Phần 33 + 34

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

33

Tay cầm một điếu thuốc đang cháy, cảm tưởng như anh đang đi dạo. Đôi mắt tươi vui. Đoàn xe ấn tượng, phải không em? Thế là xong... Bốn tháng... Nói thế nào nhỉ? Bốn tháng chiếm đóng? Kháng chiến? Khiếp sợ? Mỗi người sẽ thấy những gì muốn thấy và sẽ không thấy những gì không muốn thấy...

Sau lưng họ, một vài con thuyền độc mộc trôi qua. Adèle quay lại. Những con thuyền đó có vẻ không có người hoặc đang chở những kẻ chạy trốn nằm sát mạn thuyền.

À! Anh phải nói cho em biết: anh là người Liban. Lại làm nghề kinh doan buôn bán. Anh len lỏi giữa các tầng bậc quyền lực và các chủng tộc. Ở đây, anh không phải da trắng cũng chẳng phải da đen. Người Châu Á. Có nghĩa chẳng là thá gì dù trên đe dưới búa. Quá mong manh, chẳng ai nghiền nát được. Rồi tới đây, những toán quân mà em vừa thấy đi qua và đội quân trên trời rơi xuống sẽ dọp dẹp tất cả. Người Châu Âu và người Mỹ, người Phương Tây như người ta vẫn thường nói khi đó đã được sơ tán. Giữa những kẻ nổi dậy và đội quân chính quy, người Châu Phi sẽ huynh đệ tương tàn và những kẻ sống sót rồi cũng sẽ kiệt quệ như đã chết. Chỉ còn lại những kẻ bất nhẫn, lính lê dương và bọn đầu trộm đuôi cướp, và bọn anh, những người Syria, Liban, một trong hai có thể mang dòng máu Indien, và những người Hy Lạp mà giờ người ta không còn biết là người Châu Âu, Trung Đông hay thậm chí là Châu Phi nữa. Là những kiều dân từ nơi khác đến, hoặc từ phương trời góc bể nào đến, bọn anh thoát ra khỏi vòng vây vì chẳng ai muốn giữ bọn anh lại mà cũng chẳng ai ngăn cản bọn anh đi. Còn em, có gia đình hay chưa nhỉ, em còn xa lạ hơn... Xa lạ như chiếc lá trong mờ trước lửa. Không ai thấy em, nhưng em dễ bị thiêu đốt rất nhanh. Em đến đây khi nào vậy?

Adèle trả lời: Hôm qua.

Hôm qua... Anh chàng người Liban lơ đễnh nhắc lại. Đừng lảng vảng nơi đây. Tình hình sắp tệ hơn. Hoặc mặc nhiên người ta sẽ cứu em. Họ đến đây vì mục đích đó: giải thoát bằng mọi cách. Sinh ra người da trắng đã muốn cứu rỗi thế giới. Anh rất nghiêm túc. Anh đưa em đi...

Anh đậu xe ở phía trên dốc, ở góc khách sạn.

Anh mở cửa xe. Cô vào ngồi.

Anh cho xe băng qua trung tâm, không để tâm đến sự qua lại của xe quân sự, tù binh mà lính chính quy đang giải giáp, những người da trắng cuối cùng mà người ta đang sơ tán, những xác người giờ đây đang la liệt trên các đại lộ. Những con chó lang thang và ăn xác chết. Xa hơn, ngoài trung tâm, một con ngựa đang phi nước đại, một con ngựa tự do và điên rồ mà không ai thèm bắt lại. Khắp nơi, những cánh cửa mở toang, hoặc he hé, không còn sự sống, bản thân những cánh cửa đó cũng đã chết. Nhưng cũng tự do, trong một khoảng thời gian, như con ngựa điên trên phố.

Anh không đưa em về cửa hàng của anh đâu, người lái xe nói. Anh đã hạ cửa sổ. Nếu anh mở cửa ra, người ta sẽ đến cướp đồ ngay, vì những lí do chính đáng không nơi nào có. Nếu em đồng ý, ta về nhà anh. Sau đó em có thể quyết định em sẽ làm gì.

Anh rẽ sang trái, vào một khu dân cư mà cô đã để ý thấy người ta chăng dây để phân lô khi vào thành phố. Những con đường thẳng tắp giao nhau ở góc phải.

Anh ở đại lộ Grétry, anh nói. Em làm nghề gì?

Thay vì trả lời, cô hỏi lại anh: Anh biết ai tên là Sainto không?

34

Tên à? Anh nói. Em muốn hỏi bí danh phải không? Ở đây, anh ấy được biết với tên là La Voix.

Người đàn ông Liban đã vào một khu vườn, trên một con đường rải sỏi. Con đường tạo đường cong, vòng qua trước thềm một ngôi nhà. Người dẫn đường đến mở cửa. Mời em, anh nói. Anh tiếp tục đi trên bậc thềm.

Ngày nào cũng vậy, anh nói trên đài phát thanh thành phố. Gần như suốt cả ngày, anh với một người Congo khác thay nhau, đây là người đọc bộ quy tắc simba. Quy tắc chào hỏi giữa dân thường và binh lính. Vệ sinh ăn uống: các đố ăn thức uống bị cấm, được khuyến cáo không nên dùng và các đồ ăn thức uống nên dùng. Quan hệ hài hòa giữa cha mẹ và con cái. Liệt kê những lời lẽ không được nói trong mối quan hệ này. Vai trò của phụ nữ trong cách mạng. Giờ mở cửa hàng và các dịch vụ thiết yếu... Tôi thuộc hết... Vì bị cấm nghe đài nước ngoài, nếu muốn nghe thông tin về khu vực và xen kẽ giữa các bản tin là một ít âm nhạc, người ta buộc phải bật đài phát thanh Simba... Những chương trình buộc phải cắt...

Anh đi về phía một cái bàn gỗ có một đài radio ở trên.

Nếu không người ta sẽ nghe. Anh bịt mũi và bắt chước giọng phát ra từ đài phát thanh. Không được nghe ai nói về vụ bắt cóc... Từ khi nào người bản xứ lại đi bắt cóc người ngoại quốc vốn đã xâm lược đất nước này trong thời gian lâu như thế và giờ vẫn còn áp bức một cách lén lút? Những câu nói liên quan đến kháng chiến và giải phóng giờ đâu rồi? Chẳng nhẽ chỉ có giá trị ở Châu Âu hay đã mang nghĩa khác khi vượt qua biên giới? Và đừng có đi tin những người nói với các bạn về sự khủng khiếp hay sự man rợ khi bản thân họ cũng không thể ngăn nổi những hố chất xác chết trên lãnh thổ của mình, khi mà từ những trại giam mà họ đã cố tình che giấu vẫn còn bốc khói thiêu những đám đông mất tích...

Anh chàng người Liban xoay nút đài radio. Tiếng đài lẹt xẹt, tiếng nói như bị cho vào máy nghiền.

Có phải em đang tìm người này, giọng nói này không? Người chủ nhà vừa hỏi vừa lại ngồi trên một chiếc ghế bành bằng gỗ sẫm có thành ghế rất to, trong khi đài radio vẫn tiếp tục lẹt xẹt. Anh định hỏi em là...

Anh im lặng và cô cũng im lặng.

Mảnh đất này lạ lắm, sau đó anh tiếp tục. Ai cũng tin mọi việc đều có thể nhưng rốt cuộc đều thất bại.

Nếu không biết đi đâu thì em có thể ngủ ở đây.

Và anh nói thêm: em không phải sợ gì hết. Anh có cùng sở thích với em. Có thể trẻ trung hơn chút ít. Anh bảo em rồi: ở đây cái gì cũng có thể... Anh chỉ phòng cho em nhé.

Vào giờ đi ngủ, vào lúc tạm biệt trong hành lang, anh nói với cô: Ngày mai, anh sẽ đưa em đến chỗ anh ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#deadline