Chương 3: Cuộc sống mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Mai được cô chủ nhà mời ăn một món ăn mà có lẽ là ngon nhất trong những tháng ngày ở sa mạc vừa rồi. Đây là món cơm nấu bằng gạo nâu cùng với thịt gà, củ quả và rất rất nhiều gia vị đặc trưng của người Hồi. Cô đã ăn một lần món này ở Hà Nội, tên của nó là Pilaf một món ăn dân dã truyền thống của nơi đây nhưng vị của nó nơi đây đậm hơn, cay hơn có lẽ do khẩu vị của người dân bản địa.

Mai vừa ăn vừa ngắm nhìn cô Ayesha múc từng muỗng đồ ăn, không khí bên trong lều im lặng nhưng Mai vẫn nghe thấy tiếng cừu và dê xung quanh nơi đây.

- Tên cháu là gì vậy? Cháu đến từ đâu?

- Cháu tên Mai ạ. Cháu đến từ Việt Nam. Cô có biết nước Việt Nam không?

Thấy người phụ nữ ngẩn ra thì Mai biết được rằng không phải người Ả Rập nào cũng biết nhiều về thế giới nhất là về đất nước Việt Nam nhỏ bé thân yêu của cô.

- Cô cứ nghĩ cháu là người Trung quốc cơ. Mấy tháng trước có một đoàn người Trung Quốc đến đây tuyên truyền gì đó nhưng sau đó đã quay về rồi không quay trở lại nữa.

- Có cách nào để cháu có thể liên lạc được với các thành phố lớn không ạ?

- Lát nữa cháu hỏi chồng của cô xem nhé.

Cũng không hy vọng gì nhiều lắm về việc có thể bắt được liên lạc với đại sứ quán nhưng mong sao có thể tìm được nơi có internet và điện thoại để báo tin cho mọi người. Mà giữa lục địa toàn cát này thì lấy đâu ra điện chứ.

Một lúc sau có hai người vào trong lán trại, đó là chồng cô Ayesha - chú Adee và con trai hai người Ahmed. Họ là người đã cứu Mai khi cô suýt chết trong bão cát và đưa cô về đây. Chú Adee có dáng người to vai hùm bụng lớn, vẻ ngoài của hầu hết những đàn ông trung niên còn Ahmed trông vạm vỡ và khỏe mạnh. Hai cha con đều mang làn da rám nắng, phong trần do là người lao động trên sa mạc.

- Cô gái tỉnh rồi này. Chào đón cháu đến với làng du mục Jedda

Mai chào lại chú bằng câu chào nổi tiếng của người đạo hồi. Sau đó mọi người và Mai tiếp tục bữa ăn.

Người Ả Rập theo văn hóa hồi giáo, hầu hết những văn hóa của họ đều dựa trên đạo hồi và luật pháp của họ cũng vậy. Họ vô cùng tín giáo, một chút sai lầm cũng không thể xảy ra. Tôn giáo của họ đã dạy họ công bằng công bằng, khiêm tốn, tránh xa rượu bia và thịt lợn. Hồi Mai còn ở đại sứ quán đã học được rằng thiếu tôn trọng đạo hồi là một sự xúc phạm kinh khủng đến họ.

Sau bữa ăn Mai tranh thủ hỏi chú Adee về nơi có thể gọi điện thoại cũng như cách liên lạc với thành phố lớn, nhưng nhận được một tin bẽ bàng rằng ngôi làng có điện gần gần nhất cũng cách đây một tháng đi ngựa. Chú Adee hứa là khi có đàn giao thương đến ngôi làng đấy sẽ cho tôi đi nhờ đến.

Mai được gia đình cô chú kể nhiều về cuộc sống nơi đây, cuộc sống giữa biên giới hai nước cũng khó khăn vô cùng với một ngôi làng tiền thân là một bộ tộc du mục nhỏ. Vợ chồng cô chú cố gắng chăn đàn gia súc để nuôi cậu con trai duy nhất Ahmed đến giờ.

Đến giờ ngủ, Mai ngủ cạnh cô Ayesha, vì ngủ quá nhiều nên mặc dù mắt vẫn còn đau và mệt nhưng cô cũng không ngủ được nữa. Thế rồi cô nhẩm đếm quãng thời gian từ lúc sự cố máy bay đến nay. Lẩm nhẩm như vậy, trải qua lâu như vậy mà Mai nhận ra mình mất tích mới được 20 ngày tròn. Không biết gia đình như thế nào, không biết đoàn của cô đã được cứu hộ thành công chưa. Mai lặng lẽ lau đi giọt nước mắt.

Sáng hôm sau Mai thức dậy trong những tiếng ồn và nhiệt độ đang không ngừng tăng cao tạo nên cảm giác bức bối. Có tiếng mắng nhiếc đang xảy ra ngoài lều.

- Ông Adee đâu rồi mau ra đây.

- Tại sao ông lại mang lũ ngoại nhân Trung Quốc đến đây hả

- Ông không nhớ là bọn nó đã yêu gì và bị dân làng đuổi đánh ra sao ư?

Bên ngoài là hàng loạt âm thanh láo nháo như thể rất nhiều người cùng tập chung nói một lúc vậy. Mặc dù có thể nói được tiếng Ả Rập nhưng cô nghe chữ được chữ không do người dân nơi đây sử dụng khá nhiều ngôn ngữ địa phương. Chú Adee phải ra giải thích rằng tôi là một người Việt Nam và không hề có chút nguy hại nào với dân làng thì họ mới thôi làm loạn lên cả.

Phải cảm ơn chú rất nhiều vì trong thời điểm gia đình khó khăn mà còn cưu mang một kẻ ngoại lai rồi bị dân làng chỉ trích thật là có lỗi với gia đình họ. Mai mong muốn phải làm gì đó để báo đáp bằng không cô cũng không muốn ăn không của gia đình họ ngày nào.

- Cháu có thể làm gì giúp đỡ không ạ? Cháu có chân tay khỏe mạnh và cháu sẽ làm việc như để trả tiền cháu ăn ở nhờ nhà mình ạ

Mặc dù cô và chú liên tục từ chối vì cho rằng ai lại có thể đối xử với khách như vậy nhưng Mai nói với họ rằng sẽ rất áy náy nếu không giúp được gì. Thế rồi Mai được giao công việc cùng cô Ayesha đi vắt sữa, đay là công việc nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi phải có sự học hỏi.

Trước khi ra ngoài Mai được cô cho mượn quần áo, đó là một cái váy rộng thùng thình dài đến gót chân màu đen. Trên đầu còn được trùm một cái khăn che kín tóc và vai. Khá là bất tiện khi phải lao động bằng bộ trang phục thế này nhưng đành chịu thôi, tôn giáo của họ không cho phép phụ nữ được để lộ gương măt, đầu tóc với người ngoài.

Bước ra ngoài lều là đầu tiên Mai đến với khung cảnh như chỉ có trên phim, một tổ hợp lớn các lều trại được dựng quanh san sát nhau. Khác với trên sa mạc ở đây có một số ít cây cao và đồng cỏ thấp nhưng khô cằn tạo nên một không gian du mục hoàn toàn mới mẻ. Ở đây đàn ông ra ngoài thường mặc áo choàng trên đầu đội mũ có vạt dài như khăn, đai lưng dắt một con dao găm nhỏ vỏ bạc lấp lánh, trên cổ là vòng với nhiều họa tiết khác nhau. Mẫu số chung cho những người phụ nữ ở là không được tiếp xúc với những người đàn ông khác ngoại trừ chồng và con trai của họ vậy nên họ choàng khăn kín mặt và vô cùng bí ẩn.

Đàn ông đi chăn cừu ở tít tận đồng cỏ phía bên kia ngôi làng, còn phụ nữ có trách nhiệm cho bò và trâu ăn sau đó vắt sữa cho chúng. Đàn bò nhà cô Ayesha có khoảng 20 con không phải là nhiều nhưng cũng đủ cho Mai choáng váng. Gia đình khác còn có số lượng nhiều hơn nhưng cô nghĩ vắt xong chỗ này thì chắc tay phải bó bột mất.

Dưới sự giúp đỡ của cô, Mai nhanh chóng quen dần với công việc, thỉnh thoảng có mấy người phụ nữ khác đên hỏi thăm.

- Kia phải cô gái người Việt Nam không bà Ayesha

- Tướng người vùng đấy nhỏ thật, có thể làm được việc gì chứ

- Cảm giác như cô ấy như mới lớn vậy. Không phải là bỏ nhà đi đấy chứ?

Ayesha khá bực mình với những kẻ nhiều chuyện, bà đuổi thẳng cổ họ ra ngoài và phàn nàn về cách cư xử của họ

- Các bà lắm điều thật, chúa trời sẽ không tha thứ cho những kẻ bới móc một cô gái yếu đuối lưu lạc đến đây đâu.

Cuối buổi cũng xong mấy chục bình sữa, Mai và cô Ayesha đang đợi Ahmed đến đánh xe ngựa đến chở sữa và hai cô cháu về. Trên đường về nhà gió vô cùng mạnh, trong không khí còn hòa lẫn một chút cát. Da của Mai đang bị khô đi vì cái nóng khô của khí hậu mang lại.

Tối nay Mai được thưởng thực món thịt cừu nướng củi, món ăn có mùi gia vị nhiều. Mai trông thấy có là nguyệt quế, dầu oliu và vô vàn thứ khác, nhưng Mai không ăn quen thịt cừu chỉ nếm hai ba miếng cho phải phép.

- Sao vậy Mai?

- Ở quê hương cháu cũng ít khi ăn thịt cừu ạ.

Mai cười trừ khi thấy mọi người đối xử tốt với mình mà mình lại chê món ăn thì không ổn lắm. Thấy Mai có vẻ không ăn quen, cô Ayesha vào trong bếp lấy cơm gà Pilau từ bữa hôm trước. Chú Adee cũng chưa về nên trong bữa chỉ có ba người Mai, cô Ayesha và Ahmed.

Sắc mặt của Ahmed cũng không được vui lắm không biết chuyện gì đã xảy ra. Cậu ta đứng phắt dậy ném miếng thịt xuống đất.

- Đúng là đồ xui xẻo kén chọn

- Ơ! Tôi...

- Cô có biết là mọi người chỗ tôi đều nói rằng cô là đồ xui xẻo không. Vì cô mà bố mẹ tôi bị dân làng mắng nhiếc.

Mai đứng hình mất một lúc, cô tức lắm, cô cũng có muốn thế đâu nhưng do hoàn cảnh bắt ép mà. Nếu như Mai ngày trước thì đã bật lại rồi, nhưng nghĩ lại dù gì thì người ta là chủ nhà lại còn cho cô ở nhờ nữa nên là Mai nén cười

- Thế cậu năm nay bao nhiêu tuổi hả? Có biết tôi bao nhiêu tuổi không mà lại quát to thế.

- Tôi 20 rồi nhìn cô giỏi lắm cũng chỉ 18 thôi

Không nhịn được cười phá lên, thì ra cũng chỉ là cậu nhóc, bằng lứa tuổi kia người ta vẫn còn học đại học năm thứ hai đấy

- Nhưng mà chị 24 rồi mau gọi chị đi

Cậu ta nghe vậy mặt hết xanh rồi đỏ, ngộ nghĩnh vô cùng chắc là đang tức xì khói lên. Đúng là con trai Ả Rập đứa nào đứa nấy trông trưởng thành sớm nhìn Ahmed mà cứ ngỡ bằng tuổi mình chứ. Cậu ta tức lên rồi vùng vằng bỏ vào lều.

- Thì ra là một cậu nhóc. Haiz

Cô Ayesha cầm bát cơm đi ra đúng lúc chú Adee cưỡi trên lưng ngựa chở về. Chú nhanh chóng cầu nguyện

- Tạ ơn thánh Allah đã cho con bữa ăn này.

- Mà thằng Ahmed đâu rồi?

Cô chú nhìn quanh mà chẳng thấy nó đâu mà cũng không hỏi nhiều nữa trong lòng cô chú chắc hẳn là nó đang đi chơi với đám bạn rồi. Mà hai người họ không biết thằng bé vừa bị Mai chọc tức xì khói lên bỏ vào trong lều mất rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro