Suốt bảy năm qua, sau khi tan làm tôi luôn kiên trì viết lách

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ năm hai mươi ba tuổi cho tới bây giờ, suốt bảy năm trời tôi luôn kiên trì một việc, đó là viết lách.

Hai mươi ba tuổi, mới tốt nghiệp, tôi bắt đầu lên QQ và một vài trang mạng khác để viết blog. Có người bạn khuyên tôi chỉ nên tập trung viết một chỗ, thấy có lý tôi liền lập một blog trên Sina chuyên viết về những trải nghiệm trong công việc và cuộc sống. Ba tháng sau, tôi nhận được lời mời hợp tác ra sách, nhưng vì tự thấy các bài viết của mình còn non nớt, suy nghĩ tương đối phiến diện nên tôi từ chối.

Năm hai mươi tư tuổi, tôi đi du lịch Đài Loan. Hai mươi lăm tuổi, tôi kể lại hành trình sang Đài của mình trên blog, nhiều người Đài Loan sau khi đọc xong đã chia sẻ trên PTT*, cũng chính là mạng xã hội mà chúng ta hay nói đến. Năm hai mươi sáu tuổi, nhưng chia sẻ của tôi trở nên hot ở Đài Loan, vì thế cuốn sách đầu tiên Những ghi chép về du lịch tự túc Đài Loan được xuất bản bằng chữ phồn thể.
*Trang mạng xã hội của Đài Loan.

Năm hai mươi bảy tuổi, tôi xuất bản cuốn sách về công việc và cuộc sống. Cuốn sách du lịch Đài Loan bản chữ giản thể cũng được ra mắt cùng năm.

Năm hai mươi tám tuổi, tôi xuất bản cuốn sách thứ tư Ở lại thành phố hay về quê, cũng chính là cuốn sách khiến nhiều bạn trẻ rung động, bán rất chạy vào năm ngoái.

Năm nay, tôi sinh con trai, trong thời gian ở cữ tôi vẫn kiên trì viết lách, hy vọng mùa đông này có thể ra cuốn sách mới.

1. VIẾT LÁCH LÀ MỘT VIỆC CẦN SỰ KIÊN TRÌ
Suốt bảy năm qua, tôi vẫn kiên trì viết. Tôi không dám tự nhận mình viết hay viết giỏi, nhưng không bỏ cuộc giữa chừng dù gặp phải khó khăn trắc trở thật chẳng dễ dàng.

Năm hai mươi ba tuổi, tôi bắt đầu viết. Lần đầu tiên bài viết của tôi được lên trang chủ Sina, lãnh đạo công ty nghi ngờ tôi lạm dụng truyền thông công ty vào việc riêng. Khi ấy tôi còn trẻ, chẳng biết giải thích với ai, giải thích thế nào nên rất buồn tủi. Một vài đồng nghiệp lớn tuổi hơn còn khinh miệt bàn tán chuyện này sau lưng tôi, lườm nguýt khi đi qua chỗ tôi ngồi. Hàng ngày đi làm toàn tan ca muộn, thế mà vẫn còn sức để viết, mọi người đều nghĩ tôi làm việc riêng trong giờ. Đến giờ có lẽ vẫn nhiều người nghi ngờ như vậy. Nhưng tôi chưa bao giờ suy sụp vì những lời đàm tiếu, mỗi tối sau khi tan làm về nhà, trong khi người khác ngủ nghỉ, hát hò, tôi vẫn viết 1.500 chữ một đêm.

2. TÁM YẾU TỐ GIÚP BẠN LUÔN KIÊN TRÌ

* Yếu tố một: Mục tiêu và động lực từ đâu?
Rất nhiều người không biết mục tiêu của mình là gì. Hồi mới đi thực tập, ngày nào tôi cũng bận tối mắt tối mũi, về nhà tắm rửa thay đồ xong là ngủ đến sáng, chẳng muốn dậy đi làm. Thứ nhất vì quá mệt, thứ hai vì không biết mình muốn gì. Cứ như vậy mấy tháng trời, tôi bắt đầu cảm thấy không ổn. Cuộc sống không có mục tiêu, vật vờ qua ngày như vậy là tình trạng của rất nhiều người chứ không chỉ riêng tôi.

Tôi nhận ra tương lại của mỗi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì sau khi tan ca.

Thế là tôi kiên trì viết một tiếng mỗi ngày sau khi tan làm. Nhiều người thắc mắc tôi làm vậy có tự đày đoạ bản thân quá không; sống mà chẳng shopping, chẳng yêu đương gì thì thật vô vị. Nhưng tôi không cảm thấy vậy, tôi quen dần với việc đó, hơn nữa một ngày hai mươi tư tiếng tôi đâu chỉ viết lách không.

Sau khi tan ca, nếu bạn vẫn còn việc quan trọng để làm, bạn sẽ không có thời gian bận tâm, phiền lòng vì những chuyện lặt vặt đáng ghét chốn công sở như đấu đá ngầm hay đâm lén sau lưng nữa. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều. Do đó, hay nuôi dưỡng sở thích riêng và cố gắng hết sức mình vì nó.

* Yếu tố hai: Hoang mang là trạng thái ai cũng phải trải qua
Nhiều người hay than phiền bản thân đang hoang mang, không biết phương hướng cuộc đời mình ở đâu. Bạn đùng hỏi mọi người mình nên làm gì, chẳng ai biết thế nào là đúng cả.

Những người trẻ tuổi đều sẽ cảm thấy hoang mang, không phải do xã hội, đất nước hay chế độ, bởi tuổi tác của bạn mà thôi. Dù bạn sáu mươi tuổi, bạn vẫn sẽ cảm thấy hoang mang như thường, vì vậy đừng nghĩ mình hoang mang là sai, rồi lo lắng buồn phiền, khiến nó trở thành cái cớ để bạn không cố gắng nữa.

Càng hoang mang, càng phải thử những việc mình nghĩ đến. Như tôi khi thấy đồ gỗ bán giá rất cao liền đăng ký khoá học làm mộc, tôi nhận ra công việc này không chỉ khó khăn mà còn có hại cho sức khoẻ, mình không thích hợp chút nào. Tôi học may quần áo mới nhận ra mình không có năng khiếu. Tôi học rất nhiều thứ, tham gia rất nhiều lớp bồi dưỡng để hiểu tại sao có những việc mình không làm được, tôi bắt đầu học được cách trân trọng những công việc đó. Phải không ngừng thử nghiệm, bạn mới biết việc gì thích hợp với mình. Giống như bảy năm trước, nếu tôi không biết mà học tiếng Anh để cạnh tranh với người khác, tiếng Anh của tôi có thể khá lên, nhưng tôi sẽ không bao giờ biết được thật ra mình còn có thiên hướng viết lách.

Bạn không thể vì hoang mang, không biết cong đường phía trước thế nào mà không làm gì cả, chỉ viết thư kể khổ xin người khác giúp đỡ. Bạn chỉ lãng phí thời gian của chính mình mà thôi, còn người khác vẫn tiếp tục đi về phía trước. Chẳng ai có thể cho bạn câu trả lời, hãy tự mình trải nghiệm để biết thế nào là đúng, thế nào là sai.

* Yếu tố thứ ba: Tại sao kiên trì lâu như thế mà vẫn không có hiệu quả?

Làm bất cứ việc gì, nếu có thể nghiêm túc kiên trì ba tháng sẽ tiếp túc được một năm và thấy được một chút thành quả. Ví dụ như giảm béo, tập gym, ba tháng là đủ để có một thân hình đẹp, ưa nhìn. Bạn bè tôi nhiều người sau khi kiên trì giảm cân ba tháng đã thay da đổi thịt, biến thành một người khác. Do đó, nhất định phải kiên trì ba tháng, không phải ba ngày, ba tuần... mà là ba tháng.

Nếu không kiên trì, đừng bao giờ hỏi tại sao không hiệu quả. Trừ việc tăng cân có thể thấy rõ sau ba ngày, việc gì cũng cần thời gian mới có kết quả.

* Yếu tối bốn: Làm thế nào để đánh giá sự kiên trì của bạn có hiệu quả?
Nhiều người không hiểu tại sao mình đã viết một thời gian dài mà vẫn không có người đọc, không hiệu quả. Thật ra thế nào mới là hiệu quả? Nổi tiếng ư? Hay kiếm nhiều tiền? Có người khi mới bắt đầu lập tức tạo một trang WeChat công khai, lôi kéo người hâm mộ, để mọi người trên thế giới biết đến mình mà không hề quan tâm thật ra chẳng ai hứng thú với việc đó cả. Trước khi bạn hoàn thành việc gì, đừng cho người khác biết quá sớm. Nếu không sẽ bị ảnh hưởng sự tập trung, rất khó để hoàn thành việc muốn làm.

Nếu bạn muốn lập một tài khoản WeChat chia sẻ những câu chuyện cảm hứng, trước hết bạn phải tự hỏi bản thân đã đọc được bao nhiêu, vốn hiểu biết sẵn có của bạn thế nào, bạn quen bao nhiều người viết về lĩnh vực này, bạn đã liên hệ với họ chưa, bạn nên chia sẻ thế nào, sắp xếp thời gian lên bài ra sao. Tất cả những việc đó bạn đều phải tính trước.

* Yếu tố năm: Gặp khó khăn phải làm thế nào, tiếp tục vững bước hay từ bỏ?
Khi đối mặt với khó khăn , hãy hiểu rằng thế giới này ngoài chuyện sống chết ra chẳng có gì là to tát cả. Gặp vấn đề thì giảo quyết, đừng quá lo lắng. Cuộc sống cứ thuận buồm xuôi gió chẳng thú vị lắm đâu. Cả đời bình yên, ngày ngày đi làm tan ca đúng giờ, không ai cản trở gây khó dễ, không gặp bất kỳ khó khăn nào, đó chưa chắc đã là việc tốt. Những người như vậy khi khó khăn chỉ biết co rúm lại và oán trách mà thôi.

Đối mặt với khó khăn là cách giúp bạn trưởng thành nhanh nhất. Bạn sẽ chứng minh được bản thân đang tiến bộ và tích luỹ thêm kinh nghiệm cho mình.

* Yếu tố sáu: Phải làm gì khi cảm thấy cô độc, trống vắng vì không có ai cùng xem phim, cùng học tập?
Không ai có thể đi cùng bạn hết cuộc đời, dù là bố mẹ hay con cái. Bạn bè thì chỉ đồng hành trong một giai đoạn nhất định, rất nhiều người sau đó sẽ rời đi rồi bặt vô âm tín.

Nếu bạn không thể tự lập, khi không còn ai bên cạnh bạn sẽ gặp khó khăn. Cô đơn không phải lỗi, không chứng minh tâm lý bạn có vấn đề, nó là một trạng thái cảm xúc không bình thường. Bạn phải học cách "chúng sống" với cảm xúc nội tâm đó.

* Yếu tố bảy: Bố mẹ không tin bạn thì sao?
Khi tôi bắt đầu viết, gia đình không ai tin tưởng hay ủng hộ tôi. Sau vài năm, tôi đã đạt được một số thành tích, lúc này bố mẹ mới tin rằng tôi đang làm tốt. Không thể trách bố mẹ được. Hãy tự hỏi bản thân đã làm được việc gì khiến bố mẹ tin tưởng chưa. Nếu từ nhỏ đến lớn bạn chẳng làm được việc gì ra hồn, bố mẹ biết dựa vào đâu để tin rằng bạn sẽ làm tốt? Liệu bạn có tin một đứa trẻ học hành chểnh mảng lại làm nên đại sự không?

Vậy phải làm thế nào?

Nếu bạn đã đi làm, độc lập về kinh tế, dù bố mẹ không tin tưởng, không ủng hộ bạn cũng chẳng vấn đề gì, bạn hoàn toàn có thể làm những việc mình muốn. Quan trọng là kết quả dù tốt dù xấu, bạn đều phải tự chịu trách nghiệm, đừng bắt bố mẹ gánh hậu quả thay.

* Yếu tố tám: Khi đồng nghiệp, người thân, bạn bè dị nghị, đàm tiếu phải làm sao?
Sau nhiều năm tôi nhận ra ngày ngày chong đèn kiên trì viết sách cũng không khó bằng việc nghe những lời gièm pha, chê bai của người khác. Còn nhớ lần đầu bài viết của tôi được đăng lên trang chủ Sina, đồng nghiệp tôi chê trách tôi chẳng có gì, chỉ lợi dụng nguồn truyền thông của công ty. Hay như lần đầu tiên tôi ra sách ở Đài Loan, họ nói chắc chắn có người rót vốn ngầm cho tôi. Lần đầu tiên ký bản quyền điện ảnh, họ lại gièm pha tôi được đạo diễn bao nuôi. Những phát dao đó tích tụ tạo thành vết thương lớn trong lòng, khiến bạn từ một người vốn vui vẻ cởi mở, dần trở nên lạnh lùng cao ngạo. Nhiều bạn bè tôi quen đều có chút lạnh lùng.

Hiện tại, tôi làm phim, viết lách nhiều hơn, trong đó có những tác phẩm thậm chí còn thay đổi thanh xuân của nhiều người trẻ theo hướng tích cực. Thành tựu không nhất thiết phải là kiếm được nhiều tiền hay nổi tiếng, thành tựu là khi ta giúp được nhiều người trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu bạn luôn bị người khác ghen tỵ chứng tỏ họ đang chú ý đến bạn, những lời dị nghị là không thể tránh khỏi.

Dù bạn đang làm bất cứ việc gì, đừng để ý tới những lời gièm pha, bạn sẽ gặp được một người thật sự hiểu bạn, muốn ở bên bạn. Bạn sẽ gặp được một người sếp tin vào tài năng của bạn, tán thưởng bạn, bảo vệ bạn, bảo vệ bạn như bảo vệ tài năng của mình. Cũng sẽ gặp được những người bạn nâng đỡ hỗ trợ lẫn nhau, họ mãi mãi ở bên cạnh bạn, bạn trở nên tốt đẹp họ không đố kỵ, bạn gặp khó khăn họ không xa lánh. Như vậy, nhất định một ngày bạn sẽ có được cuộc sống mà mình mong muốn.

3. KỲ VỌNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI
Với những bạn trẻ độ tuổi hai mươi, tôi có một vài kỳ vọng thế này:

Nhất định phải nghe nhiều, đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, hội họp nhiều, tham gia đủ các loại hoạt động, sự kiện, đi xem triển lãm nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, đừng chỉ biết ngày ngày lên Taobao shopping.

Nên kết bạn với những người ưu tú giỏi giang, vì họ có nhiều ưu điểm mà cách bạn không có. Nhiều khi bạn sẽ nói: "Cậu nhìn người kia xem, hằng ngày cố gắng như thế, liều mạng như thế, chắc anh ta mệt mỏi lắm, tôi không muốn sống như vậy, tôi muốn có một cuộc đời tự do, không cần lo lắng mình sẽ lao lực làm việc đến chết."

Nhưng khi nói như vậy bạn lại không hề biết, giới hạn của bạn có thể chỉ là khởi điểm của người khác, chuyện bạn cho rằng không thể chấp nhận, chịu đựng được với người khác lại hết sức bình thường.

Những năm qua tôi quen biết rất nhiều người ưu tú, họ đều có chung một đặc điểm, chính là chăm chỉ và kiên trì, điều đó đã trở thành thói quen và khiến họ thành công hơn. Vì vậy hãy biến chăm chỉ và kiên trì trở thành thói quen, khiến ưu tú trở thành nếp sống của bạn, đừng bao giờ nghĩ rằng người khác quá vất vả, bởi đối với họ điều đó là hết sức bình thường. Ví dụ người ta dậy chạy bộ lúc 6 giờ sáng, lên kế hoạch lúc nào phải tới phòng tập gym, lúc nào phải đi học, 2 giờ sáng còn đang đọc sách. Không phải người ta vất vả mà chính người nghĩ những việc đó quá cực khổ mới là người kém cỏi. Hãy kiên trì, đừng đòi một bước lên trời, cũng đừng đặt mục tiêu quá cao xa, hãy khiến những điều tuyệt vời trở thành tính từ để miêu tả bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro