Chương VII: Cái Chết Và Sự Tuyệt Vọng!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một chuyến xe buýt gặp trục trặc, nó bị hư hỏng nặng, có thể do động cơ đã già. Một số chuyến xe đã bị hoản lại do kẹt lại về vấn đề đường lộ. Hiện giờ ở ngoài ồn kinh khủng, tiếng nói hòa lẫn với tiếng xe động cơ lớn kêu inh ỏi. Người này người kia thay phiên nhau buôn bán nhỏ những món đồ như bánh, nước... Dòng người hòa vào nhau làm cho không khí ở đây rất nóng.

- Con nghĩ tí nữa mới về được rồi, bây giờ bên ngoài bị kẹt đường.

- Cháu ở đây cũng lâu, chắc biết tiết trời ở đây thế nào! Thôi, bật cái cây quạt đó lên đi, nóng quá.

- Cháu biết đó không phải ai ở đây cũng tốt như hồi cháu còn nhỏ, nó đã hoàn toàn thay đổi rồi, rất nhiều.

- Bác nói gì thế? Người ở đây rất tốt, họ cho cháu ngủ nhờ, cho cháu nơi làm việc, cứu cháu khi cháu vẫn còn đang trôi dạt trên bãi biển rồi nằm chờ chết ở giữa rừng cơ.

- Nhưng đâu phải ai cũng thế. Ta vẫn còn nhớ những con sông, những con đường cũ, nó vẫn bẩn đục như lúc ta chuyển đi, những ổ gà trên lộ vẫn còn đó, lối sống vẫn vậy.

- Hoài niệm đúng không, cháu cũng đang trải qua nó đây.

- Dù sao thì... Ta cũng cần việc làm, ta sẽ hỏi xem ở mấy chỗ xưởng xe ở đây có cần bảo vệ hay không!

- Chúc bác may mắn, để ông cháu một mình có sao không?

- Ta chỉ ở gần đây thôi đừng lo, nhìn qua cửa sổ ta có thể thấy ông ấy. Hai ông cháu tâm sự đi.

Dần dần bác Tài đi mất đi sự hiện diện trong căn phòng, rồi trong một chỗ chặt nít nóng như lửa đốt chỉ còn hai ông cháu. Họ lại nói về những câu chuyện xa xưa và ông Thiên dạy thêm cho Minh về Phật giáo.

Ở bên kia thành phố, cô Thanh đi xem bệnh. Cô đang phải đối mặt với những triệu chứng ho, đau đầu rồi cảm thấy không được khỏe, liên miên các thứ. Bản thân cô dần như bị kiệt quệ. Chuyến xe đi qua từng dãy nhà, từng lề đường và những dòng người chen nhau đông đút. Những thằng nhỏ đạp xe trên lề phố, trông nó phá phách, rồi tụi kia thì chạy nhảy lung tung.

Chừng năm mười phút sau đó, chuyến xe của họ đã đến nơi. Hàng hàng những dãy xe được đậu khắp sân chỗ bãi đậu, còn trước cổng thì nồng nặng mùi hơi người. Họ đậu xe, rồi đi đến chỗ làm một số thủ tục. Ở đây rất đông nhưng do nhà ông Sơn cũng khá là có tiếng nên ông được ưu đãi rằng sẽ được xem bệnh trước, nhưng ông không đồng ý và đã chờ xếp hàng trong dòng người như bao người khác.

- Anh Sơn! Nhớ tôi không?!- Đâu đó có tiếng nói lớn.

Ông vẫn chưa nhận ra người đàn ông đã gọi mình là ai, một khoảng lâu nhìn vào anh chàng đó, rồi anh ta nói tiếp.

- Ở quầy của khách sạn Motel, ba tháng trước!- Người đó nói tiếp.

- Ồ, Tô Dễ. Nhớ ra cu cậu rồi.

- Anh đang làm gì ở đây thế, à xem bệnh. Anh bị bệnh à?

- Không phải tôi, con gái tôi cơ. Đúng là khó thở thật, đông quá.

- Đến lượt anh rồi kìa, anh lên đi. Tôi đợi.

Họ lây huây một lúc lâu rồi, nhận phiếu thứ tự. Đi đến chỗ Tô Dễ, họ vừa đi vừa kể lại những chuyện củ. Cô Thanh chẳng mấy quan tâm đến người đàn ông kia, rồi sau nửa tiếng họ làm xong hết tất cả thủ tục và cô Thanh được kiểm tra. Họ bảo rằng cô chỉ bị cảm nhẹ và cũng có thể là do thời tiết ảnh hưởng khiến cho thân nhiệt và cơ thể cô không thể ứng biến kịp thời nên mới có những triệu chứng như thế, bác sĩ ghi toa thuốc và đưa cô bảo rằng cứ uống theo đơn nếu tốt hơn thì nó sẽ dịu theo ngày tháng.

Thế là họ làm một chuyến về sau một ngày dài đi đường, họ chào tạm biệt người bạn cũ và bàn tán về bệnh của cô Thanh, song nói cô thắc mắc người đàn ông ban chiều là ai rồi cô hỏi bố mình.

- Đó là ông chủ của một sòng bài hồi những năm 75 mà bố quen biết, ba tháng trước cậu ta đến chỗ khách sạn nhà ta ngoài trời thì mưa to dữ dội nhưng khách sạn đã hết phòng. Thế là nhân viên tức là quản lí, quản lí Quang đã nhường cho anh ta phòng của mình ngủ qua đêm, do quá cảm kích nên đã tìm gặp bố để xin nhận người đàn ông đó làm việc cho mình.

- Và bố đồng ý...

- Không. Quang đã từ chối và nói là nếu cậu ta đến chơi có thể nói chuyện và ủng hộ khách sạn của bố. Rồi thế là bố biết chuyện, ngay sau đó bố cảm kích cậu ta rồi gặp Tô Dễ đó để làm quen và cảm ơn về những điều tốt đẹp dành cho cậu quản lí đó.

- Cậu chuyện chẳng cuốn hút gì cả bố ạ!

- Biết thế nào, con đọc tiểu thuyết nhiều quá khiến con bị ảnh hưởng rồi. Đâu phải người kể chuyện nào cũng kể lại tốt như những nhà văn.

- Vâng vâng, mà chuyện của bác sĩ Minh. Con nghe cậu ta bảo là ông cậu ta đã về Việt Nam hiện đang được cậu ta chăm sóc.

- Con nói gì, họ đang ở đâu?

- Nếu không nhầm thì đâu đó chỗ bến xe Phương Trang, có một căn trọ nhỏ ở đó.

Ông Sơn nói với bác tài là họ cần phải về nhà gấp nên họ chạy như ma đuổi. Chiếc xe phi như gió, lướt qua hàng dãy nhà cao ngất ngưỡng kia, rồi tiếp đến là những điều thắc mắc của cô Thanh về sự gấp gúc và lo âu của bố mình, khi cô hỏi thì ông chỉ nói vỏn vẹn mấy câu như là: Chuyện dài lắm, rồi khó nói lắm,... Điều đó làm cho cô như chẳng thèm muốn để tâm đến nó nữa.

Cô cố gắng dìu bản thân mình đi vào giấc ngủ, vào những nơi đẹp đẽ hơn thực tại. Những câu chuyện đời trong mơ với những con thỏ bông và vài cái cây biết nói, những cuộc đối thoại bí hiểm đáng tò mò, song cô đã thiếp đi lúc nào không biết.

Cứ như thế ngày đến rồi lại đi, đêm qua rồi quay lại, những ngày dài nối tiếp nhau luân hồi, thời gian cứ thế mà trôi. Thoan thoản đâu đó là mùi hương quen thuộc của mái nhân thân thương, cảm giác an toàn của cô Thanh đang dần trở lại khi cô gần được về lại mái nhà của mình. Bởi lẽ cô luôn nghĩ món quà quí giá nhất của cuộc sống này chính là gia đình, cô rất coi trọng nó.

Về đến ngôi nhà thân thương, cô lao vào nhà như tên bắn, chạy ngay vào phòng để làm một giấc mặc cho những phục vụ nhắc nhở cô một số việc gì đó. Do cơ thể cô khá yếu và rất mệt mõi qua một chuyến đi dài, cô đã thiếp đi rất nhanh, chìm vào lâu đài giấc mơ của chính mình.

Một ngày nữa lại trôi qua đi kèm là mệt mõi và thời gian. Bản thân mỗi người chẳng ai muốn mang trên mình một thứ bệnh không thể xác định được. Không một người nào muốn bản thân mình trở thành một biểu tượng hay là người phải đấu tranh chống trọi những căn bệnh quái ác nào.

Ông Sơn dành cả một buổi sáng để chuẩn bị đi gặp ông Thiên, ông cuống cuồng lấy xe và chuẩn bị một món quà, ông không dám dẫn cả con gái mình theo cùng vì cô đang bệnh và cũng có vài lý do khác nữa. Ông chưa bao giờ chỉnh chu như ngày hôm nay, ông cũng không dẫn theo một người lân cận nào đi theo chỉ đưa mỗi một tài xế riêng để đưa ông đến nhà trọ ông Thiên đang ở. Dành cả một giờ đồng hồ chuẩn bị thế là ông quyết định đi ngay sau khi lên xe.

Đường phố hôm nay trông có vẻ âm u, mây thì cứ đứng yên dù có gió nhưng có như chúng bị chết lặng, cỏ cây thì cụp ngọn xuống, nắng trời chẳng dịu cũng chẳng nóng, dù là ngày nhưng hình như một màn đêm tối như đang bao phủ cả thành phố, đôi lúc mưa nhẹ như sương lại rơi, một lúc rồi dừng rồi tiếp, cứ thế luân hồi như thể thiên nhiên đang khóc.

Phải mất một lúc để ông và tài xế riêng có thể tìm ra nơi đó, khi đến nơi thì có khá nhiều người tụ lại xung quanh chỗ cửa trước và trãi dài đến hành lang, biết là phòng của ông Thiên ở trên lầu thế là ông liền đi lên đó. Ông không biết sự việc gì đang diễn ra, ông bèn đi vào bầy người chen chút kia, miệng vừa nói xin lỗi vừa lạn lách để đưa thân thể to đùng của mình vào chỗ cần đến. Một khoảng không của sự bất ngờ đè lên thân thể của ông Sơn, ông thấy hai người đang quỳ đó chật vật khóc nức nở và một người đang nằm trên giường. Một người đang quỳ bên trái đó là Minh, người còn lại thì ông không quen. Khi nhìn vào sự việc, ông Thiên đã qua đời. Ông hưởng thọ 76 tuổi.

Khóc thương cho một con người, một sinh mạng vừa bị vụt mất để lại bao nhiêu là đau khổ, bao nhiêu là bi thương. Ông ở lại để chia sẻ cùng hai người đang khóc nức nở, hai người thân của ông Thiên. Dành cả một ngày để chuẩn bị cho tang lễ, ông Sơn nói với bác Tài lúc trò chuyện rằng chi phí mai táng ông sẽ chu cấp tất. Ban đầu bác Tài đã từ chối nhưng khi nghe được rằng ông Sơn đây là người quen của Minh, bác Tài lưỡng lự một lúc rồi mới chấp nhận.

Ông Sơn vẫn chưa dám hỏi chuyện gì, ông đợi ba ngày sau tang lễ ông sẽ hỏi chuyện. Trong những ngày này, ông chỉ chia sẽ nuổi đau buồn, sự mất mát này với hai người thân của ông Thiên. Đám tang của ông Thiên rất hoành tráng, dù Minh vẫn chưa muốn biết vì sao ông Sơn lại giúp mình, nhưng Minh hứa sẽ cố làm việc để trả ơn ông Sơn.

Những ngày thế này rất khó mà vượt qua, một bóng đen mang tên đau khổ đang bao trùm lên gia đình này, chẳng ai còn lại một nụ cười trên gương mặt sau khi đã trải qua những việc này, chứng kiến một người thân ra đi, một cảm giác mà đến người cứng rắng nhất cũng phải đổ lệ và bị màn đêm của sự đau khổ chiếm lấy dù ít hay nhiều. Bầu trời bây giờ đã bị mây trắng bao phủ như đau khổ bao trùm lấy nơi đây, gió chẳng lay động được chúng, hạt mưa nhẹ bay trong gió, thoang thoảng là mùi hơi lạnh của tiết trời, có cảm giác như ta đang ở phương xa lạ.

Ông Thiên ra đi rất nhẹ nhàng, không đau nhói, không than phiền, không làm gì để ai phải cảm thấy khó chịu, một cái chết đột ngột nhưng lại khiến cho người khác phải ấm cả tấm lòng. Ông đã được đặt vào quan tài, đầy hoa và đầy đủ màu sắc. Ánh nắng buổi chiều tà vàng hoe rọi từ cửa sổ vào chiếu lên gương mặt người đã khuất làm cho ông cứ như chỉ đang có một giấc ngủ sâu.

Bây giờ mọi người sẽ không còn được thấy một gương mặt phúc hậu, một con người đáng kính. Một người cha, một người ông và là một người bạn để chia sẻ mọi tâm sự, ông mất cũng như những điều thầm kín lại càng chồng chất, Minh chỉ khóc lúc ông Thiên lâm trung, giờ ta không còn thấy những giọt lệ nặng hạt trên bờ má của bác sĩ Minh nữa, cậu đã thật sự hiểu được sự việc và chấp nhận cách nghịch cảnh phủ phàng này.

Và đến giờ hạ nguyệt, đúng vào lúc 8 giờ.

Họ hạ quan tài xuống và bắt đầu xây một cái nhà cho quan tài đó để nó có thể chóng trọi với thời gian, một khoảng khắc mà những người đứng xem cũng phải rơi lệ.

Bắt đầu Minh đã bỏ qua nghịch cảnh một bên, cậu bắt đầu lại công việc ở chỗ của thầy Chên, ông đã chia buồn với Minh suốt thời gian qua, cả Đông cũng đến dự đám tang của ông Thiên dù chưa gặp hai người họ chưa gặp mặt nhau lần nào, song Đông cũng đã thuê bác Tài vào làm một xưởng xe mà cậu đang quản lí, bác ấy đã rất cảm kích.

Vào những ngày trước ông Sơn vẫn thường dặn dò con mình là phải luôn uống thuốc, xem lại những triệu chứng và tình trạng của bản thân. Dù đang lo cho những việc khác, ông vẫn luôn lo cho con gái mình, một tình yêu khó mà biểu hiện ra bên ngoài. Ông Sơn cũng đã cho Minh một thời gian để có thể tạm xóa mờ dần những kí ức đau buồn củ, ông có rất nhiều chuyện để nói với Minh kể từ khi biết rằng nghe ông Thiên về Việt Nam và giờ ông đã ra đi nên hiện tại ông sẽ cần tâm sự khá nhiều với bác sĩ Minh.

Một cái lạnh của giữa tháng 7, gió liên tục thổi, các con gió dần dần mạnh và trở thành bạn của sông để tạo ra những đợt gợn sóng nhẹ, làm cho con sông đó trông như có sự sống, và như một căn bệnh truyền nhiễm sự sống ấy dần đi vào những cái cây và những xạc đồ được phơi trong gió.

Trong một gian phòng làm việc, bác sĩ Minh đang tiếp một bệnh nhân với triệu chứng đau đầu, ông Sơn đến tìm ông Chên để có thể hỏi gặp Minh. Ông nghe là Minh đang bận điều trị thế là ông Sơn đành ngồi đợi cho đến khi Minh xong việc.

- Tôi biết là đang rất khó khăn, tôi sẽ tặng ông vài loại trà nếu ông thích, Minh có kể cho tôi về ông, thưa ông.

- Cảm ơn, thưa ông. Vậy tôi sẽ lên lầu thay nó, tôi sẽ bảo nó tiếp chuyện với ông.

- Rất cảm ơn, thưa ông.

Thế là, họ ra ngoài vườn, chỗ đó vừa được mua một bộ ghế đá đôi và một cái bàn. Mùi hương thuốc Nam đang hòa lẫn vào không khí, gió đưa đẩy hương vị của nơi đây ra khắp khu vườn và tỏa ra khắp nơi.

- Ta biết giờ mà nói những chuyện thế này thì...

- Không sao đâu.- Minh nói khi ông Sơn chưa dứt câu. Cháu nghĩ con người ai cũng vậy, sinh ra... rồi chết đi. Đó là một cái kết không thể tránh khỏi... Nó chỉ xảy ra sớm hay muộn thôi.

- Cháu biết đó... Hồi ông cháu còn sống, ta có rất nhiều chuyện cần phải nói với ông ta...

- Ông có kể cho cháu một ít... Nhưng không rành mạch, nó có liên quan đến bố cháu, phải không ạ.

Một khoản yên lặng bao trùm cả khu vườn, vài giây sau ông Sơn chấn tỉnh lại rồi nói tiếp.

- Nếu đã thế thì ta sẽ kể cho cháu nghe. Đó là vào giữa những năm 72, khi đó ta từ Hà Nội chuyển đến miền đất thần kì này để sinh sống do điều kiện và thời thế.

Khi đó ở đây rất bình yên, người Mĩ định cư một vài nơi, ta cũng rất lo sợ, chiến tranh chưa nổ ra nhưng một vài mặt trận cũng có những lần nổ súng lớn nhỏ nhưng không kéo dài. Khi đó ta định cư ở một vùng hẻo lánh, người dân ở đây rất tốt bụng, nhưng ta vẫn nghèo rớt. Đến một ngày, khi ta đang ngồi đào khoai cho buổi sáng lót vào cái bụng rỗng hai ngày chưa có gì để tiêu hóa thì một người phụ nữ xã tóc, có nụ cười như thiên thần đến và giúp ta.

Người phụ nữ đó là mẹ cháu, bà ấy tên là Mĩ Thư. Ta được dẫn về một thành phố nhỏ, gần giống với một ngôi làng, ngôi nhà của cô ấy cũng đơn sơ như những ngôi nhà khác, nhà lá nhỏ nhưng rất ấm áp. Khi đó, ta đã được cho ăn, săn sóc có áo lành để mặc. Ta rất cảm ơn lòng tốt của cô ấy và cảm ơn Chúa Trời đã cho ta gặp mẹ cháu, nếu không ta cũng đã không sống được như bây giờ. Vào một buổi sáng nọ, ta đang chẻ củi thì vài chiếc xe hạng nặng của quân đoàn nào đó đến.

Người Mĩ, họ đến và vác theo cả súng. Lúc đó ta rất sợ, ta sợ rằng thảm kịch đó lại xảy ra một lần nữa, thảm kịch của súng đạn diễn ra trên mảnh đất tuyệt diệu này. Ta vội chạy vào trong nhà để cảnh báo cho mẹ cháu nhưng ta thật sự rất bất ngờ rằng cô ấy chẳng làm gì cả. Khi ta nhìn ra ngoài, mọi người ở đây đều chào đón họ rất nồng nhiệt từ trẻ nhỏ đến người già.

Họ mang đến nào là thuốc men, đồ dùng y tế tiên tiến rất công nghệ, thuốc kháng sinh, đồ ăn, thức uống, tiền,...Họ giúp người dân ở đây xây lại nhà, cho họ những món đồ tiện nghi và cùng cười đùa, thậm chí là dùng bữa với họ. Ta vẫn chưa tin vào mắt mình. Nhưng một chuyện nữa làm ta khó tin hơn, một trong những người lính Mĩ tiếp viện, William Kenji, người đó là chồng của người con gái đã cứu mạng ta, cũng chính là bố cháu đấy, Minh à.

Minh vẫn đang nghe, nhưng dù thế đến đoạn này bác sĩ Minh đã phải tròn hai mắt và sự bất ngờ xuất hiện trên mặt Minh. Minh chợt nhận ra bản thân mình không phải là người Việt chính gốc mà là người lai. Và ông Thiên là ông ngoại của mình và đã giấu Minh câu chuyện này suốt cả một thời gian dài.

- Ta biết việc này rất khó mà chấp nhận được... Nhưng ta mong cháu sẽ nghe tiếp. Vào những ngày cuối của năm thì rất yên bình.

Những người lính tiếp viện kia thì đang chơi đá bóng với những đứa trẻ, cùng giúp những người nghèo khổ ở nơi hẻo lánh này. Họ chẳng làm gì, chẳng gây hại gì đến một ai. Cho đến khi chẳng hiểu vì sao mẹ cháu lại đột ngột ngã bệnh và bà bịnh mắc chứng bệnh tim kèm theo là ung thư. Rất may là lúc đó cháu đã được sinh ra. Mẹ cháu đã qua đời ngay sau khi sinh cháu ra, vài ngày sau khi biết chuyện ông Thiên đã từ Bạc Liêu chạy lên để xem con gái mình. Bố cháu đã khóc thương rất nhiều cho cô ấy.

Khi xung đột xảy đến, tiếng súng bắt đầu nổ, bố cháu bị điều về mặt trận và phải ra chiến trường, bố cháu có nói chuyện với ông Thiên nhưng trông ông không được bình tĩnh, bố cháu đã tìm đến ta nhờ ta chăm sóc cho cháu nhưng ông Thiên đã không đồng ý. Ông đã quyết định cho cháu sống ở đây đợi khi cháu đủ lớn sẽ đưa cháu đi nước ngoài để quên đi nghịch cảnh này.

Nhưng chỉ trong vài tháng sau đó, người ta hay tin William Kenji đã qua đời trên chiến trường. Một vài người đồng đội của William đã kể lại rằng gia thế của cậu ta rất to lớn, được cho biết cậu ta là con cháu của nhà thơ nổi tiếng Oscar Kenji. Có rất nhiều điều khó hiểu là Oscar Kenji là người Ireland, nhưng bố con lại là người Mĩ, có nhiều người làm trong gia đình đó kể lại rằng bố con chính là con nuôi của con trai ông ấy, Cyril Kenji cùng vợ đến Mĩ và họ đã nhận nuôi bố con.

Và số gia tài to lớn đó, bố con đã viết sẵn di chúc khi tiếng súng bắt đầu nổ, đó là dành cho con và ông Thiên nhưng ông Thiên đã đưa cho ta tất cả số gia tài đó để ta lập nghiệp và quên đi con người kia, quên đi tất cả những chuyện này. Nhưng quên thế nào được. Rồi khi nước Việt Nam được độc lập dành lại chủ quyền, ta đã khởi nghiệp và đã thành công, thành công còn hơn cả dự tính. Ta định sẽ về thôn hẻo lánh kia để tìm hai ông cháu nhưng đã quá muộn. Họ đã dời đi.

Ta đã mong rằng sẽ có ngày có thể đền đáp được gia đình đáng kính đó, gia đình đã cứu mạng ta. Ta thậm chí còn mua của quần áo và làm một gian phòng riêng cho hai ông cháu. Có lẽ ta đã mắc nợ gia đình cháu quá nhiều đến nỗi phải đưa cháu đến tận đây để ta có thể trả ơn cho cháu. Ban đầu ta không chắc chắn đó có phải là cháu hay không khi ta nghe tin một đứa trẻ nằm trên bờ cát với con thuyền gần đó. Dù phải hay không ta vẫn mang cậu bé đó lên vì ta biết những cảm giác khổ cực, những cơn đói rét, những nổi đau tâm hồn và sự cô đơn gàng ép rất kinh khủng. Đôi mắt xám của cháu khiến ta nghi ngờ nhưng cộng với tính cách rất giống William thì ta đã chắc chắn.

Minh vẫn yên lặng và hai mắt thì nhìn xuống dưới bãi cỏ, ông Sơn đã cố gắng thuật lại câu chuyện một cách thuyết phục nhất. Rồi một hồi sau Minh đã chuyển động và nói.

- Chú nghĩ cháu sẽ tin về câu chuyện này sao?

- Ta đang cố thuyết phục cháu... Ta cũng không mong cháu tin khi nghe chuyện này... Ta chỉ muốn cháu biết, có lẽ trước khi ông Thiên ra đi, ông đã nói cho cháu đôi chút... Nên ta nghĩ ta phải làm điều đúng.

- Cháu vẫn còn nhớ... Ông vẫn thường hay bảo bố cháu đã đi làm việc xa với mẹ và không may qua đời khi cháu được sinh ra... Cháu đã cố tin, vì cháu lớn hơn cái tuổi 18 hiện tại, ông đã nói dối về tuổi của cháu và nghĩ bản thân cháu sẽ chưa đủ lớn để tìm hiểu những chuyện thế này...

Minh vừa nói vừa chợp mắt liên tục, cứ thế cậu chuyển động cơ thể rồi hít một hơi thật mạnh, song nở nụ cười trên môi.

- Dù sao cũng cảm ơn chú! Chú nên lo cho cô Thanh, không phải cô ấy đang bệnh sao?!

- Được rồi, ta mong cháu sẽ cảm thấy tốt hơn.

Họ chia tay nhau, ông Sơn lên xe và ra về. Minh thì vẫn ở đó, một hồi thả người xuống chiếc ghế đá đó một lần nữa, nhưng lần này trông rất nặng nhọc, mệt mõi. Ưởn người ra sau, ngước đầu nhìn bầu trời. Minh đang phân vân bây giờ bản thân mình nên làm gì. Rồi cậu lục lại số giấy tờ của ông mình, thấy được một vài tờ giấy củ kỉ, một cuốn sổ nhỏ và một vài lặt vặt linh tinh mà ông thường hay dùng, trong đó ở dưới cùng là sổ về bản thân Minh. Rồi bác sĩ Minh quyết định đi làm giấy chứng minh nhân dân để có thể thuận tiện cho nhiều việc sau này, dù bố là người Mĩ nhưng Minh sinh ra ở đất Sài Gòn này, nên Minh có thể làm giấy tờ ở đây.

Một số ý định về tương lai của bác sĩ Minh đột ngột biến mất bởi cái chết của ông mình và một câu chuyện về quá khứ. Nhưng tất cả là do những thứ như súng đạn, chiến tranh, lòng tham của con người, sự đố kị,... Nên bây giờ Minh phải sống nhờ vào ông, không được biết cảm giác gia đình của bố và mẹ.

Trong một buổi sáng, Thanh được sự chấp thuận của bố rằng sẽ mở một cửa hiệu bánh, với công sức của bố mình là tiếp thêm một ít tiền và một địa điểm thuận lợi thế là cô đã lên kế hoạch về hiệu bánh tương lai của mình. Cô đang ở trong vườn với những tấm tạp chí về nhà hàng ở nước ngoài, nào là nhà hàng kiểu Pháp, hiệu bánh nổi tiếng ở Luân Đôn, những cái tên danh giá về bánh ở New York,... Trông cô rất háo hức.

Dành tất thời gian cho những việc này, nhưng đôi lúc cô cũng uống thuốc do bệnh tình của bản thân. Những ngày trước cô cũng vẫn đi kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu nhưng hầu như chỉ nhận được một vài tờ giấy và cứ thế mà kêu nhà cô dùng thuốc để xem bệnh tình thế nào. Một cái bông đang tỏa hương, xa xa đâu đó có một bóng dáng rất quen thuộc đang đến.

- Chào, cô đang xem tạp chí à?!- Minh nói và chỉ tay vào cái ghế. Tôi ngồi được chứ?

- Cứ tự nhiên. Về hiệu bánh tương lai.

- Vậy cô đã có ý tưởng gì để xây nó chưa?

- Nói thì dễ nhưng... Tôi đang phân vân giữa nhà hàng kiểu Nhật và phong cách của Mĩ. Anh có ý gì không?

- Tôi còn chẳng có chút kinh nghiệm gì về làm bánh nói chi là ý tưởng xây nhà hàng này nọ...- Minh phân vân lúc lâu. Nếu được thì tôi xin góp ý, nhà hàng kiểu Nhật.

- Anh có hứng thú sao?

- À... Chỉ vì nó đơn sơ, trong tờ tạp chí của cô tất cả các cửa hiệu bánh đều đơn sơ, kiểu hai tầng, vài cái bàn ngoài trời và chẳng phân biệt gì về người có địa vị hay người dân để vào một hiệu bánh thế này, tôi rất thích một nơi như thế.

Cô gật đầu vài cái rồi đứng dậy, kêu anh hầu kia lại.

- Hãy đi bảo với đốc công rằng tôi muốn nhà hàng của mình phải thế này nhớ phải hẹn gặp tôi vào trưa nay.

Anh ta gập người, vâng lời rồi bỏ đi. Bỏ lại bác sĩ Minh với cô Thanh trên cái ghế ghổ được chạm khắc khá công phu, quang cảnh thì không phải là ồn, có tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá xào xạc,... Họ chẳng nói gì đến khi cô Thanh hỏi ý Minh có thể xem bệnh của mình không, vì cô rất muốn được xem danh y bác sĩ Minh xem bệnh như thế nào.

Rồi Minh liền giật nảy mình, nhớ lại lời hứa của chính mình, nghĩ rằng đây là cơ hội tốt nhất để có thể thực hiện. Minh tỏ vẻ đồng ý, gật đầu chấp nhận và hỏi những triệu chứng về cơ thể của cô. Tả về những biểu hiện ấy một cách hết sức rõ rệt, cô vừa kể vừa ho, càng lúc càng dữ dội. Trông cô hơi xanh xao. Mặt cô chẳng còn đỏ hồng như trước.

Ban đầu Minh vẫn đang cân nhắc kỉ về việc đưa ra quyết định vì cậu không nghĩ rằng cô sẽ không bao giờ mắc chứng bệnh ho ra máu đâu. Vì nó có thể ăn mòn sức khỏe lẫn cơ thể người bệnh. Bác sĩ Minh đã nói ra nhưng đã giải thích về việc không chắc chắn này, có thể do vẫn còn là kẻ nghiệp dư.

Cô chỉ cười rồi cảm ơn vì Minh đã quan tâm, rồi cô đứng dậy chào tạm biệt Minh, song đi vào nhà. Minh đứng đó một hồi lâu rồi mới bỏ đi.

Vài ngày sau khi chưa được biết sức khỏe của cô Thanh thế nào Minh cũng cảm thấy rất lo lắng, cậu đi lòng vòng một khu phố rồi đến khu phố khác từng con đường, đến nổi cậu đã nằm lòng gần như các khu phố quanh đây. Những tòa nhà cứ như thế sáng thì lại uy ngang, tối thì rất hùng vĩ và đẹp đẽ, những chú chim bay đi bay lại gần cái cây chỗ công viên và ở những nóc của một vài căn nhà.

Quang cảnh hoán đảo, những tán cây trên các con phố cũng đang dần đổi màu, bầu trời cũng đã thấm đậm hơn, đám mây như những con cừu to, nhỏ chạy theo gió như đang bị đuổi. Một buổi sáng đã đỉnh điểm, Minh lang thang đâu đó để tản bộ, tình cờ thấy anh Đông trong một quán cafe đang dán mắt vào một sấp giấy tờ. Cũng lúc đó, Đông vươn vai và cũng thoáng thấy Minh, vẫy tay chào và mời Minh vào.

Đó là một quán sang trọng, tên là Café 18, có bàn ở ngoài trời có mái và vùi phun sương, trang trí kết cấu có hai tầng, cửa sổ làm bằng kính trong suốt, trước đó có một khoảng trống cho những loại cây kiểng, cập kế bên là một hiệu quần áo.

Trong quán là một gian phòng rộng lớn trang trí rất đẹp đẽ và công phu. Có hết thẩy hơn chục bộ bàn ghế, cửa kính trong suốt, máy điều hòa làm cho nơi đây có cảm giác như đang ở một nơi tách biệt với thế giới bên ngoài. Những phục vụ chạy bàn qua lại liên tục, nhiều người đến rồi đi cứ thế mà luân phiên nhau, một tí là có người đến rồi tầm vài phút sau những người củ bỏ đi, song nơi đây chẳng bao giờ có tiếng động nào quá lớn dù đây là chỗ đông đúc. Trên trần rất sạch sẽ, sàn nhà cũng thế, tỉ mỉ thật.

- Giữa trưa rồi, làm gì ngoài đây thế?- Đông hỏi và ra hiệu mời Minh ngồi.

- Chỉ là... Em đang định hình lại một số chuyện. Có quá nhiều chuyện xảy ra. Sao mấy ngày qua không thấy anh đến thăm thầy Chên.

- À... Đúng là không thật. Anh đang bị một sấp giấy tờ quấy rối suốt những ngày qua đây, thời gian đâu mà nghỉ ngơi. Uống gì không? Một ly trà đường nhé?!

- Dạ khỏi, em uống nước bình thường này được rồi! À mà bác Tài làm việc ở chỗ anh thế nào rồi?!- Minh hớn hở hỏi.

- Khó nói lắm... Bác ấy đã có tuổi nhưng tay nghề rất xác xảo, có lẽ sẽ giữ bác ấy lâu dài, đừng lo.

- Cảm ơn anh đã giúp!- Minh nói song hai mắt dồn tất cả sự chú ý vào đống giấy trước mặt. Gì vậy ạ?

- Một trường đại học y khoa và trường cao đẳng y tế mời anh về thuyết giảng một số thứ về y học.

- Chà, chắc hẳn anh cũng giỏi dữ lắm.

- Có lẽ... Vẫn đang phân vân là có nên chấp nhận không? Em biết đấy, bác sĩ bây giờ hành nghề... Họ không làm việc đúng bổn phận, một số thì rất có trách nhiệm, tinh thần cao nhưng một số khác thì ngược lại hoàn toàn.

- Ngược lại? Ý anh là... Chữa bệnh không triệt để?!- Minh suy nghĩ và nói.

- Đúng. Bây giờ xã hội cái gì cũng hở một cái là tiền, ai cũng vậy luôn đặt chữ tiền lên trên, trong tất cả những việc chính trị bản thân anh mày cũng chả muốn đá động gì đến nhưng khi là một bác sĩ thì đã là động đến mạng sống của người khác mà lại không hiểu nổi vì sao họ lại không nghiêm túc vì việc đó. Cu cậu có đang nghe không?

- Dạ, vẫn đang! Vậy anh muốn từ chối?

- Không hẳn... Anh cũng muốn cho thế hệ trẻ sau này hiểu được bác sĩ quan trọng thế nào và cần phải nghiêm túc khi đảm nhiệm nó.

- Vậy anh muốn chấp nhận?

- Có lẽ... Nếu nói thế chẳng khác gì ta nói đụng chạm đến các giáo viên và các bác sĩ đang hành nghề hiện nay!- Đông cười nói, song lấy bình nước rót vào ly cafe sắp hết.

- Có từ nào miêu tả nổi sợ hãi với tức giận cùng lúc không anh?

- Sận! Anh nghĩ vậy... Có lẽ anh nên chấp nhận, có lẽ nên chọn trường cao đẳng y thôi! Sẽ bị chỉ trích đây.

- Nhưng một cách đúng đắn, anh có thể tự hào về bản thân.

- Em muốn đi cùng không?! Dù sao cũng đã hành nghề rồi, tức là người trong ngành... Nên anh có thể đi xem.

- Dạ cho em khiếu ạ! Ở đó họ toàn là những thực tập sinh của Tây dược, em thì...

- Có sao, dù sao đi nữa em cũng cần phải học thuốc Tây thôi, đây sẽ là trải nghiệm thú vị.

Miễn cưỡng lời từ chối, Đông quyết kéo Minh theo và vào thế bí bác sĩ Minh đành phải chấp nhận lời đề nghị này. Quán đang rất huyên náo, thêm nữa những tiếng động cơ bên ngoài, tiếng nhạc và tiếng đài phát thanh của quán càng làm cho nó nhộn nhịp hơn.

Về đến nơi, bà Gấm đang tưới nước cho những cái cây non trong vườn, trông chúng như đang vươn tay đón lấy những giọt nước quí hiếm. Gió lại đem mùi hương của đất và mùi hương của thuốc Nam trong vườn hòa huyện với khí trời làm dễ chịu lòng người, buổi chiều đó, bình minh đang dần hạ mình xuống một nơi khác nhưng đứng một chỗ để quan sát thì cứ như nó đang níu kéo chẳng muốn để màn đêm tối tăm buông xuống.

Minh đi lại, hỏi thăm, mong có thể giúp bà nhưng bà bảo rằng chồng bà đang tiếp khách, một vị nào đó bảo có quan hệ với Minh và nói là rất muốn được nói chuyện với Minh. Rồi Minh suy nghĩ ngay người đó là ai, nhưng làm vậy chỉ tổ tốn thời gian, chỉ cần đi vào là biết ngay đó là ai, tội gì lại đi đoán mò.

Vào nhà và đi thẳng lên lầu, Minh có thể nghe thấy cuộc nói chuyện giữa thầy với vị khách kia từ dãy cầu thang. Giọng nói này cũng rất quen thuộc với bác sĩ nhưng suy nghĩ mãi Minh vẫn không thể nhớ ra, quyết định đi vào vấn đề chính là sẽ gặp mặt trực tiếp, gõ cửa và thuật lại những gì bà Gấm dưới nhà đã nói. Song thầy Chên mời Minh vào.

- Con có người nhà đến thăm này.- Thầy Chên nói và tay cầm ly trà lên uống.

Đó là bác Tài đang ngồi đối diện với thầy Chên.

- Dạo này cháu khỏe không?

- Bác Tài? Bác làm gì ở đây?

- Ta được làm xong ca rồi, nên qua đây thăm cháu, ngoài dự kiến là không gặp khi cháu đi vắng nên đành đợi ở đây.

- Thật là... Mà công việc ở đó thế nào, phù hợp với bác chứ?

Minh hỏi song lấy ghế ngồi vào bàn.

- Rất tốt rồi, ta rất cảm ơn cậu trai trẻ kia.

- Cháu vừa mới gặp anh ta về, mà dù sao thì, chú đến đây tìm cháu ạ?

- À ta chỉ muốn tâm sự đôi chút thôi. Chỉ là... Cháu biết đó, ông Thiên là bạn trí cốt của ta trong những năm trước, giờ ổng đã đi trước ta, ta biết hiện tại giờ cũng đã được một thời gian rồi những thật khó để mà quên một con người cao cả như thế.

- Cháu hiểu, mà thầy à, con sẽ làm việc lại vào ngày mốt nhé! Con đã khá hơn nhiều rồi.

- Không sao, nếu đó là điều con muốn.

- Minh à, có lẽ cháu đã đủ lớn để hiểu chuyện.

- Vâng ạ.

Minh giờ mới để ý đến cuốn sách củ, rách nát nhưng vẫn còn đọc được đang được đặt trên bàn, bác Tài lấy tay chỉ vào nó và nói.

- Đây là những cảm nghĩ của ông Thiên, khi ông còn sống, từ thời chiến đến thời bình. Cháu biết đó, ông ấy dặn ta rằng chỉ để cho mỗi cháu đọc nhưng ta xin lỗi tính hiếu kì của ta đã làm ta xem một trang đầu. Nhưng đừng lo, ta hứa việc này sẽ không xuất hiện nữa.

Minh nhìn và cầm nó lên, trên trang bìa chẳng có chữ gì chỉ có một dòng kẻ hình vuông quanh bìa, cậu vẫn chưa dám lật trang đầu ra để đọc nó.

- Cháu nghĩ sẽ đọc nó sau và cũng cảm ơn bác đã thành thật.

- Hồi còn sống, ông ấy rất lo cho cháu, phải che đậy câu chuyện về bố mẹ cháu là một cực hình với cháu, cho cháu một cuộc sống không cha, không mẹ là lỗi lầm lớn nhất mà ông Thiên làm. Ông ấy rất hối hận. Cháu thật ra đã 23 tuổi rồi. Ta mong cháu sẽ tha thứ cho ông ấy vì việc làm này, bắt cháu sống xa quê, không cho cháu cuộc sống mà cháu đáng có. Ta ở đây là giải thích với cháu và van xin hộ ông Thiên, vì những việc này.

Minh lại bàng hoàng, thêm một câu chuyện nặng nhọc nữa đè lên vai mình. Giang phòng bị bao phủ bởi sự tĩnh lặng như đang ở dưới đáy biển sâu màu đen xa thẳm. Minh vẫn đang bối rồi và phân chẳng biết nói năng thế nào cho đúng.

- Cháu chẳng biết làm gì, nhưng ông đã làm điều không cần thiết, cháu luôn tin tưởng ông, dù ông không phải là người bố, người ông tốt nhất nhưng những tình cảm, những ngày tháng mà ông dành cho con, có vậy thôi là quá đủ rồi. Cháu còn đòi hỏi gì nữa.

- Minh à, cháu có chắc là mốt sẽ bắt đầu cho phòng bệnh hoạt động lại không?!

- Vâng... À mà cháu nghĩ cháu cần đi nghỉ sớm, ngày mai cháu còn phải đi một nơi với anh Đông nên... Hai người cứ tiếp tục, cháu xin lỗi.

Minh bỏ đi, rồi biến mất khỏi tầm mắt họ. Hai người họ một lần nữa bàn về những chuyện này nhưng là với tư cách những người đi trước, như người cha, người thầy, họ sẽ cố giúp cho Minh có được một con đường đúng đắn. Dù xã hội đang trong thời bình, đã không còn chiến tranh, không còn việc gì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ở đây nhưng đường đời rất trắc trở. Và họ lại bế tắc, quyết định, gác chuyện đó qua một bên, song họ bàn về chính trị hiện nay.

Chưa mấy gì là muộn nhưng Minh đã chuẩn bị lại phòng, chuẩn bị cho giấc ngủ đêm, và ngày mai sẽ nghe Đông một y khoa chữa bệnh thuốc Tây phát biểu. Nói là thế, nhưng cả đêm Minh nằm đó lăn qua lăn lại quằn quại rồi lại quằn quại với cái tỉnh táo hiện giờ, chẳng sao có thể chìm vào giấc mộng với bao nhiêu là điều hay.

Màn đêm sâu thẳm được hòa huyện với ánh sáng huyền ảo của trăng đêm làm cho nó có cái gì đó thật là hùng vĩ. Ánh đèn đô thị vẫn soi sáng các mặt đường, con người vẫn đi đi lại lại, thoáng lại nghe thấy tiếng gió vi vu, hơi sương dần có thể cảm nhận được, song Minh lại cảm thấy lạnh lẽo và lạt lõng, thêm nữa là những ý nghĩ trong đầu nên mãi không thể nào ngủ được.

Minh bắt đầu lục lại một số bài thơ nổi tiếng của những thi giả như Puskin, Boris Pasternak, Anna Akhmatova để giúp cho bản thân quên đi cái tỉnh táo này. Từng câu thơ đưa vào Minh một sức sống, một cảm giác mới, lại càng cảm thấy tỉnh táo hơn và suy nghĩ nhiều hơn để phân tích từng câu, từng chữ.

Cậu bắt đầu lấy lại tư tưởng làm thơ, bài thơ lần đầu cậu làm đã bị thời gian làm cho phai mờ, biến mất ở biên kia biên giới, bắt đầu lại bằng những bài thơ tình, lấy những ý tưởng thực tế về tình cảm của bản thân để có thể viết ra những dòng thơ ngân nga, trầm cảm, giàu sức xúc động, sự yêu thương.

Minh lần đầu suy nghĩ đến tình cảm, bản thân đã đứng tuổi, có công ăn việc làm, chưa có nhà, có thể tìm được nhưng lại thiếu về tình cảm. Ông Thiên cũng từng nói với cậu, bản thân mỗi người cần nhất là gia đình, nếu ta đã mất nó thì hãy tạo dựng nó một lần nữa, bởi món quà quí giá nhất mà cuộc sống ban tặng chính là gia đình. Minh đưa suy nghĩ từ bản thân qua cô Thanh. Rồi tự hỏi tại sao lại là cô Thanh.

Có lẽ những gì mà Thanh đã làm cho cậu phải xao lòng, như một định mệnh, rồi cậu lại nghĩ nếu làm vậy thì có lỗi với ông Sơn không. Dù biết rằng tình cảm mà Minh dành cho cô là trong sáng, liệu cô ấy có nhận ra rằng bản thân Minh đã đổ trước một người con gái như thế, hiền hậu, hòa nhã đó là những gì Minh nghĩ về cô Thanh, nhưng liệu cô có đáp lại tình cảm ấy không?!

Nhưng lại nhờ những suy nghĩ ấy mà Minh đã mệt mõi, bản thân thiếp đi, cơ thể ngã xuống chiếc niệm mềm mại và ấm ấp.

Trong một chuyến xe, Đông đang đến chỗ nhà ông Chên để chở thêm bác sĩ Minh đi đến trường mà bản thân cậu sẽ thuyết trình. Lúc đó tầm 6 giờ sáng, khá sớm do các trường đại học ở đây phải bắt đầu tiết chào cờ rất sớm vào mỗi thứ hai. Đông diện bộ vest đen, áo sơ mi trắng, Minh thì vẫn như mọi ngày.

Họ phóng nhanh đến trường vì không muốn đến muộn. Băng qua một vài con hẻm, rất nhiều dãy nhà nối tiếp nhau, Minh đang đến một thành phố mới, một nơi mà bản thân cậu chưa từng đến bao giờ. Cậu bắt đầu nghĩ đây cũng có thể là một dịp tốt để đi nghỉ mát một ngày trước khi làm việc lại chỗ của thầy. Song cậu và Đông trên chiếc xe máy thảo luận với nhau về ngôi trường và một số chuyện khác.

Đến nơi là đâu đó ở một chỗ rất tấp nập, đây là một ngôi trường khá to lớn, được xây theo hình chữ "U" cổ điển, chính giữa là sân trường cho những buổi lễ,... Có cả sân trống ở mạn trái của ngôi trường.

Họ đi vào và được chào đón khá nồng nhiệt nhưng lúc này có rất ít sinh viên đến sớm, khi đi vào một số sinh viên chú ý đến họ và trao đổi với nhau về việc họ là ai.

Chuẩn bị rất kỹ lưỡng, họ dàn xếp ghế, bục giảng rồi thêm nữa là dàn loa rất hoành tráng trong cái thời này. Sau cùng, họ cũng đã bắt đầu. Người phát biểu đầu tiên có lẽ là thầy phụ trách, ông ta giới thiệu, về buổi lẽ rồi đến anh Đông. Minh không trực tiếp ngồi giống như những người đó, chỉ đứng sau cánh gà để nghe lỏm buổi lễ này. Song, ông ta nói đến vấn đề trường lớp mà giáo viên hay nói.

Cảm thấy nhàm chán, rồi Minh nhìn qua từng học sinh trong trường, hầu như những người ở dãy ghế đầu thì có vẽ rất chú ý, đôi lúc thì họ xoay quanh trao đổi với người kế bên vài câu thoại. Nhưng từ dãy hàng ghế giữa trải dài xuống là khác biệt hoàn toàn, chẳng ai quan tâm những người ở trên bục làm gì hay thầy của họ đang nói đến vấn đề gì. Người thì cầm sách cắm mắt vào đó, người thì đọc truyền, người thì trao đổi với nhau về một số thứ, nói chuyện,... Minh đã có một cái nhìn nhận rất khác về trường học khi thấy cảnh tượng này, chẳng có ai là nghiêm túc.

Vậy mà giáo viên chẳng thèm nhắc nhở, còn tuyên dương những thành tích cũ, một số người thì cười đùa với nhau. Nếu thế thì, liệu Đông có lên phát biểu, sẽ có người chịu nghe anh ta nói?!

Rồi giây phút Đông đứng trên bục giảng, lúc đó anh được giới thiệu, nhận được tràng vỗ tay rồi mọi người bắt đầu chú ý đến anh, nghe anh nói.

Anh xin chào mọi người, rồi giới thiệu bản thân và nói ra lý do anh đến đây.

- Có thể tôi sẽ đụng chạm với ý kiến hay một số thành phần của xã hội khi thuyết trình về những chuyện tôi sắp nói... Nhưng vì một thế hệ trẻ như các bạn và để cho xã hội đẹp hơn thế này, tôi xin được nói và bắt đầu ngay.

Hôm nay, tôi sẽ không nói gì đến thành tích hay khả năng tiếp thu hay là những kiến thức mà cô cậu đang có... Hôm nay, ta sẽ nói về mục đích. Hẳn là các cô cậu đã chọn cho mình một tương lai và một ngành định kiến khi quyết định đến ngôi trường này. Nhưng liệu trong số tất cả những người ngồi ở đây có ai là theo đuổi đúng ước mơ của mình?! Hầu hết là do những thứ như xã hội đã gây áp lực cho chúng ta, khiến chúng ta phải kìm chân và theo con đường mà họ bắt chúng ta đi đúng con đường mà họ nói. Và một số thì dù rất muốn nhưng không thể thay đổi ý định đó là đi theo con đường mà các bậc cha, mẹ đưa ra lời đề nghị này.

Và còn nhiều vấn đề phát sinh khác nữa, liệu như thế có thể gọi là hạnh phúc, có thể gọi là cuộc sống không?! Có thể bây giờ những thứ công nghệ chưa được cải tiến và phát triển nhưng các bạn thử tưởng tượng nhưng tầm 5 năm hoặc 10 năm nữa thì sao? Tôi dám chắc chắn những thứ tiên tiến đó sẽ thay thế được rất nhiều việc làm và không nói riêng gì đến ngành mà các bạn đang theo ngành y học này và việc tuyển chọn người hành nghề sẽ càng khắt khe hơn.

Rồi như thế các cô cậu nghĩ sao? Chắc các cô cậu đang nghĩ một trong số những người ở đây sẽ không được hành nghề, thất nghiệp hay chẳng thể tốt nghiệp nổi. Và đúng! Đó sẽ là sự thật khi các cô cậu đi theo con đường của người khác đặt ra. Tôi sẽ nói đến những người đi theo ước mơ này, trở thành bác sĩ hay một người có thể chữa trị tâm hồn của người khác.

Tôi dám chắc rằng các cô cậu ở đây đều nghĩ, hẳn là bác sĩ nào cũng tốt, cũng giỏi, trung thực và hành nghề đầy nhiệt huyết. Vậy thì hãy thay đổi những suy nghĩ đó từ bây giờ được rồi, có thể các cô cậu chỉ đang nghĩ tôi chỉ là một trong số những bác sĩ khác hay cũng là một người hành nghề giống như họ, làm gì đủ tư cách để phán xét hay khẳng định được con người họ! Đúng là thế, tôi không thể. Nhưng nhìn nhận sự thật như vậy thì lại khác, có thể tôi cũng chưa tốt nên cũng chưa đủ tư cách để nói về những vấn đề này. Nhưng cái tôi muốn nói ở đây là... Muốn các cô các cậu đừng trở thành những thứ mà tôi vừa nói, nếu không có những con người như thế thì cũng sẽ không có người như tôi ở đây nói về họ để thuyết trình chuyện này với các cô cậu.

Bằng cấp và kiến thức các cô cậu có được chẳng thể định nghĩa được con người cô cậu trong xã hội đâu, cái định nghĩa được bản thân mỗi người chúng ta đó là thái độ sống. Một người đang đứng sau cánh gà này, một đàn em cũng theo ngành y như tôi nhưng lại chữa bệnh bằng những phương pháp khác những gì các cô câu đang theo học. Đó là dùng cây cỏ thuốc Nam và thuốc Bắc để chữa cho bệnh nhân. Hầu hết ai cũng nghĩ cậu ta chẳng có gì để chứng minh bản thân cậu ta có thể làm tốt việc này hay không, vì cậu ta chẳng có bằng cấp hay được đi học về cách chữa bệnh. Thế nhưng cậu ta lại được một vài người tin tưởng. Tin vào cách mà cậu ấy làm. Và dần dần như thế, rất nhiều người đã tin khả năng cậu ta, dù hãy còn trẻ và tay nghề con non nớt.

Không phải cậu ta bắt đầu một mình, cũng như các cô cậu, cậu ta có được một người thầy tốt. Cậu ấy nói rằng thầy giáo, giáo viên cũng như một ngọn nến, sẽ phải luôn cháy hết mình để soi sáng con đường phía trước cho học sinh của mình đi theo. Các cô cậu đang bị căn bệnh thành tính chiếm giữ, tôi chẳng thể nào nghĩ ra được phương pháp để chữa cái căn bệnh đó. Tôi ở đây để xoa dịu nó, làm cho nó xao xuyến và để nói với cô cậu rằng hãy sống thật với bản thân mình, đừng bị thành tích làm thay đổi bản thân ta.

Không phải ai cũng đã xác định được mục đích khi chọn đi theo con đường y học, một số có lẽ vẫn còn rất lu mờ, và có rất nhiều người muốn kìm hãm cái tài năng của mỗi người trong các bạn lại mỗi khi bạn muốn thực hiện hay nói ra nó. Đừng quan tâm đến nó, ta sống là cho chính bản thân ta, cũng như những người đang đi đúng ước mơ của mình là chọn ngành y hoặc là những người vào được đây là do ép buộc. Nếu các cô cậu muốn thay đổi định kiến của những người đó, thay đổi suy nghĩ của các bậc cha, mẹ về mình thì các cô cậu nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Những ý tưởng không bao giờ xuất hiện toàn diện... Chúng chỉ hoàn chỉnh khi ta bắt tay vào việc thực hiện nó. Tôi xin kết thúc, cảm ơn đã lắng nghe.

Và Đông đã kết thúc phần nói chuyện của mình, mọi người vỗ tay hoan hô, một số sinh viên đứng lên vẫy tay chào nhiệt tình, cả giáo viên cũng thế. Như thế Đông đã được mọi người chú ý và để lại một dấu ấn sâu đậm khó quên trên đường đời, có thể một số sẽ không quan tâm mấy nhưng mà những việc vừa nhắc đến trên sẽ làm cho họ suy nghĩ và lựa chọn những con đường mà họ muốn đi thật đúng đắn.

Rồi họ bắt tay với nhau, sau vài phút tôi được dẫn ra về. Ở chỗ bải đậu xe, mọi người vẫn còn bàn tán về câu chuyện này. Đông đi ra và lấy xe, chiếc xe được đậu dưới cây bàn to, lá đang rụng dần, một vài cái lá đã bắt đầu ngã màu dần. Khi ra về, Minh cảm ơn vì đã nhắc đến cậu trong buổi thuyết trình đó.

Chuyến xe đi hơi chậm trễ do bị tắc đường nhưng Đông vẫn lạn lách và có thể chạy về đúng giờ như đã dự tính. Lần này là họ đi qua những dãy phố khác, những con lộ với nhiều người đi đứng hơn, chỗ vui nhất là những hội chợ với rất nhiều tòa nhà cao sáng đèn dù đang là ban ngày.

- Thôi được rồi, anh sẽ đưa chú mày về lại chỗ nhà cô gái kia, bạn của Thùy ấy.

- Vậy còn gì hơn, em cảm ơn.

Khoảng chừng nửa tiếng sau, Minh đã được đưa đến trước cửa, họ chào tạm biệt nhau. Minh được anh làm vườn chào hỏi và đưa vào nhà, song họ ngồi trên chiếc ghế ở trong vườn để tán gẫu vì cả cô Thanh và ông Sơn đều không có ở nhà vào lúc này. Mảnh vườn và những hàng cỏ đã đặt cắt tỉa trông rất giống một khu rừng thu nhỏ, còn những cái cây xung quanh thì được tạo hình rất đẹp mắt, Minh nghĩ hẳn anh này từng làm nghề này khá lâu và rất có tay nghề, Minh hỏi và họ trao đổi với nhau về những chuyện ngành nghề và những thứ xung quanh họ.

- Thế còn những người khác thì sao? Họ bận hết rồi à?!

- Họ đang ở trong nhà đó thôi, cửa không khóa. Nhưng chỉ có mỗi quản lí là được ra ngoài khi được nhận lệnh trực tiếp từ cô chủ hoặc ông chủ khi họ đi vắng.

- Nghe có vẻ nghiêm trọng, nếu anh làm xong hết thì sao? Có được nghỉ hay gì không?

- Có chứ! Ông chủ rất tôn trọng những người làm như chúng tôi, chúng tôi đều được ông Sơn nhận vào làm khi bản thân đã không còn thứ gì để đánh mất, rồi cho đến một ngày ông đòi hỏi sự trung thành và lòng tin của chúng tôi dể cho chúng tôi công việc, mái ấm. Nghe có vẻ hơi giống trong phim...

- Không em còn nghe được nhiều chuyện còn khó tin hơn nữa, không sao. Nếu không thì làm sao anh ở đây, các anh chị ở đây mà ông Sơn lại tin tưởng anh chỉ như thế.

- À cô chủ!

Một chiếc xe chạy lại, anh ta đứng dậy và đi lại đó chào và hỏi. Đó là cô Thanh, cô diện bộ váy rất đẹp màu lam, tóc cô cài bông, đi guốc và trông cô vẫn xinh đẹp như ngày nào. Có lẽ cô vừa từ đi đâu đó về, song cô cũng hớn hở vui mừng khi gặp bác sĩ Minh.

- Minh! Anh đến rất đúng lúc, tôi muốn cho anh xem cái này.

Chưa kịp trả lời hay nói gì. Cô Thanh cầm tay và lôi Minh vào xe, bảo bác tài chạy đến một địa điểm nào đó. Trong lúc ở trên xe, Minh cứ cố gắng hỏi mình đang được đưa đi đâu mà cô Thanh chả có trả lời lấy câu nào, chỉ bảo rằng đến nơi sẽ rõ.

Khoảng chừng 10 phút sau khi họ lên xe, đến một góc phố cuối đường. Ở đây có một cái gì đó thu hút rất nhiều người đi lại, khi đi lại gần Minh mới biết đó là một hiệu bánh mới mở vào vài ngày trước, do không có dịp đi xem nên Minh cũng chẳng để ý cho lắm. Khi đã đổ xe xong, cô Thanh dẫn bác sĩ Minh đến trước cửa hiệu và trên bảng có để tên quán.

- Bánh Ngọt Hiroto?!- Minh nhìn và nói. Sao tên gì nghe lạ thế, họ không còn vốn từ nào sao?

- Nhiều hơn anh. Thật ra, vài ngày trước anh có bảo tôi rằng nếu có xây hiệu bánh thì nên lấy gốc là kiểu của Nhật Bản. Và tôi đã làm thế. Vì sao à, đơn giản, giản dị và rất đẹp mắt. Nhìn hiệu bánh khi mới khai trương kìa, nó rất nhiều vào rồi ra, đến nổi họ xếp hàng luôn này.

- Phải rồi. À mà khoan... Hiệu bánh này là ý tưởng của cô, là cô làm chủ.

- Anh vừa mới được nghe một phút trước đó thôi.- Cô Thanh nói, hai mắt vẫn nhìn vào hiệu bánh.

- Được rồi, tôi hơi ngạc nhiên. Mà khách đông cũng phải, hiệu bánh nào mới mở mà chả vậy.- Minh nói, môi hé nở nụ cười nhỏ.

- Ý anh là sao?

- Mà quên đi, cô dẫn tôi tới đây không phải chỉ để xem hiệu bánh thôi nhỉ?

- Nếu anh hiểu ý thì tốt, cũng nhờ một phần ý tưởng của anh mà hiệu bánh này mới ra đời, tôi cũng chả thích mắc nợ ai. Ta vào trong thôi.

Họ không thể đi vào cửa chính vì khách xếp hàng khá đông và như cách làm việc của gia thế nhà cô Thanh, mỗi người khi vào hiệu bánh của cô ai nấy đều phải tuân thủ quy tắc và phải xếp hàng mới được vào. Đa số mọi người đều tuân thủ, nếu họ mà bỏ qua quy tắc này và đi ngang qua dòng người đông đúc kia thì chẳng khác gì chẳng tôn trọng họ hay là những quy tắc mà cô Thanh đã đề ra.

Có một lối đi ở cửa sau dành cho những người làm ở đây. Đi vào, đầu tiên là khoan nhà bếp, nó cũng không hẳn là nhà bếp, ở đây những người này luân phiên nhau mang thức ăn chưa chế biến rồi đến những đầu bếp thay phiên nhau ra tiếp đãi khách, có một ô cửa vuông để mị người nhìn thấy một đầu bếp đang chế biến thức ăn thành món mà họ gọi, còn khoang kế bên là nơi dành cho những người thư giãn vào uống nước,...

Bác sĩ Minh bỡ ngỡ là hiệu bánh đông nghẹt khách, chẳng còn bàn nào trống. Thế là cô Thanh kéo cậu lên lầu, có một gian phòng riêng trên đó. Khi đi lên đó, tầng này cũng có một cách bố trí khá đẹp mắt nhưng nó giống với giành cho những cặp tình nhân hơn. Nhưng ở trước chẳng có lối đi nào cho tầng này, Minh hỏi thì cô Thanh nói rằng nếu muốn được lên tầng trên thì phải đặt bàn trước và phải đúng cặp một nam một nữ, có lẽ tầng này chỉ giành cho những người thiếu niên.

Gian phòng này khá rộng, có tầm 9 bàn, dọc hai bên sát bên tường là những cái bàn dài, trang trí cũng rất lãng mạn, trên trần có đèn chùm. Mỗi bàn đều có một cây bông hồng, còn nếu ai muốn đổi cách trang trí bàn thì cũng là liên hệ trước với nhà hàng luôn.

- Ở đây ngồi được sao? Tôi với cô có phải là một cặp gì đâu?!

- Ồ! Xem như cái này là một cuộc hẹn nhỏ, xem như lời cảm ơn!

- Đâu cần làm quá lên vậy! Chỉ cần nói thôi là được rồi.

- Đừng lo. Đích thân tôi sẽ nấu để đãi anh.

Minh ở giữa không gian của những tình yêu, cảm giác khó tả này làm cho Minh bối rối. Một người phục vụ đã đến bàn và đưa nước cho Minh uống. Một ly trà thảo mộc được, nguyên liệu cũng là từ Nhật, phải nói rằng Thanh rất uy tín về hiệu bánh này, mọi thứ đều đúng với xuất xứ. Nhưng mà hiệu bánh lại có thêm hai gian phòng riêng quán nước thì có lẽ sẽ ít người hơn vào đây hơn, điều hẳn nhiên. Song cô Thanh đi tầm 18 phút hay gì đó đã quay trở lại.

- Đây! Món này là tay nghề tôi giỏi nhất!

Đó là một cái bánh kem gato, hay đúng hơn là bánh kem kiểu Nhật. Nó có rất nhiều màu, có vẻ không có một vị nhất định. Cái bánh có hình thù tam giác. Hai người họ ngồi đó vừa nói chuyện vừa thưởng thức những món ăn của ngày.

Họ cũng đang nói về chuyện mối quan hệ của nhau. Người khởi đầu không ai khác chính là Minh. Cậu hỏi rằng mối quan hệ này có thể tiến xa hơn nữa hay nó sẽ thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Nhưng chuyện này, với cô Thanh cũng rất quan trọng, cô nghĩ rằng bản thân cũng cần tìm người bạn khác giới để có thể tâm sự, sẻ chia những cảm xúc khó nói.

Khi cô nói vậy, Minh cư xử rất kì lạ, trong thâm tâm cậu cảm thấy khó chịu vô cùng nhưng chẳng hiểu tại sao. Nhưng lại không thể được mối quan hệ mà Thanh đang ám chỉ là như thế nào. Rồi trong tâm trí cậu vẫn rạo rực, muốn thốt lên vài câu để nói thêm những dòng tâm sự của bản thân, muốn hiểu rõ thêm về mối quan hệ này, thoáng qua trong dòng suy nghĩ là ký ức tuổi thân của Minh, không được sống trọn vẹn đời đứa trẻ có ba, mẹ và những chuyện khó nói khác... Thế là Minh quyết định yên lặng.

Tiệc nào lúc bắt đầu thì sẽ có lúc tàn, buổi hẹn của hai người họ đã kết thúc nhưng hiệu bánh vẫn còn rất nhộn nhịp và tấp nập dù đã gần khuya. Ánh nắng bắt đầu ngã màu, bầu trời dần thắm đậm những màu sắc mà mặt trời ở xa rọi xuống. Cô Thanh đưa bác sĩ Minh về lại chỗ ông Chên. Họ tạm biệt nhau và trong lần này cô cũng có dịp gặp được thầy của Minh.

Người bắt chuyện đầu tiên là ông Chên khi hai người trẻ tuổi xuống xe để chào tạm biệt nhau. Ông hỏi về những chuyện mà Minh đã làm phiền cô, rồi cảm ơn cô gái trẻ đã an ủi một thanh niên đang cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

- Chào cháu! Ta đã gặp bố cháu và rất cảm ơn về sự giúp đỡ của ông ấy. Hôm nay, được dịp gặp cháu chỉ muốn nói rằng thằng Minh trò bác có gây khó khăn gì cho cháu không? Nó có đòi hỏi gì quá đáng không? Thật ra ta sợ khi nó nghĩ gia đình cháu mang ơn nó thì nó sẽ đòi hỏi cao xa những thứ xa xỉ và có những ý đồ đen tối,...

- Thưa bác!- Cô Thanh nói, ngắt ngang lời thầy Chên vì thầy đang huyên luyên về những cái suy nghĩ đối nghịch với những gì mà Thanh thấy về Minh. Không như bác nghĩ đâu, anh Minh rất tốt, bố con lại tin tưởng không lẽ bố con sai về anh Minh sao. Con cũng rất mến ảnh. Rất vui được gặp bác, bác vui tính thật.

Nói xong cô lên xe và được đưa đi ngay, có lẽ cô còn phải quay về hiệu bánh kia để làm việc, Minh nghĩ thế. Song thầy Chên nhìn Minh và cười nói.

- Ít ra mày cũng tạo ấn tượng cho người khác.

- Ý thầy là sao? Người ta chỉ đưa con về thôi mà!

- Có thật là trong đầu mày chỉ nghĩ mỗi việc đó không?

- Dạ... Mến là ý gì thầy? Theo nghĩa đen hay nghĩa bóng? Hay là còn hàm ý sâu xa hơn ạ?!

- À! Cuộc đời mặn mà của tao cũng hiểu được ba cái suy nghĩ hiện giờ của mày rồi. Vào trong, uống trà, nghĩ ngơi đi. Mai còn nhiều việc làm lắm.- Thầy Chên nói, nhăn mặt và chỉ vào Minh, song kết thúc cuộc nói chuyện ngoài sân bằng cái vỗ vai Minh.

Ánh chiều tà rọi vào căn phòng nhỏ trên tầng, trong gian phòng đó Minh và thầy Chên đang ngồi đó, chỗ cái bàn gần cửa sổ với bộ tách trà đã được chuẩn bị sẵn.

- Vậy, mày có ý nghĩ như thế nào với người con gái đó?- Nói rồi ông Chên cầm tách trà lên và uống một ngụm.

- À... Ban đầu, con không có cảm giác gì cả nhưng không hiểu sao từ lúc mà con hành nghề thì con lại nghĩ nhiều về cô ấy. Rồi muốn tạo ấn tượng với cô, muốn xem bệnh cho cô, muốn cô ấy luôn khỏe,...

- Dừng lại... Nói thẳng ra, mày đã đổ hay nói đúng hơn là yêu người con gái đó!

Một khoảng yên lặng lần nữa vồ lấy Minh. Cậu cố chấn tĩnh bản thân bằng cách uống ly trà rồi tiếp một ly nữa nhưng chẳng ăn thua, rồi cậu nghĩ có lẽ việc thầy Chên nói là đúng, bản thân cậu luôn nghĩ tốt về người con gái ấy, không thể gạt bỏ hình ảnh của người con gái ấy ra khỏi đầu, ở bên cô ấy luôn làm cho Minh cảm thấy vui vẻ và thế giới này muôn màu hơn. Nhưng cậu cố biện minh.

- Dạ... Cũng không hẳn là yêu đâu ạ... Chắc chỉ là thích, hay cảm giác...

Ông Chên nhìn với con mắt giễu cợt, ngắt ngang lời Minh định nói. Lời biện minh không thành và khó mà có thể tránh khỏi cái hoàn cảnh xấu mặt này.

- Vâng. Có lẽ con yêu thật rồi!

- Vậy mà mày vẫn không thừa nhận, thậm chí là còn che dấu nó với một người từng trãi.

- Con không biết tại sao lại phải giấu, khi con nói ra thì có gì đó khiến con phải nói dối về chuyện này rồi nhiều chuyện khác nữa.

- Rồi từ từ tự bản thân mày sẽ hiểu chuyện và biết sẽ cần làm những gì. Cảm giác đó ai cũng phải trải qua tất, nhưng mà đừng để bị xa lầy vào nó quá, mai mày còn phải làm việc nữa, cái lưng còng của tao đây chẳng thể trụ qua nổi những ngày chờ mày về tiếp tao đâu.

- Nhưng mà ít nhiều trong những ngày nghĩ qua con cũng thu về không ít kinh nghiệm, con nghĩ đó cũng là quản thời gian tốt ạ!

- Sao cũng được, đi nghỉ sớm đi mai còn phải làm nhiều thứ lắm.

Nói xong, ông Chên dẹp những thứ linh tinh đi. Rồi họ kết thúc cuộc trò chuyện, ông Chên trở về phòng, Minh thì sẽ ngủ lại ở phòng khách một đêm có lẽ do cậu đã quá mệt mõi sau một ngày dài với quá nhiều sự kiện.

Hai tuần sau đó, chuỗi ngày làm việc của bác sĩ Minh dài dăng dẳng, một phần là do những kĩ năng và cách chữa bệnh đã làm cho từng bệnh nhân thán phục và lan truyền về nó, mặt khác cũng có thể là do Đông đã nhắc đến Minh trong buổi thuyết trình lần trước nhưng khả năng này rất ít vì Đông không nói tên người được nhắc đến là ai, có thể họ sẽ biết đến Minh nếu hàng xóm của họ từng được Minh xem bệnh.

Bản thân bác sĩ Minh đã bắt đầu tự nhận thức được những chuỗi sự việc giúp cậu được như ngày hôm nay là do cô Thanh, cũng một phần là nhờ ông Chên đã nhận cậu làm trò. Cậu còn chẳng biết vì sao bản thân lại hiểu được rành mạch những loại cây cỏ như thế này, dù cậu còn chưa nhận thức được rằng ông Chên đã bao giờ chỉ dạy câu chưa! Nhưng trong cách làm việc, có lẽ ông Chên đã hoàn tất vai trò của một người thầy rất tốt. Còn việc thể hiện tình cảm nó ra thì có lẽ là quá khó với ông, một người sống đã hơn nửa đời người, nhưng lại ngại biểu lộ cảm xúc như bao người khác dù thế ông vẫn cứ thiên luyên với vợ, bà Gấm, mãi về việc ông chẳng mấy tự hào về bản thân.

Những ngày này ở trường đã qua mùa thi cử, có lẽ gần đến lễ tốt nghiệp gì đó. Nên Đông rất bận rộn cho việc đưa ra ý kiến cho từng sinh viên muốn theo chuyên khoa nào của ngành y. Anh thường hay được một số trường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học mời đến trường để nói về những cái hay của từng khoa. Nhưng không phải ai cũng muốn nghe những ý kiến đó, vì một số giới trẻ vẫn còn quá tự tin vào khả năng của bản thân, rồi bảo Đông dùng quyền chức và tiền để có danh tiếng, hay là lấy tiếng là quân y thời chiến để được như bây giờ.

Do những kinh nghiệm mà Đông đang có đã đến tai những bệnh viện lớn nhỏ trong vùng nên một số nơi đã muốn thuê Đông làm việc với giá hời không tưởng. Do tình hình tài chính hiện tại khiến anh phải chấp nhận làm ở một bệnh viện đa khoa, cũng do vào thời này tìm một bác giỏi cũng khá khó nên anh rất được ưu ái.

Công việc ngập đầu, cái khó này đè lên cái khó kia, quá nhiều thứ để làm sau khi Đông bắt đầu được hơn ba tuần, và công việc đã nhiều đếm không hết và thời giản nghỉ của anh cũng khá ít. Những ngày này mãi mê lo cho công việc chính nên Đông chẳng quan tâm gì đến cuốn sách mà dự định hoàn thành trong tháng tới, thế là ngày nộp bản thảo của anh đã bị dời lại, việc đó làm cho Đông phải đau đầu hơn, vì nó vẫn chưa hoàn thành được một nữa mà lại còn quá nhiều việc ở trước mắt, rồi một ý tưởng điên rồ nảy ra trong đầu anh. Đó là chuyển giao việc viết tác phẩm này lại cho một người khác và anh sẽ tạm thời không chấp bút, đương nhiên tên tác giả sẽ không phải là anh, khó ở đây là tìm ai để có thể làm được việc này.

Để có thể chắc chắn việc này, anh đã hẹn người người bên xuất bản đến để bàn chuyện, nhưng việc này cũng rất là khả thi vì hiện tại ít ai có thể viết một cuốn truyện hay về thời chiến trong những năm 75 ngoài những người từng trải, hoặc là những bài thơ tình về hai người yêu nhau nhưng bị chia lìa bởi thời thế,...

Thế là bên nhà xuất bản sẽ gia hạn cho Đông là bốn tháng, trong bốn tháng đó rằng sẽ tìm được một tác giả trẻ mới có thể hoàn thành một tác phẩm mà họ có thể ưng ý để xuất bản nó cho công chúng. Mọi việc bây giờ với Đông lại còn rối răm hơn, nếu vậy thì phải tìm một nhà văn trẻ chưa có tiếng và ép họ phải viết theo chủ đề bản thân Đông đề ra hay nói đúng hơn là làm dụng sự sáng tạo của họ. Nhưng đó là giao kèo, nên khó đến đâu Đông cũng phải hoàn thành.

Vào một buổi sáng giữa mùa đông, ông Chên vẫn sắc thuốc rồi đem chúng ra nắng để phơi, bà Gấm thì vẫn lo công việc nhà như mọi ngày, đôi khi bà xuống phụ một tay khi công việc không quá nhiều.

Chẳng biết khi nào, nơi đây được tuôn trang lại, có lẽ là khu vườn, trông nó rộng hơn. Chính bản thân ông Chên đã làm thế, nhưng thành quả này đúng thật là quá sức tưởng tượng với ông. Việc này có thể giúp ông xây thêm một cái nhà kho đặt ở ngay sân vườn này cho thuận tiện việc đi lại do đôi vợ chồng đã có tuổi.

- Sao hôm nay nhiều thuốc lạ quá vậy ông?! Nhìn hình dạng với hương thơm là tôi biết cây này vừa mới được trồng trong nhà mình. Kìa nữa này, nếu vậy thì ông làm cũng cực lực lắm đó.

- Bà nó nói nghe kì, tôi làm việc lo cho cái nhà này lúc nào cũng ít hơn bà thì bà lại cằng nhằng giờ tôi làm nhiều hơn thì bà lại nói tôi làm cực lực, dù sao đi nữa, tuổi cao nên để thân thể vận động nhiều một chút không thì tôi với bà có nước ngồi một chỗ. Mà bà thấy đó, trong nhà chỉ có hai vợ chồng già mình, ngồi một chỗ thì ai lo. Bà thiệt là!

- Ông chỉ giỏi cái nhớ hay. Lại là cây thuốc mới, chắc là nhờ thằng Minh nó tìm giúp rồi, ông thì sức yếu, chân tay làm nặng lại không được làm sao đi xa để tìm được những loại cây thuốc này!

- Hình như bà đang nói móc tôi thì phải, ơ hay? Bà lục loại một hồi tôi không biết loại nào theo loại nào bây giờ!

- Cũng nhờ có thằng Minh mà tôi với ông được nghỉ ngơi vài giờ, không là cũng ngồi một chỗ như ông nói rồi. Mà nó làm việc như vậy mong là khi nó ngủ lại nhà mình, nó sẽ không thấy ngại, tôi rất mến thằng nhóc đó. Những lúc ông đi vắng, về khuya toàn là nó canh chừng cái nhà này.

- Thế còn bà làm gì?!

- Hỏi chi bằng thừa, tôi cũng già rồi, với lại hết lần này đến lần khác nó giúp cho nhà mình nhiều lắm nhưng nó chẳng bao giờ nói hay kể công ông à.

- Học trò của tôi, bà lo làm gì! Thôi làm nhanh cho xong. Chắc nó cũng gần hết bệnh nhân đến tìm rồi.

Luây huây một hồi lâu, hai ông bà già đã lo xong những việc lặt vặt, nắng đang lấn át mọi thứ quanh đây, thời điểm thích hợp để phơi thuốc. Một cái mái che, với một vài cái cây lớn tạo ra những bóng râm trông rất hấp dẫn. Phía trên lầu vẫn còn tiếng nói chuyện và có một người đang ngồi ở phòng khách, hầu như họ đang đợi để được lấy thuốc.

- Ông cứ uống theo chỉ dẫn tôi đã ghi sẵn. Nhớ là phải uống đều đặn đừng bỏ cử, nếu không thì bệnh sẽ không hết đâu.

Hai ông bà bắt đầu đi nghỉ, để lại câu Minh một mình canh ngôi nhà nhỏ thế này. Đã gần giữa trưa, bây giờ hầu hết mọi người đều ở nhà ngủ hoặc một số thì vẫn ra ngoài làm việc dang dở. Cái nóng của tháng 8 đúng là chẳng thay đổi gì, đôi lúc đổ mưa thì không khí lạnh giá rét. Vào những ngày này thì rất hiếm có người đi ra ngoài mà không có lý do, bởi gió mùa này có thể làm họ ngã bệnh bất cứ lúc nào.

Vì không muốn làm phiền đến hai người họ, nên bác sĩ Minh đã ghi ra một tờ giấy và dán trước cửa: " Khi vào nhớ giữ yên lặng!". Nhưng có vẻ tờ giấy đó chẳng quan trọng. Sau khi cậu chữa cho bệnh nhân cuối cùng vào tầm 10 phút trước thì chẳng có ai đến hỏi thăm bệnh tình. Minh chỉ ngồi một chỗ đọc cuốn tiểu thuyết Sherlock Holmes mà lần trước cô Thanh đưa. Gió cứ thổi, hết nhẹ rồi đến mạnh làm cho những trang sách bị lật tứa tung mỗi khi Minh không dùng tay chặn một đầu bên kia của quyển sách lại.

Trong một khoảng thời gian dài yên lặng, đột ngột có tiếng bước chân rất nặng nề, từ phía hành lang phát ra, tiếng đi ngày một gần. Cũng chẳng nghe người đó nói gì hay đề nghị gì, lúc vào cũng chẳng gõ cửa nên Minh lo sợ.

Quyết định đi xem là ai, cậu lê thê cái thân đang run lẩy bẩy khỏi ghế và đến cửa. Định sẽ mở cửa khe khẻ để xem ai là người đã gây nên nổi sợ cho cậu thì tự cánh cửa đã bật ra, rất nhẹ nhàng. Một người đàn ông đi vào.

- Sao lại phải yên lặng khi đi vào? Bộ ở đây đang có chuyện gì sao?

Đó là Đông. Anh ta diện áo quần trông rất lịch sự, quần sơ mi, áo thun cổ tròn. Anh đến đây là để thử giãn như mọi ngày.

- Ồ! Minh, ông Chên đâu? Mỗi lần vào là anh nghe thấy tiếng của ông ta rủa mình trước tiên, hiếm khi lại không nghe thấy.

- À, thầy Chên với bà Gấm vừa có một ngày dài mệt mõi, với những ngày trước làm việc mệt rã người nên đã đi nghỉ trưa rồi. Cũng do thường ngày anh có đến giờ này thường đâu.

- Cũng phải... Mà thôi. Chắc phải tự pha trà rồi, ngồi đó đi, 10 phút!- Đông nói song bỏ đi xuống dưới lầu.

Nói thế là nhưng tầm 15 phút sau Đông mới trở lại với một bộ tách trà. Do bưng trà không thể mở cửa, nên anh gõ cửa khi đến và đi vào. Họ người đó chẳng nói gì đợi trà nguôi đi trong 1 phút rồi rót ra tách, cảm nhận hương thơm của nó. Họ đưa tách trà qua lại gần mũi, rồi uống một ngụm.

- Trà Ô Long! Cổ điển nhưng rất ngon.- Minh nói khi uống một ngụm song cả hai đều hớp hết cả tách rồi rót thêm cho mình một tách khác rồi Minh nói tiếp. Thế anh qua đây là có chuyện gì?

- Tôi vừa mới nói với cậu, thư giãn. Mà này, hình như hôm nay mùi thuốc ở ngoài vườn đã luồn lách vào được đây này.

- Không phải là do công việc mới chứ?!- Hai má của Minh hơi ửng lên.

- Nào là giấy tờ, đơn kê toa thuốc, kiểm tra thuốc, xem bệnh,... Bấy nhiêu đó mà làm mệt rã người. Tôi cũng hoàn thành hết đấy chứ, nhưng vừa xong cái này lại tiếp đến cái khác, đã thế lại còn bị công việc củ dồn dập đường cùng nữa.

- Công việc cũ?

- À! Là viết văn. Chắc ông Chên không nói cho cậu biết là tôi là nhà văn nhưng lại kẹt ý tưởng vào mùa này, khổ nổi là bị bên xuất bản đề nghị viết theo yêu cầu do trì hoãn nhiều, cái này tự hại cái thân.

- Theo một cái khía cạnh nào đó... Thì bản thân em nghĩ anh thật may mắn. Có nghề nghiệp ổn định, có gia đình, có mái nhà, có người yêu thương, có bạn bè,... Em cảm thấy ganh tị khi thầy Chên nói về anh.

- Được như anh mày thì làm gì? Cũng mệt mỏi, nhọc nhằn, các thứ thôi. Không ai được hưởng sự vinh quang mãi đâu, chỉ là chưa tới thời điểm cái bất hạnh nó giáng xuống đầu thôi.

Minh hoài nghi về những gì Đông nói, nếu đúng thật sự thời gian hạnh phúc và vinh quang chưa đến với bản thân cậu, vậy thì có lẽ cậu sẽ không bao giờ hiểu được cái cảm giác đó vì cậu chẳng làm được gì ngoài cái việt vặt này. Hai mắt cậu bắt đầu nhỏ lại, đôi môi bắm lại.

- Này... Đừng bi quan thế chứ! Cậu đang nghĩ không tốt về bản thân đúng không? Quá nhiều rồi, nếu không muốn những cái bất hạnh ấy bám lấy nữa thì hãy bắt đầu đi, đi theo con đường của riêng mình. Tạo ra vinh quang cho bản thân.

- Nhưng làm thế nào?!

- Tôi nghĩ tôi phải lợi dụng cậu? Cậu có thể làm giúp tôi công việc cũ!

- Ý anh là... Viết văn?! Nói chơi hoài, bảo em làm thơ thì còn được bởi lúc trước ông có cho em đọc rất nhiều thơ ca Nga mà thời đại bây giờ ai mà đọc những bài thơ trữ tình cũ kỉ, thơ ca bị ảnh hưởng bởi thơ ca Nga thì ai mà muốn đọc chứ!

- Ngược lại thì có! Như cậu thấy, giới trẻ hiện nay còn mấy ai quan tâm đến sách vở nhiều đâu. Nếu có thì cũng chỉ là lo học chẳng chú tâm gì đến văn học. Thời đại sau này, khi máy tính mà được nhập về nước ta thì nó sẽ rất phổ biến, điện thoại cũng thế. Dự là trong tương lai, sẽ chẳng còn đứa trẻ nào chịu cắm mắt vào sách, làm thơ, viết truyện nếu không phải là những việc liên quan đến đi học thì chẳng ai quan tâm đâu.

- Chẳng phải hiện tại một số nơi đã có điện thoại với máy tình rồi sao? Nhưng có thay thế được gì đâu! Cũng chỉ dành cho công việc, dạy học, kết nối với người thân bên nước ngoài,... Em chả thấy nó phổ biến, dù thấy rất nhiều trong những nhà của người khác nhưng em không nghĩ nó sẽ nổi lên như vậy.

- Chưa thể nói trước được đâu... Dù sao thì, vào những lúc thế này cậu cũng chẳng làm gì mà, thì giúp tôi việc này đi!

- Rồi rồi! Không hiểu sao em lại mềm lòng chấp nhận... Thời hạn nộp là bản thảo là bao lâu?!

- Bốn tháng! Nhớ lần này xem như mắc nợ cậu, nhớ hoàn thành cho tốt. Tôi cũng có sắp hết giờ nghỉ rồi, thôi tôi về trước.

Nắng chiều rọi xuống, làm cho bóng dáng của Đông dần vụt mất trong tầm mắt của Minh. Những thời gian còn lại, hai ông bà họ luây huây những gì còn sót lại trong nhà, làm những việc dang dở hay dọn dẹp mớ thuốc đã đem ra phơi hồi mới sáng để cất vào kho. Tối đến, màn đêm lần nữa bao phủ lên thành phố vài giây sau khi nó sáng đèn làm cho cả thành phố trở nên hùng vĩ hơn.

Ông Chên hỏi Minh về việc nếu xây thêm một cái nhà kho nữa để ngoài sau vườn thì thế nào? Minh gật đầu tán thành, nếu vậy thì những loại thuốc chưa phơi sẽ để dưới nhà kho đó, tiện lợi hơn nếu để ngoài trời hay là trong nhà, như vậy không gian nhà sẽ mất đi.

Chỗ của bác Tài bây giờ đã khá hơn, bác quê ở Hà Nội nhưng sau những năm 45 bác chuyển về Sài Gòn. Lúc trước, bác làm cho nhà nước nhưng do trên người mang bệnh và bị xét lại đời trước nên bác phải giải ngũ rất sớm. Nhận lương hưu, con bác đã từ trần trên mặt trận những năm 45 nên giờ bác sống một mình, cùng với ông Thiên. Giờ ông Thiên mất nên là bác cũng chẳng ở nhà trọ kia nữa. Giờ bác sống chung với một người đồng nghiệp làm ở xưởng.

Đông rất quan tâm đến bác, dù ban đầu bác tiếp xúc với công việc mới hơi chậm nhưng dần dần bác đã làm quen với nó, rồi bác đã là một phần của công việc ở đây.

Thanh đang ở với cô bạn của mình, Thùy, đến bệnh viện địa phương ở ngoài thành phố để xin vào làm. Thùy học đại học y tế ở một trường tốt, điểm vừa đủ để đậu và giờ cô đã có bằng để có thể xin việc. Ban đầu cô định chọn làm bên du lịch nhưng gia đình cô đã thuyết phục và ép buộc cô theo học làm bác sĩ hoặc y tá như anh của cô.

- Thật tuyệt khi đã cả chặn đường và đến được đây!- Thanh nói. Dù không đúng với nguyện vọng của bà nhưng tôi cũng mừng bà đã tốt nghiệp.

- Hiểu mà, cảm giác không biết nên mừng hay chia buồn. Mà biết làm sao, bố tôi của muốn tôi làm nghề này mà. Cũng hy vọng là được nhận.

- Đến bà rồi kìa! Chúc may mắn.

Nói rồi Thùy gật đầu đứng dậy đi vào. Thanh ngồi đó đọc sách để giết thời gian chờ người bạn của mình ra. Dù có chăm chú dán hai mắt vào quyển sách như thế nào thì cô vẫn không thể không lo cho bạn của mình, một lúc thì cô đưa mắt nhìn chỗ bạn mình mới đi vào hay nhìn xung quanh để xem có chuyện biến gì. Tầm 15 phút sau Thùy quay lại.

Bước đi chậm rãi, gương mặt hơi đanh lại nhìn xuống dưới đất. Khoảng chừng gần ra giữa đại sảnh, Thanh mới biết là bạn cô đã xong công đoạn này. Cô chạy lại và dè dặn hỏi.

- Thế nào rồi?- Thanh hỏi.

Thùy ơ thờ một lúc rồi nhìn Thanh.

- Tôi được nhận... Nhưng nếu muốn làm y tá thì ở đây luôn có chỗ, còn bác sĩ thì...

- Thì sao? Bà đăng kí chọn ngành bác sĩ mà sao lại được đưa ý kiến để làm y tá?!

- Họ bảo tôi lực học vẫn chưa đủ tốt, nhưng mà do anh tôi từng là quân y nên họ sẽ châm chút để cho tôi một vị trí làm ở đây, là phụ tá. Họ nói nhiều người thậm chí là rất nhiều người không được chọn làm ở đây vì họ không đủ tiêu chuẩn và các thứ khác khá nhiều. Khi một trong những người ở đó nói xong họ còn ra dấu gì đó và bảo vào cái ghế bác sĩ ngay là cần tốn kém gì đó, tôi không hiểu nên chỉ gật đầu và ra ngoài.

- Bọn chết tiệt, đó là đút lót. Điểm cậu là điểm chuẩn rồi, dư điểm để vào mà. Để tôi lên dập cho họ một trận.

- Thôi được rồi. Đừng làm lớn chuyện lên, ít chí ra cũng có thể không được vào cái nghề này, tôi cũng chẳng muốn được làm việc với người như họ.

- Nhưng... Thế còn bốn năm qua bà học cái này chỉ để ra về vì những cái lý do này hả?

- Có lẽ... Tôi sẽ nhờ anh mình tìm một chỗ làm ổn định, bán thuốc cũng được rồi.

Họ bắt chuyến xe buýt gần nhất và ra về. Do Thùy đề nghị không muốn đi xe của nhà Thanh nên họ đã dùng xe buýt làm phương tiện đi lại cho ngày hôm nay, do nhiều người cũng đi phỏng vấn xin việc nên ngoài đường dạo này rất nhiều giao thông di chuyển, xe buýt đến hơi trễ nhưng họ cũng có một suất cho hai ghế trống còn lại.

- Nghe này, tôi biết là có vẻ không hợp với bà lắm nhưng mà tôi mới mở một cửa hiệu bánh, nếu bà muốn, bà có thể cùng tôi điều hành nó, nếu nó tiến triển tốt, ta sẽ cùng mở thêm chi nhánh.

- Nếu được làm việc cùng bà thì còn gì bằng... Nhưng nhờ bà như vậy...

- Không sao, để mai tôi sẽ đi nói với nhà bà một tiếng, và nhắc đến chuyện này luôn.

Cuộc nói chuyện không kéo dài, bản thân Thùy cũng đã định từ chối về việc này, nhưng suy nghĩ lại Thanh đã giúp cô rất nhiều lần, cùng cô đi trên đường đời này khi tốt nghiệp, có bằng, giữ mối quan hệ còn hơn cả bạn bè. Nên Thùy nghĩ đây là lúc bản thân cô sẽ trả ơn cho cô bạn đáng mến của mình.

Chuyến xe buýt nhanh hơn mọi ngày, có lẽ vì nó xuất phát trễ. Họ về nhà với tâm trạng khó hiểu, khi về đến nhà Thùy, một người đang đứng đợi trước cửa đó là Đông. Anh ta vẫy tay chào hai người rồi hỏi thăm họ.

- Phỏng vấn xin việc thế nào rồi? Em có được nhận không?!

- Có lẽ chuyện này bàn luận hơi sớm anh ạ, em nghĩ bạn ấy đã mệt rồi, nên cho bạn ấy vào nhà.- Thùy nói và ngắt ngang lời của Đông.

- Hm... Có lẽ em nói đúng, vô nghỉ đi Thùy, mai anh em mình trò chuyện.

Trông anh ta lúc nào cũng vui vẻ, kể cả lúc nãy anh còn khích lệ cô gái của mình bằng những lời nói hài hước nhưng nó chẳng tác dụng gì. Anh nhìn bóng dáng Thùy đi vào cửa mới an tâm quay lại nói vài câu với Thanh.

- Này anh, em tưởng anh chỉ làm ở xưởng xe thôi chứ?!

- Bố em hay Minh không nhắc gì về anh với em sao?! Có lẽ anh không được chú ý cho lắm...

- Quan trọng lắm sao?- Thanh hỏi gay gắt.

- À không... Anh xin lỗi! Anh từng là quân y... Và anh cũng biết nó không muốn làm ở chỗ bệnh viện đó! Họ bắt nó làm y tá và bảo là do danh tiếng của anh nên nó trụ được tới bây giờ.

- Sao lại...

- Nó có nhắc với anh về bệnh viện nó muốn đến làm, anh từng đến chỗ bệnh viện hai đứa vừa ở đó về, chỗ họ bảo anh là cần một ít tiền để có thể đưa em gái anh lên làm bác sĩ, anh chẳng buồn nghe và bỏ về. Ai ngờ là họ chơi một vố vào em gái anh. Tại sao nó không chọn một vài nơi gần hơn nhỉ?

- Anh làm sao vậy? Em gái anh bị khinh thường đó, nghiêm túc một tí đi.

- Rồi rồi. Ý anh là sao không chọn bệnh viện Thanh Vũ ở đó cũng tốt mà...

- Thùy có ý định sẽ làm việc chữa bệnh cho những người nghèo, những người ở nơi xa hẻo lánh. Họ không cần phải bắt một chuyến xe hay đi một đoạn đường dài để có thể lên những thành phố lớn để gặp những con người đạo đức giả này. Có lẽ bảng giờ làm việc của Thùy cũng đổ sông hết nhưng anh đừng ép bạn ấy quá, em đã đề nghị Thùy cùng em điều hành hiệu bánh mà em mới mở, mong rằng anh sẽ nói giúp với bố mẹ bạn ấy, cũng như là bố mẹ anh, hãy khuyên họ hiểu.

- À... Anh có ghé qua rồi, mùi vị bánh chỗ em làm anh nhớ mãi mà em cần...- Thanh nhìn với con mắt nghiêm túc, khoanh tay. Anh sẽ cố! Trông em hơi đáng sợ.

- Còn anh thì thật ẻo lã. Mong anh giúp cho.

- Đừng lo, anh chỉ lấy một cái bánh dâu làm công thôi.

Nói rồi Thanh quay mặt bước vào xe, Đông khoanh tay chờ cô đi khuất rồi mới vào nhà, bầu trời sáng hơn mọi khi nhờ có một vài sao sáng. Gió lạnh thổi qua làm lay động bao người, cái lạnh của chiều tối làm cho ai cũng rợn người.

Trong buổi tối muộn đó, ông Chên thì đang xem xét lại số vật dụng dùng cho việc xây cái nhà kho sau nhà, Minh cũng có góp ý. Cả hai thảo luận rất kỉ và nếu quyết định xong trong tuần này thì vào thứ tư tuần sau họ sẽ mời một, hai người thợ đến và bắt đầu xây dựng cái nhà kho. Dùng gỗ thường thôi, vì ở chỗ của họ cũng chẳng khá giả gì, nét của nó là hình chữ nhật, tầm 2 mét 3 có hình vuông cao 8 feet.

Mặt trời rọi sáng mọi thứ, tháng tám này vẫn còn những trận mưa nghịch mùa khiến cho thời tiết lạnh nóng không thể hiểu được.

- Thưa cô, xin cô cứ uống thuốc đều đặn, bệnh của cô dù chẳng có tiến triển nhưng tôi nghĩ nó sẽ không kéo dài đâu, tôi sẽ đưa thêm cho cô một toa thuốc mới nếu không thay đổi gì thì tôi nghĩ nó sẽ tốt hơn.- Bác sĩ điều trị nói.

- Nhưng đã hơn ba tháng rồi, bác sĩ kiểm tra bệnh tình của tôi kĩ chứ hay là có sai sót...- Thanh nói lại.

- Xin cô cứ bình tĩnh và hãy làm đúng như chỉ thỉ của chúng tôi, tháng sau phiền cô nhớ đến để xem lại tình trạng, mời cô ra đằng kia lấy thuốc.

Cô Thanh không thỏa mãn cách làm việc của họ, tức giận bước ra ngoài. Mỗi lần đi dến đây gặp đủ thứ chuyện và còn rất tốn kém nữa thế mà lại chưa có kết quả gì sau ba tháng, cô nghĩ.

Mấy thằng cha bác sĩ này có thật là bác sĩ được cấp bằng hay được công nhận không vậy? Trời đánh cái kiểm định thời hạn, kiểm tra định kì... Chúng mày muốn tiền thì cứ nói thằng người ta cúng cho chứ đừng có hành xác người khác.

Cô đi về với thể trạng và tình thần sức khỏe còn tệ hơn. Hiệu bánh cô mở vẫn duy trì được niềm tin mà cô đã dành cho nó. Rất nhiều người đã rất thích quán của cô, họ đã làm tiệc ở tại đó, tuyệt nhất là có một anh chàng đã cầu hôn một cô gái trẻ khi họ cùng nhau ăn ở phòng hẹn hò.

- Sao rồi Thùy, công việc này thích hợp với bà không?- Thanh hỏi khi bạn cô đang làm việc với nhân viên.

- Rất vui dù hơi mệt nhưng mà một nơi làm việc thoải mái không áp lực, không có sự lừa dối hay sự ràng buộc. Còn nơi nào tốt hơn ở đây nữa. Những nhân viên và đầu bếp của bà cũng nói thế họ là ai thế?

- Đó là những sinh viên đã chọn học nghề thay vì họ có thể học đại học!

- Sao lại thế?

- Vì họ cũng gặp một vài lý do giống bà, một số thì người trong gia đình khá thân thiện và hiểu được cái khó ở xã hội này. Nên chỉ cần họ sống bằng đồng tiền mà họ có được thì gia đình họ đều đồng ý. Tôi cũng mừng vì họ rất nhiệt tình vì công việc và... khách ở đây cũng rất thích tính tình phục vụ của họ.

- Phải nói là... Bà rất biết cách chọn người cho mọi việc. Tôi nghĩ quán ít lắm sẽ trống một hai bàn thôi chứ không thể nào mà vắng khách đâu, cho dù có về sau đi nữa.

- Cảm ơn bà.

Sau khi tán gẫu xong, cô đi xuống dưới lầu tìm một ít nước để uống thuốc cho bệnh tình của mình để không bọn bác sĩ đạo đức giả kia nói cô không làm đúng chỉ dẫn để rồi những cái rủi ro lại xảy đến.

- Trời ạ, loại thuốc gì thế này? Sao khó nuốt thế?!- Thanh nói thầm.

Cô vẫn còn rất tức nên đã đánh một giấc ngay sau đó. Ở hiệu bánh của cô, trên tầng thượng, có có làm riêng một chỗ che nắng và văng một cái võng để nằm trên đó thư giãn tiện thể cho việc nếu ai muốn gọi hay tìm cô thì chỉ cần lên tầng thượng là thấy cô đang nghỉ ngơi.

Những hàng cây ở phía đối diện lại ra lá, gió thổi mạnh hằng ngày, lúc lạnh lúc nóng. Nắng thì vẫn được điều chỉnh theo gian.

- Ê... Cậu kia, nếu có đi qua chỗ đó, phiền cậu tránh mấy cái xạc phơi thuốc ở bên trái dùm tôi.

Những người thợ vẫn đang vận chuyển số gỗ và một vài thứ linh tinh đến để dựng cái nhà kho mà Minh và ông Chên đã thảo luận, họ chỉ mất nửa ngày để đưa vật liệu vào sau vườn, song họ nghỉ ngơi, thợ thì đi tiếp ca khác và mai họ lại đến để bắt đầu xây dựng, ông Chên thì vẫn làm công việc hằng ngày, tận dụng những loại thuốc tốt mọc gần nhà và hái chúng.

- Thầy à, mấy ngày trước cũng không mấy là nhiều bệnh nhân đến để xem hay bệnh hay mua thuốc, mai ta tạm không làm việc vào ngày mai để con tiếp thầy, được không?

- Nếu mày nghĩ vậy thì tính vậy đi, hai ông bà già nhà này nhờ thân mày mới khỏe cái thân tới giờ, chứ không là cũng ăn cơm với rau rồi mấy thứ khoai nằm sẵn trong đất thôi.

- Thầy nói quá lên thôi, con cũng chỉ ăn nhờ ở đậu thôi, làm được gì!

Sau khi bỏ tất cả những thứ linh tinh vào nhà, họ ai nấy vào phòng ngủ. Minh thì vẫn ngồi đọc sách trong phòng khác, một lúc sau khi gió lùa vào khe của cửa sổ tiếng vù trong màn đêm kéo theo là những cái lá phấp phơ ngoài cửa sổ, cái lạnh ớn người khiến cậu phải đóng cửa sổ lại, dù đã về đêm nhưng một số căn nhà vẫn để đèn sáng cho thấy bên ngoài vẫn tấp nập như ban ngày như đã là giờ yên giấc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro