iv.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bố tôi là một người kì hoặc, ông chưa bao giờ nở nụ cười với tôi, thậm chí ông còn khắc khe hơn những người bố khác. ông kỉ cương, nề nếp và quy củ. có lẽ điều đó đã theo ông như một bản tính từ khi thanh xuân gắn liền cùng cách mạng. nhưng tôi chưa bao giờ trách bố tôi, vì tôi biết ông làm tất cả những điều ấy cũng chỉ bởi muốn tốt cho đứa con này, dẫu cho chúng tôi chẳng mang cùng một dòng máu đi chăng nữa.

bố tôi đã vào độ tám mươi, nhưng ông vẫn còn sáng suốt, đủ để nhìn ra tôi đã trúng tiếng sét của cô đồng nghiệp phòng bên vào một lần tôi thăm ông cách đây hai tháng. tuy vậy, ông vẫn luôn kì hoặc, ông không chịu sống cùng tôi hay căn hộ riêng tôi mua cho ông ở ngay trung tâm thành phố, ông nhất quyết về sống ở ngoại ô, cách thành phố tận hai mươi sáu giờ đi tàu tốc hành. thậm chí khi tôi ngỏ lời muốn dùng tiền của mình để mua cho ông một ngôi nhà nhỏ ở đó ông cũng chẳng cần. mà vì thế tôi mới phát hiện, ông có hẳn một ngôi nhà riêng ở trên đồi, mặc dù không khan trang như căn hộ tôi mua cho ông nhưng đối với nơi đây, ngôi nhà của ông đã hết sức dư dã rồi.

ngôi nhà của cha tôi có một mảnh sân trống phía trước, và ông cũng bắt đầu trồng hoa, nhưng chỉ có một loài hoa duy nhất, hoa oải hương. mùa đương nở rộ, mảnh vườn liền hóa một màu tím lịm, hương thơm ngào ngạt khắp vùng. ở hoa oải hương, mùi không nồng, không nhạt, chỉ vừa đủ để đưa con người ta khỏi những muộn sầu. tôi cũng thích loài hoa này, có lần tôi hỏi vì sao ông lại trồng mỗi hoa oải hương thôi. nhưng lúc đó ông không đáp, ông đợi đến khi hoàng hôn đỏ ửng buông màu nắng tàn xuống vườn oải hương, khi tôi chuẩn bị quay về thành phố, ông liền ôn tồn bảo

- oải hương, có nghĩa là sự đợi chờ thủy chung

một lần khác, tôi về thăm ông, thấy ông ngồi trước bậc thềm cùng cây guitar cũ, vật kỉ niệm theo ông từ ngày ông mười tám đến khi ngưỡng tám mươi vượt hơn vài số. ông ngân nga bản tình ca bằng tiếng pháp, xa xưa mà tôi không thể nào biết được, cả về lời và giai điệu. nhưng nó hay, rất hay, và chất giọng của ông, tuy không thể sánh bằng ca sỹ, nhưng nó mang chính gam màu của riêng ông; trầm đục, da diết. ông không nhìn tôi, ông nhắm mắt, rũ hàng mi che đi đong đầy ứ nghẹn trong đáy mắt. và khi ông mở mắt, là khi bản thì ca vừa chấm dứt, ông nhìn tôi, dường như sắp khóc, nhưng ông không khóc, ông giữ lại. đó không phải khóc, tôi quả quyết, khi nhìn thấy bi thương dạt dào đang cuồn cuộn trào đến mi mắt ông, đó gọi là mảnh vụn, từ một thứ gì đó trong quá khứ đã vỡ tan.

- em ơi, em có nhớ tôi không ?

ông lẩm bẩm trong cuốn họng, ông vẫn nhìn tôi. nhưng ánh mắt ông không còn chứa chan bi thương, mà là yêu, nhưng là một tình yêu buồn, dạt dào và hối tiếc. ông đưa bàn tay nhăn nheo lốm đốm đồi mồi vào giữa không trung, giữa khoảng cách giữa tôi và ông, như muốn chạm lấy gương mặt tôi, và tôi cúi người để ông chạm lấy. nhưng ngay khi gần sắp chạm tới, ông dừng lại, mọi cảm xúc từng hiện diện trong ánh mắt ông đồng loạt vỡ tan. cha tôi bàng hoàng, trông cha như vừa bừng tỉnh khỏi một giấc mộng đẹp, ông ngỡ ngàng với dòng đời bộn bề này.

kì hoặc thật, tuy tôi đã quen với tính tình này của ông nhưng tôi lại không ngăn được bản thân tò mò về sự kì hoặc của ông. nhưng khi những câu hỏi kịp vọt ra khỏi vòm miệng, bằng một cách nào đó, nó được trả lại đúng vị trí ở dạ dày.

ông thu tay về và tiếp tục ngân nga bản tình ca thứ hai. tuy giai điệu thật ngọt ngào, nhưng qua giọng hát của ông sao cõi lòng lại âm ỉ thế này ?

____

tôi tra chìa khóa vào ổ, hôm nay ông không tưới hoa cũng không hát một bài tình ca nào, mảnh vườn trống huơ trông hoắc, lại càng thêm hiu quạnh. đẩy cánh cửa còn vươn lại mùi gỗ, tiếng tí tách của gỗ cháy lập tức tràn vào màn nhĩ của tôi. ông ngồi trên chiếc ghế đung đưa, với chiếc chăn đắp ngang dưới đùi, ông dường như đã ngủ. chiếc ghế im lìm, không đung đưa. tôi bước thật khẽ vào nhà, căn nhà ông chỉ có một tầng một gác xếp, dù tầng một có vẻ đẹp hơn ở đây nhưng tôi vẫn thích tầng trệt hơn và chắc cha tôi cũng vậy.

ông có thói quen đọc sách mỗi khi rảnh rỗi và điều đó dường như ăn sâu vào tiềm thức của tôi. tôi nhớ ngày nào, khi mình vẫn thường ngủ quên trên chiếc sofa màu be dưới phòng khách, ông đã đọc cho tôi nghe một vài quyển sách, tuy không phải là truyện cổ tích, hay thần thoại, nhưng tôi lại thích nghe cực. nó có thể là quyển sách từ nước ngoài được phiên dịch lại hoặc không;  hơn hết quyển gây cho tôi sự ám ảnh da diết đến tận khi trưởng thành vẫn là đồi gió hú thay vì là romeo và juliet thơ mộng như bao người.

' whatever our souls are made of, his and my are the same ( dù cho tâm hồn của hai chúng tôi được dệt nên bằng gì thì của anh ấy và của tôi đều là một ) '

tôi vẫn còn khảm sâu câu nói này vào tận xương tủy, nó chứa đựng tất cả tình yêu của nàng catherine và chàng heathcliff, một tình yêu buồn nhưng vẫn rất đẹp, đẹp đến mức tôi không thể dùng bất cứ lời nào để có thể diễn tả được, dẫu cho vì tình yêu ấy mà heathcliff đã biến thành một kẻ ác độc và sự ra đi đột ngột của catherine, nó vẫn thật xinh đẹp, một màu xinh đẹp bi thương.

và cha tôi, theo một linh cảm nào đó mách bảo tôi rằng ông cũng thích câu nói đó. mỗi khi ông đọc ' đồi gió hú ' cho tôi nghe, khi đến đoạn ấy, ông lại giảm tốc độ đọc lại, ông đọc chậm rãi từng chữ một hệt đang khắc nó thật sâu thật sâu vào tâm trí, ông đọc như thể ông đang tận hưởng nó, tận hưởng nỗi đau quặn thắt và ông đọc theo cách ông chính là nhân vật của câu chuyện.

bây giờ vẫn vậy, cha vẫn thích đọc sách, tôi thấy giá sách màu gỗ sáng của ông được đặt bên cạnh khung cửa sổ bên trái. phần lớn các quyển sách tôi đã đọc qua hoặc nghe cha đọc qua. nhưng vài quyển thì không, tôi lướt qua một quyển sách đóng gáy màu xanh rêu, đã cũ nhưng vẫn còn tốt chán và vô cùng quen thuộc, vài chữ màu vàng kim ' wuthering heights ' nổi bật ở gáy chính là điểm thu hút tôi. tôi rút quyển sách ra, mân mê trong tầm tay, như muốn quay về thời ấu thơ, bên chiếc sofa màu be và những câu chuyện buồn cha vẫn đọc. dù đã lâu nhưng quyển sách ấy không hề bám bụi chút nào, có lẽ ông vẫn thường lấy ra đọc về đêm, khi trằn trọc vô tình ghé ngang.

theo thói quen, tôi mở giữa quyển sách ra, cốt chỉ để đọc được câu nói kia, nhưng khi những con chữ bắt đầu xuất hiện trước mắt thì tôi lại lấy làm bất ngờ. khi ngoài những con chữ thì còn có một tấm ảnh cũ và một cành oải hương ép khô.

xung quanh tấm ảnh dù được bảo quản khá kĩ nhưng vẫn bắt đầu ngả vàng đi, tấm ảnh được chụp từ thiết bị cũ vào năm của cha tôi, tôi khẳng định thế là bởi màu sắc của tấm ảnh chỉ có độc nhất trắng- đen hiện hữu. tấm ảnh chụp chân dung của một chàng trai độ mười tám xuân xanh, đôi mắt cậu ấy lấp lánh và trong vắt, dù ảnh không chất lượng mấy nhưng không thể che đi điều đó. như một quá khứ hiện hữu rõ ràng trước tầm mắt. cậu ấy cười, hạnh phúc biết dường nào, làm tôi rung động trong phút chốc, bởi nụ cười ấy chính là nụ cười thanh thuần nhất tôi từng bắt gặp được.

và khi tôi bừng tỉnh khỏi nụ cười kia, chính là lúc giọng ho khan của cha tôi vang lên báo hiệu ông đã tỉnh. tôi nhanh chóng để tấm ảnh vào chỗ cũ cùng nhánh hoa oải hương khô. và sẵn sàng tinh thần cho một trận mắng té tát của cha tôi, nhưng ông lại không làm vậy. ông ra hiệu cho tôi đừng cất vội quyển sách, mà đem đến cho ông. khi tôi đứng trước mặt cha, ông bảo tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu bên cạnh và đưa ông quyển sách.

lần đầu tiên ông nhìn tôi với ánh mắt đúng nghĩa một người cha, không có sự che lấp giống trước kia, ông thoải mái phô bày cho tôi thấy được. ông nhìn tôi thật lâu, âu yếm biết bao. và rồi ông thở dài, lặp lại hành động mở sách và lấy tấm ảnh kia ra của tôi

- con từng hỏi cha tại sao trồng duy nhất loài hoa oải hương đúng chứ ? người này chính là lý do, người này từng nói với cha rằng, sau khi kết thúc chiến tranh cậu ấy muốn trồng một mảnh vườn chỉ duy nhất hoa oải hương cùng cha, trong khi loài hoa cậu ấy thích lại không phải oải hương. lúc ấy cha cũng không hiểu lý do là gì, mãi về sau thì mới biết ý nghĩa của hoa oải hương chính là sự đợi chờ thủy chung. nhưng tiếc hoa còn đó mà người đã ra đi

lần đầu tiên, tôi thấy cha tôi khóc, ông không gào lên, mặt mũi không nhăn nhúm lại như một đứa trẻ thơ. ông chỉ lặng lẽ để giọt nước mắt kia lăn dài trên gò má. trước kia ông trong mắt tôi luôn là người đàn ông bản lĩnh và kiên cường, thậm chí tôi từng nghĩ có khi ông không biết khóc là gì nữa kìa. nhưng tôi đã quên rằng cha tôi cũng chỉ là một người đàn ông, dù ông có mạnh mẽ đến thế nào suy cho cùng ông vẫn là một con người. ' nam nhân đổ máu không đổ lệ ', nhưng điều khiến ông phải khuất phục ắt hẳn là quá đớn đau. ông không để tôi nhìn thấy ông khóc, ông cúi gằm mặt xuống, rũ mi che đi nỗi tan vỡ đang một hiện rõ hơn.

- cậu ấy chết trẻ và cha chết già con ạ, nhưng cảm ơn con, đã xuất hiện

ông ấy ngẩng đầu nhìn tôi với một sự biết ơn vô bờ, và tôi bỗng muốn khóc, khóc cho vơi hết nỗi niềm, khóc để cuốn trôi đi mọi thứ trong lòng, và khóc để lòng bớt buồn trĩu

rất lâu sau đó, cha tôi mất, vào một ngày mùa đông giá lạnh. trước khi chết, ông đã nở nụ cười, một nụ cười hiếm hoi mà cả cuộc đời tôi mới được dịp nhìn ngắm, nụ cười cha rất đẹp. ấm áp như mặt trời, nhưng luôn rất buồn, và câu cuối cùng ông đã nói, như thều thào hết hơi sức cuối cùng trong lồng ngực

- em ơi, tôi về với em đây

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro