Chương 4: Những khó khăn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Mai đã ở đây gần một tuần, cô đã có thể chịu được với khí hậu nơi đây cũng có thể đã quen dần với lối sinh hoạt du mục chăn thả nhiều gia súc nhưng có điều cơ sở vật chất lạc hậu cũng đã khiến Mai rơi vào nhiều tình huống khó xử. Ẩm thực nơi đây khía Mai rơi vào cơn lốc vị giác với những món quá cay hoặc quá nặng mùi khiến cho da Mai nổi một ít mụn.

Ban đêm do không có đèn điện nên sinh hoạt của Mai thường bị đảo lộn như là thường xuyên sống trong tối, hay dường như không thể sử dụng được bất cứ đồ vật hiện đại nào.

Ngoài ra giếng nước ở phía xa ngoài làng nên giường như khiến cho mức độ vệ sinh của ngôi làng đang ở mức thấp. Thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân khiến họ bị mất nước hoặc các bệnh về tiêu hóa.

Mai thì gặp vấn khi cô tắm rửa và dưỡng da, thời tiết khiến làn da khô rát khó chịu cộng thêm đổ mồ hôi nhiều mà nước dùng để tắm thì rất lại hạn chế. Phụ nữ trong làng chỉ được phép ra giếng lấy nước để tắm khi không có người đàn ông nào xuất hiện quanh đấy. Vậy nên họ thường chỉ được tắm lúc tờ mờ sáng.

- Cô Ayesha, cô có thấy khó khăn khi phải đi xa vào lúc sáng sớm thế này không ạ ?

Mai xách theo cái xô bằng gỗ vừa lau mồ hôi vừa đuổi theo bước chân nhanh thoăn thoắt của cô. Ngoài hai cô cháu ra còn có những phụ nữ khác ra giếng lấy nước, hàng dài những người phụ nữ xếp hàng dài để đợi đến lượt mình.

Đến lượt hai cô cháu thì cô Ayesha múc nước còn Mai thì đứng kéo thùng nước lên. Việc kéo nước với một cô gái văn phòng thì cũng thật là quá sức đi, Mai thở phì phò, không may cô dẫm phải chỗ cát ướt khiến cho xô nước vừa kéo lên đổ sạch ra đất.

Những tiếng ồn ào từ phía sau Mai ngày càng rõ rệt, Mai trước đây không khỏe lắm những không đến nỗi vừa vận động một chút đã ngã ra đất như vậy đã thế còn làm đổ nước nữa. Ở giữa sa mạc này, nước ở cũng quý ngang với vàng hay đá quý.

- Con bé kia mày có biết là nước ở đây dễ cạn lắm không hả?

Một người phụ nữ to béo quát ầm ĩ lên sau đó bà ấy ấn dúi Mai xuống đất. Cô phòng bị rồi ngã ra, rất may có cô Ayesha đứng chắn trước mặt nếu không thì người phụ nữ chua ngoa này sẽ ăn thịt Mai mất.

- Này cái bà kia bà làm gì thế? Nó có làm gì nhà bà đâu?

- Kể cả không làm gì nhưng bà đây cứ thích chửi đổng lên đấy. Có biết năm ngoái chúng ta đã phải chịu hạn hán thế nào không. Một giọt nước cũng quý như vàng ấy.

- Đúng đấy.

- Đúng rồi.

Mọi người đều đồng tình với quan điểm của người phụ nữ kia cho rằng bà ta đang nhắc nhở mọi người phải tiết kiệm nước. Thấy như vậy cô Ayesha cùng đám người phụ nữ kia cùng cãi nhau om sòm. Lúc này Mai mới thấy biết ơn cuộc sống khi cô còn sống ở Việt Nam khi điện dùng thỏa thích và thậm chí cô còn lãng phí rất nhiều nước sạch.

Họ cãi nhau một lúc lâu sau đó vẫn phải về vì mặt trời sắp mọc hẳn, Mai múc lại nước giếng rồi về. Đi sau lưng người phụ nữ kham khổ kia cô thấy biết ơn thật nhiều vì gia đình đã cho một con bé vô dụng, ăn bám lại còn là người ngoại quốc nữa ở nhờ. Mai buồn lắm, nét buồn dấu sau chiếc khăn choàng màu trắng đang bay tứ tung trong gió.

- Con xin lỗi ạ. Lần sau cô đừng bảo vệ con như thế. Con xấu hổ lắm. Ngay cả việc nhỏ như xách nước mà con cũng làm không xong.

Cô Ayesha dừng lại, lắc đầu nhẹ nhàng, ánh mắt của cô làm mình nhớ lại người mẹ ở nhà của mình. Hình ảnh đấy làm mắt Mai ươn ướt. Cô tiến tới nhẹ nhàng ôm lấy Mai

- Ôi con ơi! Đó đâu phải lỗi của con, là do người đàn kia quá đáng lắm luôn đấy chứ. Con đến ngôi làng này gặp mụ ta đã đau khổ lắm rồi.

Mai tới ôm chặt lấy cô như người mẹ của mình, hiện tại cô chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn với cô. Có vẻ như người Ả Rập không quen cách bày tỏ tình cảm trực tiếp nên cô Ayesha đã mất vài giây bất ngờ mới tiếp nhận được cái ôm này.

Phần nào hiểu được khó khăn của nhũng người phụ nữ Ả Rập theo đạo hồi, họ vừa phải tuân thủ giáo điều, vừa phải chăm lo chồng con mà còn phải lao động sản xuất. Khó hơn nhiều với những người phụ nữ khác trên thế giới khi họ chưa đến được cánh cửa tự do.

Ngoài ra ngôi làng du mục này ngoài thiếu thốn về cơ sở vật chất mà về y tế và giáo dục khi những điều đấy vẫn con nhiều khó khăn. Mai đã gặp những thiết bị y tế thô sơ như thời cổ đại, hoặc nhiều người còn không biết đọc biết viết, những đứa trẻ phải đi làm từ lúc chúng chựa hoàn toàn trưởng thành.

Nhưng họ vẫn sống vì đây là một phần trong văn hóa cuộc sống của họ, mặc dù không biết chứ nhưng các bài thơ cổ hay lịch sử bộ tộc vẫn được kể lại thuần thục hàng ngày.

Có lẽ khác biệt thật nhiều trong văn hóa Trung Đông khiến Mai khó sống hơn những vùng khác mà Mai đã từng ở. Cô sẽ rời đi ngay nếu cô có thể đi nhờ chuyến xe đến ngôi làng có điện cách xa một tháng đi đường theo lời chú Adee.

Mai đang ăn sáng bằng bánh Rhoti và sườn bò nấu sữa chua, một món đặc trưng của người Ả Rập, họ thường nấu món ăn với sữa chua vì nó tốt cho hệ tiêu hóa. Trên sa mạc này rau củ ít ỏi mà cũng không được tươi ngon khiến cho vai trò của sữa chua càng trở nên quan trọng. Đây là một món ăn dễ làm vô cùng ở nhà cô chú Adee. Thấy chú Adee đã ăn xong bữa sáng Mai ngập ngừng hỏiÁ

- Chú ơi..

- Sao thế cháu ?

- À thì không biết bao giờ có chuyến đi đến ngôi làng mà chú kể ý ạ.

Chú Adee à lên một tiếng rồi gật đầu nói với Mai rằng đoàn buôn trao đổi sữa cùng với cừu sẽ xuất phát trong một vài ngày tới. Nghe thấy vậy Mai vô cùng vui mừng vì cuối cùng cũng được rời đi. Mai sẽ quay trở lại để báo đáp cô chú sớm nhất có thể.

- Ôi tuyệt quá ạ

Tối đến Mai lôi số đồ đạc trong chiếc va li cùng cô lưu lạc đến đây ra kiểm tra lại, mấy ngày qua do quá bận với cuộc sống mới nên chưa có thời gian kiểm đồ. Chiếc va li đã bị vỡ ở cạnh sườn sau khi bị va chạm cực mạnh trong cơn bão cát. Rất may thay là vẫn còn có thể đựng được đồ, trong vali của cô quý nhất là laptop, tiền mặt và bộ áo dài trắng cùng nón lá. Đây là bộ trang phục mà cô đã định mặc khi đáp xuống sân bay ở Dubai. Tiếc là không biết cô bao giờ có thể mặc lại nó không nhỉ ?

Trong mấy ngày này Mai vẫn giúp các cô Ayesha các việc vặt vãnh trong nhà,còn cậu Ahmed có vẻ đã có thái độ thân thiện hơn chắc tại cậu ấy nghe tin cô sắp phải đi vậy.

- Lần sau quay lại chị sẽ tặng nhóc một chiếc điện thoại.

Sau khi nói xong Mai đột nhiên quên mất ở cái nơi này không có điện thì lấy đâu ra sóng mà sử dụng thoại chứ.

- Điện thoại là cái gì cơ ?

Mai cười khổ cậu ấy còn không biết điện thoại là gì thì dùng nó thế nào đây.

- À à. Thế cậu muốn chị mang cái gì cho ?

- Không cần đâu, cô cứ mang cái gì ở chỗ cô cũng được. À mà cô cũng đừng quay lại nữa. Phiền thật đấy.

Sau khi nghĩ một hồi cậu nói với Mai là mang cái gì cũng được thái độ thì thờ ơ như thế nhưng Mai biết cậu ấy chỉ đang giữ lại chút sĩ diện cuối cùng thôi. Cô Ayesha đánh nhé vào tay Ahmed

- Con vô lễ quá. Mai à chàu không cần phải mang gì cho nó đâu.

- Mẹ à ?

Mai đã hứa theo nguyện vọng của cô Ayesha là mình sẽ mang một bộ áo dài truyền thống khi quay lại để làm kỉ niệm. Còn chú Adee là sẽ là một tẩu thuốc shisha mới.

Hôm sau, Mai đã chuẩn bị đầy đủ hành lý để cùng xuất phát với đoàn, cô được Ayesha tặng thêm lương khô để ăn dọc đường đi. Chú Adee đã gửi Mai cho chú trưởng đoàn Tallah để mang cô đến ngôi làn có tên là Shekha – một ngôi làng hiện đại hơn nơi đây với lộ phí đi đương là hai chú cừu. Mai biết ơn gia đình cô chú niều lắm, mong phước lành sẽ đến với gia đình cô chú.

Cứ như vậy ngồi trên chú lạc đà Mai chậm rãi rời khỏi ngôi làng Jeddah nơi đã cưu mang cô khỏi cơn hoạn nạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro