Chap 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày hôm sau đến lớp, tôi vẫn làm ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra .  Quan sát bên cạnh thấy cậu ta hôm nay không đi giày như mọi khi mà chuyển sang một đôi xăng đan. Chắc có lẽ hôm qua tôi đạp mạnh quá vào chân cậu ta nên bàn chân sưng lên không đi giày được nữa. Nghĩ rồi tủm tỉm cười một mình như con điên. Khiến cho cậu ta quay sang nhìn tôi một cách khó chịu.

Giờ ra chơi tôi được cô chủ nhiệm gọi xuống phòng riêng nói chuyện. Trên đường đi tôi cứ suy nghĩ không biết cô gọi mình có chuyện gì hay là chuyện tôi đánh cậu ta. Bước vào phòng cô giáo với vẻ mặt lo lắng, thấy thế cô nhìn tôi cười hiền hậu

- Ngồi xuống đi em.  Sao phải lo lắng thế.

Tôi khúm núm ngồi xuống chiếc ghế đối diện với cô. Tôi khẽ trả nói

- Dạ,  thưa cô gọi em có chuyện gì không ạ?

Rót nước mời tôi cô nói

- Uống nước đi em.  Hôm nay cô gọi em xuống đây,  ý muốn nhắc nhở em về việc đóng học phí. Cả lớp các bạn đã hoàn thành hết rồi chỉ còn riêng mình em,  nên cô muốn em đóng đúng quy định để lớp mình không mất điểm thi đua.

- Dạ vâng thưa cô.

- Cô cũng hiểu hoàn cảnh khó khăn của em. Nhưng em cũng vì cái chung của tập thể mà cố gắng nhé. À,  cô nghe các bạn trong lớp nói gia đình em rất khó khăn phải không?  Trường mình đang có mấy suất hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Nếu quả thật gia đình em khó khăn,  em nên làm đơn rồi về quê xin giấy xác nhận của xã.

- Dạ vâng thưa cô.

Cầm tờ giấy mà cô vừa đưa trên tay tôi lững thững bước ra khỏi phòng,  trong lòng lúc này cảm thấy chán nản vô cùng. Bây giờ mà về quê chắc chắn tôi sẽ bị bố mẹ mắng và đánh chết.  Còn không về thì số tiền tôi phải đóng hàng tháng sẽ là rất lớn đối với tôi. Không biết nên làm thế nào tôi ngồi phịch xuống ghế và gục đầu lên bàn định đánh một giấc.  Đang mơ màng, thì cô giáo bước vào lớp.

- Cả lớp bỏ giấy ra làm bài kiểm tra nhé.

Nghe thấy từ kiểm tra, tôi vội bật dậy. Lôi chiếc cặp trong bàn ra lấy giấy. Nhưng tìm mãi không thấy chiếc cặp của mình đâu. Quay sang nhìn cậu ta thì thấy mặt cậu ta không chút biểu cảm. Cậu ta vẫn ung dung ngồi viết họ tên lên tờ giấy. Tôi bực mình quát

- Trả lại cặp cho tôi.

Cậu ta liền ném ánh mắt về phía tôi và cười một cách sảo trá

- Mày nhìn thấy tao lấy cặp của mày à?

- Chỉ có cậu mới dám lấy cặp của tôi thôi.

- Vậy tìm đi.

Tôi tức giận muốn xông đến đấm cho cậu ta một quả vào mặt,  nhưng giờ kiểm tra đã đến. Tôi đành nhượng bộ năn nỉ

- Cậu trả tôi cặp đi. Để tôi còn làm bài.

Tưởng cậu ta xuôi xuôi,  và sẽ trả lại cặp cho tôi nào ngờ cậu ta nói một câu khiến tôi thất vọng tràn trề

- Không biết.

Loay hoay mãi Cuối cùng tiết kiểm tra cũng đã xong,  vì đã đọc qua bài nên tôi làm cũng không đến nỗi tệ lắm. Bước chân ra khỏi cửa lớp mà vẫn chưa tìm được chiếc cặp của mình trong lòng tôi thấy buồn não nề. Hết chuyện học phí, giờ lại chuyện chiếc cặp.  Cả gia tài vốn liếng của tôi chỉ có mỗi cái cặp đó thôi vậy mà cậu ta cũng nỡ vất đi.

  Thấy vẻ mặt buồn rầu của tôi khi về đến nhà,  cộng thêm chiếc cặp của tôi tự nhiên biến mất  bà nhìn tôi hỏi

- Cháu có chuyện gì buồn à?   Sách vở đâu rồi?

Tôi nhăn nhó trả lời

-  cháu bị mất cặp rồi ạ.

Bà trợn mắt nhìn tôi

- Sao lại mất vậy?  Chiếc cặp đó bà mua cho cháu là loại tốt đấy,  sao lớn như thế kia rồi mà vẫn không biết giữ của vậy.

Bà lắc đầu,  chép miệng. Tôi cúi đầu biết lỗi

- Dạ cháu xin lỗi bà ạ.

- Thôi. Đằng nào cũng mất rồi.  Tí nữa bà đi mua cho cái khác. Đừng có buồn nữa.

- Cháu cảm ơn bà nhiều lắm. Mà bà ơi cháu đi học suốt,  giúp quán cũng chẳng được là bao nhiêu thời gian,  lại còn ăn ở đây nữa. Bà giúp cháu nhiều thế này cháu biết lấy gì để đền đáp lại được ạ.

Bà xoa đầu rồi cười khì một cái

- Cháu cứ học tốt đi. Sau này có công ăn việc làm ổn định lúc đấy đền đáp cũng được. Thế giờ còn lăn tăn chuyện gì nữa nào?  Sao cái mặt vẫn bí xị ra thế kia?  Cười lên chứ.

Tôi cố nở một nụ cười để giãn khuôn mặt đau khổ ra cho bà yên tâm nhưng không được như ý lại thành ra một khuôn mặt méo mó khó ưa.

- Dạ,  cháu định xin bà cuối tuần cho cháu về quê một hôm.

- Đã nhớ bố mẹ rồi à?

- Không ạ. Cháu về để xin xác nhận của xã là hộ nghèo để nhà trường miễn học phí ạ.

- Thế hả?  Vậy thì cháu cứ về thôi. Không phải lo việc ở đây đâu. Bà đồng ý.

- Vâng,  cháu cảm ơn bà.

- À,   đứa cháu gái của bà có ít quần áo cũ để lại, dáng người của nó cũng nhang nhác giống cháu, cháu có mặc thì mai bà về bà mang ra cho.

- Vâng ạ. Bà thật tốt với cháu quá.

Tôi xúc động ôm chầm lấy bà

- Thôi đi cô. Đi thay đồ rồi xuống ăn cơm với các cô chú. Bà đi có việc đã.

*******

Sau hai tuần rời xa làng quê để bước lên thành phố, hôm nay tôi lại trở về.  Vừa bước chân xuống cổng làng,  nhìn những cảnh vật quen thuộc đã gắn bó với tôi trong suốt bao nhiêu năm qua trong lòng tôi trào dâng niềm xúc động lạ thường , tất cả những kí ức xưa cũ như hiện về trước mắt tôi.  Ngày trước  tôi cứ nghĩ rời xa khỏi quê hương là có thể quên hết mọi chuyện nhưng hoá ra không phải,  dù bạn có đi đâu có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể xoá được những kí ức xưa cũ.

Bước đi trên con đường làng quen thuộc,  nhìn lũ trẻ con nô đùa tôi lại thèm được như chúng. Lại muốn được trở lại cái tuổi thơ dữ dội,  hay trốn nhà đi chơi. Đang đi tôi  gặp lại một bác Hoa là người trong làng đi ngược chiều với mình .Như thường lệ tôi Cúi đầu lễ phép Chào to. Nhìn Thấy tôi bác lắc đầu rồi làm như không quen biết khiến tôi thấy lạ.   Bình thường,  tôi Chào hỏi bác hay vui vẻ,  gật đầu  đáp lại vậy mà giờ đây chả nói gì cả. Chả lẽ tôi mới đi có hai tuần mà bác lại không nhận ra sao. 

Đi được một đoạn thì tôi gặp lại bà Tám bên cạnh nhà đang chống gậy đi lại. Chưa kịp chào bà thì bà cất tiếng

- Mày  vác mặt về nhà làm gì nữa.  Bố mẹ mày tuyên bố" từ mặt "rồi.

Tôi vội cầm tay bà,  hỏi gấp

- Bà nói sao ạ?  Sao bố mẹ cháu lại" từ" cháu ạ?

Nhổ bã trầu ra khỏi mồm,  vuốt hai bên mép một cái, bà đủng đỉnh nói:

- Thì mày chả bỏ đi biệt xứ,  để lại bố mẹ mày ở nhà.  Chả "từ"  thì để làm gì. Cả cái làng nó chửi vào mặt bố mẹ mày vì không dạy được con kia kìa.

Nói xong,  bà chống gậy đi tiếp mà không thèm để ý đến tôi. Đứng một mình trơ trọi tự nhiên tôi thấy rùng mình, sợ hãi khi hình dung ra cảnh bố đánh khiến Đôi chân lúc này không dám bước tiếp nữa.

Tĩnh tâm lại một chút,  tôi cố gắng bước những bước nặng nhọc về nhà.  Dù sao tôi cũng là đứa con bất hiếu,  dám cãi lại lời của bố mẹ. Nên có thế nào tôi cũng phải vào nhà để xin bố mẹ tha thứ cho mình.

Nghĩ là làm, tôi đi thẳng vào trong nhà.  Đang nhìn ngó xung quanh thì Bốp từ trong nhà chạy ra. Nó là một Con chó mà tôi  nuôi từ khi còn bé , nhìn thấy tôi nó mừng rỡ ve vẩy cái đuôi rồi quấn chặt lấy chân . Cúi xuống vuốt ve bộ lông, tôi nâng nó lên rồi ôm vào lòng bước vào trong nhà. Ở nhà lúc này chỉ có bố,  mẹ tôi chắc đi chợ chưa về . Còn con bé Thu chắc đi học. Thấy bố đang nằm trên giường, tay gác lên trán đôi mắt lim dim. Để ý kĩ thấy mái tóc của ông đã ngả nhiều sang màu trắng, tôi bỗng thấy chạnh lòng.  Bố không có con trai, chỉ có hai chị em tôi là con gái.   Tôi cũng biết nhiều lúc bố thèm một đứa con trai như người ta để còn vênh mặt với đời. Nhưng cuộc đời thường không được như ý muốn nên nhiều lúc ông đâm ra cục cằn,  thô lỗ,...

Tôi tiến lại gần chỗ bố,  giọng run run

- Bố ơi,  con đã về.

Ông hạ tay xuống,  ngẩng đầu nhìn về phía tôi. Khi đã nhìn rõ,  ông liền bật dậy,  mặt tức giận.  Lật đầu giường ra lấy chiếc roi mây ông nhìn tôi rồi quát. Tôi sợ hãi vội nép phía đầu giường

- Mày còn dám vác mặt về đây à?  Hôm nay,  tao không đánh chết mày thì tao không làm người.

Mỗi một câu nói, ông quật tôi một cái.  Dù đau đớn nhưng tôi không dám chạy mà vẫn đứng yên cho ông đánh. Tôi khóc lóc,  Hai tay chắp lại cầu xin, nhưng ông không nghe

- Con xin bố,  con biết lỗi rồi,  bố tha lỗi cho con ạ.
 
Ông đánh tôi đến nỗi da thịt tôi bật máu. Đang đánh thì mẹ tôi đi chợ về, nhìn thấy máu chảy bà vội chạy vào giữ chặt lấy chiếc roi trên tay ông

- Tôi xin ông,  ông đừng đánh nữa. Ông mà đánh nữa thì con bé Chết mất. Nó về là tốt rồi.

- Bà bỏ tay ra để tôi dạy dỗ cho nó,  bà không bỏ tôi đánh cả bà đấy.

Mẹ tôi quỳ xuống, lúc này nước mắt bà đã chảy rất nhiều

-  Ông muốn đánh thì ông đánh tôi đây này. Không phải là ông vẫn hàng ngày mong mỏi con nó về hay sao. Sao đến khi nó về ông lại đánh nó như thế chứ

Bố tôi im lặng,  bất giác ông vất chiếc roi xuống dưới đất quay mặt bước đi. Mẹ tôi vội vã ôm tôi vào lòng,  bà chạm tay vào những vết thương trên người tôi, vẻ mặt đau xót

- Con có đau lắm không? 

Tôi đau lắm,  đang rất đau,  vừa đau trong lòng vừa đau da thịt.  Nhưng không muốn mẹ lo lắng, Tôi lắc đầu

- Con không sao đâu mẹ ơi.

- Thôi đứng lên đi con, vào thay quần áo rồi mẹ bôi thuốc cho.

Tôi theo mẹ đi vào gian buồng. Đi qua bàn uống nước,  thấy bố ngồi trầm ngâm,  ánh mắt đượm buồn mà lòng tôi thắt lại.

Sau khi bôi xong thuốc,  tôi nằm bẹp trên giường. Lúc này, mẹ đã bước ra gian ngoài ngồi nói chuyện với bố. Nằm trong buồng, tôi  nghe rất rõ câu chuyện giữa bố và mẹ nói về mình,  nước mắt tôi cứ thế chảy

- Ông vẫn còn giận con lắm à? Nó về rồi ông hãy tha thứ cho nó đi.  Nó là đứa từ bé đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi rồi.  Ông cũng nên thương nó chút.

- Chính vì thương nó mà tôi mới phải day đỗ nó nhiều hơn con Thu.  Nó xấu xí,  bị người ta ghét bỏ từ bé nên ra ngoài xã hội sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi. Tôi không rèn cho nó tính cam chịu từ bé thì làm sao nó đương đầu được với những sóng gió bên ngoài chứ. Bà tưởng đánh nó là tôi vui lắm sao.

- Tôi biết chứ,  nhưng cách dạy của ông chỉ hợp khi con nó còn bé thôi. Chứ bây giờ nó lớn như vậy mà ông đánh nó thế sao được.

- Nhưng tôi bực lắm. Nó tự ý bỏ đi không nói câu gì. Mà bà đã hỏi nó thời gian vừa qua nó đi đâu chưa?

- Tôi chưa hỏi. Tôi để con nằm nghỉ tí nó dậy tôi sẽ hỏi.

-  Chắc nó lên thành phố để học đấy.

- Ông tính sao về việc học của nó?

- Thì tính sao nữa.  Hôm qua,  tôi đã sang nhà bác cả hỏi mượn vay ít tiền để cho nó đi học rồi.  Cũng được khoảng 3 triệu.  Tí bà bắt mấy con gà ra chợ bán xem được thêm đồng nào nữa không.  Dồn vào cho nó.

Hoá ra,  từ trước đến giờ tôi luôn hiểu nhầm tình cảm mà bố mẹ giành cho mình. Họ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ,  mà họ yêu thương và dạy tôi theo cách riêng của mình. Càng nghĩ tôi càng thấy mình có lỗi với bố mẹ nhiều quá...

Nghe tiếng phanh xe đạp ở ngoài sân,  tôi đoán cái Thu đi học về

- Con Chào bố mẹ,  con đi học về rồi ạ.
(Nó nói to)

- Về rồi hả con? Chị Lệ về rồi đấy, đang nằm trong buồng,  con vào với chị đi. ( giọng mẹ tôi)

- Chị ấy về rồi hả mẹ?  Thế bố mẹ không đuổi chị ấy đi à?

- Cái con bé này.  Mày hỏi gì lạ thế. Mày không muốn chị mày về à?

- Tại con thấy bố mẹ suốt ngày bảo chị ấy mà về sẽ đuổi ra khỏi nhà nên con hỏi vậy thôi.

- Còn không mau vào đi rồi còn ra dọn cơm ăn,  trưa trật rồi. ( bố tôi quát).

Tôi thấy nó bước vào,  mắt không thèm nhìn tôi lấy một cái, nó vất phịch cái cặp xuống bàn nói giọng giận dỗi

- Sao chị về mà không ra sắp cơm đi. Cứ nằm ì ra đấy thế.

- Chị vừa bôi thuốc,  vẫn còn đang đau.  Em hộ chị ra sắp cơm giúp bố mẹ nhé.

- Sao phải bôi thuốc.  Bố đánh à?

- Ừ.

- Cái tội của chị như thế bố đánh là đúng.  Chả được cái tích sự gì. Toàn làm người khác phải lo lắng.

Tôi thấy tủi thân khi nghe nó nói,  sống mũi chợt cay xè.

Ngồi vào bàn ăn,  mẹ gắp thức ăn cho tôi,  vừa gắp mẹ vừa giục

- Ăn đi con,  ăn nhiều vào.

Bố tôi từ lúc nãy cứ im lặng, không nói cũng chẳng có biểu cảm gì. Ông cứ cắm cúi ăn

Đang ăn thì cái Thu chợt hỏi

- Mấy ngày qua chị đi đâu? 

Nghe cái Thu hỏi tôi quay sang nhìn bố mẹ rồi đáp

- Chị lên thành phố nhập học.

- Không tiền,  không quần áo chị cũng sống giỏi nhỉ?

Tôi ngạc nhiên hỏi nó

- Sao em biết chị không mang gì đi? Có phải người giấu chiếc túi của chị là em không?

Nó lúng túng

- Em biết chiếc túi nào của chị mà giấu. Mà em giấu thì được cái gì chứ.

- Em không giấu thì ai chứ?

Tôi quay sang nhìn bố mẹ, thấy vậy mẹ tôi tròn mắt hỏi

- Con nói chiếc túi nào?

- Dạ,  chiếc túi con đựng quần áo mẹ ạ.  Nhưng hôm đó có ai giấu đi nên con đành ra đi tay không?

Bà suy nghĩ một lúc rồi hỏi tôi

- Thế không tiền,  không đồ đạc con sống bằng cách nào?

- Dạ,  con may mắn gặp được một bà lão,  bà ấy có cửa hàng ăn sáng to lắm.  Bà ấy đã giúp đỡ con,  cho con ăn ở tại đó mẹ ạ.

Bố tôi lúc này mới hỏi

- Thế đã nhập học chưa?

-  Dạ,  con nhập học được hơn tuần rồi. Nhưng chưa có tiền nộp học. Hôm nay con về nhà mang giấy xác nhận  để xin xã xác nhận cho gia đình mình thuộc hộ nghèo. Như thế nhà trường họ sẽ miễn học phí cho con ạ.
 
Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi

- Được miễn học phí nữa hả con?  Vậy tốt quá rồi.

Bỏ đôi đũa xuống bàn, bố tôi nói

- Đưa giấy đây.

Tôi rút trong túi ra tờ giấy rồi đưa cho bố.  Xem qua một lượt, bố tôi gấp lại, khuôn mặt lúc này của ông giãn ra

- Bà ở nhà làm như những gì tôi vừa nói.  Tôi lên xã xin cái dấu không sợ không kịp.

Nói xong,  ông đứng lên khoác vội chiếc áo bộ đội cũ, rồi lấy chiếc xe đạp cũ phóng đi. Một lát sau, bố tôi quay trở lại đưa tờ giấy cho tôi rồi nói một câu ngắn gọn

- Xong rồi đấy.

Nhìn theo bóng dáng của bố bước đi,  tôi chỉ muốn chạy đến ôm chầm lấy bố và nói lời cảm ơn. Nhưng tôi lại không dám.

Hai ngày nghỉ cuối tuần ở nhà cũng trôi qua một cách nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải đi. Tôi đang sắp xếp lại quần áo trong buồng thì mẹ tôi bước vào.  Bà nhét vào tay tôi một tập tiền vừa lẻ vừa chẵn,  mở ra đếm được khoảng 3tr340 nghìn. Tôi nhìn bà hỏi

- Sao mẹ đưa con nhiều tiền thế?

- Con cầm lấy,  lên thành phố vừa nhập học vừa chi tiêu. Bố mẹ không có nhiều tiền chỉ có được từng ấy. Con cầm đi.

Tôi rút ra khoảng 300 rồi đưa hết cho mẹ nói

- Mẹ ơi,  con lấy chỗ này thôi. Tiền học  phí thì con sẽ được miễn rồi.  Còn ăn tiêu thì con ăn ở quán của bà rồi.  Mẹ cầm chỗ tiền kia bảo bố trả bác cả đi. Con biết bố vay bác cả cho con.  Nhưng con không cần dùng đâu ạ.

Mẹ tôi ngập ngừng

- Con cầm lấy, con mà không cầm bố sẽ mắng đấy.

Mẹ con tôi cứ đùn đẩy nhau thì bố tôi bước vào

- Cầm lấy đi. Mau lên không muộn.

- Nhưng bố ơi con...

- Không nói nữa.  Cầm lấy.

Vì sợ bố nên tôi đành phải cầm rồi cất cẩn thận trong túi.  Bước theo bố ra ngoài. Tôi cúi đầu chào mẹ và em gái rồi leo lên chiếc xe đạp của bố để bố chở đi. Ngồi sau tôi bất chợt vòng tay ôm lấy bố

" bố ơi,  con cảm ơn bố "

Bố vẫn im lặng, oằn mình đạp xe, còn tôi thì thấy một niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Khi tôi  chuẩn bị bước lên chiếc ô tô, thì bố ở phía sau mới nói vọng lên

- Nhớ học tập tốt con nhé..

Nước mắt tôi trào ra,  tạm biệt bố tôi bước lên xe,  bắt đầu hành trình mới....

*******
Sau hai ngày nghỉ cuối tuần,  đến trường tôi lại giáp mặt với cậu ta.  Vẫn bực tức vì chuyện mất chiếc cặp,  tôi nhìn cậu ta với ánh mắt tức giận

- Nhìn gì? Định đánh tao à? ( Cậu ta hỏi)

- Đồ điên.

- Có cặp mới rồi cơ à?  Giàu nhỉ?

- Cũng nhờ ơn cậu cả đấy.

Cậu ta cười phì một phát rồi ngồi xuống chiếc bàn. Một lát sau, có một cô gái trông rất sành điệu,  tóc tém bước vào lớp.  Cô ta tiến xuống phía bàn dưới chỗ cậu ta và tôi đang ngồi. Quàng hai tay lên cổ cậu ta,  cô ta hôn cái chụt một phát vào má cậu ấy như chỗ không người rồi nói

- Nhớ anh quá. Em ngồi cùng nhé được không?

Cậu ta liếc sang nhìn tôi,  rồi  gật đầu

- Ngồi đi cưng.. Anh bao toàn bộ cái bàn này rồi. ...

Cô ta uốn éo ngồi xuống giữa tôi và cậu ta. Quay sang tôi,  cô ta  nguýt một cái rõ dài rồi hất hàm nói

- Cô nàng xấu xí mà anh vẫn hay nói đây hả? Nhìn là thấy khó ưa rồi. Hứ

Vuốt ve lên hai bên má cô ta,  cậu ta cười

- Để ý làm gì em?  Kệ cô ta đi.

Họ cười khúc khích với nhau khiến tôi khó  chịu.  Vất sách vở ở lại, tôi bước ra ngoài hành lang để hít thở không khí cho thoải mái và để cho họ có khoảng thời gian riêng tư bên nhau không lại trách tôi là kì đà cản mũi. Nhìn những cử chỉ của họ lúc nãy Bất chợt trong lòng tôi lại dâng lên một nỗi nhớ  anh. Dẫu Biết anh  cũng sống ở thành phố  cùng mình, nhưng do chẳng có tí thông tin nào nên tôi cũng chẳng biết rõ anh ở đâu và bây giờ anh trông như thế nào. Có gặp ngoài đường chắc tôi cũng chẳng thể nhận ra được vì đã 8 năm nay chúng tôi chưa gặp lại. ... Mà có gặp lại chắc gì anh đã nhớ tới cô bé xấu xí ngày xưa chứ....

Đang suy nghĩ vẩn vơ thì Lan-cô bạn học trong lớp đi tới. Cô ấy giơ một ly trà sữa ra trước mặt tôi rồi cười

- Cậu uống đi.

Nhận ly trà sữa trên tay cô ấy, lúc này tôi mới có dịp để ý kĩ. Cô ấy đúng thật là một cô gái thật xinh đẹp,  quyến rũ gia đình lại thuộc diện giàu có .  Chả trách bọn con trai trong lớp cứ vây lấy.  Không như tôi,  xấu xí,  vụng về còn nghèo khổ nên chẳng ai thèm để ý.

- Cảm ơn Lan.

- Nhà cậu ở đâu?

- Mình ở quê. Quê mình tận dưới Thái Bình cơ.

Lan reo lên thích thú

- Ôi thế là cùng quê với tớ rồi.  Bà ngoại tớ cũng ở Thái Bình.

Tôi ngạc nhiên hỏi lại

- Thật á?  Vậy cậu có hay về bà ngoại chơi không?

- Tớ ít về lắm. Vì bố mẹ bận nên thỉnh thoảng mới về.  Tớ cũng rất thích được về quê. Ở quê không khí trong lành,  dễ chịu không giống như ở đây,  ngột ngạt bí bách.

- Ừ,  đúng rồi. Lúc nào cậu có thời gian tớ mời cậu về nhà tớ chơi.

- Nhất trí luôn.  À,  Lệ này.  Sao tớ thấy cậu ít giao tiếp với các bạn trong lớp thế? Cậu ngại gì à?

Tôi bối rối,  cúi mặt xuống

- Không phải,  tại vì tớ xấu xí nên các bạn ấy cũng không muốn chơi cùng.

- Do cậu tự ti với chính mình đấy.  Cậu phải tự tin lên.  Tớ tin mọi người sẽ quý mến cậu thôi.

Tôi quay sang cô ấy mỉm cười

- Cảm ơn cậu.

Reeng..... Reeng...

Chuông báo tiết học mới bắt đầu. Chúng tôi rảo bước vào lớp.

Ngồi xuống,  tôi lôi sách vở ra để trên bàn. Hôm nay thấy bảo có giáo viên mới sẽ dạy môn Tiếng Anh này và người đó rất khó tính nên tôi cũng thấy lo. Vì trong tất cả các môn thì môn Tiếng Anh là tôi kém nhất.

Quay sang phía cậu ta, thì tôi phát hiện ra cậu ta và cô ả kia đã đi biến mất tiêu. Đúng là một tên liều lĩnh,  dám trốn tiết học của thầy được mệnh danh là khó tính nhất trường, kiểu gì cũng bị phạt cho coi. Vừa nghĩ tôi vừa cười thầm trong bụng thì thầy giáo bước vào lớp.



















Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#full