Chap 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hè đến, nó rong ruổi đi chơi khắp nơi. Nào vào “Thành phố”, nào ra Nha Trang, nơi nào cũng tuyệt cả nhưng chỉ có cái lễ Phật Đảng ở gần nhà làm nó ấn tượng nhất.  Tối đó, cơm nước xong xuôi nó liền mặc vội cái áo thun “dzọt” qua chùa. Mọi năm, chùa Diệu Ấn đều có tổ chức văn nghệ do các anh chị phật tử biểu diễn. Và cũng như mọi khi thì dòng người đổ về đây rất đông.

Nó ấn tượng với cái chùa này một phần là diện tích rộng lớn với vườn cây cho trái quanh năm, một phần là do lần mò vào vườn trái cây và xém bị bắt. Hơn một năm về trước, nó từng theo ông anh cùng bạn của ổng vào đây để “hái trộm” trái cây. Thay vì hái xong rồi chuồn thì mấy ông này chơi cái kiểu vừa “ăn cướp vừa la làng” làm nó muốn bật ngửa.

-      Ăn trộm, có ăn trộm, tụi nó hái trộm dừa nè sư cô ơi – một ông gào to.

-      Chạy lẹ tụi bây ơi!!! – nói rồi cả đám chạy hết còn nó thì lơ ngơ đứng nhìn

Nó vào đây cốt thăm thú cho vui chứ hào hứng gì mấy vụ trái cây nào ngờ bị vạ lây. Tiếng dép loạt xoạt bước ra từ cánh cổng phía sau chùa dẫn vào thẳng vườn trái cây. Bóng của hai tăng ni một cao một thấp đã xuất hiện gần trước mặt nó.

-      Chạy đi Tí (tên nó ở nhà) – ông anh vừa nói vừa cười sằng sặc

Hồn vía nó lên mây, bắt đầu cấm đầu chạy. Mọi người chạy hướng ngược lại thì nó chạy thẳng vào hai tăng ni kia. Vì nếu chạy theo mấy ổng thì phải leo rào, vượt mương nên nó chọn cách chạy thẳng về nhà cho đơn giản.

-      Bắt nó lại – tiếng hô hào của hai tăng ni dàn trận trước mặt nó

Hai tăng ni này chia ra làm hai bên bờ mương nước nhỏ, chặn cánh cổng thoát ra duy nhất. Cánh cổng vào chùa và chạy thẳng ra đường cái nằm phía sau hai tăng ni này. Nó bắt đầu tăng tốc nhanh dần, thoáng chốc đã đối diện với Vân (sau này là bạn lớp 6). Vân cũng bất ngờ khi nó lao thẳng vào nên giang thẳng tay định bụng bắt gọn nó. Nhưng mọi chuyện đâu dễ dàng như vậy. Nó đạp mạnh chân trụ cách Vân khoảng 2m rồi bật sang trái, tiếp đó bật lại sang phải tạo đường chạy zíc zắc đồng thời vượt qua cả hai. Chạy một mạch về luôn tới nhà thì mấy ông anh đã về trước. Về rồi mà chân vẫn còn run…. Vâng, đó là lần cuối cùng nó hái trộm ở cái chùa này.

Giờ thì chân nó đã bước vào trong cổng chùa khá to. Lòng thì cũng hoang mang không biết có ai nhớ gì vụ năm xưa mà bắt nó lại tẩn cho một trận hay không. Người ta có câu “Lưới trời lồng lộng” mà. Đèn đóm bật sáng cả một vùng. Phía trước chùa một vài người bán bong bóng, đèn dạ quang cộng với dòng người từ khắp nơi đổ về chùa để xem văn nghệ làm nơi đây trở thành một lễ hội thật sự.

Bây giờ thì giờ diễn đã bắt đầu. Không biết chỗ khác sao chứ nó thấy ở đây năm nào cũng giống năm nào. Tiếc mục đầu tiên thì tái hiện lại khung cảnh hình thành nên Phật giáo. Thôi thì đi chỗ khác chơi vậy chứ xem cái này không hào hứng bởi vì mấy hôm trước mấy anh chị Phật tử luyện tập cái vở kịch Bao Công gì đó thấy có đánh nhau cũng hay hay.

Đi vòng vòng quanh cái hồ sen trước cái sân khấu thì bất thình lình đập vào mắt nó một bóng dáng thân quen. Đó là kẻ ai cũng biết là ai. Em đang xem cùng một người nữa đó là Mai (em họ của em). Nó bắt đầu lon ton đến gần cái thànhhàng rào xây xung quanh cái hồ sen toan hù em phát. Cả hai đang đứng trên thành coi say sưa nên chẳng mảy may có người đến gần ám hại.

-      Hù…- nó vừa hù vừa lay cánh tay em

-      Á…á…á…!!!

Sau tiếng la thất thanh, cả hai mất đà lắc lư một hồi rồi nhảy phịch xuống. Cũng may cái thành nó thấp nếu cao có lẽ em té nằm lăn hồi nào rồi.

-      Quỷ, làm hết hồn – Mai nhăn mặt càu nhàu

-      Đi đâu qua đây vậy? – Mặt em xụ lại

-      Đi xem văn nghệ - hả hê vì thành công hơn mong đợi

-      Ê leo lên coi đi cái này hay lắm – nó reo lên khi màn trình diễn mà mong đợi đã tới

Khẽ chìa tay kéo em lên thành đứng để coi rõ hơn vì xung quanh khán giả đã bao kín khoảng sân. Người đứng người ngồi nó thì thấp thành thử phải leo lên mới nhìn thấy được. Nó đứng giữa, Mai và em đứng hai bên. Hồi nhỏ thì làm gì dám vịn tay, đụng vào tay còn chả dám nênđể giữ thăng bằng thành ra nó phải hi sinh cái áo để em và Mai vịn. Cả ba thật nhí nhố trong không khí vui tươi này. Hai chị em hết ngã ngiêng rồi kéo áo nó thỉnh thoảng quá đà làm cả ba rơi xuống. Thật ngại khi xung quanh ai cũng nhìn và thật tội nghiệp cho hai cái tay áo của nó muốn giãn xuống cổ tay.

-      Tõm !!!

Hết thảy mọi người đều quay lại nhìn vào hồ sen nơi tiếng động phát ra ấy. Thì ra có ông mãnh nào đó nghịch dại, với tay hái bông sen ở hồ chẳng may rơi xuống dưới. Với mực nước chưa đến đầu gối thì chắc không thể chết đuối được. Nếu có chết thì chỉ chết vì “hôi” thôi. Tiếng cười bắt đầu giòn giã hơn khi thằng nhóc leo lên trên bờ với bùn, bèo, bọt khắp người. Không biết cố ý hay ngẫu nhiên mà mấy anh phật tử cho thêm kịch bản này vào để thay đổi không khí.

Chưa hết các tiết mục mà em đã về, nó cũng phải về thôi. Dù gì em và nó tình cờ gặp nhau lúc đó khiến nó rất vui rồi. Tối nay chắc mẹ nó lại nhìn nó lắc đầu tiếp….

...

Tùng…tùng…tùng. Tiếng trống trường vang lên một lần nữa. Thêm một năm nữa lại trôi qua. Thay vì năm ngoái được học dãy lầu mới thì năm nay lớp nó chuyển xuống dãy phòng cũ hơn. Ai nấy đều già đi một tuổi riêng nó thì non choẹt và vẫn lùn như xưa. Lớp bây giờ đã cơ cấu lại cán bộ và thành viên. Thằng Sơn thì được bổ nhiệm vào làm lớp trưởng, Châu lớp phó.Lớp nó có thêm một bạn nữ tên là Minh Trí từ trường khác chuyển vào. Cái tên với ngoại hình cũng khớp thiệt, tóc tém, nước da bánh mật đúng chất tom girl của lớp. Trước giờ chỉ mê gái xinh nên giờ Trí vào không thu hút nó lắm bởi vì so với Trí em còn xinh hơn nhiều.

Giáo viên chủ nhiệm năm nay không ai khác chính là cô Diễm. Chắc cô yêu lớp nó quá nên ráng tiếp tục. Chắc hẳn năm nay sẽ là một năm đầy thú vị với tràn ngập niềm vui. Và niềm vui duy nhất lúc này là thấy em mỗi ngày. Dù rằng lúc này em đang…

-      Sơn !!! trả đồ cột tóc tui đây!! – em hét to

-      Không trả bà làm gì tui – thằng này trề mỏ đáp trả

-      …

Mới đầu năm đầu tháng gặp chuyện nhức mắt thiệt. Hai bạn trẻ rượt nhau náo động cả lớp. Chẳng khác nó năm ngoái là mấy. Thôi thì nó đành giả câm giả điếc vậy.

Năm này thì nó rút kinh nghiệm của mấy năm trước thành thử đăng kí học thêm văn ngay từ những tháng đầu tiên. Không biết học thêm Văn cô nào cũng giống cô nào hay không mà khi học toàn thấy cô đọc, trò chép, lên trường thì “like a boss”.

Lớp học thêm văn này còn có nhiều câu chuyện hài hước khác xảy đến với nó. Hôm đó, thằng Đăng ngoắc tay chỉ ra phía khu đất hoang nơi cỏ mọc um tùm. Dường như hiểu ý nó ngoắc luôn cả thằng Sơn đi theo. Ba ông tướng lựa cho mình một địa điểm lý tưởng để “gởi tình yêu vào đất”. Nó giải quyết chưa xong thì thằng ôn Đăng đã chạy ra trước đồng thời la to “Chủ nhà ra kìa!!!” kèm theo đó là tiếng cười sằng sặc. Nó và thằng Sơn cũng vội vã cho xong rồi cùng vào theo sau.

-      Mấy ông đi đâu dzị - Hòa mập tự dưng hỏi tụi nó

-      Đi “bắt rắn” – thằng Đăng nham hiểm đáp

-      Có thiệt không?

-      Thiệt!!! – cả ba thằng đồng thanh cười nham nhở

-      Ủa bắt ở đâu dzị – Châu bắt đầu xen vào

-      Ngoài kia kìa, không thấy à – thằng Sơn vừa nói vừa chỉ

-      Ủa con rắn to không? – Mèo ngây thơ hỏi

-      Nó không to mà nó dài – nó cười sằng sặc

-      Nó dài vậy nè – thằng Đăng dang tay minh họa

-      Mấy đứa tí nữa ra bắt rắn với tụi nó đi – tiếng cô Trứ mỉm cười ra vẻ hiểu ý

-      Thôi em sợ rắn lắm – Châu vừa nói nắm chặt tay con Hòa ra điều sợ lắm

-      …

Cả ba thằng thì khỏi phải nói, cười phải chảy nước mắt. Từ căn bệnh “tiểu đường” dựng lại thành câu chuyện “bắt rắn” thế mà mấy bà cứ tin râm rấp.

...

Thấm thoát đã đến 20/11. Tôn sư trọng dạo là chính nhưng cái quan trọng nhất của thời học sinh là có lý do chính đáng dịp tụ tập đi chơi. Đến đây thì lớp nó tổ chức nấu ăn rồi thăm cô chủ nhiệm. Hầu hết các bạn đồng ý nênbắt đầu là triển khai kế hoạch. Và tất nhiên là nhà của nó được nghĩ đến nhiều nhất.

-      Nhà ông Hoàng đi, nhà ông Hoàng buôn bán rộng rãi dễ làm – cả đám nữ nhao nhao.

-      Nhà ông Hoàng được đó, ý ông sao?

-      Nhà tui hả, cũng không biết nữa…chắc được – Nó phân vân không biết làm thế có ổn không.

-      Uh, thống nhất vậy đi – cả đám đồng thanh.

Đoàn người cả nam, cả nữ “lũ lượt” kéo sang nhà nó. Nhà nó bán quán ăn nên có nhiều dụng cụ, tính ra cũng tiện thiệt. Cả hơn chục chiếc xe đạp dựng thành hàng, nhìn vào nhà là thấy ngay các bạn trẻ đang loi nhoi khắp nơi. Giờ thì chỉ được một nửa quân số có mặt và nửa còn lại đã đi mua nguyên vật liệu để làm bánh tai vạt. Rãnh rỗi, các ông tướng bày trò nhảy hip hop. Cũng đúng thôi, hip hop đang là phong trào nổi lên và được giới trẻ hưởng ứng một cách mạnh mẽ. Nhưng có lẽ lúc này tụi nó đang là thành viên của “thảm họa hip hop”.

Trong đám con trai thì chỉ có thằng Nin là rành mấy vụ này nhất. Vì khi đó nó thường xem những clip thi đấu breakdance nên cũng tập tành được vài chiêu. Nó với thằng Đăng, thằng Sơn đều hưởng ứng cùng với thằng Nin trong cái vụ nhảy nhót này. Toàn học lỏm nên tụi nó toàn tung ra mấy skill khó đỡ, coi bộ nhảy loạn xạ như vậy có khi vui.

Một lúc sau thì nhóm đi mua nguyên liệu cũng về và tụi nó chuẩn bị bắt tay vào chiến đấu. Đang lúc vừa lâm trận thì mẹ nó đi chợ về. Có lẽ tụi nó tính toán không được hay cho lắm vì nhà nó buôn bán nên phải chuẩn bị cho ngày hôm đó. Cái bếp đương nhiên là mẹ nó với người giúp việc chiếm hữu nên phải bàn địa điểm khác.

-      Bây giờ qua nhà ai đây, nhà ông Hoàng mắc buôn bán nên cũng phiền – chị Châu ra chiều ái ngại

-      Ê hay vào nhà thằng Sơn đi  

-      Ờ, nhà thằng Sơn được á…

-      Nhà tui hả, nhà tui…- thằng Sơn bắt đầu méo mặt

-      Thôi thống nhất vậy đi – cả nhóm đồng thanh

-       “Thôi thì ráng đi em trai, bảo đảm nhà chú em không toàn vẹn đâu” - Nó mỉm cười nham hiểm

Cả nhóm đi ra thì thấy em và Mai vừa tới, thế là chuyển hướng sang nhà thằng Sơn luôn. Nhà Sơn cách nhà nó không bao xa nên đi một tí là đến nơi. Qua đến nơi thì tụi con gái nháo nhào khen lấy khen để. Nào là khen nhà đẹp, cây cối trong sân đẹp, đến con “béc-dê” của nó cũng được khen. Nó thì không thích con chó này cho lắm. Nhìn nhỏ con thế mà cứ thích giở trò đồi bại, đụng cái gì cũng có thế “quất” được. Con thằng chủ của con chó thì bó tay với cách cư xử “hiếu khách” đó.

Mấy bạn nữ nhà ta thì vẫn đang tò mò ngôi nhà của thằng Sơn, chạy nhảy lung tung khiến thằng Sơn bao lần phải cân nhắc thế này thế nọ. Cũng may nhà thằng Sơn không có ai không thôi cũng phiền chết. Nó thì chẳng lạ lẫm với ngôi nhà vì nó cũng soi hết trơn rồi.Nguyên vật liệu thì có sẵn lúc nãy rồi, bây giờ chỉ xử lý những thứ đó thành món ăn. Nó thì chẳng biết làm gì nên để các bạn gái trổ tài hết vậy.

“Bếp trưởng” Châu phân công công việc như nhào bột, tráng bột, nặn bánh…đều phân chia cặn kẽ. Nó thì biết nặn mô te răng rứa gì đâu, cứvo tròn cục bột với ít nhân đậu xanh trông y hệt bánh trôi nước.

Còn dư một ít đậu phộng thì thằng Sơn trổ tài nấu sữa đậu phộng của mình. Không biết thằng này nấu có đúng không mà nhìn công thức hơi bị hãi. Đậu phộng được thằng này rang chín và hơi đen, có lẽ để tạo màu luôn. Đậu phộng sau khi rang được giã hơi nhuyễn sau đó cho vào máy xây sinh tố xây cùng tí nước. Sau khi đậu mịn thì lọc xác lấy nước cốt. Cuối cùng cho cốt vào nồi bắt thêm tí nước đun sôi cho đường vào. Và món sữa đậu phộng được ra đời như thế đấy. Các bạn nữ thì khói phải nói, tranh nhau uống mặc dù nóng phòng lưỡi.

Món phụ thì bị chén sạch giờ chỉ còn món chính. Bánh tai vạt gần như hoàn thành chỉ còn công đoạn luộc bánh. Không biết bánh tai vạt người ta làm sao nhưng với đầu bếp Châu thì nó là như vậy. Bánh làm xong không được trong như người ta bán, về độ dày và độ lớn thì gấp đôi bình thường. Ham ăn cố uống làm gì để giờ đây mặt nó chảy dài như trái dưa leo. Đại khái là vỏ bánh dày dai, cảm tưởng bạn đang nhai kẹo cao su không mùi không vị. Nước mắm đặc pha thì cay không gì diễn tả. Nó và thằng Sơn thay nhau hít hà cả buổi. Cứ thế lần lượt từng người trãi nghiệm bánh “cao su” của đầu bếp Châu. Ngạc nhiên hơn khi chi Châu lên tiếng: “Cũng được mà!”. May có món sữa đậu phộng của thằng Sơn không thì đói cả lũ.

Chiều đến thì cả nhóm lên nhà cô Diễm. Tay xách nách mang thành quả vật vã cả buổi trưa vào nhà cô Diễm. Nó và nhóm bạn cũng từng học thêm cô ở nhà cô. Cô cũng vui khi có nhóm học sinh đến thăm và bật cười vì món bánh “cao su” ấy. Cô chia sẽ đủ thứ về ngày hôm đó, nào là tặng hoa, được ông cháu cho ăn “kẹo ma” làm cả nhà tưởng bị bệnh đè ra thoa dầu. Nói chuyện rôm rã rồi cũng phải chào cô ra về.

Sang hôm sau thì cô Diễm còn chia sẽ một ít về món bánh tai vạt mà tụi nó đem đến. Món bánh đó khiến chồng và thằng con của cô bị đau bụng suýt tí phải nhập viện. Mọi ánh mắt trong lớp đều đổ dồn về Châu khiến cô nàng chỉ buông được một câu tỏ vẻ ngây thơ vô số tội.

-      Sao lại nhìn tui 

Và đó là lần cuối cùng nó thấy Châu nấu bánh tai vạt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro