[CHAPTER 3 : Chỉ Còn Là Kỉ Niệm]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[CHAPTER 3 : Chỉ Còn Là Kỉ Niệm]
Dưới những tia nắng rạng rỡ và không khí mát mẻ của đầu thu cùng với dòng người qua lại tấp nập trước mắt, nhìn ai cũng gầy gò ốm yếu nhưng trái lại trên nét mặt họ lại hiện lên một sự vui mừng không nguôi. Hình ảnh đối lập đó khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và đâu đó là một chút xót thương không thể diễn tả thành lời. Tôi đã nghe rất nhiều về nạn đói năm 1945 qua các radio và các thời báo thường nhật nhưng có lẽ hiện thực còn tàn khốc hơn thế rất nhiều lần đồng thời trong thoáng chốc tôi chợt nhớ lại một câu nói mà mình đã từng đọc ở đâu đó rằng:

  "Người người lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường ."

Một thực tế đã vượt quá mức tưởng tượng của tôi và cho đến hiện tại, nạn đói đã qua được 4 tháng nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn còn hiện hữu ngay trước mắt. Chìm sâu vào trong dòng suy nghĩ, tôi chợt quay mặt lại nhìn Nam Phương một cách vô thức. Giống như với đại đa số cư dân ở đây, người con gái ấy trông cũng gầy gò ốm yếu nhưng điều đó cũng chẳng thể làm phai nhoà đi gương mặt xinh xắn đáng yêu của em.
- Bao nhiêu lâu em chưa được ăn no rồi?
Nghe tôi nói vậy, Nam Phương có chút bối rối. Em không đáp lại ngay mà lại chống hông ngẩng đầu lên trời rồi nhìn vào từng ngón tay đang dần cụp xuống. Hmmm có lẽ là lâu lắm rồi nhỉ?
- Em cũng không nhớ nổi nữa.
Có một chút thương xót hiện lên trong lòng tôi nhưng phải cố gắng không được bộc lộ ra bên ngoài. Tôi trùng mắt xuống và sau một hồi, tôi khẽ nhắm mắt lại thở dài rồi bước đi mà không quên đưa tay ra hiệu cho Nam Phương đi cùng.
Đi dọc theo khu phố tấp nập người qua lại nhưng những rạp hàng chỉ bán toàn rau củ, khoai sắn chứ chẳng thấy chỗ nào bán thịt cả mà cũng đúng thôi, trong cái thời đại đến cả bản thân còn không nuôi được thì lấy đâu ra thức ăn cho gia cầm. Đi mãi đi mãi cho đến gần hết đường, tôi mới tìm được một hàng bán cá và một ít cua đồng trông có vẻ như mới được bắt trong ngày. Chẳng cần suy nghĩ nhiều, tôi tiến lại gần đó để mua một vài con cá về làm bữa tối. Ngay khi nhìn thấy bọn tôi tiến lại gần, nét mặt buồn rầu trên mặt bà chủ liền biến mất và thay vào đó là sự hứng khởi nhiệt tình.
- Bác ơi, bao nhiêu tiền một con cá vậy?
- 2 hào thôi con.
- Vậy ạ?!! Ê Nam Phương...
Tôi hướng về phía Nam Phương định hỏi thì bỗng chững lại giữa chừng, em đang nhìn chằm chằm vào mấy con cá trên bàn bằng ánh mắt thèm thuồng còn miệng như sắp chảy rãi ra vậy.
- Làm gì mà phản ứng ghê vậy?
Tôi nói.
- Tại vì lâu lắm rồi mới nhìn thấy cá đấy?
- Bên kia có cái sông mà, sao không ra đấy câu?
- Thì em cũng muốn lắm nhưng mà trước kia đâu cũng thấy bọn Pháp Nhật nên nếu câu mà bọn chúng phát hiện thì kiểu gì cũng bị đánh đập dã man.
Nghe Nam Phương nói vậy, tôi chợt rơi vào trầm tư, đến cả mất việc đơn giản như vậy mà người dân cũng không được làm thì hơi quá đáng rồi đấy. Bên cạnh đó, bác bán cá nghe bọn tôi nói chuyện cũng tiếp lời:
- Con chắc không phải người ở đây đúng không? Ngày trước có người đói quá lén ra câu trộm rồi bị bọn Nhật đánh chết luôn đấy... dã man lắm.
- Vậy ạ.
- Nhưng bây giờ đất nước đã giành độc lập rồi nên điều đó không còn xảy ra chứ thời gian vừa rồi bọn ta khổ lắm con ơi.
Nhìn vào ánh mắt hiện rõ sự khắc khổ của bà chủ, đầu tưởng tượng ra những gì tồi tệ nhất đã xảy ra, tôi có chút động lòng. Trên bàn còn khá nhiều cá nên tôi nghĩ mình sẽ mua nhiều nhiều chút, vừa giúp được bà chủ vừa cho nhà Nam Phương một bữa thịnh soạn nhưng khi tôi chuẩn bị cất tiếng, ánh mắt tôi bắt gặp một vài đứa trẻ mặt mũi lấm lem, chân tay bẩn thỉu đang ngồi bên góc đường xin ăn.
- Bố mẹ của mấy đứa đó qua đời trong nạn đói rồi, bọn chúng thiếu dinh dưỡng quá không làm được gì nên chỉ có cách ra nằm đấy xin ăn thôi.
Dõi theo ánh mắt của tôi, bác bán cá nói với giọng điệu buồn thẳm. Nạn đói thực sự là một cơn ác mộng và sẽ là một sự kiện được ghi sâu trong sử sách để cho thế hệ sau này biết rằng thế hệ cha ông đã phải trải qua những gì để có được độc lập như ngày nay. Quay lại bàn bán cá đồng thời rút trong túi ra một túi tiền đồng và nói:
- Còn bao nhiêu con bác cho con lấy hết đi!
Nghe tôi nói vậy, cả bác bán cá và Nam Phương đều đứng hình mất vài giây cho đến khi tôi lặp lại câu hỏi tương tự một lần nữa rồi đưa tiền ra thanh toán.
- Cảm ơn con!! Bu ngồi từ sáng đến giờ chưa bán được con nào vậy mà...
- Không có gì đâu bác mà tại sao lại không bán được ạ?
- Con biết đấy trong thời điểm hiện tại thì ai cũng rất khó khăn nên không ai dám bỏ tiền ra mua thịt để ăn đâu với lại hôm nay gặp được con là phúc đức 3 đời rồi... hiện tại bu chỉ biết cảm ơn con mà thôi ...
- Con nghĩ là nhà con không ăn hết đâu nên bác cứ giữ lại vài con mà ăn...
- Không được!!! Sao ta dám nhận được, con đã trả tiền rồi mà.
- Bác vừa nói là "gặp được con phúc đức 3 đời " mà nên cứ coi hôm nay là ngày may mắn của bác đi.
Mãi một lúc sau đó, tôi với bác bán cá cứ đùn đẩy qua lại mặc cho tôi có nói thế nào thì bác vẫn không nhận nên tôi đành chấp nhận cầm 2 giỏ cá đầy ụ mà rời đi còn Nam Phương đứng bên cạnh thì đang che miệng cười như thể vui lắm. Đến trước mặt mấy đứa trẻ mà tôi vừa nhìn thấy, tôi nhìn bọn chúng và bọn chúng cũng nhìn tôi rồi đưa tay lên xin ăn khiến tôi có chút chạnh lòng.
- Trong giỏ có ít cá, các em cầm về ăn đi !!
Nói dứt câu, tôi đặt luôn giỏ cá xuống đất rồi kéo tay Nam Phương rời đi mà chẳng ngoái mặt lại nhìn. Tôi sợ rằng bọn chúng sẽ giống bác bán cá, vì một món quà đột nhiên xuất hiện mà không dám nhận và cứ thế bọn tôi hoà lẫn vào dòng người đông đúc trước sự vui mừng xen lẫn kinh ngạc của những đứa trẻ. Đi được một đoạn, Nam Phương bỗng cất tiếng hỏi tôi:
- Tại sao anh lại làm vậy? Đống cá đó không hề rẻ mà...
- Tiền mất thì có thể kiếm lại và em biết đấy, anh không có gì ngoài thời gian nhưng mấy đứa trẻ đó thì không... thời gian của bọn chúng có lẽ là sắp hết rồi.
- Anh quả thực là tốt bụng quá nhỉ?
- Giúp được ai thì giúp thôi.
Kết thúc cuộc trò chuyện ngắn, bọn tôi đi vòng quanh con phố để mua một ít hoa quả, một ít rượu và cả bó hương rồi cùng nhau đi đến chỗ cây cổ thụ ngàn năm tuổi. Nam Phương khá tò mò khi thấy tôi mua rượu, em liên tục gặng hỏi còn tôi chỉ đáp lại một cách qua loa rồi đi trước.
Đứng trước cây cổ thụ, tôi khẽ mỉm cười bởi mới ngày nào tôi tận mắt chứng kiến chồi non rẽ đất vươn lên mà nay ngọn chồi đó đã trở thành cây cổ thụ biểu tượng của thị trấn này. Cành lá vươn rộng che khuất đi ánh nắng oi ả của buổi sớm chiều, những cơn gió thổi lá kêu xào xạc, dưới nền đất nhuộm vàng màu mùa thu. Tôi và Nam Phương cùng ngẩng mặt lên nhìn chuyển động của các tán lá, những tia nắng chiếu xuyên qua cành cây và chiếu rọi trên gương mặt tôi khiến màu mắt đỏ ngầu hiện lên lung linh huyền ảo. Trong thoáng chốc một chiếc lá vàng rơi từ từ xuống trước mặt rồi nằm gọn trong lòng bàn tay mở rộng, dường như cái cây ngàn năm đang chào đón người bạn già trở về sau nhiều năm xa cách.
- Hơn 1000 năm rồi... Không biết với từng đấy thời gian có đủ khiến một vật vô tri trở lên có cảm tính không?
Đưa một tay chạm vào thân cây sần sùi, một lớp gỗ bỗng bung ra và để lại trên tay tôi một vết vụn gỗ đen tuyền. Suốt hơn 1000 năm, rất nhiều người đã đến và đi nhưng cái cây như một người bạn tri kỉ, nó vẫn luôn ở đó vẫn luôn chào đón tôi trở về.
- Có thể chứ!!! Chẳng phải nó đang chào đón anh quay về à?
Nhìn cảnh tượng hoa lá cuốn theo chiều gió bay lượn xung quanh chúng tôi tạo lên một bức tranh trữ tình, Nam Phương đáp lại.
- 1000 năm trước thì nơi đây vẫn chỉ là vùng đất hoang sơ, động vật được tự do chạy nhảy khắp nơi, thảm thực vật mọc tùm lum vậy mà không biết từ bao giờ, nơi đây đã trở thành một khu phố sầm uất rồi.
- Vậy là anh đã đi được một quãng đường quá dài rồi...
- Ừ!! Đủ lâu để khiến anh chán ghét cuộc sống này....
Có vẻ như Nam Phương đã trở lên ít nói hơn kể từ lúc tôi nói rằng mình muốn chết nhưng khi một người đã sống qua hàng nghìn năm thì thời gian chẳng còn ý nghĩa gì ngoài một vòng tuần hoàn vĩnh hằng. Đã biết bao nhiêu người thân cận đến và đi cùng với việc chứng kiến sự thay đổi của lịch sử nhưng chỉ có sinh mệnh của tôi là không hề thay đổi và cứ thế từng thế kỉ trôi qua, tôi chẳng thể tìm được bình yên.
- Vậy những người này đều là em của anh à?
Nam Phương ngồi xổm xuống trước 2 tấm bia mộ rồi cất tiếng hỏi.
- Không phải là tất cả nhưng cũng có thể nói là đầy đủ rồi.
- Nhiều thật đấy!!!
- Trải dài từ thời Bắc Thuộc lần 3 cho đến tận bây giờ mà, nhìn vào đây này....
Ngồi xuống bên cạnh Nam Phương rồi chỉ tay vào 6 cái tên nằm ở bia mộ thứ nhất.
- ... Là các Hoàng Đế từ thời nhà Lý cho đến nhà Trần đấy!!!
- Thật á? Nói vậy tức là anh còn là anh của vua chúa thời xưa?
- Để xem nào, anh đã ở trong Hoàng Cung hình như là hơn 200 năm thì phải!! Từ thời vua Lý Thái Tông cho đến đời vua Trần Thánh Tông... Thời gian đấy anh vừa là anh vừa là thầy của những đứa trẻ đó.
- Và những đứa trẻ mà anh dạy bảo sau này đều trở thành các bậc quân vương của một đất nước cơ mà.
- Hừ... Mới ngày nào còn gõ đầu bọn chúng mà thoáng cái đã hơn 900 năm rồi...
Vừa nói tôi vừa đưa tay vào trong giỏ đồ lấy ra chai rượu vừa mua rồi mở nắp đổ hết rượu xuống khoảng đất trước bia mộ.
- .... Bên cạnh mấy đứa vua chúa thì những đứa trẻ khác đều có một điểm chung là rất thích uống rượu, có lẽ là vì thời đấy rượu được coi là nhu yếu phẩm và hơn hết lúc say con người sẽ quên đi thực tại khắc nghiệt.
Tôi tiếp tục nói.
- Còn anh thì sao? Anh có uống không?
- Có nhưng mà ít bởi thực tế anh đã hơn 1400 tuổi nhưng cơ thể vẫn bị mắc kẹt lại ở năm 16 tuổi mà cũng chưa tròn 16 tuổi nữa nên chỉ nhấp 1 ít cũng đủ khiến anh say bét nhè rồi.
- Rõ ràng là Thần Thánh mà, anh sống lâu như vậy chắc sướng lắm nhỉ ?
- Không... chỉ toàn là đau thương không à .
Nghe tôi nói vậy, Nam Phương hướng mắt sang nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng có hơi chút buồn bã. Đầu em hơi nghiêng một chút, một tay tựa vào đầu gối để chống cằm còn tay còn lại duỗi thẳng ra trước. Mái tóc ngắn ngang vai bay phấp phới theo gió, thi thoáng bị che khuất bởi những chiếc lá bay lơ lửng trên không. Trong thoáng chốc, Nam Phương khẽ mỉm cười, một nụ cười toả sáng khiến tôi có chút rung động đồng thời cũng khiến tôi chợt nhận ra cảm giác đó thật kì lạ.
- Này Bắc Phong!! Em không biết những đau thương đó là gì nhưng hãy để em xoa dịu nó giúp anh.
- Hứ?
- Anh bảo là anh sẽ ở lại đây trong 20 năm nữa cơ mà... với anh thì không nhiều nhưng với em là cả cuộc đời rồi đấy.
- 20 năm à?
- Ừ!!! Đi cùng nhau nhé...
Dứt câu, Nam Phương nhìn tôi và cười đồng thời đưa ngón út lên trước mặt tôi với nét mặt đầy mong đợi. Một cái ngoắc tay như thay cho lời hứa, cô gái đứng trước mặt tôi hiện tại sẽ là người đồng hành tiếp theo trong vòng 20 năm tới. Quả thực là một quãng thời gian rất dài đối với người bình thường.
Chúng tôi về đến nhà khi trời đã chập tối, bầu trời cao vút đang dần bị bóng đêm bao trọn và đó cũng là lúc những chiếc đèn lồng đủ màu sắc thắp sáng cả con đường. Nam Phương xách giỏ cá chạy vào nhà trước còn tôi níu lại bên ngoài một lúc để nhìn căn nhà của mình đang được tu sửa. Bên trong nhà, Mạnh Tuấn và Anh Thư đang ngồi ở phòng khách ngắm nghía những bức ảnh xưa cũ vừa đợi cơm chín vừa đợi chúng tôi về. Khi nhìn thấy một giỏ đầy ắp cá, 2 người tỏ ra rất ngạc nhiên cũng như xen lẫn chút vui mừng, có lẽ đã từ rất lâu rồi bọn họ mới thấy được nhiều đồ ăn như vậy. Sau bữa tối, tôi được nhà họ sắp xếp cho một căn phòng ở tầng 2 đối diện phòng của Nam Phương và ở giữa 2 phòng hướng thẳng ra ban công thơm mùi hoa giấy. Tuy mới chỉ 7 - 8 giờ tối mà cả khu phố đã tắt đèn tối om chỉ còn ánh trăng chiếu rọi xuống những toà nhà vàng rực, quả thật là người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung thường đi ngủ rất sớm và thức giấc khi trời mới tờ mờ sáng. Tôi nhớ thời gian trước ở bên Anh thì giờ này vẫn còn nắng chang chang và con người mới bắt đầu kéo nhau đi chơi vậy mà khi về đến quê hương lại có một sự khác biệt lớn như vậy. Có lẽ là tôi đã đi xa quá lâu rồi nên chắc phải thay đổi lại nhịp sống thôi.
Trong màn đêm tĩnh mịch, không gian hoang vu không một bóng người cùng với cảm giác cô đơn chợt ùa về, tôi chỉ đứng tựa tay vào ban công và hướng về "người bạn tri kỉ" ở trên cao. Vầng trăng tròn như quả trứng gà và ánh trăng rọi xuống chiếu sáng cả một vùng. Kể từ khoảnh khắc định mệnh đó , trăng vẫn ở đó và chỉ đứng yên ở đó như thể đang dõi theo cuộc hành trình dài đằng đẵng của tôi vậy, một cuộc hành trình không biết bao giờ mới kết thúc. Nhớ năm xưa, cha đã từng nói với tôi rằng: "Nếu một ngày con thấy mình mệt mỏi quá... Hãy ngước nhìn lên bầu trời đầy sao và hướng về phía vầng trăng đang toả sáng. Đó cũng là người bạn tri kỉ của con, sẽ theo con đi đến tận chân trời". Khắc ghi từng lời nói của cha ở trong tim nhưng sau cùng mặt trăng chỉ để lại trong tôi toàn là những kí ức đau thương.
- Haizzz... con thật sự rất nhớ cha!!!
Đã hơn 1400 năm trôi qua, hình ảnh của người vẫn in đậm trong tâm trí tôi, nhớ những lần cùng cha ngồi trò chuyện dưới ánh trăng sáng hay những lần rón rén theo chân cha đi bán thuốc và nhớ cả những bữa cơm đạm bạc ngày ấy, tuy thiếu thốn đủ thứ nhưng có lẽ đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời tôi và còn chưa kể đến ti tỉ những kí ức khác đã bị thời gian bào mòn. Những việc làm tưởng chừng như bình thường của ngày ấy nay lại trở thành ước mơ chẳng thể với tới và không biết bao lần tôi nằm giữa đêm khóc nức nở khi nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ ấy. Cha đã yên nghỉ từ lâu còn tôi vẫn sống ở kiếp này, vẫn đang hứng chịu một sự trừng phạt vĩnh hằng.
Bước dưới con đường tối đen như mực cùng với chiếc đèn lồng nhỏ để soi đường, tôi quyết định đi ra ngôi mộ để khắc tên Hồ Mạnh Nam lên đó. Một phần là do lúc thằng bé mất tôi không có ở đây, chín phần còn lại là do mới về nước nên không ngủ được. Nếu khắc vào ban ngày thì sẽ thu hút nhiều sự chú ý nên có lẽ ban đêm sẽ là sự lựa chọn an toàn hơn, tuy đây không phải lần đầu mà là rất rất rất nhiều lần rồi nhưng mỗi lần khắc tên ai đó lên bia mộ, trong tôi lại hiện lên một cảm giác buồn khó tả. Sinh mệnh của con người rất ngắn, chỉ kéo dài vài chục năm hoặc khá hơn thì xấp xỉ trăm năm nên chỉ cần chớp mắt một cái là kết thúc một kiếp người, vậy nên ai cũng rất trân trọng mạng sống của mình và cố gắng sống làm sao để không hối tiếc. Về những đứa em của tôi, có những đứa là hoàng đế của một quốc gia, cũng có những đứa đã lãng phí cả cuộc đời nhưng sau cùng chẳng ai hối tiếc về con đường mà mình đã chọn. 50 năm trước, tôi đã có một khoảng thời gian đẹp đẽ cùng với Hồ Mạnh Nam, chứng kiến từng giai đoạn phát triển của thằng bé từ lúc nó còn bé xíu cho đến lúc trưởng thành. Thằng bé đó xuất hiện một cách khá đặc biệt, chỉ là một đứa trẻ nhà cạnh bên thường xuyên sang nhà tôi ăn trực, vẫn còn đầy đủ mẹ cha và cuộc sống đủ ăn đủ uống nhưng lại để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Đến cái ngày tôi rời đi, thằng bé trở thành một người như nào thì tôi cũng chẳng biết nhưng nhìn vào sự yêu mến và kính trọng của con dâu và cháu nội cũng đủ để phán đoán ra được.
Bên cạnh ánh đèn lồng đỏ rực, từng tiếng lộc cộc vang lên theo nhịp, tôi tỉ mỉ khắc cái tên Hồ Mạnh Nam lên tấm bia mộ bằng chữ viết hiện đại. Tôi thường thay đổi chữ viết theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, từ chữ viết cổ đại cho đến chữ viết cải cách và hiện tại là chữ viết hiện đại, đơn giản là tôi muốn con người của thời đại đó có thể đọc được để biết rằng Hồ Mạnh Nam và những đứa em khác đã từng tồn tại trên cõi đời này.
- Này cậu kia đang làm cái gì đấy?
Lúc tôi khắc xong cái tên Hồ Mạnh Nam cũng là lúc một giọng người đàn ông cất lên, ngay lập tức tôi liền cầm chiếc đèn lồng lên để chiếu về hướng đó nhưng không biết ma xui quỷ thế nào, ngay khi người đàn ông đó nhìn thấy mặt tôi, ông ta liền ngã rạp ra đất, chân tay run rẩy trong khi miệng thốt không ra lời. Mãi đến một lúc sau, ông ta chưa kịp đứng dậy mà đã cố gắng vùng vẫy chạy đi dẫn đến việc cứ chạy được vài bước lại ngã ra đất và hơn hết ông ta quên không cầm dép đi này.
- Aaaaa... Maaaa... có maaa!!
Tiếng hét của người đàn ông đó vọng lại khiến tôi đứng hình rồi thoáng nhìn xuống bên dưới. Lúc đó tôi đang mặc một chiếc áo màu trắng, quần đen và phong cách thiên hướng phương tây một chút nên không biết nhìn tôi giống ma ở điểm nào nữa hay là do ông ta nhìn phong cách của tôi hơi mới lạ?

••••• To Be Coutinued •••••

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro