỏ) đều phải được coi là dự án kinh doanh. Chủ thể nhà, đất hợp pháp được quyền định đoạt "giá trị quyền sử dụng đất" của mình theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Có 3 hình thức định đoạt: 1/Góp vốn kinh doanh bằng "giá trị quyền sử dụng đất" hợp pháp và được ăn chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn; 2/Cân bằng lợi ích giữa chủ thể góp vốn đất và chủ thể góp vốn xây dựng. Chủ thể góp vốn đất dùng "giá trị quyền sử dụng đất" hợp pháp đổi lấy diện tích căn hộ tái định cư theo thoả thuận đôi bên; 3/Chuyển nhượng "giá trị quyền sử dụng đất" hợp pháp cho chính quyền hoặc doanh nghiệp để được di chuyển đến nơi ở mới theo quy hoạch và kế hoạch xây dựng của chính quyền hoặc doanh nghiệp.

Không phải vị trí đất đai nào trong khu chung cư hoặc trong đô thị cũng đều có giá trị sinh lợi cao. Vì vậy, bản thân mỗi nhà đầu tư phải lượng sức để lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp khả năng đầu tư và giá trị sinh lợi của khu đất đầu tư. Tại khu "đất vàng" lợi nhuận kinh doanh có thể đạt tới giá trị rất cao 400 - 500%; tại khu "đất bạc" lợi nhuận kinh doanh chỉ có thể đạt tới giá trị 30 - 40%.

Tại khu "đất đồng", nếu áp dụng chính sách tái định cư tại chỗ thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ rất nặng; nhưng, nếu áp dụng chính sách mua lại "giá trị quyền sử dụng đất" hợp pháp của cư dân rồi đầu tư xây dựng công trình có giá trị kinh doanh cao, thì sẽ biến "đất đồng" thành "đất vàng" và nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi lớn do biến đổi giá trị kinh doanh đất mang lại.

Hãy để thị trường xây dựng nhà chung cư cũ ở Hà Nội tồn tại và phát triển theo đúng quy luật vận động của nó. Đừng cố bắt nó quay về thời kỳ bao cấp đã qua. Cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ cũng cần có điều kiện nguồn lực và thời gian vật chất. Việc tạo ra cho thủ đô Hà Nội có trên 23 khu chung cư, với trên 400 toà nhà ở cao tầng, là một quá trình tích luỹ của đất nước ròng rã trên 30 năm.

Nếu ngày nay ta có điều kiện kinh tế hơn xưa, thì việc phá dỡ làm lại trên 400 toà nhà cao tầng cũ không phải làm ngay được trong một sớm, một chiều. Đừng quá nóng vội. Nóng vội sẽ tạo ra nhiều "khe hở" cho kẻ xấu lợi dụng làm giàu bất chính, gây thiệt hại cho nhân dân. Điều quan trọng hiện nay là cần trả lời được câu hỏi tại sao phải tiến hành xây dựng lại toàn bộ các ngôi nhà chung cư cũ hiện có ở Hà Nội?

Nếu vì mục đích nhân đạo, bảo vệ tính mạng, của cải cho dân cư, thì việc cần làm ngay là tập trung lực lượng tiến hành khảo sát xác định bằng được các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ để đưa vào kế hoạch thanh lý của thành phố.

Nếu vì mục đích tạo bộ mặt kiến trúc cho thành phố thủ đô, thì phải tiến hành chọn vị trí các công trình kiến trúc tiêu biểu cần lập dự án đầu tư xây dựng và giao cho các nhà đầu tư có vốn lớn, có kinh nghiệm xây dựng tốt để thực hiện. Tránh giao cho những doanh nghiệp thiếu năng lực vốn, thiếu kinh nghiệm xây dựng mà vẫn cứ đòi làm chủ đầu tư.

Kiểm tra chương trình cải tạo chung cư cũ tại 7 tỉnh

24/11/2009 10:40

Đoàn kiểm tra sẽ xem xét chương trình cải tạo chung cư cũ theo Nghị quyết số 34/NQ-CP của Chính phủ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hải Phòng, tỉnh Thái Nguyên.

Bộ Xây dựng vừa có quyết định thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc về Chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại đô thị.

Đoàn gồm 8 thành viên do Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam làm trưởng đoàn.

Cùng với nhiệm vụ xem xét chương trình cải tạo chung cư cũ tại các địa phương nêu trên, Đoàn công tác cũng có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và các Quyết định số 65/QĐ-TTg, 66/QĐ-TTg, 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác kiểm tra sẽ bắt đầu từ 1/12/2009 đến 12/12/2009.

Đầu cơ chung cư cũ ở Hà Nội: "Bán bò tậu ễnh ương"!

09/04/2010 15:10

Một vài năm trước, đón đầu xu hướng cải tạo các khu chung cư cũ, nhiều người không ngần ngại bỏ ra hàng tỷ đồng để sở hữu các căn hộ chung cư cũ nát. Những khoản đầu tư này đang có nguy cơ "mắc cạn" khi chủ trương xây cao ốc trong nội thành TP. Hà Nội phải tạm dừng.

Mua căn hộ cũ, chờ nhà mới... kiếm lời

Năm 2009, bán mảnh đất Phú Thượng (quận Tây Hồ) được hơn 4 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Bách, một người chuyên đầu tư bất động sản nhỏ quyết định mua 2 căn hộ cũ, một tại Giảng Võ (quận Ba Đình), một tại Vĩnh Hồ (quận Đống Đa) để "đón đầu" chủ trương cải tạo chung cư cũ của Thành phố. Theo tính toán của ông Bách, các căn chung cư cũ này khi được phá dỡ để xây dựng các cao ốc mới sẽ cho lợi nhuận "kép", bởi diện tích căn hộ mới sẽ được tăng đến 2 lần và giá căn hộ mới cũng tăng.

Ông Bách nêu ví dụ, tại Dự án I1, I2, I3 Thành Công, các chủ hộ được đền bù diện tích căn hộ mới bằng từ 1,8 đến 2,1 lần diện tích căn hộ cũ. Căn hộ ở dự án này ngay sau khi khởi công đã được rao bán với giá 1.900 USD/m2 và ông có thể thu lãi lớn. Đó là chưa kể tới việc trong thời gian chủ đầu tư thực hiện dự án, người dân được "bao" toàn bộ chi phí chuyển nhà, thuê nhà ở tạm.

Tương tự như ông Bách, thời gian qua, nhiều người đầu tư bất động sản nhỏ ráo riết săn tìm các căn hộ ở các khu tập thể cũ. Cơn sốt lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2009 khi có thông tin về việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch cải tạo, xây mới 23 khu chung cư cũ trong nội thành. Do các dự án này thường nằm ở vị trí trung tâm Thành phố, nên ngay sau khi có dự án mới, chủ nhà đã có thể bán "trên giấy" những căn hộ mới, với giá cao ngất ngưởng.

Các căn hộ tại các khu chung cư cũ như Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Vĩnh Hồ, Giảng Võ, Nghĩa Tân... bị giới đầu cơ "làm giá" với mức tăng chóng mặt. Tại khu tập thể Vĩnh Hồ (quận Đống Đa, Hà Nội), nếu vào năm 2007, các căn hộ với diện tích từ 35 đến 40 m2/căn được rao bán với mức giá từ 300 triệu đồng/căn đến 350 triệu đồng/căn, thì năm 2008 đã đội giá lên mức 800 triệu - 900 triệu đồng/căn và giữa năm 2009, có một số căn hộ được bán với giá từ 1,6 tỷ đồng/căn. Năm 2009, một căn hộ có diện tích 42 m2 tại Giảng Võ được bán với giá lên đến gần 2 tỷ đồng.

Thị trường chung cư cũ bị sốc

Tại một số dự án cải tạo chung cư cũ có tiến độ nhanh như Dự án I1, I2, I3 Thành Công, B6 Giảng Võ, B14 Kim Liên, nhiều nhà đầu tư đã thu lợi lớn khi các dự án được chuyển thành các cao ốc hỗn hợp: căn hộ - văn phòng - trung tâm thương mại. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại đang "mắc kẹt" do chủ trương tạm dừng việc xây mới các cao ốc trong khu vực trung tâm Hà Nội.

Tháng 12/2009, thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (theo Thông báo số 348/TB-VPCP ngày 9/12/2009), UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 12421/UBND-XD (ngày 31/12/2009) yêu cầu: "Sở Xây dựng, UBND các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình kiên quyết dừng ngay việc phá dỡ các nhà biệt thự cũ và cấp phép xây dựng các toà nhà cao tầng trong khu vực trung tâm; tăng cường quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo đúng quy hoạch, bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định".

Ngay sau khi văn bản trên được ban hành, thị trường chung cư cũ đã chịu một cú sốc lớn: giá giảm và giao dịch hầu như ngưng trệ. Hiện tại, giá các căn chung cư cũ ước tính đã giảm từ 20 đến 30% so với thời điểm giữa năm 2009 và hầu như không có tính thanh khoản. Với số tiền từ 1,5 đến 2,5 tỷ đồng, người có nhu cầu mua nhà để ở có thể tìm kiếm các căn hộ có diện tích từ 80 đến 120 m2 tại các khu đô thị mới như Mỹ Đình, Cầu Diễn, Văn Quán, Văn Phú hay Xa La..., với cơ sở hạ tầng đồng bộ thay vì lựa chọn các căn hộ cũ khu vực trung tâm.

Không chỉ có những người mua căn hộ để hưởng chênh lệch bị thiệt hại, mà các chủ đầu tư cũng đang chịu hậu quả nặng nề. Trao đổi với phóng viên, một chủ đầu tư đang trong quá trình lập dự án xây cao ốc tại phố Thái Hà cho biết, trước đây, các chủ đầu tư được giao cải tạo xây mới chung cư cũ nhắm vào lợi nhuận là do được xây nhiều tầng, có thể làm trung tâm thương mại ở dưới. Nay với quy định không được xây cao quá 9 tầng, cơ hội để thu hồi vốn hầu như là con số không. Đó là chưa kể đến các chi phí ban đầu bỏ ra để theo đuổi và lập dự án, mà chủ đầu tư không biết... kêu ai!

DiaOcOnline.vn - Theo Đầu Tư

Nhà ở xã hội:

Trả trước 20% tiền nhà

24/03/2010 08:05

Thông tin từ lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cuối quý 2/2010, sẽ đưa 800 căn nhà ở xã hội (NƠXH) vào phân phối, sử dụng cho các đối tượng theo quy định và người mua hay thuê chỉ phải trả trước 20% tiền nhà.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tham dự Lễ Khởi công xây dựng một dự án NƠXH tại KĐT Việt Hưng (Long Biên) - Ảnh: N.M.T

Thuê và thuê - mua

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn, đây là dự án NƠXH đầu tiên của Hà Nội xây dựng thí điểm, do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (khoảng 156 tỷ đồng).

Các lô nhà được xây dựng tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên), bao gồm 800 căn hộ. Về phương thức sử dụng, thành phố chỉ đạo sẽ bao gồm hai dạng là nhà thuê (500 căn) và thuê - mua (300 căn).

Theo tính toán của Thành phố, đến 2010 Hà Nội cần khoảng 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120 nghìn căn hộ, cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn.

Trong đó, nhu cầu nhà ở của đối tượng cán bộ, công chức là khoảng 18 nghìn căn hộ, nhu cầu nhà ở cho thuê, thuê mua chiếm 20 - 30%.

Một số nguồn tin cho biết, do có ưu đãi về đất, dự kiến giá thành xây dựng NƠXH vào khoảng từ 150 -300 triệu đồng/căn (từ 35 - 70m2 ).

Đây là dạng nhà chung cư thiết kế 6 tầng không bố trí thang máy để giảm chi phí tối đa, bao gồm nhiều cơ cấu căn hộ khác nhau: Loại căn hộ diện tích 35m2 chiếm khoảng 20%, từ 45 đến 60 m2 chiếm 50%, còn lại là căn hộ rộng trên 60 m2 đến dưới 70m2.

Theo dự kiến của liên ngành, giá nhà sẽ tương đối thấp - để phù hợp với người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở.

"Sở Xây dựng đã lấy ý kiến các ngành, trình thành phố ban hành quy chế quản lý, sử dụng, giá bán, giá thuê, cũng như các điều kiện về đối tượng được thuê, hoặc thuê - mua NƠXH. Dự kiến, trong tháng tư, thành phố sẽ ký ban hành văn bản quy định về vấn đề này" - Ông Tuấn nói.

Theo chỉ đạo của Thành phố, về nguyên tắc sử dụng NƠXH, người thuê - mua nhà ở phải thanh toán ngay 20% giá trị nhà, thời gian thuê nhà kéo dài 10 năm. Sau 10 năm, nếu có nhu cầu, người thuê mua sẽ được mua căn hộ ấy. Còn với loại nhà thuê, giá thuê cũng sẽ là giá có nhiều ưu đãi.

Theo cơ quan chức năng, giá nhà sẽ được tính theo hướng tính đúng giá thành, nghĩa là chỉ tính giá xây dựng (không tính lãi), bởi đây là dự án thí điểm sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước.

Một quy định mang tính bắt buộc, người thụ hưởng NƠXH không được chuyển nhượng nhà dưới bất cứ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua, trừ trường hợp được thừa kế hợp pháp. Những trường hợp vi phạm, cơ quan quản lý NƠXH sẽ thu hồi theo quy định.

Lặp lại cơ chế xin - cho?

Đến thời điểm này, dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Việt Hưng đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị đưa vào phân phối, sử dụng.

Theo quy định tại đề án nhà ở xã hội do TP phê duyệt, đối tượng được xét mua NƠXH là cán bộ viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp...

Ngoài ra, phải thỏa mãn các điều kiện như chưa có nhà ở, chưa thuê, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc có nhà ở dưới 5m2/người, nhà ở hư hỏng, mức thu nhập mỗi tháng không quá từ 4 đến 5 lần tổng tiền thuê hoặc thuê - mua nhà xã hội trả hàng tháng.

Có tâm lý lo ngại về một cơ chế xin-cho trong việc phân phối quỹ nhà này. Trả lời thắc mắc này, ông Tuấn cho biết: "Đơn vị sử dụng lao động phải kiểm tra, đề xuất đối tượng đủ tiêu chuẩn. Vấn đề ở đây là công khai xét duyệt, công khai danh sách. Cho nên ai chưa đủ tiêu chuẩn mà vẫn được xét duyệt, thì sẽ phát hiện ra ngay".

Điều quan trọng hơn, vẫn theo ông Tuấn, là sau dự án thí điểm tại Việt Hưng, Thành phố có chủ trương phát triển nhiều dự án NƠXH trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu của dân.

Trước mắt, có thêm hai dự án với 3.000 căn hộ cho người thu nhập thấp đã được Thành phố phê duyệt xây dựng tại Sài Đồng và Hà Đông. Dự kiến quý 2/2010 sẽ khởi công xây dựng.

"Các khu NƠXH sẽ được quản lý theo đúng quy chế đối với một khu đô thị văn minh hiện đại, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, biến chung cư thành khu ổ chuột, hoặc để hư hỏng xuống cấp mà không được bảo trì, sửa chữa" - Ông Tuấn nói.

DiaOcOnline.vn - Theo Tiền Phong

Hà Nội: muốn thuê nhà ở xã hội phải có tạm trú dài hạn

29/04/2010 10:40

Ngày 28-4, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã trình UBND TP dự thảo quy định về bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở xã hội. Sở đã đề xuất: người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đạt bốn nhóm điều kiện: chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích quá chật; chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở; có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Nội; có thu nhập hằng tháng dưới mức bình quân của địa phương.

Cũng theo Sở Xây dựng, có ba nhóm đối tượng được ưu tiên trong quá trình xét duyệt bán, cho thuê nhà ở xã hội là gia đình chính sách, có công với cách mạng; chuyên viên cao cấp hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, được Nhà nước phong tặng huân chương hoặc các danh hiệu giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; cán bộ tốt nghiệp đại học trở lên hoặc công nhân có tay nghề từ bậc 5 trở lên.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết dự thảo cũng quy định hộ gia đình thuê nhà ở xã hội sẽ không được phép chuyển nhượng nhà khi đang thuê. Trường hợp không còn nhu cầu thuê hoặc hết điều kiện thuê nhà, hộ gia đình phải trả lại nhà cho TP.

Riêng các hộ thuê mua, chỉ được phép chuyển nhượng nhà đang thuê mua sau 10 năm (hết thời gian thuê) kể từ khi ký hợp đồng và nhà đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi chuyển nhượng cũng không được phép bán ra ngoài mà phải bán cho cơ quan quản lý nhà của TP.

Dự kiến trong tháng 5-2010 TP ban hành quy định về việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở xã hội. Khi đó, Sở Xây dựng sẽ công bố để các hộ dân có nhu cầu thuê, thuê mua nộp đơn đăng ký cho chủ đầu tư dự án nhà xã hội và sở. Sở Xây dựng và hội đồng liên ngành sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, xét duyệt danh sách và trình UBND TP phê duyệt.

DiaOcOnline.vn - Theo Địa Ốc TTO

Nhà ở xã hội: Chuyển nhượng tự do sẽ bị thu hồi

29/04/2010 08:40

Sở Xây dựng vừa trình UBND TP Hà Nội ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà ở xã hội. Đáng chú ý, theo quy định này, những cán bộ trẻ hoặc công nhân có tay nghề cao sẽ được ưu tiên nhận nhà trong đợt đầu.

Khu nhà ở xã hội tại huyện Chương Mỹ.

Ai được ưu tiên?

Theo đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội, có 3 nhóm đối tượng được ưu tiên thuê, mua nhà xã hội, nhà thu nhập thấp. Đó là các gia đình chính sách, có công với cách mạng; chuyên viên cao cấp hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, được Nhà nước phong tặng huân chương hoặc các danh hiệu giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo hoặc nghệ sĩ nhân dân, ưu tú; cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học trở lên hoặc công nhân có tay nghề từ bậc 5 trở lên. Tất nhiên, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp phải hội tụ 4 nhóm điều kiện.

Đầu tiên là các hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể, diện tích bình quân của hộ gia đình phải thấp hơn 5m2 sử dụng/người hoặc diện tích khuôn viên đất của ngôi nhà thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu được phép cải tạo, xây dựng theo quy định.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn phải đáp ứng tiêu chí chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức. Đối với trường hợp mua hoặc thuê nhà thu nhập thấp, phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Nội. Trường hợp thuộc lực lượng vũ trang, nếu chưa có hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn, phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về chức vụ, thời gian công tác và thực trạng nhà ở. Cuối cùng, hộ gia đình phải có thu nhập hằng tháng (tính bình quân đầu người) dưới mức bình quân của địa phương theo quy định của UBND TP.

Theo thang điểm tối đa là 100 (lựa chọn người ưu tiên bằng cách chấm điểm) do UBND TP quy định, tiêu chí khó khăn về nhà ở được tính cao nhất (50 điểm). Kế đó là tiêu chí về đối tượng (30 điểm) và các ưu tiên khác (10 điểm). Đặc biệt, nhóm gia đình chính sách và giáo sư được cộng 7 điểm. Nhóm cán bộ trẻ được 3 điểm. Các đối tượng có nhu cầu sẽ nộp đơn đăng ký cho chủ đầu tư dự án và Sở Xây dựng Hà Nội.

Sở sẽ có trách nhiệm cùng liên ngành thành phố thẩm định hồ sơ, xét danh sách và trình UBND TP Hà Nội phê duyệt. "UBND TP cũng yêu cầu các chủ đầu tư có dự án nhà xã hội, nhà thu nhập thấp phải công khai các thông tin liên quan tới dự án để người dân biết, đăng ký nộp hồ sơ và giám sát" - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết.

Không được chuyển nhượng tự do

Do tính chất đặc thù của nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, người thuê, thuê mua sẽ không có quyền tự do mua bán, chuyển nhượng. Tương tự, đối với hình thức nhà xã hội cho thuê, hộ gia đình thuê nhà cũng không được phép chuyển nhượng quyền thuê nhà. Trường hợp không còn nhu cầu thuê hoặc hết điều kiện thuê nhà, hộ gia đình phải trả lại nhà cho thành phố.

Với nhà ở xã hội theo hình thức thuê mua, hộ gia đình chỉ được phép chuyển nhượng nhà đang thuê mua sau 10 năm kể từ khi ký hợp đồng và nhà đó đã được cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà. Ngoài ra, hộ gia đình cũng không được bán ra ngoài mà phải bán lại cho cơ quan quản lý nhà của thành phố.

Tương tự, đối với nhà ở cho người thu nhập thấp, hộ gia đình chỉ được bán sau 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng và căn hộ phải có GCN. Căn hộ cũng chỉ được phép chuyển nhượng cho thành phố hoặc chủ đầu tư xây dựng nhà ở tại dự án đó hoặc cho đối tượng được mua nhà thu nhập thấp. Giá bán nhà cũng không được phép vượt quá mức giá nhà ở thu nhập thấp cùng loại tại thời điểm bán.

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Sở Xây dựng cũng đề xuất thành phố thu hồi nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp khi người thuê không trả tiền thuê liên tục trong 3 tháng mà không có lý do chính đáng hoặc người thuê tự ý bán nhà hoặc chuyển quyền thuê nhà. Quá trình thu hồi lại căn hộ, thanh lý hợp đồng với người thuê dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 50 ngày.

DiaOcOnline.vn - Theo Hà Nội Mới

Khởi công xây 264 căn nhà ở xã hội

25/04/2010 08:10

Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TPHCM, UBND quận Gò Vấp, Công ty Xuất nhập khẩu Đầu tư và Xây dựng Gò Vấp vừa tổ chức khởi công dự án nhà ở xã hội tại số 26 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, quận Gò Vấp

Dự án có tổng diện tích 4.297 m2, được xây dựng 2 block với 264 căn hộ có diện tích từ 46,5 m2 đến 58,6 m2. Tổng vốn đầu tư của dự án 210 tỉ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2012. Chủ đầu tư sẽ giữ lại 1/3 căn hộ để bán theo cơ chế kinh doanh, còn 2/3 số căn hộ trên được đưa vào quỹ nhà ở xã hội của TP.

Hàng trăm hộ dân phải di dời đến nơi... chưa rõ

Cập nhật lúc 14:39, Thứ Sáu, 22/01/2010 (GMT+7)

,

- Hàng trăm hộ dân nằm trong diện giải tỏa trắng của dự án rạch Ụ Cây (Q.8, TP.HCM) đang lo sốt vó khi thời điểm giải tỏa đã cận kề và phải di dời ngay trước Tết đến nơi ở...chưa biết mặt mũi!

Dự án rạch Ụ Cây nằm trong chương trình chỉnh trang đô thi, di dời các căn nhà lụp xụp ven kênh, rạch của Q.8 được tiến hành thực hiện từ năm 2006. Đây là dự án trọng điểm, có tổng diện tích gần 20ha, với hơn 2.500 hộ phải di dời, giải tỏa trắng. TP.HCM giao cho Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 750 tỷ đồng hỗ trợ giải tỏa. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong năm nay.

Chậm ba năm di dời một ngày

Các hộ dân bị di dời giải tỏa nằm trong dự án sẽ được tái định cư tại chung cư Tân Mỹ (Q.7), chung cư 481 (Q.8) và chung cư Rạch Đào.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ di dời 930 hộ trước năm 2009 nhưng đến thời điểm hiện tại 1/2010 đã vẫn chưa một hộ dân nào được tái định cư ở nơi mới.

Từ thực tế này, ngày 18/12/2009 UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Xây dựng cùng Chủ đầu tư phải di dời một phần những hộ dân nằm trong dự án về 600 căn hộ ở chung cư Tân Mỹ. Đồng thời phải di dời toàn bộ những hộ dân trước ngày 30/4/2010. Dùng dằng mãi không giải toả, di dời nhưng trước chỉ đạo này, chủ đầu tư buộc "đẩy" phải đẩy nhanh tiến độ khiến người dân ở đây gặp khó.

Phần nhiều những hộ dân nằm trong diện giải tỏa của dự án rạch Ụ Cây đều thuộc diện nghèo. Ảnh: Tử Trực

Thông tin chúng tôi có được thì mới dây, lãnh đạo phường cùng chủ đầu tư đã tổ chức mời họp và phát phiếu đăng ký... đi sớm. Tại buổi họp, người dân ở phường 11 được phổ biến, nếu ai đăng ký đi sớm trước 3/2 sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng và được ở tầng thấp của chung cư. Nếu ai chưa đi đến ngày 30/4 sẽ cưỡng chế và không có quyền lợi gì. Trong khi đó, nhiều hộ dân yêu cầu được chủ đầu tư phải dẫn đi xem chung cư cũng như diện tích căn hộ. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu này vẫn không được đáp ứng.

Ông Nguyễn Văn T. một hộ dân ở phường 11 cho biết: "Chúng tôi rất ủng hộ di dời nhưng chúng tôi không hề hay biết "mặt mũi" cũng như diện tích chung cư được chuyển đến. Bây giờ còn chưa đầy 1 tháng nữa tới Tết, nếu phải di dời, làm sao chúng tôi đi kịp. Không thể làm theo cách chậm ba năm di dời một ngày như vậy được".

Cùng với ông T., nhiều hộ khác cũng cho rằng: "Nếu không đi chúng tôi sẽ mất quyền lợi. Nhưng bây giờ đi sẽ sống ra sao? Chưa biết nơi được chuyển đến, căn chung cư có đủ sức chứa những gia đình lên đến 10 nhân khẩu hay không ?".

Di dời cũng mừng, nhưng rất lo...

Cùng với những băn khoăn chưa được giải đáp, số đông hộ dân ở đây vẫn canh cánh nỗi lo việc "hậu" giải tỏa. Đại bộ phận họ là những người nghèo, lao động phổ thông hàng ngày ở chợ, buôn gánh bán bưng, quen với cảnh kiếm tiền bằng nghề "chân lấm tay bùn"... Trong khi đó, phải chuyển vào những căn chung cư cao hàng chục tầng... khiến không ít người canh cánh nỗi lo thất nghiệp.

Người dân thuộc diện giải tỏa của dự án đang day dứt, không biết cuộc sống, học hành của con em họ sẽ như thế nào khi được chuyển qua nơi tái định cư mới. Ảnh: Tử Trực

"Tôi nói thật, nghe di dời cũng mừng, nhưng rất lo. Ở đây chúng tôi còn được cái ăn, cái mặc, ngày kiếm đủ ba bữa cơm. Nếu chuyển vào chung cư, cả nhà tôi sẽ làm gì để duy trì cuộc sống bây giờ?" - chị Trần Thục Quyên nhìn người mẹ già đã bị bại liệt hai chân than thở.

Cùng chung tâm trạng với chị Quyên, hàng trăm hộ dân khác cũng không biết "sẽ làm gì để sống" khi phải chuyển đến nơi tái định cư mới. Tài sản duy nhất của các hộ dân ở đây là căn nhà lụp xụp chuẩn bị bàn giao cho dự án.

Cùng với nỗi lo nghề nghiệp, người dân ở đây còn lo lắng về khoản tiền chênh lệnh khi chuyển đến nơi tái định cư mới.

Theo ước đoán, những căn nhà của số đông hộ dân nằm trong dự án giao động từ 30-90 triệu/căn. Trong khi đó, giá chung cư được chuyển đến 370 triệu đồng/căn. "Khoản tiền chênh lệch thật quá lớn. Lo miếng ăn hàng ngày chúng tôi còn không lo nổi, phải gánh số nợ chồng chất biết bao giờ trả" - chị Hà Thị Thanh, tổ 86, phường 9 cho biết.

Một Phó Chủ tịch phường xin giấu tên nói, nếu chuyển đến nơi tái định cư mới mà không có phương án hỗ trợ nghề nghiệp. Nguy cơ dân bỏ nơi tái định cư rất cao.

Ông Nguyễn Thành Chung, Chủ tịch UBND quận 8 cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang ráo riết đẩy nhanh dự án hoàn thành, xây dựng kế hoạch cụ thể về những việc liên quan đến di dời giải tỏa những hộ dân của dự án. Trong đó, chúng tôi có việc hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp... trình lên Sở Tài chính. Việc này sẽ nhanh chóng hoàn thành trong thời gian tới".

• Tử Trực

Công bố điểm tái định cư mới cho dân rạch Ụ Cây

Cập nhật lúc 17:36, Thứ Ba, 26/01/2010 (GMT+7)

,

- Sau khi VietNamNet phản ánh "hàng trăm hộ dân phải di dời đến nơi...chưa rõ", chủ đầu tư dự án rạch Ụ Cây (Q.8, TP.HCM) đã trình lên UBND Q.8 bảng giá đền bù giải tỏa và những địa điểm định cư cho người dân nằm trong diện giải tỏa.

Theo đó, mức giá đền bù cho các hộ dân được phân chia cụ thể theo từng tuyến đường. Mức giá cao nhất 37,862 triệu/m2 và thấp nhất 16,451 triệu/m2

Cụ thể, ở mặt tiền đường Tùng Thiện Vương (từ đường Phong Phú đến Bến Bình Đông) có mức giá cao nhất (37,862 triệu), trong các con hẻm rộng trên 5m đều có mức giá từ 22,5 đến 23,7 triệu/m2.

Ngoài ra, ở các mặt tiền đường Ba Đình, Phong Phú (từ Tùng Thiện Vương đến Nguyễn Duy), Bến Cần Giuộc (từ Tùng Thiện Vương đến Xóm Củi), Xóm Củi (từ Tùng Thiện Vương đến Ba Đình) đều có mức giá đền bù giải tỏa từ 30,4 đến 31,5 triệu/m2.

Ở những nơi khác giá đền bù thấp hơn như mặt tiền đường Bến Ụ Cây có mức giá đền bù 16,456 triệu/m2, đường Bến Bình Đông và đường Nguyễn Duy có mức giá lần lượt từ 23,455 và 23,944 triệu/m2.

Theo ban quản lý dự án, đây là mức giá đã được thẩm định so với thị trường và đã tham khảo ý kiến người dân trước khi thống nhất.

Hàng ngàn nóc nhà lụp xụp của những hộ dân nằm trong dự án rạch Ụ Cây. Ảnh: Tử Trực

Ngoài ra, UBND Q.8 còn bố trí 7 địa điểm cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa của dự án. 7 địa điểm tái định cư bao gồm: chung cư Tân Mỹ (Q.7), chung cư 481 (Q.8), chung cư An Phú-An Khánh (Q.2), chung cư thương mại dự án rạch Ụ Cây (tái định cư tại chỗ), chung cư An Sương (Q.12),chung cư Bùi Minh Trực 3 (Q.8), chung cư 99 (Bến Bình Đông, Q.8).

Tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư được chủ đầu tư chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước ngày 30/4/2010 sẽ giải tỏa 953 căn, giai đoạn 2 từ 30/4/2010 đến 12/2011 sẽ giải phóng gần 1.600 căn nhà trong tổng số 2.552 căn.

Trước đó, để dự án sớm hoàn thành, UBND TP.HCM yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Việc này khiến không ít người dân gặp khó khăn vì phải di dời trước 3/2 theo yêu cầu của chủ đầu tư. Người dân cho rằng, nếu không đi đúng tiến độ sẽ mất quyền lợi, nhưng đi trước Tết Nguyên Đán thì trở tay không kịp.

• Tử Trực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro