1 - Hỗn Loạn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trời còn trầm nhưng chuông báo thức đã reo hai ba tiếng, tiếng mẹ Dương la liên tiếp đã làm tỉnh ngủ cu cậu.

Mơ mơ màng mang với tay coi điện thoại gạch, cậu nhận ra giờ đã là 6:30 mà giờ vào lớp là 6:35.

Bùm 

Phóng ra khòi phòng, chăn không gấp mùng không mắc, Dương như được kích điện năm tỷ vôn tay chân liến thoắt chạy vô nhà vệ sinh, rồi chạy ra xúc răng, phóng vào thay đồ.

Nền nhạc buổi sáng hôm nay đáng ra phải là tiếng:"Cơm chiên có rồi nè! Xuống ăn đi con!"thì nay đã là:"Má cái thằng này! Đã dặn đi dặn lại..."

Vậy là vẫn như mọi hôm, mở đầu của Dương là bản nhạc của gào thét và sợ hãi, sự dồn dập của hy vọng và tiếng thét của ước mong.

Cu cậu dùng lược chải vội mái đầu đen ngắn đang dựng đứng, tay cứ vuốt vuốt mấy nhánh tóc. Loạt xoạt thay áo trắng, quần xanh, thắt khăn quàng vào rồi phủ thêm cái áo khoác trường màu đỏ bên ngoài. Nếu so với trước kia thì đúng là khác hẳn. Thoạt trước cứ để đầu quạ đi học, quần xộc xệch, áo thì chẳng bỏ quần.

Sau khi đã coi là xong phần chuẩn bị rồi. Cu cậu chạy ra ngoài, nhìn đông nhìn tây không bao lâu thì tìm được đôi giày xỏ vào, nó chạy bạch bạch bạch qua nhà thằng Thịnh, mồm hướng tới mà hét to:"Anh ơi! Thịnh! Đi học anh ơi!!!" Rồi từ trong cửa nhà Thịnh cũng xoàng xoảng tiếng dép rơi giày bộp rồi cửa mở và đoảng đoảng tiếng gào của mẹ Thịnh, bác Lan.

Thịnh giờ trông cũng rũ rượi lắm, chắc cũng vừa tỉnh mà mặt mũi nó nhìn còn ngu chán. Áo quần cũng ngay ngắn, so với cu Dương thì Thịnh phủ người bằng áo len xanh.

Hai thằng vội vã lên xe điện, tính phóng một mạch lên trường với sự hồi hộp bồn chồn cùng đắn đo.

Nếu xe sạc đủ có lẽ các em hẳn còn ít lo như thế.

Thế nhưng sự dại khờ và lầm lỗi của em đã lỡ đi trước thì lỗi lầm hôm qua sẽ đè vào vài giờ đầu hôm nay.

Tối kia thằng Thịnh quên sạc xe đâm ra sáng nay hai thằng tính vắt nhau lên xe đua với gió thì bàng hoàng nhận ra xe chẳng còn hai cục (tức là để tối thiểu đến trường) mà đã sắp rớt còn một cục (tức chỉ đủ để rặn qua đường)

Qua một đợt rên rỉ lên xuống rồi chửi qua chửi lại, hai cu vẫn không hết tức. Dù rằng chính xác thì thằng Thịnh sai nhưng Dương không nhắc nó sạc pin nên dẫn tới Thịnh cãi vô lý.

"Qué ô! Qué ố!" tiếng còi xe cứu thương lảng vảng và dù muốn lắm tụi nó không phải người vừa ngã vừa chặn đường đi phía trước.

Để đến trường, hai thằng phải dang đôi chân ngắn ra, đạp vãi linh hồn ra mà đạp. Chỉ có thể nói là sức công bỏ ra để thay cho lượng pin hụt hao là gấp đôi!

Đến được trường rồi, thì cô bán cơm chiên hay cô bán xôi cũng dẹp quầy. Hai đứa không khỏi buồn bã mà than thở.

Tuy vậy cửa cổng xanh chưa đóng, bác bảo vệ không gác. Hai đứa liền cảm thấy vui nhiều hơn buồn, được nhiều hơn mất, cố hết sức vừa dắt xe vừa lao. Xong thì chạy bạch bạch hô câu:"Bái bai" rồi vù vù chia nhau ra hai nẻo lên lớp.

Có hai điều may mắn cho sáng này, đó là còn năm phút trước khi vào tiết đầu, và thầy Sơn không gác ở sân. Để nói về vì sao thầy Sơn? Thì chỉ sơ qua cũng đủ để người ta hiểu thầy đáng sợ ra sao, thầy cực gắt và nghiêm khắc với kỷ luật nên là sai li trước mặt thầy sẽ bị tẩn ngay.

Dẫu có năm phút dài tuyệt trần nhưng tồn tại sự hùng mãnh và dứt khoát của thầy thì xin đừng nói là đi. Chỉ có thể là bán khóc bán thảm mà lết.

Cu Dương vật vưởng thả ghế xuống, nó thả cặp vào rồi lả người bộp xuống. Dù dẫu không muốn vẫn phải dỏng nghe theo bản nhạc nền của cô Nghiêng dạy dỗ bên tai. Mồm nó hứa loạng choạng mấy tiếng rồi lật đật mở cặp, lấy sách vở xuống phòng anh.

Với Dương buổi sáng sao trôi quá nhanh và cơn đói ôi sao quá đau.

Bên thằng Thịnh chẳng khác gì, nay nó lớp 8 còn phải vác thêm hóa. Nó vốn ngu lại còn chưa ăn, vừa chịu tiết đầu thôi nó đã muốn đào đất đắp mộ.

Một buổi sáng kích thích áp đảo cứ thế trôi qua hút cạn sinh lực của hai đứa trẻ.

Đến lúc tan trường, tụi nó chưa kịp mừng thì chợt nhớ.

Ừ nhỉ, xe hết điện.

Hai đứa chán trường nghĩ nghĩ cũng cỗ vũ nhau "Ráng lên." Rồi gắng gượng đổi nhau qua mỗi lượt để đạp về nhà.

Trời không phụ sức người. Khi về đến, hai tụi nó được ba mẹ cho ăn dưa hấu bù đắp cho sự ngu học.

Chiều chiều thằng Dương sau khi đánh một giấc trưa ngon lành thì rủ thằng Thịnh đang bẽn lẽn xem pỏn đi bơi.

Có một hồ bơi mới mở trong hẻm gần đây, đi cũng gần. Và trời cũng lạnh, tuy tắm giờ sẽ bệnh nhưng cũng sẽ vui cực!

Thế là bỏn bỏn hai đứa đi bộ vào hồ. Đưa cô chủ tên Tám bốn chục mỗi người, rồi thì thay quần bơi, cà tủm nhảy xuống nước.

Như hai con vịt tụi nó cứ đạp qua lại từ ngang qua, từ trên hồ xuống dưới hồ. Từ chơi trò nhịn thở dưới nước đến trò xoáy nước, rồi vặn người tiên cá,... cả buổi.

Rồi cũng kết thúc khi thằng Dương xịt mũi. Hai thằng chậc một tiếng như thể chẳng chơi qua 3 tiếng ở hồ, như thể cơ thể chúng nó chưa đủ tàn tạ và tím tái vậy.

Vừa ra khỏi hồ đứa nào đứa nấy như bị rút xương đi cứ co rút lại đến phòng tắm. Hôm nay đi may sao người ta chẳng đi nhiều nên tụi nó có thể chọn được hai phòng sát rạt nhau. Hai cu thẩy qua cho nhau cục xà bông tắm, mấy bịt dầu gội đầu qua khe cửa. Xong xuôi thì đắp khăn vô lau người. Chân nhảy cò, mồm huýt sáo ra về.

Trên đường gặp được chú bán mấy cây cá viên chiên thì bụng cũng không nhịn nỗi để rồi dẫu biết giá còn bán mắc hơn chỗ hồ bơi thì hai đứa vẫn mở mắt đưa mười nghìn mua hai cây cá viên chiên, ăn vài viên thì lại tiếc đứt ruột.

Bởi tính kiểu gì cũng thấy ông chú đó bán quá mắc đi. Mua một bịt hơn bốn mươi cục cá viên thì chỉ tầm hai mươi lăm nghìn một bịch, giờ lại mua hai xiên có 4 viên mỗi cây mà đã mười nghìn tổng cộng thì lại chả quá mắc ư.

Đi một lúc lại bị mấy con chó dữ đuổi, thằng Dương tội nhất bị thằng Thịnh bày ngu, chọc con chó đen tên Gấu. Con chó này vốn là con khó tính nhất lại dữ tợn, nó đuổi thằng nhỏ chạy từ đó đến ngoài hẻm mới bỏ đi.

Thằng anh khốn nạn lại cười như điên khi bị rượt bởi con chó chả hiền hơn tí nào, em chó bạch rê.

Hai thằng thoát chết thì cứ đá vào đít nhau, cười ha hả. Kệ đít quần đã dính mấy vết nâu, tay khoát vai nhau chân như sỉn, thân như bún mà ủn ẻo qua lại, mồm hát vang giữa đường xi măng trắng. Làm mấy cô bác làng xóm ngoái lại cũng phải tự hỏi là con ai mà ồn ào dữ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro