Có thời gian mặc cả, chi bằng kiếm nhiều tiền thêm một chút

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một buổi tối tôi ngồi nói chuyện với người bạn mở shop bán đồ tạp hoá trên Taobao đang thanh lý hàng chuẩn bị đóng shop. Thanh lý vốn vừa bán vừa tặng, vậy mà khách vẫn kỳ kèo hàng tặng kèm, làm tròn tiền xuống, rồi lại đòi freeship khiến cô ấy rất buồn chán. Tôi nghe xong buột miệng hỏi: "Có thời gian mặc cả chi bằng kiếm nhiều tiền hơn một chút."

Cô bạn tôi vô cùng tâm đắc câu nói này, lập tức lấy làm chữ ký phía dưới user.

Tôi nhớ đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi ấy vừa tốt nghiệp, tôi thường lang thang khắp các diễn đàn. Lúc bấy giờ các diễn đàn nổi lên rất nhiều, đặc biệt là diễn đàn về tài chính, có vô số nhưng topic dạy cách tiết kiệm tiền, đại loại chia thành: Tiết kiệm tiền ăn, tiền đi lại, tiền ăn vặt, một tháng tiết kiệm được một hai trăm tệ đã thấy thoả mãn. Phía dưới topic cũng có rất nhiều người tham gia thảo luận: Làm cách nào tiết kiệm 2 tệ mỗi bữa, 4 hào tiền đi lại trong một ngày, vân vân... Hồi ấy lương tháng của tôi là 3.000 tệ, 1.000 tệ đã chi cho tiền thuê nhà. Mặc dù nghèo, nhưng tôi vẫn thấy tiết kiệm tiền ăn thì đáng được bao nhiêu đồng? Một hai trăm tệ để ra có thể làm được gì? Có thời gian tính toán kỹ càng, lên mạng chia sẽ như thế, chi bằng xuống nhà hàng bên dưới bưng bê hai tiếng là kiếm được tiền rồi, tại sao nhất định phải tiết kiệm mà không nghĩ cách kiếm thêm?

Còn nhớ hồi học đại học, tôi muốn đi học thêm lớp kỹ thuật. Khi ấy, học phí một lớp là 1.200 tệ, so với bây giờ thì khá rẻ nhưng hồi đó bằng tiền sinh hoạt của tôi bốn tháng liền.

Nhiều người nói với mẹ là tôi bị lừa, đừng cho tiền. Nhưng sau khi biết chuyện, mẹ tôi đã không nói nửa lời mà lập tức đưa tôi học phí, dù đó là thời gian kinh tế gia đình tôi sa sút nhất.

Ba tháng sau, nhờ kỹ năng học được từ khoá đào tạo ấy tôi tìm được việc thực tập, tháng lương đầu tiên là 1.200 tệ. Sau đó kỹ năng dần dần được nâng cao, tôi có thể đi đào tạo người khác để kiếm tiền. Từ 1.200 tệ đầu tư ban đầu, tôi không tính được cụ thể đã kiếm được biết bao nhiêu tiền. Nhưng chuyện này giúp tôi hiểu ra, đầu tư cho bản thân mới là sự đầu tư mang lại lợi nhuận và lâu dài nhất, giữ khư khư mấy đồng tiền trước mắt là một việc rất vô ích.

Nhiều khi chúng ta cứ mãi theo đuổi lợi ích trước mắt, tưởng rằng số tiền tiết kiệm được là lãi là lời tưởng rằng mình có một món hời lớn. Nhưng thực tế, bạn đang hy sinh mức sống của chính mình chứ chẳng lời thêm được bất cứ thứ gì.

Những suy nghĩ kiểu này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống. Ví như, gần đây tôi dọn đồ trong nhà, thấy rất nhiều đồ năm xưa không nỡ dùng, giờ đã hỏng; những thứ mình không nỡ ăn, đều quá hạn sử dụng... Điều này chẳng mang lại lợi lộc gì cũng chẳng cải thiện được cuộc sống của chúng ta. Vì tôi ham rẻ mà mua đồ kém chất lượng sau đó lại vứt vào một góc, không thích mà cũng rất ít dùng đến. Đồ đạc có tần suất sử dụng thấp, so về giá cả, hiểu sức đều không bằng được những đồ tốt đắt tiền nhưng được sử dụng thường xuyên. Vốn tưởng giữ gìn sẽ dùng được lâu, tưởng giá rẻ chính là được lời, nhưng làm vậy không những không nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn ngăn cản cơ hội để bạn có được những thứ tốt hơn. Tôi đã mang vứt rất nhiều đồ hỏng và đồ mình không thích đi, bán đồ điện tử không dùng đến, tặng những đồ còn tốt mà mình không cần dùng cho người khác. Nhờ lần tổng vệ sinh đó mà nhà cửa sáng sủa hơn nhiều.

Suốt sáu năm sau khi tốt nghiệp, tôi cho rằng việc tốt nhất mình từng làm là dù điều kiện kinh tế ra sao, tôi vẫn tình nguyện bỏ tiền tham gia những lớp kỹ năng mình hứng thú. Có những khoá đào tạo vừa tung ra thị trường tôi đã tham gia, giá hồi đó chỉ mấy trăm tệ nhưng giờ lên tới hàng vạn tệ. Cũng có những khoá đào tạo đắt đỏ, thậm chí phải đến một thành phố khác để học, tôi cũng tham gia cho bằng được.

Những kiến thức, kỹ năng đó không đem lại hiệu quả tức thì, nhưng vào một lúc nào đó sẽ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng.

Hồi tôi mới mua nhà, do tính nhầm thuế đến ngày nộp tiền mới phát hiện ra, nên tôi phải quẹt hết sạch tiền trong thẻ tiết kiệm, thẻ tín dụng... chỉ còn lại đúng 2.000 tệ tiêu cả tháng, chưa kể phải mua thêm đồ gia dụng, trả nợ thẻ tín dụng...

Mấy tháng đó tôi đã tìm rất nhiều công việc part-time để kiếm tiền, điều đáng mừng là tôi phát hiện ra mình có thể làm được rất nhiều việc, tất cả đều nhờ tôi từng học một khoá đào tạo hay đọc ở cuốn sách nào đó. Từ chuyện này tôi đúc kết ra hai điều: Dù điều kiện kinh tế của bạn tới đâu, sự đầu tư thông minh nhất vẫn là đầu tư cho chính mình, như vậy chẳng bao giờ sợ thua lỗ. Chỉ cần bạn có ham muốn kiếm tiền mãnh liệt, dù ít hay nhiều cũng sẽ kiếm được.

Sau khi tốt nghiệp, lần đầu tiên tôi được nhận số tiền nhuận bút 300 tệ, tôi liền mua một chiếc áo bông hạ giá. Dù bây giờ chiếc áo đó đã cũ, tôi cũng có nhiều đồ đẹp và đắt tiền hơn, nhưng chiếc áo bông đó vẫn được treo trong tủ, nhắc nhở tôi từng có một khởi đầu như thế.

Thật ra tiết kiệm tiền không sai nhưng với người suy nghĩ cứng nhắc như tôi, so với việc ngồi tình toán xem nên tiết kiệm thế nào, tôi thích nghĩ cách làm sao để kiếm nhiều tiền hơn. Là một người đặt biệt yêu tiền, tôi luôn tin rằng tiền bị "lèn chặt" mãi mãi không thể sánh được với thu nhập được tăng thêm.

Đừng để bản thân rơi vào vòng xoáy của việc tiết kiệm vì lợi ích trước mắt, hãy dùng thời gian đó học thêm kiến thức mới, đầu tư cho chính mình để giành được nhiều cơ hội hơn, như vậy sẽ có một ngày bạn kiếm về gấp nhiều lần số tiền ban đầu bỏ ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro