[CHAPTER 11 : Người Chứng Kiến Lịch Sử]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không hiểu sao đứng trước một nơi từng được gọi là nhà , trong lòng tôi lại xuất hiện thứ cảm xúc vô cùng hỗn loạn . Vui có , buồn có , hoài niệm có và sợ sệt cũng có . Hoàng Thành Thăng Long đã từng rất đẹp nhưng tại sao giờ đây nó đã thay đổi nhiều đến vậy , nhiều đến mức tôi không còn nhận ra "nhà" của mình nữa . Thực tế kể từ khi rời cung , tôi có trở về đây vài lần nhưng mỗi lần cách nhau đến cả trăm năm nên mỗi khi trở về , mọi thứ đều thay đổi một cách chóng mặt .
Theo dòng chảy của thời gian , qua mỗi vương triều của đất nước , qua các nét đẹp đặc trưng của từng thời đại , Hoàng Thành Thăng Long là nơi giao thoa văn hoá của lịch sử , là chứng nhân dõi theo từng giai đoạn phát triển của nước nhà và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Năm 1010 , vua Lý Thái Tổ ban chiếu rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long . Năm 1029 , vua Lý Thánh Tông cho xây dựng lại toàn bộ Tử Cấm Thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương . Năm 1203 , vua Lý Cao Tông bắt đầu đợt xây dựng mới với vô số cung điện , cửa ô , đền chùa . Năm 1429 , vua Lê Thái Tổ khởi công xây dựng điện Kính Thiên . Năm 1490 , vua Lê Thánh Tông mở rộng Hoàng Thành thêm 8 dặm . Từ năm 1788 , Hoàng Thành rơi vào trận đại huỷ diệt và những gì còn sót lại được đưa vào Huế để xây dựng kinh thành mới . Năm 1805 , vua Gia Long phá bỏ tường thành của Thăng Long cũ . Năm 1812 , xây dựng cột cờ Hà Nội ở phía nam . Năm 1848 , vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời Hậu Lê và chuyển đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ , đá vào Huế chỉ để lại rồng đá ở điện Kính Thiên . Năm 1886 , điện Kính Thiên bị quân Pháp phá huỷ .
Tôi đã chứng kiến nhà của mình và công sức xây dựng của những đứa em từ những ngày đầu tiên cho đến khi Hoàng Thành chẳng còn lại gì . 200 năm tuy chỉ là con số nhỏ trong cuộc đời dài đằng đẵng của tôi nhưng thực lòng mà nói , nhìn Hoàng Thành hoang tàn còn đau đớn hơn bất cứ thứ gì trên đời này . Đưa tay chạm vào thềm rồng ở điện Kính Thiên , những vết nứt đã xuất hiện chia cắt các hoạ tiết tinh tế từ thời nhà Lê . Nào là thân rồng uốn lượn 7 khúc , nào là bức chạm "cá chép hoá rồng" ... Bước đến bậc thang cuối cùng , tôi chợt đứng khựng lại một nhịp rồi nét mặt tôi trùng xuống bởi trước mặt chỉ còn là khoảng đất trống .
Điện Kính Thiên đã không còn tồn tại .
Nơi đây từng là cung điện quan trọng nhất của Hoàng Thành khi mà các cuộc thiết triều bàn bạc việc hệ trọng quốc gia và cũng là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất , là nơi tiếp đón sứ giả nước ngoài đến thăm . Trước mặt tôi là vị trí của lịch sử khi mà các bậc quân vương đưa ra thánh chỉ có thể thay đổi cả thời đại còn phía dưới là nơi của hàng trăm quan văn , quan võ nắm giữ các địa vị cao quý nhất nhưng giờ đây tất cả chỉ còn là kỉ niệm in sâu vào tâm trí . Rồi một khoảnh khắc tôi vô thức quay mặt lại phía sau , tại vị trí đáng lẽ phải đầy ắp người ấy nay chỉ còn lác đác vài chú bộ đội đang sải bước , tại vị trí đáng lẽ phải có sự hiện diện của các nguyên thủ quốc gia nay chỉ còn là một mảnh đất trống vô hồn . Kinh thành Thăng Long phồn vinh năm xưa hiện tại đã bị tàn phá nặng nề , toàn bộ lớp ngoài đã bị loại bỏ chỉ còn sót lại Hoàng Thành và Tử Cấm Thành . Các cung điện , cửa ô và tường thành cũng vì thế mà đi vào dĩ vãng .
Đi sâu vào một chút là nơi lưu giữ dấu mốc lịch sử vàng son của nước nhà bao gồm các ghi chép sử sách kéo dài cả nghìn năm . Nhìn vào những cổ vật và những bức tranh phác hoạ được giữ gìn cẩn thận , một dòng kí ức chợt ùa về . Gần 200 năm sau khi rời cung , tôi mới trở về , cũng chính tại căn phòng này , là lần đầu tiên tôi gặp Lê Thái Tổ (Lê Lợi) - vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lê sơ .
Đứng nhìn đăm chiêu vào các hoạ tiết đã được thay đổi theo thời gian rồi bỗng chốc cánh cửa mở ra , người đàn ông trong bộ hoàng bào bước vào , phía sau là các quan thần rồi bọn họ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên .
- Ngươi là ai ? Đang làm cái gì ở đây ?
Một vị quan thần cất tiếng nhưng tôi không trả lời ngay mà hướng ánh mắt đượm buồn về phía nhà vua .
- Người chắc hẳn là vị vua mới của Đại Việt nhỉ ?
Tôi nói .
- Hỗn láo !!! ngươi có biết mình đang nói chuyện với ai không hả ?
- Người đâu ? Mau bắt thằng tiểu tử này lại cho ta .
Một người khác cất tiếng và kéo theo đó là hàng loạt các quan thần tỏ vẻ tức giận và quát lớn . Nhìn thấy cảnh tượng đó , tôi chỉ nhếch mép cười mỉm . Rồi vua Lê Thái Tổ bỗng mở to đôi mắt và sự ngạc nhiên hiện rõ trên gương mặt của người , người mới đưa tay lên ra hiệu cho binh lính dừng lại .
- Dừng lại !!!
- ...
- Tóc trắng ? Mắt đỏ ? Chẳng lẽ người là ... Thần Mặt Trăng ?
Tôi không trả lời ngay mà hướng ánh mắt về phía bức chân dung vua Lê Thái Tổ được treo ngay ngắn ở trên cao . Một vài giây sau , tôi mới đáp lại :
- Vậy là bệ hạ cũng biết thần sao ?
- Dạ ngài không cần phải dùng kính ngữ với thần đâu và không chỉ có thần mà tất cả các bậc đế vương đều biết đến tên của ngài , thưa thái sư Bắc Phong . Ngài là anh trai của các vị vua tiền nhiệm , vị thần bảo hộ của nước Đại Việt ... tên của ngài được ghi chép trong rất nhiều tư liệu .
Nghe vậy , thái độ của các vị quan thần thay đổi từ tức giận sang ngạc nhiên rồi bất ngờ . Khoảnh khắc vua Lê Thái Tổ định quỳ xuống hành lễ , tôi mới ngăn lại ngay lập tức :
- Đã là vua của một nước thì không được phép quỳ gối trước bất cứ ai !!
- Nhưng mà ...
- Không sao , đó là điều cơ bản nhất mà ta đã dạy cho những đứa em của mình .
Những ngày tháng ấy đã đi xa mất rồi . Nhà Lý , nhà Trần và nhà Lê đã cuốn theo dòng chảy lịch sử và khắc sâu vào trong từng trang sử hào hùng . Nhìn vào bức phác hoạ được cất giữ ngay ngắn trong khu lịch sử nhà Lý , vẫn là mái tóc trắng tinh ấy , vẫn là đôi mắt đỏ ấy nhưng phần tên lại bị để trống .
- Haizz mấy đứa nhóc này , đã nói là không cần rồi mà .
Tôi không nhớ nổi lần gần nhất mình quay trở lại Hoàng Thành là từ bao giờ nữa và mỗi lần về đây cảm xúc lại dâng trào . Tôi vui vì được về nhà sau chuỗi ngày phiêu bạt bên ngoài , tôi buồn vì những bóng hình quen thuộc năm ấy đã không còn , tôi hoài niệm về những người đã bên tôi cả cuộc đời và tôi sợ sệt khi những kí ức ấy ùa về .
Ngoảnh mặt sang trái , tôi chợt nhìn thấy cảnh tượng yên bình năm xưa , về những buổi tập kiếm đạo với vua Lý Nhân Tông - Hoàng đế thứ 4 của nước Đại Việt :
- Đưa cao cái tay lên .
- Au ui , sao huynh cứ đánh đệ thế , đệ là thái tử của một nước đấy .
- Ông nội hay cha của đệ , ta còn đánh được chứ đệ nghĩ thái tử là thoát à ?
Ngoảnh mặt sang phải là nơi hứa hẹn với vua Trần Thánh Tông - Hoàng đế thứ 2 của nhà Trần :
- Sau này đệ lên ngôi , huynh phải đưa đệ đi ngao du thiên hạ đấy nhé .
- Ờ , ta biết rồi .
Và cả ván cờ sẽ không bao giờ được bắt đầu cùng với vua Lý Thánh Tông nữa . Dù có đi đến đâu , các kí ức đẹp đẽ ấy đều ùa về , bên trái là hẹn ước , bên phải là hi vọng rồi tất cả chợt tan vào hư vô và thực lòng mà nói , khoảnh khắc bước qua cửa Đoan Môn , tôi đã hi vọng những đứa trẻ ấy sẽ chào đón tôi trở về giống như những gì chúng từng làm nhưng đó chỉ là ước vọng hão huyền mà thôi . Sau cùng chỉ còn tôi tồn tại trên cõi đời này .
Năm 1945 , chế độ phong kiến chính thức sụp đổ .
Từ trên cửa Đoan Môn phóng tầm mắt về phía quảng trường rộng lớn và cột cờ Hà Nội nghiêm trang trước mắt , sự phấn khích và mừng rỡ hiện trên gương mặt của những người bạn còn tôi vẫn đang đứng ở dưới bậc thang vừa đi vừa hoài niệm . Nam Phương hướng ánh ánh mắt sang nhìn tôi rồi em chạy lại gần nắm lấy cổ tay tôi và kéo đi :
- Anh còn đứng đấy làm gì ? Lên đây cùng bọn em .
- Ừ .
- Mà anh này , đây từng là nhà của anh đúng không ?
- Ừ .
- Em vừa thấy một bức chân dung ở trong bảo tàng , người trong tranh giống hệt anh nhưng lại không được viết tên .
- Ừ .
- Đừng có ừ mãi như thế chứ !!
Bước lên đến nơi , nhìn mấy đứa bạn đang nói chuyện gì đấy trong khi đang run cầm cập khiến tôi bật cười . Hôm nay nhiệt độ giảm sâu hơn hôm qua nên có lẽ mặc mỗi bộ Việt Phục không đủ ấm . Thời tiết ở ngoài Bắc thật buồn cười , rõ ràng bầu trời xanh cao vút , nắng ấm ôm trọn lấy cả quảng trường nhưng lại lạnh tê tái trái ngược hoàn toàn với Hội An , đã nóng thì nóng chảy mỡ . Rồi tôi nghe thấp thoáng được lời thắc mắc của Thu Minh :
- Nhưng sao lạnh thế mà không có tuyết nhỉ ?
- Ừ nhỉ ? Tôi cứ tưởng xứ lạnh là phải có tuyết chứ ?
Đông Triều đáp .
- Ở Việt Nam thì làm gì có tuyết được , nước mình lạnh nhưng chưa lạnh đến mức có tuyết đâu .
Đến lượt Hạ Vy cất tiếng giải thích .
Hmm tuyết hả ? Cũng không hẳn là không có tuyết nhưng đã từ lâu lắm rồi .
- Thực ra ở đây đã từng có tuyết ...
Tôi khựng lại một nhịp đồng thời chỉ tay về phía quảng trường bên dưới rồi mới tiếp tục nói :
- ... Tuyết rơi phủ trắng cả kinh thành và quảng trường bên dưới nhuộm một màu trắng tinh khiết .
- Thật á ? Tuyết rơi ngay tại Hà Nội à ?
Nam Phương nói , đôi mắt của em trở lên lấp lánh khi nhìn tôi .
- Năm Phù Long thứ 2 và năm Hội Tường Đại Khánh thứ 5 tức là năm 1102 và năm 1114 , đó cũng là 2 lần duy nhất tuyết rơi tại Hoàng Thành . Thời tiết năm đó đặc biệt đến nỗi được chép vào Đại Việt Sử Kí Toàn Thư :
"Phù Long năm thứ 2 (1102) . Mùa xuân , tháng giêng , ngày Lập xuân , tuyết lành xuống .
Hội Tường Đại Khánh năm thứ 5 (1114) . Mùa xuân , tuyết điềm lành xuống ."
Thảm cỏ xanh ngát phía dưới , những cây cổ thụ đứng hiên ngang , tán lá đung đưa theo làn gió nhẹ , quốc kì tung bay phấp phới . Đâu phải ai biết được rằng những khung cảnh bình thường hiện hữu trước mắt đã từng được tuyết phủ trắng . Tuyết rơi khi tôi vẫn đang cuộn tròn chăn trong phòng và khi thức giấc cả Hoàng Thành đã khoác lên mình bộ phục trang độc lạ nhất , hiếm có nhất và đẹp đẽ nhất . Tuyết rơi khiến cảnh vật trở lên huyền ảo đến lạ , lãng mạng đến ngất lòng và trong văn hoá của Triều Tiên , tuyết đầu mùa tượng trưng cho tình đầu thiêng liêng và đẹp đẽ .
"Nhà" là một nơi kì lạ , lúc về thì sợ sệt đủ thứ nhưng khi về rồi thì lại lưu luyến không nỡ rời đi . Chúng tôi bắt đầu ra về khi hoàng hôn buông xuống , ánh chiều tà khiến lòng người nặng trĩu nỗi buồn da diết . Tôi bước đi mà cố gắng không ngoảnh đầu lại bởi ngay cả bản thân tôi cũng chẳng biết chuyến đi lần này sẽ kéo dài bao lâu và trong lần tiếp theo trở về , Hoàng Thành có còn đó hay không ? Đi mãi đi mãi cho đến khi một giọng nói cất lên mới khiến chúng tôi quay đầu lại :
- Excusez-moi !! ( xin làm phiền chút )
Đó là giọng của một người phụ nữ phương Tây chạc 40 tuổi , làn da trắng cùng với mái tóc dài thướt tha và trên cổ cô đeo chiếc máy ảnh cổ điển của hãng Lomo . Dường như cô đang giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng phiên âm của từ "xin làm phiền" trong tiếng Anh và tiếng Pháp gần giống nhau nên cô đã đọc hơi hướng về tiếng Pháp .
- Oui ?
( vâng ?)
Tôi đáp .
- Oh tu peux parler françái ?
( Oh , bạn có thể nói được tiếng Pháp ?)
- Oui, j'étais en France pendant un moment .
( Vâng , tôi đã từng ở Pháp 1 thời gian .)
- Oh .
- Puis-je vous aider ?
( tôi có thể giúp gì cho bạn ?)
- Vous êtes si beaux, je peux prendre une photo ?
( Nhìn các bạn thật đẹp , tôi có thể chụp cho các bạn 1 bức ảnh được không ?)
- Ok , très content .
( Ok , rất hân hạnh .)
Đó là một ý tưởng khá tuyệt vời nhưng khi tôi quay mặt lại , Nam Phương và đám bạn có chút rụt rè . Có lẽ những gì mà người Pháp đã làm trong quá khứ đã để lại trong họ một ấn tượng xấu về người phương Tây . Thấy vậy , tôi mới cất tiếng :
- Cô ấy là nhiếp ảnh gia hoặc phóng viên và muốn chụp cho chúng ta một bức ảnh để làm kỉ niệm .
- Hả ? Gì cơ ?
Xuân Tú đáp .
- Chụp ảnh .
- Chụp ảnh là cái gì ?
- À thì giống như vẽ tranh nhưng bức ảnh lại chân thực như khi mình soi gương ấy .
Hỏi ra người phụ nữ ấy là nhiếp ảnh gia tự do , cô muốn lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp và lan toả văn hoá , bản sắc của dân tộc Việt Nam cho toàn thế giới . Cô đặt chân đến Hoàng Thành Thăng Long để tìm hiểu về văn hoá lịch sử rồi vô tình bị thu hút bởi những bộ Việt Phục đậm chất dân tộc mà chúng tôi đang mặc . Khi nghe cô giải thích nguyện vọng của mình , cả đám mới vui vẻ đồng ý . Tấm ảnh chỉ có 2 màu trắng đen nhưng trong mắt chúng tôi là sự sặc sỡ và đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ .
Trước khi rời khỏi Hoàng Thành , tôi đã ngoảnh đầu lại nhìn để khắc sâu hình ảnh "nhà" vào trong đầu , để lưu trữ những kỉ niệm mới mẻ này và những lần trở lại tiếp theo , tôi có thể mỉm cười hoài niệm . Hoàng Thành đã không còn như xưa nhưng tôi tin chắc rằng dân tộc Việt Nam vẫn sẽ khắc ghi những giá trị lịch sử ấy và lưu truyền đời đời kiếp kiếp để cho con cháu ta sau này được biết : ông cha ta đã trải qua những tháng ngày hào hùng như thế nào . Như vua Minh Mạng - vị hoàng đế thứ 2 của nhà Nguyễn đã từng nói với tôi rằng :
- Dù ở bất cứ thời đại nào , không chỉ những người đứng đầu như chúng thần mà cả nhân dân đều ghi nhớ công ơn của các bậc tiền bối và chung tay góp sức tạo lên một quốc gia giàu mạnh ....
Tôi vẫn rất nhớ câu nói ấy . Vua Minh Mạng là một vị vua tài ba nhưng tiếc rằng cho đến cuối đời , ông lại đưa ra nhiều chính sách sai lầm khiến nhà Nguyễn suy yếu và đời sống nhân trở lên khốn khổ .
Thật thiếu sót khi đặt chân đến đất thủ đô mà không đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam . Cảm giác quay lại trường cũ có một thứ gì đó rất khó diễn tả mà thực tế tôi chỉ học ở đây một thời gian ngắn rồi bỏ ngang vì không tài nào theo kịp . À mà về sau tôi vẫn được đặc cách làm giáo viên dạy sử một vài năm cho đến khi tôi trở thành sứ giả bất đắc dĩ của Đại Việt . Văn Miếu ban đầu được xây với mục đích thờ Tứ Phối , Khổng Tử và Chu Công rồi sau đấy vài năm , vua Lý Nhân Tông mới cho xây thêm Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho hậu duệ của vua chúa và các quý tộc . Chúng tôi tiến từng bước về phía cổng Tam quan , hướng ánh mắt lên trên một chút là 3 kí tự Hán cổ đọc là "Văn Miếu Môn" . Cổng gồm 3 cửa và 2 tầng , 2 bên là 2 tấm bia khắc chữ nôm còn ở trung tâm là tứ trụ nghi môn toát lên vẻ trang nghiêm , cổ kính . Bước qua Văn Miếu Môn và đi thẳng một đoạn là lớp cổng thứ 2 Đại Trung Môn gồm 3 gian được xây trên nền gạch cao cùng với lớp ngói mũi hài sắc đỏ đặc trưng của đền chùa . Trước mắt là con đường rợp bóng cây xanh mát rượi , ánh ban mai lách qua kẽ lá chiếu xuống nền gạch đỏ tươi và dẫn chúng tôi đến Khuê Văn Các được coi là biểu tượng của Văn Miếu Quốc Tử Giám , công trình này mới được xây vào khoảng 140 năm đổ lại đây tức thời của Vua Minh Mạng . Khuê Văn Các gây ấn tượng cực lớn bởi kiến trúc dạng cổ lầu độc đáo gồm 4 trụ gạch lớn làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên , những chạm khắc tinh xảo của tầng dưới kết hợp với kiến trúc sơn son thếp vàng làm nổi bật lên các cửa ô tròn tượng trưng cho trời bên cạnh Giếng Thiên Quang như tấm gương phản chiếu lại trời xanh đồng thời hình vuông của giếng tượng trưng cho đất . Hai hình ảnh đối lập của Giếng Thiên Quang và Khuê Văn Các như đại diện cho tinh hoa đất trời hoà quyện với nhau mang theo ý nghĩa lịch sử nghìn năm . Tôi bước đến bên 82 tấm bia Tiến Sĩ được đặt trên lưng 82 con rùa ngay kế bên Giếng Thiên Quang , tên của 82 thủ khoa trong các kì khoa cử được chạm khắc tinh xảo bằng chữ nôm nhằm tôn vinh những nhân tài hiếm có của đất nước . Tấm bia thứ 42 , thời Lê sơ , tên của em ấy vẫn được khắc trên đó và sẽ lưu truyền đến mãi về sau .
Sau khi viếng đền Khải Thánh , chúng tôi rời Văn Miếu Quốc Tử Giám và bắt chuyến xe đò về Bắc Ninh - mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và là quê hương của hát quan họ . Điểm đến cuối cùng trong chuyến du lịch miền bắc lần này là Đền Đô - đền thờ của hoàng tộc nhà Lý . Đền Đô vô cùng rộng nhưng tôi chẳng có chút hứng thú đi lòng vòng mà chỉ đơn thuần ngồi một chỗ và nhìn đăm chiêu vào 8 bàn thờ của các vị hoàng đế . Nhà Lý trải qua 8 đời vua nhưng không phải tất cả đều là em tôi mà chỉ có 6 đứa mà thôi , tôi vào cung khi vua Lý Thái Tổ đã băng hà rồi quay trở lại khi nhà Lý đã giệt vong , cũng vì thế mà chưa gặp Lý Chiêu Hoàng bao giờ . Và điều đó thì còn gì quan trọng nữa đâu , những đứa trẻ năm ấy đã yên nghỉ từ lâu lắm rồi .
Đưa tay lên gạt dòng nước mắt chảy dài trên má , tôi mỉm cười thay cho lời chào tạm biệt rồi đứng dậy hướng về phía những đứa trẻ của hiện tại .

••••• To Be Coutinued •••••

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro