Chương IV: Điểm Dừng Chân Tại Sài Gòn!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vào những ngày đầu của mùa hạ thì nó khá là nóng với tiết trời thay đổi liên miêng, còn khi đã vào giai đoạn giữa thì nó hoàn toàn dịu đi. Thời tiết có thể dễ dàng được đoán trước và sẽ biết nó có mưa nghịch mùa hay không.

Ở một khía cạnh nhỏ ven đường, một thằng nhóc cùng một người đàn ông đi ăn sáng. Họ đi qua khu nhà trọ trải dài, những quán nước và tiệm thuốc lớn nhỏ để có thể đến được quán phở ở cuối đường. Cậu bé chừng mười tuổi, đi đến đường gần con hẻm và có khúc cua, một người ăn xin đang ngồi đó. Thằng nhóc ngước đầu nhìn kĩ hơn và thấy đó là một ông lão. Ông không ăn xin, ông chỉ ngồi đó và kế bên là một chiếc cân. Thằng nhóc thắc mắc nên đã hỏi.

- Chú à, nhìn sang đó kìa. Người kia ngồi đó với cái cân kế bên làm gì vậy ạ?

Nó lễ phép hỏi chú và chỉ tay sang phía ông lão, chú nó nhìn qua và biết ngay ông ta làm gì.

- Đây chỉ là một người cho mượn cân kí ngoài đường thôi con.- Ông nói và xoa đầu.

- Chú à, ta giúp ông lão đi.

Thằng nhóc cảm thấy thương cho ông lão, một mình ngồi đó bơ vơ giữa dòng người, có thể là ông chẳng còn người thân nào nữa. Và một ý nghĩ chợt đi ngang qua người đàn ông đó, anh định sẽ giúp ông nhưng sẽ theo một chiều hướng khác. Bởi vì ta sống trong xã hội to lớn thế này, ít có thể thấy được người nào chân thành.

- Để xem sao đã.- Anh nói và dẫn thằng nhóc ấy đi qua lộ trên lề.

Đi qua lề lớn, thấy ông lão ngồi đó nhìn từng dãy người đi qua và vẫn thờ ơ. Thế là ông bố đã bắt chuyện ngồi đó và hỏi ông lão về cuộc sống. Ông chừng sáu mươi tuổi, mặt rất phúc hậu, tóc đã bạc, trong rất ốm như một người bị thiếu dinh dưởng, ông mặc áo quần ngủ. Kế ông là chiếc cân, ông ngồi trên một chiếc ghế đẩu hai tay để trên hai chiếc đầu gối chụm lại.

- Chào, ông làm gì ở đây thế?- Anh ta bắt chuyện.

- Ông ngồi đây cho mọi người cân thuê thôi.

- Thế à, một lần cân là bao nhiêu ạ?

- Sáu nghìn đồng!

- Chỉ bấy nhiêu thôi, vậy lúc người khác đến cân có ai trả giá thấp hơn không?

- Có chứ, rất nhiều là khác.- Ông lão cười nói và hơ tay vẫy vẫy.

- Người nhà của ông đâu, con ông đâu? Họ không ở đây giúp ông sao?

- Không. Ông chỉ có một mình thôi, với một con chó đang chơi ở đằng sau, ta cùng nó trang trãi qua ngày cùng đói, cùng no, như vậy cũng đủ rồi.

- Cháu cũng muốn biết là nếu một lúc khá là khó khăn thì sao? Ông có định bán con chó, bán đi người bạn thân của ông và đi ăn xin không?

- Không đâu, cháu biết đấy cơ thể phải vận động mới sống được, những thứ như thức ăn, tiền, nước không tự đến với chúng ta, chúng ta phải làm mới có được nó.

- Chà, khá sâu đậm. Vậy... Để xem cháu nặng bao nhiêu nhé?- Anh ta nói, song đứng lên cái cân.

- Bảy mươi sáu, cháu ạ.- Ông nhìn và nói.

- Bảy mươi sáu, ông chắc chứ?- Nói xong thì anh ta bước xuống và ngồi cạnh ông lão. Vậy bây giờ ông thử lấy sáu nhân với bảy mươi sáu xem.

- Để ta xem, số có vẻ lớn đấy cháu... Một trăm bốn mươi hai cháu à!

Anh ta đứng dậy lôi trong túi ra một cái ví và lấy tiền đưa cho ông lão, anh lấy đủ một triệu bốn trăm hai chục nghìn đưa ông lão và ông ngồi đó nhìn và thẩn thờ nói với anh ta.

- Không cháu à, đừng biến ông thành kẻ tham lam.

- Ông cứ nhận đi, ông xứng đáng với nó, cháu rất kính nể nghị lực sống của ông.- Anh ta nói và đặt tay lên ngực cảm thông.

- Không được, ông không nhận đâu, cháu đang làm cho ông trở thành kẻ tham lam.

- Ông cần số tiền này hơn ai khác, ông có một nghị lực sống rất đáng nể và cháu trân trọng nó, mong ông nhận.- Nói xong cậu đưa vào tay ông lão, cười nói tiếp. Ông có định chúc cháu gì không, ông đừng khóc.

- Ta chúc cháu sẽ luôn được tổ tiên phù hộ, có được một cuộc sống còn tốt hơn thế này, nếu có duyên thì có thể ta sẽ gặp lại nhau.

- Ý ông là sao?! Cháu sống ở đây mà, dù sao thì cũng mong cho ông được phước lành!

Họ tạm biệt nhau, anh ta đi đến chỗ của cháu mình và tiếp tục đi trên con đường đến quán phở, trái tim anh đã rung động trước một con người cao thượng. Thằng nhóc hỏi chú nó về cuộc trò chuyện giữa họ thì anh ta chỉ nói tóm lược và nó cũng bắt đầu mến những người như ông lão kia. Những cái lá bay trong gió, thoang thoãng là mùi vị của thiên nhiên pha lẫn mùi của thành thị. Cảm giác của nó khá là khác với cuộc sống ở đồi.

Anh ta cùng đứa cháu làm xong bữa sáng, song anh đưa cháu về nhà ở lại với người mẹ của nó, đó là một họ hàng đến chơi xa. Những công việc nhàn rỗi hằng ngày của anh. Tìm thông tin, tư liệu, ý tưởng,... cho quyển sách mới nhất vào ba tháng tới. Với cái nhộng treo lơ lững trên cây, con bướm đậu trên một nhánh bông hay một đợt gió lùa qua tóc cũng đủ để cho anh ta ý tưởng viết về cuộc sống này.

Anh đến một nơi quen thuộc để xem về bệnh tình hiện tại của bản thân. Một số người nghĩ bệnh về dạ dày chẳng hề nghiêm trọng gì nhưng anh lại là người rất quan tâm đến sức khỏe dù cũng hay bỏ bê những căn bệnh gió thổi dù nó rất nặng. Qua cuối đường của dãy phố và đến một con hẻm. Đường ngã tư giao nhau là hai bãi đất trống, có một hiệu thuốc vắng khách nhưng vẫn khá là nhiều khách quen.

Anh đi vào trong như thường lệ và gặp ngay được chủ nhà cũng là bác sĩ của nơi đó. Anh chào hỏi ông ta và bắt đầu trò chuyện.

- Khỏe không? Hôm nay ông thế nào, ông Chên?- Anh ta hỏi và xin phép được ngồi vào chiếc ghế ở phòng khách trên lầu.

- À! Cậu Đông. Như mọi khi, hôm nay đến xem bệnh và xin thuốc à?!

- Tôi đã bao giờ không trả tiền ông đâu.- Đông cười và nói nhìn ông đang lây huây cái gì đó.

- Lần trước cậu tâm sự là có người thân đến đây thăm, họ thế nào?

- À phải... Chị tôi cùng với con của chỉ.

- Vẫn như mọi ngày à?!

- Có thể nói vậy... Tôi đến đây chỉ vì cảm thấy nhàn rỗi khi tìm tư liệu viết sách thôi mà.

- Sao cũng được, lên lầu đi tôi sắp xong cái này rồi.

Nói xong, anh đi lên lầu, như mọi khi anh viết một loại trà thuốc Nam mà anh vẫn thường hay nhờ vợ của ông Chên, bà Gấm, pha để tiếp mình. Tiến đến phòng khách trên lầu, anh mở cửa và thấy một cậu thanh niên đang ngồi đó phân biệt các loại thuốc và loại cây thảo dược trên tay thì cầm một quyển sách. Cậu ta chăm chú đến nổi tiếng mở cửa cũng không làm cậu ta tập trung.

Anh đi vào ngồi đó cái ghế ở cuối phòng chỗ một cái bàn với hai cái ghế nhỏ cạnh cửa sổ. Cậu trai trẻ kia thì ở một mé của căn phòng diện áo quần... Thun trắng, quần sơ mi đen, đeo dây nịch, đồng hồ và khá là bảnh trai.

Ông Chên đi vào và đem theo cả mâm đựng trà.

- Hôm nay thử dùng loại hoa trà này xem, cũng khá mát cho cơ thể.- Ông nói và đi lại gần chỗ cậu Đông.

Để đồ uống lên bàn và vẫy áo ngồi xuống ghế. Anh Đông rót trà vào tách của cậu và của người đối diện, song hai người cùng nhau thưởng thức trong sự tao nhã và tế nhị của những người đam mê về trà. Một lúc sau, Đông cảm thấy thắc mắc về sự hiện diện của một cậu thanh niên lạ mặt xuất hiện ở đây mà cậu chưa từng biết hay chưa từng được nói tới. Thế là cậu mạn phép hỏi.

- Cậu ta có vẻ khá là tập trung quá mức cho việc không cần thiết đó.- Đông nói và chỉ vào cậu trai trẻ kia.

- Thằng nhóc đó hả? Tôi mới vừa nhận dạy nó cách đây hai ngày trước, nó bảo nó muốn làm gì đó trước khi về nơi nhà.

- Cuộc sống khắc nghiệt quá nhỉ, ta có nên mời cậu ta lại đây thưởng thức cùng không hay là cho cậu ta qua phòng thuốc Nam đi... Tôi cảm thấy không được tự nhiên cho lắm.- Đông nói và nhăn mặt, uống thêm một ít trà.

- Có lẽ... Này thằng nhóc... Ơ hay... Còn không nghe à!- Ông Chên nói lớn và ngoắc cậu.

Cậu ta từ từ quay đầu, bỏ mắt ra khỏi cuốn sách và dồn tất cả sự chú ý vào hai người ở cuối phòng. Rất ngạc nhiên và cậu đứng dậy gập người chào hai người. Gãi đầu vì bối rối, ngập ngùng nói không thành lời.

- Giờ lại đây ngồi và thưởng thức một ly trà nóng hoặc... chú mày có thể qua phòng kế bên để tiếp tục.- Ông Chên nói.

Ngần ngại vì đã không chú ý đến sự hiện diện của hai người, cậu rụt rè kéo lê một chiếc ghế ở cạnh kệ sách và ngồi với hai người họ. Ông Chên lắc đầu đập tay lên mặt, song bảo cậu chạy đi lấy thêm một chiếc tách nữa. Một phút sau, cậu đã về chỗ củ với chiếc tách trong tay, rồi sợ hãi không biết nói gì cho đúng.

- Giờ Đông, để tôi xem cậu còn minh mẫn không? Nói xem thằng nhóc đó có gì nào?

Anh Đông cười và tế nhị nhìn quanh cậu trai trẻ kia một lúc thì xoay đầu ra cửa sổ, một lúc thì quay đầu về phía bạn trà. Hai phút sau, cậu cầm tách trà lên và uống với sự tế nhị. Cậu cười nói.

- Khá là hài hước. Cậu ta đã thức khuya trong những ngày gần đây vết thăm đen ở mắt phải là minh chứng, vần tráng có nếp nhăn nhẹ chứng tỏ là người ở trong nhà thường xuyên nhưng đây là lần đầu tôi thấy cậu ta nên có thể khẳng định... Cậu ta ở một nước khác đến. Minh chứng là không ai có được làn da rám nắng ở ngoài tay áo. Bàn tay thì hơi nhăn nhưng lại to chứng tỏ là do tiếp xúc với cây cỏ, nước và bùn đất nhiều.

- Ha ha... Tao nhã làm sao!- Ông Chên nói, cười và vỗ tay tuyên dương.

- Cậu là người học nghề hay chỉ là một cậu nhóc đến để xem cho vui?- Đông nói và khoanh tay chờ câu trả lời.

- Dạ... Ừm...

- Nó đến học nghề và xin làm thêm ở đây để lấy kinh nghiệm.- Ông Chên nói và châm chút cho ly trà.

- Tôi tưởng ông không tin người lạ.

- Nhưng tôi cũng có thể đổi ý!

- Thế việc ông sợ mất tiền thì sao?

- Tôi đang bắt đầu tin tưởng.

- Dạ... Xin mạn phép cháu muốn qua phòng kế để tiếp tục ạ, hai người có tự nhiên!- Đông ngắt ngang và cầm tất cả những món đồ cậu đã dọn qua phòng kế, cuối cùng là quyển sách.

- Khoan đã... Cậu tên gì, cậu trai trẻ?- Đông nắm chặt tay cậu và hỏi.

- Minh... Phạm Khổng Minh ạ!

Cậu khuất đi ngay chỗ cửa để lại hai người có thú vui tao nhã ở trong phòng. Trong phòng lúc này hơi ngợp nên Đông đã mở cửa sổ đối diện ra, gió lùa vào như những chiếc lá bay khi tới ngày rụng xuống. Hai người làm tiếp một tách trà nữa.

- Thằng nhỏ đó là chi?- Đông hỏi.

- Đừng nói thế... Trong mắt nó có một tâm hồn trong sáng, tôi thấy được một con người nhân từ, bát ái từ nó.

- Tôi nghĩ cả đêm qua nó chẳng về nhà đấy!

- Thế cậu nghĩ nó ở đây làm gì?! Tôi cũng tới tuổi rồi cũng cần người tiếp nhận những kiến thức ở đây... Đột ngột thằng nhóc đó đến đây. Cứ như số phận đã định đoạt vậy.

- Có lẽ tôi nên bắt chuyện với nó sau.

- Có lẽ cậu nên lo cho cái thân trước!- Ông Chên nói và châm chút cùng Đông tách trà.

Với mùi vị trong lành của không khí, vào cái mùa nắng của buổi trưa. Ai nấy cũng chẳng dám ra khỏi nhà, chỉ khi họ bận bịu hoặc có những công việc cần thiết và bắt buộc thì họ sẽ chịu đựng sự thiêu đốt từ cái nắng chết người này. Nhưng một phần cảm xúc có thể được làm dịu đi nhờ những cái cây cảnh xung quanh, những chỗ công viên, cánh đồng và rừng tỏa ra một vài hơi sương.

Cuối góc đường của ngã ba, chuyến xe buýt luân hồi chạy dọc các con đường qua các hẻm và băng qua các lộ lớn. Những âm thanh lớn làm cho cả thành phố xôn xao. Tiếng của xe máy khắp nơi. Những đứa nhóc chạy xe đạp trên lề như là thứ vui của chúng. Những người bán hàng rong, kiểu như trưng bày trên lề nhưng rất ít.

Sau đó ít lâu, Minh cũng nghĩ mình đã đi ra ngoài tầm ba ngày rồi nên cũng về chỗ ông Sơn để người ở đó an tâm, cậu cũng sửa soạn để về vào sáng hôm sau. Đêm hôm trước ngày ra đi, ở lộ 3A có cơ dông lớn.

Tiếng gió rít mạnh hòa với trận mưa rào lúc thì rơi đồm độp xiên xuống mái ngói, lúc thì bị luồng gió ngông cuồng đổi hướng thổi bạt dọc phố như các đợt sống dồn đuổi nhau.

Tiếng sấm nổ dồn nối liền nhau thành tiếng gầm đều đều. Dưới ánh sáng, những tia chớp nhằng nhịt vào nhau, người ta thấy đường phố sâu hun hút chạy về đằng xa và cây cối cũng uốn mình ngả theo về phía đó.

Ông Chênh thì vắng nhà do dự tiệc trà đâu đó để lại bà Gấm vợ ông ở nhà một mình với cậu Minh. Quá nửa đêm, bà Gấm giật mình thức dậy vì nghe có tiếng gõ dồn dập ở cửa chính. Đang nằm trên giường, bà hoảng hồn nhỏm dậy lắng nghe. Tiếng gõ vẫn tiếp tục.

Sẽ không có ai trong cái nhà mở cửa vào giờ này, bà nghĩ, mà tại sao lại đến lượt mụ già bất hạnh như bà phải mở cửa nhà vào khuya, chỉ vì trời đã sinh ra bà là người tử tế và đã phú cho bà cái tinh thần trách nhiệm?

Đây là đất tư, một khu dân cư để ở riêng có giấy chứng nhận. Phải có một ai đó quan sát hay một người nào đó làm nhiệm vụ trách nhiệm gác đêm nghe thấy hoặc nghĩ chuyện này thật bất thường chứ, hoặc có thể do trời mưa nên họ muốn đục mưa! Nhưng thôi, ơn Trời, yên rồi, không nghe tiếng gõ cửa nữa rồi. Chắc họ không thấy ai ra mở, đành bỏ đi, đành chịu vậy. Những kể cũng rồ thật, giữa lúc sấm chớp mưa bảo thế này. Hay là ông Chên?! Không, ông có chìa khóa riêng mà. Trời ơi, kinh quá, lại gõ cửa nữa kìa!

Thật chẳng còn ra cái thể thống gì. Đã đành không thể đòi hỏi thằng Minh. Ngày mai nó phải về rồi, và tâm trí nó hẳn đã ở một nơi sang trọng hay là một cái giường ngủ ấm áp. Mà tại sao nghe tiếng gõ ầm ầm như thế mà ngủ được, hay là nó biết cứ nằm ì trên giường? Chắc nó nghĩ, thây kệ, mặc mụ già đáng thương, yếu đuối, không ai che chở, phải ra mở cửa cho thứ người nào có trời biết, đang lúc đêm hôm ghê sợ như thế này, ở cái đất nước khủng khiếp như thế này.

Dông bảo đã ngớt và xa dần. Tiếng sấm cũng thưa, dịu và xa hơn. Mưa có lúc ngớt hẳn, nhưng nước vẫn tí tách nhỏ giọt đều đều xuống các nàn lá và ống máng. Những ánh chớp lặng lẽ hắt vào buồng và nán lại hơi lâu trên người bà Gấm như muốn tìm kiếm vật gì.

Đột nhiên, tiếng gõ cửa đã tắt từ lâu lại vang lên ở ngoài cửa. Có ai đó cần được giúp đỡ, nên cứ gõ một cách dai dẳng và tuyệt vọng như thế. Gió lại nổi lên. Mưa lại đổ xuống như trút.

- Tôi ra đây!- Bà Gấm kêu to với kẻ vô danh, và bà thấy sợ cả tiếng nói của bà. Một ước đoán bất ngờ lóe lên trong óc bà. Bà tụt xuống khỏi giường, xở dép, choàng vội cái áo dài và chạy đi đánh thức thằng Minh. Nhưng Minh đã nghe tiếng gõ cửa và đang cầm cây đèn pin đi xuống phía bà. Cậu Minh cũng ước đoán như bà.

- Minh! Minh! Người ta gõ cửa trước. Bà sợ một mình không dám mở.- Bà gấm nói to với Minh.

Minh cũng thức dậy vì tiếng gõ cửa và cậu nghĩ là một người nào đó quen thân với nhà, hoặc là Đông gặp chuyện, quay lại đây... Nơi mà anh có thể cảm thấy an toàn, hoặc là ông Chên gặp khó khăn gì đó phải trở lại.

Ở hành lang, Minh trao cây đèn cho bà Gấm và tự tay vặn khóa, mở then cửa. Một luồng gió mạnh thổi bật cánh cửa ra, hắt những vốc nước lạnh toát vào người họ.

- Ai đấy? Có ai không?

Cả cậu Minh lẫn bà Gấm cùng hỏi to trong bóng tối. Nhưng chẳng ai trả lời. Bỗng họ lại nghe thấy tiếng gõ như trước, ở chỗ khác, phía cửa hậu, và hình như ở một cửa sổ trông ra vườn.

- Chắc là tại gió.- Minh nói. Nhưng để yên lòng, bà thử đi ra cửa sau xem cho nó chắc, còn cháu sẽ đợi ở đây, không có lại tốn công vô ích, và hình như ở một cửa sổ trông ra vườn cây.

Bà Gấm đi về phía cuối nhà, còn Minh ra đứng dưới mái hiên. Mắt cậu lúc này đã quen với bóng tối và đã nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của buổi rạng đông.

Trên trời mây đen chạy như điên, như bị đuổi bắt. Nhiều đám mây bay thấp là tà sát những ngọn cây đang nghiêng tất cả về một phía, tưởng chừng người ta đang dùng chúng như những cây chổi cong cong để quét trời. Nước mưa đạp vào tường gỗ cửa ngồi nhà, làm cho mặt gỗ màu xám chuyển thành màu đen.

- Thế nào bà?- Minh hỏi bà Gấm đang bước lại.

- Cháu nói đúng. Chẳng có ai cả.- Rồi bà kể rằng bà đã đi một vòng khắp nhà. Ở phòng soạn đồ, mặt kính một cửa sổ bị đầu cành cây đoạn đập vỡ và dưới sàn nhà đầy những vũng nước.- Buồng cũ của chồng cũng thể, nước lênh láng đúng là một biển nước, một đại dương.

- Ở đây có một cánh cửa sổ bị bật chốt nên cứ đập hoài vào khung cửa, bà thấy chưa? Tất cả là tại nó!

Hai người đứng nói chuyện một chút rồi mới đóng cửa lại, ai về buồng nấy để ngủ tiếp. Cả hai đều tiếc vì bị báo động giả. Họ cứ ngỡ là lúc mở cửa ra, sẽ được thấy một ông già lọm khọm, bước vào, ướt sũng và rét run cầm cập, rồi trong lúc ông giũ áo, họ tranh nhau hỏi thăm. Cùng nhau sưởi ấm bên chiếc máy điều hòa.

Họ đinh ninh như thế đến nỗi lúc đóng cửa vào rồi, dấu vết điều họ tin vẫn còn đứng lại ở gốc phố ngoài kia như một hình chìm, một hình ảnh một ông cụ mà họ vẫn tưởng mình còn nhìn thấy lờ mờ ở gốc phố. Các đám mây bắt đầu xua tan dần, chạy như đang đua nhau bơi những làn gió trong cơn dông.

Đón chuyến xe buýt gần nhất vào sáng sớm để trở về nhà của ông Sơn với tình trạng không thể nào xấu hơn. Năm phút sau khi lên xe thì Minh đã về đến nơi lúc đó tầm 7 giờ 20 sáng. Rụt rè trước cửa cổng nên cậu nhìn xung quanh tìm người giúp việc hay ai đó dẫn mình vào nhưng điều đó không thể nằm trong kế hoạch vào nhà của cậu.

Cậu bấm chuông hai lần và một cô phục vụ đi ra chào đón nồng nhiệt với sự bỡ ngỡ, cậu Minh đi vào và vẫn ngơ ngác như lần đầu cậu vào đây. Dẫn thẳng đến phòng khách, ở đó một mình với một vài món ăn được đặt sẵn trên đó, cậu bắt đầu thấy đói.

Nhưng với sự khiếm nhã và lịch sự, Minh từ từ nhích cái ghế to tướng lại gần bàn ăn hơn, một ít một gần. Song cậu nhanh tay lấy một cái bánh mì kẹp bơ nhưng chưa kịp làm thế thì có người đi vào, cậu nhanh trí để nó lên dĩa của mình và ngồi với tư thế lịch sự để chờ mọi người bắt chuyện.

Ông Sơn và một vài người bạn của mình, Minh nghĩ, đi vào cũng với những câu chuyện đến phòng khách và ngồi vào bàn ăn. Minh vẫn ngồi đó, hai phút sau cậu được đặt câu hỏi đầu tiên.

- Cùng ở lại góp vui với bọn tôi nhé, đây chỉ là những người công sở thôi.- Ông Sơn nói và giới thiệu từng người cho Minh.

Minh chẳng biết chuyện gì và gật đầu theo ý ông.

Bốn người đàn ông da vàng nâu, kiểu tóc chẳng có gì đáng chú ý, tất cả bọn họ đều bận một chiếc áo thun trắng với quần sơ mi mang giày. Minh nghĩ có thể họ là khách từ thành phố khác vì tiết trời ở đây không quá nóng đến nổi da họ phải ngâm đến thế. Họ bàn tán những chuyện chỉ toàn liên quan đến ông Sơn, chẳng ai nói về bọn họ, giống như là đang khai thác thông tin của ông vậy.

Tầm hai mươi phút sau, buổi ăn đã tàn, ông Sơn mời họ về và bảo họ nên lo cho công việc hơn là ông. Song bốn người bọn họ đều ra về, cậu Minh và ông Sơn đều tiễn họ đến tận cửa. Những cái chào thân thiện lúc chia tay. Sau khi họ xa dần và biến mất khỏi tầm quan sát của hai người, ông Sơn thay đổi tính cách hẳn. Ông vào nhà, đi vào ngay phòng mình và la lớn không ai được làm phiền.

Minh thì được mời về ngồi ở phòng khách, năm phút là khoảng thời gian phục vụ dọn dẹp lại căn phòng này sau khi một bữa ăn vừa được tiếp đãi. Cậu Minh cũng chẳng quan tâm mấy và tiếp tục xem cuốn tập mà ông Chên đưa, song cậu cảm thấy đôi lúc nên cho đầu óc một tí không gian thanh thản, không nên cho vào quá nhiều một thứ kiến thức. Cậu quyết định tìm đọc một quyển sách mới, trong một tuần nhưng chỉ sau khi xong việc ở đây.

Mùa hè đang hâm nóng mọi thứ và làm tan toàn bộ những hạt sương còn đọng sau mỗi tối. Với một điệu bộ gấp gáp và lo lắng, cô Thanh đi vào với áo thun họa tiết và một chiếc quần bó thời trang, cô đi dép lê và xả tóc. Cô nhìn Minh với đôi mắt bám đầy son phấn, đúng là tính cách của một cô gái.

- Học về cách làm bác sĩ thế nào rồi, người lạ?!- Cô Thanh hỏi với vẻ giọng thanh lịch pha một ít hài hước.

- Bác sĩ sao? Tôi còn chả dám mơ đến! Tôi chỉ muốn tìm hiểu một ít về thảo dược để khi về nhà tôi có thể giúp cho ông tôi.

- Ông cậu? Ông ấy bệnh à?!- Cô hỏi và ngồi ở cái ghế bên cạnh.

- Có thể nói vậy... Thật ra ông chỉ bị đau lưng do tuổi và thời gian. Ông cũng rất thích trồng cây và các loại thuốc Nam thế này nên... cô biết đấy... Một chút hiếu thảo cũng làm tôi hạnh phúc.

- Nếu cậu muốn quay về, tôi sẽ nói chuyện này với bố để có thể sắp xếp một chuyến cho cậu.

- Có lẽ sau hai hoặc ba tuần nữa cũng được, dù sao tôi cũng cần phải xem hết mớ hỗn độn này.- Cậu nói và giơ quyển tập lên.

- À này... Cô có... Biết một quyển sách... Tiểu thuyết... nào có thể giúp tôi giải trí lúc rãnh rỗi không?

- Nếu được, tôi sẽ dẫn anh đến thư viện vào chiều nay.

Cuộc trò chuyện trưa đến hồi kết thì ông Sơn nhẹ nhàng đi vào, ông ngồi vào bàn và bắt hai người họ cũng như thế. Rồi một ấm trà đưa dọn ra để trước mắt họ, nhưng họ còn chả thèm đá động gì đến nó. Minh nhìn nét mặt ông Sơn đã bình tĩnh hẳn lại song ông nói.

- Mấy ngày trước cậu có chỗ ngủ không?

- Dạ... Cũng không đến nỗi... Cháu được ngủ nhờ ở nhà một bác sĩ thuốc Nam.- Minh nói nhỏ và ra dấu bằng hai tay, song cậu hỏi tiếp. Những người hồi nảy... họ là... Bạn của ông ạ?

- Hừ! Ta còn chả cần một lũ như thế làm bạn. Chúng từ Hà Nội và các tỉnh lân cận Huế xuống đây.

- Viếng thăm hay là khách ạ?- Minh hỏi cộc lốc.

- Chúng đến là để ăn trực nhà ta và có thể là hơn thế nữa, muốn có những thông tin về ta để có thể làm khó làm dễ ta. Chúng là Đảng viên một tên được phái xuống để làm thế, còn ba tên kia ta không rõ.

- Ông căm ghét bọn họ à?

- Đừng nói như ta là một kẻ phản quốc. Tất cả lũ đó... Đều leo lên được chiếc ghế đang có là nhờ những mối quan hệ con ông cháu cha, hoặc là những đồng tiền dơ bẩn được tham nhũng. Cháu của ta đã tốt nghiệp trường luật với số điểm tuyệt đối không thua ai, nhưng nó lại bị Đảng từ chối. Thay vào đó là những đứa chẳng có một chút gì về xã hội, chẳng có một chút gì về lòng thương để xứng đáng cho cái vị trí mà chúng không đáng được có.

- Bố à!- Cô Thanh la lớn.

Ông Sơn thở hỗn hển và mặt ông đỏ dần, có lẽ vì do quá tức giận. Cả căn phòng yên lặng đến chết người, một tiếng gió vi vu đủ để làm mọi người trong phòng phải sợ hãi, run rẫy như đứa trẻ đang đi đêm.

- Dù cháu không rành về việc này lắm nhưng... Không phải phải ưu tiên cho những người có đời trước làm cho nhà nước sao?!- Minh nói nhỏ trong sự sợ hãi.

- Ta không quan tâm. Ta còn phải đi xem các tòa khách sạn của ta nữa. Lần này mong cậu hãy theo Thanh đến 8 giờ và lần này hãy về đây để ngủ.- Ông Sơn nói song đứng lên châm điếu thuốc và đi ra ngoài cửa.

Một khoảng yên lặng nữa lại ập đến lần này chỉ có cậu Minh và Thanh nhưng Minh đã kịp phá vỡ nó.

- Vậy tôi đến thư viện ở đây được không?

- Để tôi bảo người chuẩn bị xe.- Cô Thanh nói và gọi người hầu ở gần đó. Hãy ra trước cửa đợi lần này cố đừng để bị lạc.

Minh nhỗm người dậy, trước khi Thanh đến cửa, minh bảo mình cần thay áo trước vì đã hai ngày Minh vẫn đang bận chiếc áo cũ. Phục vụ dẫn anh đi tắm rữa và sửa soạn chỉnh tề.

Lần này anh diện chiếc áo sơ mi sọc caro đỏ đậm nhạt quần jean thun, dây nịch củ và rất lịch thịch. Anh chỉ mất mười phút để bản thân chuẩn bị và mất hai phút để đi ra đến cửa. Cô Thanh nhìn anh với con mắt lạ kỳ. Anh hỏi và giơ hai tay ra.

- Trông tôi thế nào?

- Khá ổn!- Cô Thanh nói và quay đầu đi vào trong chiếc xe đen đậu sẵn ngoài cổng.

Cậu Minh cũng đi theo gót của cô Thanh, xe khởi hành và theo lời cô Thanh đến thư viện. Hai người họ ngồi đối diện nhau, những chẳng nối gì. Khoảng yên lặng bao lấy chiếc xe, chỉ có tiếng ù ù, lạch cạch do gió va chạm vào xe. Đột ngột cậu Minh ngỏ câu hỏi.

- Tại sao... Tại sao tôi chẳng thấy một người trung niên nào trong nhà của cô nhưng lại có rất nhiều quần áo vừa với tôi?!

Cô chỉ ngồi đó nhìn cậu với câu hỏi rất thích hợp cho thời điểm hiện tại, song cậu lấy hơi, nói.

- Hy vọng cậu không ngại không dùng đồ của người đã khuất!- Cô nói châm biếm, pha một chút hài hước.

- Gì cơ... Nếu cô nói thế thì tôi có hơi sợ thật... Nhưng cũng là một vinh hạnh.

- Đó là của một người con nuôi của mẹ tôi trước khi bà lấy bố. Mẹ tôi mất sức khá nhiều sau khi sinh tôi và qua đời do căn bệnh tim, người con nuôi của bà lúc đó trạc tuổi cậu bây giờ đã... Đã từ bỏ mọi thứ và làm lại từ đầu bằng chính tay mình nên đã đi thật xa.- Cô nghẹn ngào nói và cố kiềm nén những giọt nước mắt sẽ rơi trên mi.

Minh nghe cậu chuyện và cảm thấy day dứt trong lòng. Cậu cảm nhận một đời người chỉ vọn vẹn như thế, một số thì sống không được trọn vẹn và khi ra đi đã để lại biết bao là nổi buồn, niềm đau thương. Sự mất mát mà mãi sẽ không thể nào lắp được, cũng như khi ta sẽ biết họ quí giá thế nào khi họ mất đi.

- Thật khó để bày tỏ cảm xúc...

- Tôi còn tưởng cậu sẽ dễ bị suy lòng từ câu chuyện này.

- Một cảm giác mà tôi chưa từng được trãi... Trong thâm tâm tôi bây giờ chẳng có một chút sự yêu thương, sự chia buồn nào cho cô. Nhưng tôi cảm thông cho cô. Và tôi mong nếu được cắt nhỏ phần cảm xúc quí giá đó, tôi sẵn lòng, sẵn lòng đón nhận một nữa cảm xúc đó từ cô.

- Cảm ơn anh!

Một lời cảm ơn làm cho trái tim Minh bị sao xuyến, cậu nhớ như in gương mặt đó, đôi mắt đó, câu nói đó. Và mãi sẽ không quên cảm giác này, cảm giác được sẽ chia với người khác. Hoàn cảnh này đã đưa Minh và cô Thanh đến với thư viện nhanh hơn dự tính. Họ đã đến nơi, thư viện lớn nhất ở đây.

Cô Thanh dặn dò tài xế và một vài người cái gì đó, cậu Minh cũng không quan tâm mấy. Hai người họ phải làm một số giấy tờ thủ tục để có thể vào đó. Đó là một thư viện xây dựng bằng đá và xi măng được sơn, có thiết kế khá to, kiểu cổ và trông nó khá bắt mắt. Có khá nhiều thanh trụ đỡ cho nơi này. Vào trong là một thiết kế khá quen thuộc. Một hành lang trãi dài và các bậc thang ở cuối hành lang ở hai bên. Có tổng cộng bốn tầng. Nơi mượn sách là ở tầng hai. Tầng một dạng như chỉ là nơi ghi lại thành quả.

Họ vào gặp người quản lí đưa vé và được xem một kho tàn tri thức khổng lồ. Có tất cả là 18 kệ và 23 bàn chưng sách củ và mới nhập. Rất đông người ở đây từ hành lang đến trong phòng, nhưng chẳng có một tiếng động lớn nào được phát ra cả. Khá là đông người ở một nơi khang trang và chẳng hề có một âm thanh nào do một ai phát ra.

Mọi người đều mãi mê làm những công việc dang dở, nào là đọc sách, xem tư liêu, đọc báo,... Trông họ có vẻ rất chăm chú. Những chiếc bàn tròn làm từ chất liệu gỗ tạo cảm giác y như rằng có thể giúp ta tập trung hơn.

- Tôi sẽ dẫn anh đến chỗ này.- Cô Thanh nói và cầm tay của Minh đi.

Đó là một trong những kệ sách, tiểu thuyết chính trị và xã hội. Cô Thanh xem qua từng kệ và cô lấy ra một quyển tựa đề kì lạ, bìa thì như dành cho trẻ nhỏ đọc. Song cô đưa cho Minh.

- Chuyện Ở Trại Chăn Nuôi à?!- Minh cầm và nói.

- Đúng là hơn Trại Gia Súc! Khá là lôi cuốn với nhiều người ở đây.

Minh vùi mình trong những trang đầu và bắt đầu nghĩ ngay đến xã hội, vì quyển sách này là tiểu thuyết về chính trị của tác giả George Orwell, tiểu thuyết này không chỉ đề cập đến sự tham nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng, lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kì khả năng nào của một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn.

Cậu Minh bảo với Thanh là sẽ chọn tiếp sau khi xem hết và cô đã ngồi cafe với chủ quản lí là một cô gái bận đồng phục trắng đen như một người phục vụ, có vẽ đây cũng là bạn cô. Minh chọn một chỗ kín đáo yên tĩnh vùi mình vào một trong những nhân vật trong sách để cảm nhận những điều bí ẩn mà quyển tiểu thuyết này mang lại.

Cậu mất một giờ đồng hồ và đã xem gần hết quyển tiểu thuyết, cậu vẫn nghẹt thở đến tận trang cuối cùng. Sau khi đọc xong, cậu mới hiểu ra là không có một xã hội nào mà công bằng, cậu bắt đầu nghĩ về George Orwell và những sự thật mà ông nó ra về cuộc sống chỉ vón vẹn lại với cái tên Trại Súc Vật. Nhưng... nó còn nói nhiều hơn thế.

Tuy tiểu thuyết này thể hiện giới lạnh đạo tham nhũng như là sai lầm của cách mạng, nó cũng cho thấy nguy cơ của sự dửng dưng và lảnh đạm, dân trí thấp kém của người dân bên trong một cuộc cách mạng có thể dẫn tới sự thất bại của nhà nước mới, nếu sự chuyển tiếp êm đẹp sang một chính phủ với những người xứng đáng không được diễn ra.

Và thế là cậu dần bắt đầu có nhiều chuyển biến trong suy nghĩ về xã hội. Cậu liền nhớ lại ngay chuyện của ông Sơn, có thể hoàn cảnh của ông Sơn cũng không phải là ngoại lệ, vì một người đứng nhất nhì và có gia thế như ông Sơn, đúng hơn cháu ông phải được chọn vào một vị trí trong nhà nước, đằng này ông bảo rằng không.

Cậu gạt tất cả suy nghĩ đó sang một bên hay còn gọi là não trái, thật ra là không nghĩ về nó vào lúc này. Cậu mang sách và đến chỗ cô Thanh, mất một phút cậu tìm thấy cô và cậu Minh nói nhỏ một vài chuyện cho cô Thanh nghe.

- Này... Quyển sách này có thật là được xuất bản không?! Ta có thể hỏi để mua lại chỗ thư viện này?

- Anh điên à! Đây là thư viện, không phải là hiệu sách. Ở đây chỉ còn một vài quyển thôi, đợt xuất bản sau tôi chưa nghe nói tới.

- Vậy phiền cô nói giúp đi, tôi thật sự muốn mang nó về.- Cậu Minh van xin trong vô vọng với đôi mắt yếu đuối.

- Thật là không dễ đâu, để nó trên bàn. Anh còn muốn xem tiếp không?!

- Có chứ nhưng... Lần này hãy là trinh thám với một chút gì đó về y học.

Cô suy ngẫm lúc lâu và hớn hở nắm tay cậu Minh đến một kệ có chữ S. Cô tìm kiếm trong vui mừng và vài lần dò lên dò xuống cô đã tìm thấy thứ mình cần. Cô lấy ra từ từ rồi đặt lên hai tay cậu Minh hết thẩy bốn quyển. Cậu Minh cầm trong khá nặng nề. Cậu nhìn xuống tên và đó là một tựa sách mang tên của một nhân vật.

- Sherlock Holmes?!

- Rồi anh sẽ cảm thấy quyển sách này rất có ích cho việc anh hành nghề bác sĩ sao này! Cô nói, song quay lại với chỗ người bạn và thảo luận về việc xin bán lại quyển Trại Gia Súc đang đặt trên bàn.

Với lượng thời gian còn quá ít ỏi, Minh nhanh chân, vội vã tìm chỗ ngồi cũ để đọc nốt tập tiểu thuyết này. Nhưng còn chưa kịp sang trang đầu tiên, cô quay lại và bảo rằng sẽ dẫn cậu Minh đến một nơi mà bạn cô vừa được mời đến và có thể dẫn người khác đi cùng, một nơi làm việc tư.

- Nhưng sao tôi lại phải đi chứ, nó có liên quan đến tôi sao?!- Minh thắc mắc hỏi khi đứng lên.

- Nó liên quan đến tương lai của anh.

Nói song cô lại nắm tay của Minh chạy ra cửa, xử lí về một vài giấy tờ, rồi đến chỗ xe dặn dò tài xế một số thứ xong hai người họ khởi hành đến nơi xa lạ đối với Minh.

Chiếc xe chạy đều đều trên tuyến đường, tốc độ rất an toàn nhưng bên trong thì lại là một sự lo lắng, và bồn chồn về nơi mà bản thân cậu Minh sẽ tới. Có lẽ sự bồn chồn được chuyền qua từ cô Thanh, trông cô có vẻ rất háo hức.

Khoảng năm phút sau, họ đến nơi.

Đó là một căn nhà màu trắng, kiểu hiện đại, nhà góc vuông, có cửa gỗ và họa tiết bên ngoài là các hàng rào bảo vệ nền nhà bên trong cùng với những cái cây kiểng. Họ xin phép được vào, song chủ nhà đã đích thân chào đón họ nồng nhiệt và dẫn họ vào.

Cậu vẫn còn bở ngỡ, với tính hiếu kì, cậu quan sát căn nhà cẩn thận từng góc ngách đến người chủ của nó, cô Thanh thì chẳng để ý vì cậu làm việc đó khá kín đáo và rất khó nhận ra. Người chủ nhà là một cô gái, có thể là bạn của cô Thanh vì trông có vẻ cô trạc tuổi, và cũng khá trẻ. Họ được mời ngồi, dùng món bánh được đặt sẵn trên bàn, song nước trái cây được mang ra.

Người tiếp họ, tầm 18 tuổi, tóc ngắn ngang vai, cô ăn mặc cũng khá bình dị, với chiếc áo thun, quần jean bó mỏng thoải mái dùng để mặc ở nhà. Song cô Thanh giới thiệu, cô ta là Ngọc Thùy, bạn của Thanh, đúng như Minh nghĩ. Hai người họ bàn về cậu Minh một ít, dưới sự chứng kiến ngượng ngiệu của cậu, rồi họ đổi chủ đề sang vấn đề bác sĩ hiện nay.

- Anh tìm hiểu về loại thuốc cây cỏ... Vậy anh nghĩ thuốc Tây thế nào?- Thùy hỏi và nở nụ cười thân thiện.

- Chà... Tôi chỉ... Muốn làm một cái gì đó... Để có thể giúp ích mọi người ở đây... Tôi là người mới.

- Trông anh có vẻ nhát quá. Anh sống ở đâu?

Cậu Minh bối rối với câu hỏi và quay sang nhìn cô Thanh, song lấy tay chỉ vào cổ.

- Hai người chuẩn bị kết hôn?!

- Bạn đọc quá nhiều ngôn tình rồi! Bố mình hiện đang quan lí cậu ta như một khách quí.

Thùy nhận ra sai lầm, cảm thấy tiếc nuối. Ở phía cầu thang bên tay trái, có tiếng chân nặng trĩu đi xuống. Đó là một người đàn ông, nhưng Minh cũng không để ý mấy vì cậu đang bận suy nghĩ không biết nên thoát khỏi cái nghịch cảnh hiện tại khi bị kẹt với hai người con gái.

Hai người họ trò chuyện với nhau suốt, những câu chuyện con gái, chuyện đời tư, chuyện cá nhân,... Một lúc sau, Minh chìm sau vào suy nghĩ đến nổi mọi thứ trong khoảng không gian ở đây đều trở thành màu tối, đúng hơn là mọi thứ bị bao trùm bởi bóng đen của vực thẳm đáy đại dương, xung quanh chẳng có tiếng động, chỉ nghe mỗi tiếng ùng ịch chuyển động của nước.

Cậu Minh nhắm mắt lại.

Đắm chìm trong lâu đài tưởng tượng của bản thân với mỗi màu đen và bọt biển. Có lẽ, cái ngày mà cậu phải xa ông mình vẫn đi theo để ám lên người cậu, cái ngày cậu bị một cơn bão cuốn trôi với nhiều cơn gió của mùa hè, của thiên nhiên. Nhưng ở đây cậu rất ít khi thấy được một ngọn gió uy dũng lướt qua, chỉ là những cơn gió nhẹ đủ để làm cho một cái lá rụng rời khỏi cây, chẳng gì thêm. Có lẽ đây là sự khác biệt giữa đô thị và nơi hoang vu.

Cậu nghĩ bản thân thật nhỏ bé, và trong hình thái là một đứa nhóc cậu đang cố gắng ngoi lên mặt nước từ dưới đáy sâu của vực thẳm đại dương. Cậu Minh dần hòa mình vào nó rồi đột ngột có ai đó, ai đó đặt tay lên vai cậu và nói gì đó nhưng cậu Minh chỉ cảm nhận được cái chạm và tiếng nói thì chỉ là những tiếng vang vọng từ âm thanh dưới vực.

Cậu Minh từ từ mở mắt ra, cả Thanh và Thùy đều nhìn cậu với vẻ ngộ nghĩnh, còn người đã đặt tay lên vai cậu, không ai khác chính là người đàn ông bí ẩn có bước đi nặng trĩu lúc nảy. Minh vặn người, ngước cổ nhìn và cảm thấy một gương mặt khá thân thuộc.

- Không phải cậu làm ở chỗ ông Chên sao?! Mà tại sao cậu lại nhắm mắt thế?- Người đàn ông bí ẩn đó hỏi và tay vẫn còn đặt lên vai cậu.

Nhờ giọng nói, cậu đã nhận ra đó là Đông, người bạn trà của ông Chên, chủ của mình. Cậu nở nụ cười gượng ghiệu vì chẳng biết hảnh xử thế nào sao cho phải phép, cậu đứng lên và làm vài hành động gì đó nhưng anh Đông đã không cần như thế và bắt cậu cứ ngồi xuống. Rồi tình hình của Minh, anh Đông cũng dần dần hiểu ra thế là Đông dẫn cậu Minh ra trước nhà có một băng ghế đá nhỏ ở mạng bên phải căn nhà, họ ra đó để tâm sự bỏ lại hai cô gái bơ vơ mà chẳng hiểu vì sao họ lại quen nhau.

Cậu Minh dần nghĩ ra bất ngờ của cô Thanh, nhưng cậu vẫn còn chưa hiểu lý do vì sao lại phải lôi cậu đến đây. Mất nhiều công sức để làm một việc này, chỉ để gặp một cô gái thôi sao?! Rồi cậu bắt đầu thắc mắc với bạn tán gẫu hiện tại.

- Anh vẫn... Vẫn còn nhớ tôi sao?

- Tất nhiên. Tôi từng là bác sĩ tư nhân nên những việc như thế này... Có thể nói là do ảnh hưởng nghề nghiệp. Quan sát, trí nhớ, hiểu biết,...

- Anh từng là bác sĩ?

- Đó cũng chính là lý do tôi quen ông chủ của cậu, bạn đồng nghiệp. Giờ thì từ "cựu đồng nghiệp" có vẻ thích hợp hơn.

Đông nhìn lên bầu trời và nhớ lại những ngày tháng cũ, song anh quay sang cậu Minh hỏi tên cậu vì chưa được biết tên. Minh giới thiệu về bản thân và vì sao đến đây, rồi Đông cũng đã giới thiệu về tên họ của mình.

- Tên anh là Nguyễn Văn Đông, rất chia buồn cho hoàn cảnh của cậu.

- Tôi định sẽ về gặp ông khi bản thân có một chút về y học, có thể sau hai tuần.

- Cậu nói nghe dễ thật, bây giờ xã hội khác xưa rồi. Vượt qua biên giới, nhập tịch, nhập cư là cả một vấn đề của xã hội ngày nay đó.

- Nhưng tôi có thể lên chiếc thuyền cũ và...

- Đúng là có thể nhưng đó là lúc cậu ra biên giới, nếu về thì có thể sẽ không dễ dàng nữa đâu. Cậu có chắc không, tiền cũng nằm trong những vấn đề đó, có tiền, có một chuyến đi.

Minh bắt đầu bồn chồn và lo lắng cho những suy nghĩ về kế hoạch đã được viết ra trong đầu. Cậu chợp mắt liên hồi, lúc mắt nhắm mắt mở, chuyển động này là sự biểu hiện của việc cậu đang chỉnh chu lại cái kế hoạch dần bị đỗ vở.

- Chuyện đó rồi từ từ hãy tính giờ cậu cần làm việc cho ông Chên nghiêm túc, để còn về gặp ông mình bên kia biên giới chứ!- Đông nói và làm đứt đoạn dòng suy nghĩ của Minh.

- Chậc... Nếu vậy tôi còn phải làm hơn những gì mình đang làm.

- Không cần thiết, bởi cậu đang sống cùng một gia đình có địa vị nên những chuyện như vậy chỉ cần đối tốt với họ, hừm... Họ có thể giúp cậu những chuyện nhỏ nhặt này.- Đông nói và làm những cái vỗ vai tạo động lực.

- Giống như... Trao đổi đồng giá ạ?!

- Đúng, đúng. Dạng như thế nhưng đây là cách cậu đối xử với người cứu mạng cậu, không phải lợi dụng họ. Hoàn toàn khác nhau.

- Nếu vậy... Anh có hiểu biết về y học, anh dạy thêm cho tôi nhé?!

Đông không nói gì chỉ cười và đứng lên ra chỗ chiếc xe máy ở chỗ gần cửa và lái đi. Đúng lúc cô Thanh đi ra và lại mời cậu Minh vào trong nhà. Hai người con gái trao đổi về việc vì sao Đông lại quen với cậu Minh. Vì lúc đó còn có cả một ngày nên Minh đã thuật lại câu chuyện lúc trước tốt nhất có thể cho hai người họ hiểu.

Màn làn gió nhẹ vô cùng quí giá thổi qua những hàng cây, những khối sắt to lớn. Những cảm nhận hương vị của thiên bây giờ đã bị pha lẫn bởi rất nhiều mùi động cơ, mùi công nghiệp. Nó khác hoàn toàn với cảm nhận khi hồi Minh còn ở giữa chốn hoang vu.

Chuyến xe buýt thứ hai của ngày cuối cùng cũng đến chỗ chạm ở tuyến đường trạm xăng ở nơi hẻo lánh, tiết trời thay đổi liêng miêng, lúc lạnh lúc nóng. Dự báo thời tiết trên đài truyền hình cũng chưa hẳn là đã nói đúng về thời tiết những ngày qua, với mọi người thì có lẽ đó cũng là chuyện thường khi mùa đông đã cận kề.

Cuối ngày, hai con người với hai suy nghĩ khác nhau về một ngày phải trải qua bao nhiêu là chuyện, họ lên xe và về nhà với nhiều sự mỏi mệt đi theo cùng.

Khi đèn đường phố đã tàn dần theo thời gian, những cái đèn có tuổi thọ thấp thì chúng vẫn soi sáng đường cho những con người vô gia cư xui xẻo, những con người của lao động đêm khuya và những kẻ bợn rượu tìm nơi về nhà. Những tòa nhà bắt đầu cho thấy sự lộng lẫy của chúng bằng những ánh đèn chiếu qua kính từ phòng. Có khá nhiều màu sắc khác nhau, nó như những con đom đóm của hiện đại.

Cách đó một con hẻm và ba dãy nhà ở đó có một tên nghiện rượu, hắn ta uống rượu ngày đêm, hắn uống rượu như cá uống nước, khi rượu đã vào người thì hắn lại lấy gia đình ra để trút giận, hắn chửi bới tùm lum, hắn rủa xã hội, rủa những con người có địa vị trong nhà nước, hắn chửi bới rồi nói luôn cả cuộc đời xui xẻo khi lại bị tụi người Bắc chơi xỏ về chuyện gì đó.

Hàng xóm của hắn ta cũng như ông Sơn, hiểu được phần nào về cuộc sống của hắn, cũng đồng cảm và cảm thông cho hắn. Nhưng người Bắc không phải ai cũng như hắn nói, hắn nói như thế thì một vài người bạn của ông Sơn cũng cười và phớt lờ những gì phát ra từ miệng hắn vì họ hiểu nổi khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn.

Những lần la lối của hắn làm ảnh hưởng đến người xung quanh nhưng tầm gần 10 giờ là hắn gục. Song đó cũng là lúc Minh đã chuẩn bị cho một giấc ngủ êm ấm với chiếc ghế sofa ở phòng khách, nhưng ông Sơn lại không đồng ý để cậu ngủ như thế. Và phục vụ sẵn sàng cho cậu ngủ nhờ một đêm.

Nhưng cô Thanh đã nói gì đó với cha của mình và cha cô đã đổi ý rằng cậu Minh sẽ ngủ trong phòng của cô Thanh, cùng với cô Thanh. Một phút giây làm cho Minh bối rối cả một đêm dài. Rồi cậu run rẩy đem mền và gối vào. Cậu còn chẳng dám mở mắt khi vào phòng, cậu trãi mền ở dưới đất và trùm kín ngủ ngay.

Cô Thanh thì thiếp đi khi Trăng đã tròn, mọi thứ bắt đầu được soi sáng bởi ánh đèn đô thị và ánh trăng xa thẳm kia.

Đã hơn 1 giờ sáng mà Minh vẫn tư thế nằm đó, với hai con mắt như cú vọ. Cậu không tài nào có thể chìm vào giấc mộng của chính mình. Rồi cậu mong ngày mai đến thật nhanh để có thể quay lại chỗ ông Chên làm việc. Cậu quằn quại, làm đủ mọi cách để có thể thiếp đi nhưng tất cả đều vô ích, chuyện này cứ như trong tiểu thuyết ngôn tình mà trong thư viện cậu mới xem hồi sáng.

Khó xử trong từng việc, đến nổi đi vệ sinh thì cậu cũng phải đi ra cửa trong yên lặng để tránh làm cho cô Thanh thức giấc. Cậu rón rén, nhẹ nhàng đến từng bước chân và quay lại phòng. Khi vào phòng thì cậu lại nghĩ bản thân thật ngu mụi vì cậu có thể ngủ ở ghế sofa ngoài đó mà không làm phiền đến ai, nhưng cái suy nghĩ đó đã phải bãi bỏ khi cô Thanh nói chuyện và làm cho cậu Minh bất động.

- Từ nãy đến giờ anh không ngủ, đúng không?- Cô nói nhưng thân thể cô chẳng chuyển động, vẫn tư thế nằm ngủ đó.

Minh nằm đó, bất động hai ba phút gì đó song cậu ngồi dậy lấy hết dũng khí và cam đảm để đáp lại lời đối thoại của cô Thanh. Dù là vậy, nhưng trong từng lời nói cậu vẫn run bằm bặp khi nói ra.

- Đâu... Đâu nhất thiết phải hành hạ tôi thế này, tại sao lại cho tôi ngủ ở phòng cô. Tôi có thể ngủ với anh làm vườn mà.- Cậu nói rồi từ từ đưa mắt nhìn sang chỗ cô.

- Bố tôi... Ông muốn tôi chứng nhận một điều rằng ông có thể tin tưởng anh không! Ông ấy đã đúng. Và ông đặt niềm tin, hy vọng vào anh. Anh thậm chí còn chẳng dám tạo ra một tiếng động trong phòng tôi, tôi còn tưởng anh đã ra ngoài ngủ rồi.

Minh mở to hai mắt, nhăn mặt, song ngồi chỏm dậy nhìn cô Thanh và cô cũng bắt đầu xoay người rồi ngồi dậy.

- Vậy đây không phải là... Một... sự tra tấn ngọt ngào sao?!- Cậu hỏi với giọng nói giễu cợt.

- Sao anh lại nghĩ thế... Mà thôi, chả quan trọng. Anh nên biết ơn khi bố tôi có con mắt nhìn người.

- Tin tưởng tôi sao? Về cái gì?

- Khi bố tôi nghe tin anh sẽ là một bác sĩ.

- Tôi đã bảo rồi, tôi chẳng bao giờ mơ tưởng đến cái danh hiệu bác sĩ. Tôi chỉ đi học hỏi để làm thêm thôi.- Minh cố lý giải.

- Vậy thì anh có mục tiêu mới rồi đó, bố tôi sẽ giúp anh hết sức để có thể làm anh trở thành một bác sĩ. Trò chuyện vui đấy, chúc sức khỏe.

Cô kết thúc cuộc nói chuyện bằng câu chào kì lạ và đắp chăn ngủ. Song cậu Minh nghĩ mình cũng không nên ở lại phòng của cô Thanh làm gì nữa nên đã định ra ngoài ngủ nhưng ai đó đã khóa trái cửa lại từ bên ngoài, cậu chật vật một chút và cũng đã nhận ra điều đó.

Những tiếng vi vu vẫn còn có thể nghe thấy từ bên ngoài, sương mù và hơi nước đọng lại trên các cửa kính khiến cho chúng bị mờ đi, cảm nhận từ cái lệnh khi trời về đêm hoàn toàn khác so với cái lạnh của ban ngày. Màn đêm được soi sáng bởi những ánh đèn và sao sáng. Âm thanh của động cơ xe xuất hiện liên hồi, những con người của xã hội lao động về đêm và những thằng lưu manh quậy phá.

Thằng cha Định ở bên kia dãy nhà, ở sau quán tạp hóa Minh Bảo. Ông chã cứ ăn chơi suốt ngày, công việc thì chẳng đến nơi đến chốn, cứ bị ông chủ trừ lương nhưng chẳng sợ dù gì cở sao cha đó cũng có một ít kinh nghiệm trong nghề. Hình như cha Định làm cho một xưởng gỗ điêu khắc, cũng rất lành nghề. Ổng mỗi tối đều xả rác ở mọi nơi, ổng rất ghét ngôi nhà to đùng, lộng lẫy mỗi tối ổng đi qua và luôn tự hỏi tại sao người trong sự sung sướng đó không phải là bản thân ổng.

Dù là vậy, nhưng ổng vẫn luôn vứt rác, đi tiểu trước cửa, la lối om sòm, làm đủ điều trước nhà to đùng đó, nhà đó cũng chính là của ông Sơn và hình như ông Sơn cũng chẳng ưa gì thằng cha này.

Để có thể hiểu rõ được cái xã hội này, bạn phải hòa mình vào nó, bởi trong mọi thứ luôn có hai mặt như đồng xu. Mặt tối của một cái xã hội sẽ cho bạn biết được con người của xã hội đó như thế nào, cũng như ông Sơn và nhiều người khác. Điều này rất khó để có thể biết được. Mỗi một giây ta được sống, cống hiến thì nó cũng như là sự hủy hoại, không phải cái gì cũng tốt.

Những thứ như thế người dân ở Sài Gòn cũng đã từng trãi ít nhiều trong cái xã hội bất công bằng này. Từng ngày, từng ngày trôi họ vẫn sống và vui vẻ trong niềm huân hoan và luôn keu ca về niềm kiêu hãnh của bản thân, con người miền Nam.

Mặt trời đã từ từ ngoi lên ở bên kia bờ vực, đứng từ lầu bốn của nhà, ông Sơn và cậu Minh đang cùng nhau đứng ở ban công và cùng thưởng thức trà anh đào. Họ trao đổi với nhau về vấn đề sẽ giúp cho Minh trở thành một bác sĩ trong một tuần, ông sẽ chu cấp những gì cần thiết để Minh hoàn thành là một bác sĩ.

- Nhưng tại sao... Tôi chỉ mới biết ông được ba ngày... Tại sao... Ông lại giúp tôi nhiều đến thế... Làm sao... Tôi trả hết những điều này?

- Khi cậu là một bác sĩ tôi sẽ giải thích... Giờ cậu đến chỗ làm để bắt đầu hành nghề đi.

Họ kết thúc cuộc nói chuyện bằng một cái chào của cậu Minh, đi ra cửa lên xe và cậu chỉ cho tài xế cho mà mình cần đến. Nhưng cậu không dám lại sợ rằng ông Chên ngại nên chỉ ghé lại ở chỗ gần cái hẻm trước khi đến nhà ông. Những cái lái rơi xào xạc trước những con đường nhỏ hẹp mà Minh đi qua, đến con đường lớn thì rộn ràng hơn, có đầy đủ thứ ở đây để một bệnh nhân có thể thư giãn, nhưng tiếc là ở đây ít người biết đến, thật là một điều đáng tiếc.

Đến trước nhà và cậu gọi cửa, vẫn như thế chẳng ai trả lời. Cậu vẫn đứng đó và định la lớn nhưng một cái chạm vai đã làm cậu giật cả mình, song cậu quay người lại và nhìn.

- Mới có 6 giờ 30 sáng, hiệu thuốc chưa mở cửa.

Ông Chên cười nói và dẫn cậu Minh vào nhà với niềm vui ở trên mặt. Ông vừa mới đi mua một ít đồ về và có vẻ ông đi bộ để tiện cho việc tập thể dục. Ông bảo cậu hãy xem lại tất cả những thứ cần thiết trước khi đi xem bệnh, rồi bảo cậu lên phòng khách để chuẩn bị.

Sau đó vài chục phút, một vị khách đầu tiên đã đến. Đó là một người đàn ông, khoảng bốn mươi tuổi trở lên, ông ta bận một chiếc áo sơ mi, quần jean đen, đi giày, tó vuốt ngược ra sau. Ông ta chào hỏi và nói là cậu Minh là người mới vì đã được ông Chên giới thiệu trước, ông ta bảo sẽ cho cậu Minh thử xem bệnh trước rồi sẽ để cho ông Chên kiểm chứng lại.

- Tôi tên là Võ Minh Mẫn, mời cậu.- Bệnh nhân đầu tiên của Minh nói và ngồi vào chiếc ghế đối diện.

Cậu bắt mạch, hỏi thăm tình trạng sức khỏe của ông và xem những triệu chứng khi phát sinh bệnh. Ông ta thường cảm thấy mõi ở các khớp cơ, thường hay khó thở và bị nghẹt mũi, mệt mõi bám theo thường xuyên và cơ thể trở nên nặng trĩu khi về đêm.

Cậu Minh nghe và ghi chép vào giấy, cậu nhớ lại từng chi tiết của các loại bệnh.

- Ông có bị hen suyễn không, thưa ông?- Minh hỏi.

- Đúng vậy, tôi được ông Chên nói là tôi bị hen suyễn, nhưng chỉ là những triệu chứng nhẹ nên chỉ cần uống thuốc điều độ, đến đây mỗi tuần là được.

- Nếu vậy thì ông không nên uống quá nhiều nước có gas, rượu, chơi thể thao hạn chế và tập thể dục mỗi sáng cũng khá tốt nhưng đừng làm gì quá sức và ngủ sớm là những triệu chứng này có thể giảm đi.

Bệnh nhân Mẫn cười với vẻ hài lòng, vỗ vai, bắt tay cậu Minh và đi qua phòng bên cạnh gặp ông Chên để bóc thuốc. Rồi sau đó, ông Chên đã kiểm tra lại những triệu chứng của ông Mẫn, song ông gật đầu bảo là cũng được kha khá tiến triễn về bệnh tình và Minh đã đúng, rồi cậu bảo Minh nên bóc thuốc cho ông Mẫn đây và ông Chên sẽ xem xét khi cậu chọn thuốc xong.

- Thằng nhóc cũng được nghề đấy, thưa bác sĩ.

- Có lẽ... Xin lỗi vì đã để người mới vào nghề xem bệnh cho ông, hôm nay tôi sẽ không lấy tiền của ông nhé.- Ông chên xoa đầu xin lỗi.

- Vậy sao được, dù sao cũng là nhờ ông tôi mới cảm thấy dễ chịu hơn trong những tháng qua.

Cuộc trò chuyện kết thúc khi Minh đi ra với hai bọc thuốc được để trên giấy gói thuốc. Xong cậu đặt lên bàn chỗ ông Chên và bệnh nhân Mẫn đang ngồi ở dưới lầu.

- Đây là Ma Hoàng và Quế Chi dùng để giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa khí, giải cảm hàn,bình suyễn, lợi thủy.- Cậu đặt một mớ thuốc ở trong giấy gói bên tay phải xuống, song nói tiếp và đặt gói còn lại lên bàn. Còn đây là Hạnh Nhân và Cam Thảo tác dụng chỉ khái, bình suyễn theo cơ chế giãn phế quản và long đờm để tăng lưu thông khí đường hô hấp.

- Thế còn cách dùng?

- À... Thật ra tôi cũng không rành... ông chỉ cần đun chung với nước chất ra rồi uống mỗi thứ một ít mỗi ngày.

Ông Chên cười và bắt bẽ cậu. Nhưng nhiêu đó cũng đủ để cho thấy cậu đã sẵn sàng. Rồi vị bệnh nhân đặt tên lên bàn hồi nào ông Chên cũng không hay, rồi ông xoay qua vỗ đầu cậu vài cái để bắt bẽ là lấy quá ít thuốc cho một người đến đây mỗi tuần nhưng ông nghĩ như vậy cũng đủ rồi.

Song mọi thứ dần trở nên dễ dàng hơn với ông Chên. Ông có nhiều thời gian uống trà, đọc báo và xem ti vi. Chưa bao giờ mà ông được thảnh thơi, thản nhiên uống trà đàm đạo với một vài người bạn già và đánh cở vua với họ.

Sau một buổi sáng vất vả xem bệnh, bóc thuốc,... Cậu được một vài bệnh nhân gọi là bác sĩ nhưng cậu vẫn cố thanh minh bản thân chỉ là một phụ tá cho ông Chên nhưng cả buổi sáng ông Chên chẳng làm gì cả.

Và từng phút từng giây bệnh nhân đến ngày càng đông, dù chỉ là những triệu chứng bình thường, những căn bệnh trung niên, những loại bệnh lướt nhẹ nhưng cậu Minh vẫn chăm sóc họ nhiệt tình và tận tụy từng bệnh nhân, cho họ những than thuốc tốt nhất mà cậu học được. Một số thì không an tâm mấy khi để cậu xem bệnh vì dù sao cậu cũng chỉ là người mới, những bệnh nhân như thế sẽ được ông Chên chuẩn đoán lại sau khi được Minh xem bệnh.

Một ngày mệt mõi sắp tàn, vào buổi xế chiều, Đông đến và tìm ông Chên, cậu diện một áo sơ mi xanh và áo len trắng khoác ngoài với quần jean. Song ông lại tiếp đãi cậu như mọi khi. Cậu ta hành xử khá hài hước khi trời dần tờ tờ tối mà lại mò đến chỗ một ông già để tìm thú vui. Ông Chên thì chẳng mấy quan tâm đến những thái độ và cách hành xử của Đông, song cậu ta lên lầu ở phòng khách và ngồi đó như mọi khi.

Cậu thãn nhiên đi lại một lúc lâu trong phòng rồi sau vài phút cậu ngồi xuống ghế. Ông chên lại bưng trà vào, cậu phụ ông đặt xuống rồi hai người họ ngồi ngấm ánh chiều tà tắt dần qua cái cửa sổ nhỏ trên lầu.

Màu vàng cam của ánh nắng một buổi chiều có thể làm lòng người xao xuyến mỗi khi nghĩ đến tình đời, đúng thế, Đông đang nghĩ về tình đời của bản thân. Dù chỉ là thoáng qua nhưng cậu cảm thấy hối tiếc về tuổi thanh xuân, tuổi yêu đương, tuổi đi học mà chưa được trải nghiệm tình yêu học đường. Bất mãn ở đây là do những chiến sự diễn ra vào những năm 70 và năm 75. Cậu vô cùng bực tức và hối tiết, nó biểu hiện rõ trên nét mặt của cậu, ông Chên đã nhận thấy và kịp an ủi cậu.

- Minh sao rồi? Tôi thấy nó khá là lo cho tương lai của nó đấy!

- À nó à... Thằng nhóc này... Nói sao cho cậu dễ hiểu đây... Một bẩm sinh.

- Một bẩm sinh?- Đông nói lại và cười khục khích. Về điều gì?

- Khó nói thật... Chỉ trong vỏn vẹn ba ngày, nó đã học hết tất cả loại cây thuốc Nam dùng để trị bệnh. Cứ như là... Nó sinh ra là phải giúp người khác.

- Ông nói cứ như... Một nhân tài! Dù sao thì...Cũng lâu lắm rồi tôi mới thấy một bác sĩ làm việc tận tụy ngoài ông ra.

Những ngọn cây khẽ đua nhẹ trong gió, những cơn lốc nhỏ nổi lên, gió bắt đầu mạnh dần. Bóng chiều tà vẫn đang lặng dần, nhìn nó như đang vương vấn một thứ gì đó cứ cố níu kéo bản thân ở vị trí đó. Tiếng hò reo, vui la tiếng cười của những đứa con nít quanh đây tạo cho nơi đây không mất đi cảm giác đô thị, nó được pha lẫn như vừa ở rừng sâu và ở giữa thành phố.

Âm thanh của một thành phố hòa lẫn là vu vơ những tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng xào xạc của những lá cây bay trong không trung, những chuyển động nhỏ nhẹ của các cành cây tựa như chúng đang sống, sinh hoạt như mọi người.

Khi những thứ âm thanh của tự nhiên đó vừa dứt, Minh đã làm vỡ đi cái tấm kính của sự im lặng trong phòng của hai người đàn ông, cậu đi vào và trên tay cầm thêm một vài cái nhánh cây bông gì đó màu trắng.

- Ông Chên à, cháu biết ông thích uống trà nên cháu đã tìm thấy một loại hoa có thể làm...

Cậu ngạc nhiên và ngừng lời khi thấy có cả Đông ở đó. Cậu bớt chợt đứng chôn chân ở gần cửa im lặng vài giây với hai mắt tròn xoe, miệng khé mở.

- Vì mẹ thiên nhiên, hãy nói cho dứt câu!- Chên nói và nhìn cậu, song cầm tách trà lên châm chút uống nó.

- Trà uống để thư giãn.- Minh nói nốt.

Cậu chào hỏi và nói vài lời về việc lần trước, song Đông nhắc lại lời ông Chên rằng cậu Minh là một thiên tài về y học, và mong được chứng kiến tài năng của cậu.

- Nếu có thể, cậu hãy xem thử tôi bị bệnh gì?!

Minh đứng đó một lúc lâu, nhìn dáng vẻ của Đông rồi nói trong sợ hãi.

- Lỡ... lỡ hay, anh không bệnh gì thì sao?

- Đùa cậu làm gì, cậu hỏi gì về sức khỏe của tôi, tôi sẽ trả lời thành thật.

Vẫn như những bệnh nhân khác, cậu lấy một cái ghế ngồi đối diện với Đông, bảo Đông đặt tay lên bàn chỗ đựng cái tách cho cậu dễ bắt mạch. Một phút sau, cậu hỏi về tình trạng sức khỏe của Đông trong những năm trước, những tháng trước, những tuần trước và những ngày trước.

Đông bảo rằng anh thường hay cảm thấy nghẹt mũi vào mùa lạnh, thường hay phải hắt xì và những cái hắt xì mạnh chúng đến khi có gì đó tác động mạnh vào mũi anh. Và lưng anh thì chẳng đá động gì đến nó, nó vẫn mỏi, đau nhức inh ỏi.

Đông ngồi đó, lấy một cái cuốn sổ tay nhỏ ra và ghi chép vài thứ gì đó. Rồi cậu đăm chiêu suy nghĩ.

- Những triệu chứng về ban đầu có thể là do anh bị viêm mũi đã lâu nhưng do không trị dứt, kéo dài nó thành ra là dần nó đã nặng hơn, chỉ có thể uống thuốc cầm trong thời gian dài. Nếu kiên trì thì có thể sẽ trị được nhưng tầm trong khoảng hơn một, hai năm gì đó.

- Thế còn cái sau?

- Triệu chứng sau... Tôi mới thấy lần đầu, có thể đây là một căn bệnh về cơ. Một cái chứng mõi cơ chẳng hạn?!

- Đúng thế.

- Vậy tôi sẽ đi lấy thuốc cho anh, anh cứ tiếp tục việc dang dở với thầy đi.

Minh lê gót chân ra khỏi phòng, dần biến mất trước hai người đàn ông, để lại hai người đàn ông trong một gian phòng kín.

- Nó cũng có ít kinh nghiệm nhưng... Còn trẻ mà xem bệnh được như thế tôi sợ người ta sẽ dòm ngó nó.

- Bởi vậy tôi mới bảo nó lấy danh bác sĩ, nhưng nó chả bao giờ thừa nhận rằng bản thân nó đã thừa sức lấy cái danh y đó.

- Có lẽ sau một tuần, tôi sẽ thuyết phục nó.

Sau một buổi chiều thắm đặm những điều bất ngờ và thú vị, Minh đã quen dần với công việc ở nơi đây, cậu bắt đầu đi sâu hơn về vấn đề y học. Thời gian chẳng chờ đợi bất cứ ai, nó cứ thế mà trôi mãi trong vòng lặp luân hồi không dứt. Tiếp gót đó là những con người có những ước mơ, những mục tiêu và những khát vọng.

Vào một vài ngày thì thời tiết rất xấu, mưa rơi đều đều, tẻ ngắt, không nặng hạt hơn, cũng chẳng ngớt đi, bất chấp những cơn gió giận dữ như bị chọc tức trước sự bình tĩnh của các làn nước đang rơi xuống mặt đất. Gió hành hạ một cây ổi dại ở bên kia vườn, trong nhà ông Chên. Hình như gió muốn bứt hẳn cây nho ra, tung nó lên không mà giật, rồi lại quăng phắt xuống như ném một mảnh giẻ rách.

Bóng tối xuống rất chậm, hơn 18 giờ mà trời vẫn chưa âm u, cứ như là 5 giờ sáng hoặc hơn. Về đêm khó mà có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài cửa sổ nữa, hoặc nhìn phía xa.

Những ngày nắng, đám bụi trắng xóa ở thị trấn biến thành một thứ hồ màu xanh thẳm, màu biển sâu, bao phủ cả đường phố phần lớn không đồi núi.

Đêm trắng phương Nam đang tàn dần. Tất cả đều có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng trông cứ mờ mờ ảo ảo như do trí tưởng tượng vẽ ra.

Các con đường rộng mở bên vỉa hè là những cái cây nhỏ đã hơi xanh lá, có mấy bụi cây hoa giấy. Những cây kiểng được trồng ở giữa đường lộ phân chia đường đi đúng chiều, có thể mà trải dài tới hết quảng đường có khúc cua để quẹo.

Đêm lại xuống, trời se lạnh, mội vài chái nhà đã bị thời gian làm cho hư nát quá nhiều, một số chái nhà thì bị hư hỏng nặng cần được tu sửa. Với những cái máy điều hòa và hơi ấm gia đình, họ xoay sở quây quần bên nhau để sưởi ấm khi thời tiết xấu đi.

Ở góc này của hoa viên, ở chỗ đường Nguyễn Khuyến, cạnh nó là một vài băng ghế đá, công viên xây dở, những chỗ dừng chân dễ chịu dưới bóng mát. Mọi dấu vết lối quy hoạch ngày xưa bị cỏ cây trùm lấy. Bây giờ, giữa mùa đông, khi vạn vật xung quanh đều chết lặng, cái sống không che phủ được cái đã chết, thì các dấu xưa bị lá cây vùi lại nổi lên rõ rệt hơn.

Thời kỳ đầu, dạo mùa xuân, mùa hè, đời sống thật cơ cực, người dân đã kiệt sức. Còn bây giờ, các buổi chiều tối mùa đông, họ được nghỉ ngơi. Phụ nữ thì đan lát hay khâu vá, một số người còn quân tâm đến sách vở thì lôi những quyển sách củ để giải khuây, họ đọc lại Sông Đông Êm Đềm, Ông Già và Biển Cả hoặc những tập thơ tình của Puskin được dịch từ tiếng Nga.

Đông ngồi đó, ở ghế đá công viên ngắm ra là một cái hồ lớn, bên cạnh là Minh. Đông cứ đọc đi đọc lại thơ của Boris Pasternak và các bản trường ca về thơ Nga. Hai người họ vừa ngồi uống nước, ăn bánh ngọt, vừa đàm đạo bất tận về nghệ thuật.

Từ bao lâu nay, Minh vẫn luôn quan niệm rằng nghệ thuật không phải là tên gọi của một loại hình hay một lĩnh vực nào bao gồm hằng hà sa số các khái niệm và các hiện tượng được phân nhánh tỉ mỉ. Trái lại, nghệ thuật là một cái gì đó rất thu hẹp, rất tập trung, biểu thị cái khởi nguyên nằm trong thành phần của các tác phẩm nghệ thuật, nó là tên gọi của sức mạnh được vận dụng hoặc của chân lý được khai thác trong tác phẩm ấy. Và Minh sẽ không bao giờ cảm thấy nghệ thuật là đối tượng hoặc một phương diện của hình thức, mà đúng ra nó là bộ phận bí ẩn và ẩn tàng của nội dung. Đông cũng cảm thấy điều đó rõ như ban ngày, anh cảm nhận điều đó bằng hết thảy các thơ thịt đường gân trong con người, nhưng biết diễn tả hoặc phát biểu tư tưởng ấy như thế nào thì Đông chẳng sao làm được.

Các tác phẩm nói bằng nhiều cách: bằng các đề tài, bằng các hoàn cảnh, các cốt truyện, các nhân vật. Nhưng trên tất cả, nó hấp dẫn ta bởi sự hiện diện của nghệ thuật chưa đựng trong tác phẩm. Sự hiện diện của nghệ thuật trên các trang báo, hoặc trong Tội Ác Và Trừng Phạt khiến ta xúc động nhiều hơn.

Một nhìn nhận khác khách quan hơn, nghệ thuật thời cổ sơ, nghệ thuật Ai Cập, nghệ thuật Hy Lạp, nghệ thuật thời nay tuy phải trải qua bao ngàn năm, song chắc chắn vẫn là một và vẫn vậy thôi. Đó là một tư tưởng nào đó, một sự khẳng định nào đó về cuộc sống. Sự khẳng định này có tầm khái quát khá rộng nên không thể chia nhỏ thành các từ ngữ riêng biệt và khi một nguyên tử của sức mạnh ấy đi vào thành phần của một hỗn hợp phức tạp hơn thì cái phần tử nghệ thuật ấy sẽ có ý nghĩa hơn hết thảy phần còn lại và nó là thực chất, là linh hồn nền tảng của những gì được miêu tả, một thứ nghệ thuật khó mà hiểu được.

Mối quan hệ gần được nối lại và dường như là nó sẽ còn tiến xa hơn. Những ngày trôi qua là một những điểm trong lần giao tiếp của Minh với mọi người nơi đây đều làm cho người khác quí cậu hơn.

Một chuyến xe được duyệt đi đến đường Hoa Giấy, ở đó có những nơi tham quan cây cối và đặc biệt là những quán ăn lớn trong thành phố. Một nơi thích hợp dành cho việc thư giản và vui chơi của các học sinh, hay các hộ gia đình từ thành phố khác đến.

Cái cảm nhận tinh tế khi diều hâu bay trên bầu trời xanh thẳm, gió cứ thế, cứ mãi tranh nhau thổi bay những chiếc lá đã rụng hẳn nằm trên những miếng lát đá và những đường phố, và làm rụng những chiếc lá đã vàng hoe khi đang cố gắng gượng lại ít lâu trên cành, mạnh hơn là có thể làm cho những chiếc lá xanh bay hẳn. Những lúc như này, nổi sợ hãi bao trùm lấy các cây xanh, nhất là khi trời có gió đổi hướng.

Luôn tiện, nhắc đến nổi sợ. Một số người khi đi học, họ lại bị ám ảnh về căn bệnh thành tích khi bộ giáo dục ở đây dần tăng lên độ khó của từng mùa thi, điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến hầu hết mọi học sinh. Và những vấn đề liên quan là có thể sau này, nhiều ngôi trường và nhiều cơ quan sẽ trú trọng vào việc trao thưởng và chọn lọc có hiệu quả, điều này sẽ ăn vào những thí sinh và làm cho họ cái cảm giác rằng trong xã hội cái gì cũng khó, chẳng dám lo nghĩ xa rằng người khác còn chưa đến lượt nói gì minh.

Nổi sợ nó cứ như là một ngọn lửa, bập bềnh bập bềnh, bùng cháy mãi trong mỗi con người, có thể hiểu như thế này. Nếu ta điều khiển được ngọn lửa đó, nó sẽ nấu cho ta ăn, sưởi ấm cho căn nhà ta, làm cho ta cảm thấy an toàn và dễ chịu. Nhưng nếu ta không điều khiển được nó, cũng hản nhiên là điều ngược lại, nó sẽ thiêu rụi mọi thứ xung quanh ta. Nó vừa là bạn thân, vừa là kẻ thù.

Cô Thanh đã tốt nghiệp và cô chẳng theo học đại học nào. Theo thống kê cô được biết từ bố, có hơn nữa số sinh viên tốt nghiệp, thạc sĩ và tiến sĩ nhưng vẫn thất nghiệp, không có việc làm, vô công rổi nghề, làm những cái nghề phục vụ hay phát tờ rơi để kiếm sống qua ngày đợi lựa được nghề thích hợp,... Và nó sẽ còn kéo dài mãi. Cô Thanh đã chọn học một nghề ở trường cao đẳng nghề, cô học làm bánh.

Với một khoản tiền, cô có thể tự xoay sở khi tốt nghiệp và tự mở cho mình một hiệu bánh kem riêng, phụ giúp bố và đem thêm vào dịch vụ gì đó của khách sạn mà bố cô đang làm chủ.

Sau một thời gian Minh hành nghề cùng ông Chên thì cậu đã được một vài người xưng danh là bác sĩ, đa số là thế, và một vài lần cậu quên béng việc bản thân không nên dùng cái danh hiệu đó và gật đầu rồi làm việc trong vui sướng.

Có một lần cậu và ông Chên ngồi sắp xếp lại mớ thuốc vừa mới được phơi khô vào một buổi sáng đầy nắng, cậu hỏi Đông trước kia làm gì mà giờ đây anh ta phải viết tiểu thuyết. Câu hỏi làm cho ông Chên lục lặng một lúc lâu với công việc dang dở, song ông xoay sang trả lời cậu. Ông bảo rằng trước kia cậu ta từng là một quân y cùng bố, nhưng bố cậu thì hoạt động vào những năm khi trong thời kháng chiến chống Pháp, còn Đông thì làm việc khi Mĩ đến miền Nam ta ở những vùng miền Nam hẻo lánh bị ảnh hưởng vào những năm cuối.

Cậu Minh khá là bất ngờ khi nghe về tiểu sử của Đông. Và cậu bắt đầu nhớ lại những sự kiện trước. Rằng Đông có nói ông Chên là cựu đồng nghiệp của mình. Và Đông là một quân y, tức là ông Chên cũng là một trong số đó. Giật mình và hỏi lại ông Chên để chắc rằng suy nghĩ thoáng qua trong đầu là đúng, và điều đó là sự thật.

Nhưng sự khác biệt là Đông dùng thuốc Tây để hành nghề. Và ông Chên khuyên cậu Minh rằng nếu có cơ hội thì hãy đến để hỏi Đông về một số phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây, hoặc là những cách trị bệnh lặc vặt hiệu quả. Đâu phải lúc nào ta cũng dùng những phương thuốc cổ truyền của cha ông ta, nó chỉ hiệu quả cho những người kiên trì và chịu khó, còn nếu khi Minh gặp những bệnh nhân khó tính thì sẽ xử xự thế nào?

Dẫu sao, cậu Minh cũng sẽ dùng đến cái danh hiệu bác sĩ nên cậu đã bị lời nói của ông Chên thuyết phục. Một chuyến thực địa, thật ra là một buổi trưa ít nắng, Đông được đề nghị đi cùng lên một vài nơi để có thể hái những loại cây thuốc Nam sắp hết trong kho.

Và sau một vài ngày dài trang trãi dưới cái nóng oi bức, họ đã thu về kha khá số thuốc và cũng có thể là tìm được hơn thế, những loại thuốc mà ông Chên gần như đã nghĩ rằng nó sẽ không thể được mọc lại ở nơi đây, ông đã mang chúng về để săn sóc, chiết cành hay làm một vài điều gì đó để những loài cây này có thể mọc ở quanh đây.

Họ không phải thấy là họ đem hết vào kho, họ hái một ít vừa đủ, để còn cho những giống còn lại có thể mọc, không phá hoại cái không khí trong lành, môi trường sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp mỗi khi họ đi qua.

Thi thoảng Minh lại về chỗ ông Sơn để hỏi thăm ông, mang cho ông một số loại thuốc trị những căn bệnh về tuổi già. Cùng với đó là một chút ắp ủi về tình cảm mà cậu dành cho cô Thanh. Không biết tựa khi nào, mỗi khi gặp Thanh đó lại là một niềm vui, một trong những khoảng khắc mà thời gian trôi khá nhanh với cậu Minh mỗi khi ở cùng cô Thanh.

Cậu còn chẳng biết gọi cái cảm xúc kì lạ ấy là gì, nó là tình bạn, hay là tình cảm của một vị khách, hoặc là hơn thế. Cậu chẳng sao xác định được, cậu còn tưởng rằng cậu đang bệnh.

Những cuộc đối thoại giữa hai người giờ nó chẳng còn được tự nhiên như trước, đó là những cảm xúc mà Minh đang trải qua. Với cô Thanh thì đó là một thứ suy nghĩ khó mà có thể nói trước, cũng rất khó để có thể miêu tả làm sao dễ hiểu. Một lần đi dạo ở ngoài vườn, Thanh đã khuyên cậu hãy làm một bác sĩ. Minh vẫn lẫn lơ, dù thế, cậu đã ngã ngủ, dù gì cũng đã hơn hai tuần và cậu nói nếu đợt khám bệnh lần sau cậu có thể trị triệt một căn bệnh của ai đó thì cậu sẽ chấp nhận cái danh xưng đó.

Phạm Khổng Minh, người trước đây vẫn được gọi là cậu, là anh Minh, nay đã trở thành bác sĩ, được gọi là bác sĩ Minh. Một lời hứa đã giúp cậu có được tước hiệu này, hơn hai mươi bệnh nhân được cậu xem bệnh và bệnh tình của họ dần đã có tiến triển khá nhiều, một số thì đã khỏi hẳn, song cậu vẫn làm việc dưới sự chỉ đạo của ông Chên. Dù đã được làm bác sĩ nhưng cậu vẫn còn non dạ, vẫn khiêm tốn, cậu được Đông chỉ dạy thêm một số cách trị bệnh bằng thuốc Tây nhưng rất hiếm khi cậu khuyên bệnh nhân của mình dùng.

Những hàng thuốc được trải đều trên các miếng lót đá, ở bên hiên nhà, đang được phơi khô nhờ cái nắng không dứt của mùa hạ. Mùi hương của thuốc pha lẫn vào không khí làm cho quanh đây như là một khu vườn thuốc, mùi trà hắt lên, đó là mùi của thuốc khi đang được phơi và được ông Chên chế biến lại, một số mùi khá dễ nhận biết và khá thơm, một số thì rất khó ngửi.

Bà Gấm thì vừa được đi về quê mình ở Bạc Liêu, nay đã trở về, bà vẫn làm mọi công việc nhà thường xuyên, phơi đồ, xạc đồ nay được dời ra sau cửa hậu, chỗ đấy có nhiều nắng hơn. Khi bà vắng mặt, căn nhà như bị bỏ hoang, bụi bậm và mạng nhện đã bao lấy bên trong căn nhà. Bà la mắng ông Chên vì lo công việc mà bỏ bê nhà cửa.

Trái lại những việc đó, Đông lại bơ vơ đi giữa dòng người tấp nập, đến một vài chỗ để mua cafe rồi đến chỗ công viên gần đó ngồi ngắm cảnh. Nhiều người nhìn vào thì sẽ lầm tưởng rằng Đông là một kẻ vô gia cư nhưng thật chất là anh đang tìm tư liệu cho quyển sách mới của mình vào dịp đi dạo lần này, nhưng có vẻ không mấy khả quan.

Những cặp đôi tình đi đi lại lại, ghé ngang tai là những câu nói yêu thương ngộ nghĩnh, những đứa trẻ rảnh rỗi đến đây để tìm thú vui mới, chúng chơi các trò nhân gian, một số thì nghịch, quậy phá.

Tiếng con gì đó kêu rẹt rẹt trong bụi cây, những con ve sầu đang ngớt dần. Đàn ong thì lại làm việc chăm chỉ hơn, từng đợt rung của chiếc lá làm cho tổ ông huyên náo hơn, những người thợ cần cù.

Nhưng dù vậy, Đông chẳng có được gì từ những phong cảnh nơi đây, một lần nữa cậu ra về tay trắng và lại tìm đến chỗ ông Chên để giải sầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro