An- vị ngọt đánh thức yêu thương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính:

- Sentaro, chủ tiệm bánh Doraharu, từng ngồi tù hai năm và vẫn chưa vượt qua được sự hối hận vì gây ra đau khổ cho người mẹ quá cố. Anh theo học việc và nhận lại tiệm bánh từ người chủ cũ, người coi anh là ân nhân vì đã bảo vệ ông. Anh sống vật vờ, đắm chìm trong cảm giác thất bại, mục tiêu duy nhất của anh là làm đủ tiền trả nợ cho bà chủ, anh không có đam mê, anh không thích đồ ngọt, thậm chí không thể ăn hết một chiếc bánh mình làm nhưng lại là chủ một cửa hàng bánh rán dorayaki. Mọi sự thay đổi cho đến khi anh gặp bà cụ Tokue.

- Bà cụ Tokue: năm 14 tuổi phát hiện bị hủi, một căn bệnh bị coi là vô phương thời đó. Bà bị bắt phải rời quê hương, gia đình, chuyển đến viện cách li bệnh nhân hủi ở Tokyo. Tuyệt vọng và đau khổ nhưng bà tìm được niềm vui trong vai trò người làm đồ ngọt ở viện. Bà cũng được chữa khỏi bệnh nhưng khi lệnh cách ly người bệnh được bãi bỏ, bà và nhiều người trong viện không còn nơi chốn để trở lại, gia đình không thừa nhận họ sau chừng ấy năm. Khi gặp Sentaro, bà đã 76 tuối nhưng bà vẫn khao khát làm việc, đam mê với đồ ngọt và giúp đỡ ông chủ. Bà Tokue đã dạy và truyền lại bí quyết làm nhân đậu đỏ cho Sentaro cũng như truyền cho anh niềm đam mê với công việc, tình yêu cuộc đời. Anh tìm ra ý tưởng bánh dorayaki của mình. Thậm chí ở bản movie, anh quay về với bánh dorayaki và mở cửa tiệm ven đường của chính mình.


-----------------


"Bà tin rằng tất cả mọi thứ trên thế giới này đều có ngôn từ. Bất kể thứ nào cũng vậy, những người qua lại trên khu phố mua sắm là hiển nhiên rỗi, những sinh thể đang sống, à không, ngay cả với nắng hay gió, bà đều nghĩ rằng chẳng phải mình có thể lắng nghe tất thảy hay sao. Có lẽ đỗi với cậu chú,  bà là một bà già lắm lời, nhưng mà bà vẫn còn tiếc nuối vì đã không thể truyền đạt cho cận những điều vô cùng quan trọng. "


"Dù là giấc mơ gì chăng nữa, chắc chắn rồi sẽ có lúc, cháu tìm thấy điều mình đang tìm kiếm, bà nghĩ rằng khi cơ hội ấy đến, cháu sẽ nghe được tiếng nói nào đó. Đời người dứt khoát không phải là thứ đơn sắc. Sẽ có lúc sắc độ hoàn toàn thay đổi đấy.

Bà đã ở cuối ngưỡng cuộc đời rồi. Chính vì lẽ đó, bà mới nghiệm ra điều ấy. 

Trong trường hợp của bà, bà đã nghĩ mình phải sống cả đời cùng căn bệnh Hansen, nhưng từ lúc bắt đầu vào viện điều dưỡng, sau đó mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, và khi đến được điểm kết thúc như bây giờ, sắc màu từng ngày từng ngày trong cuộc sống của bà dường như đã rất khác nhau. 

 Chỉ toàn chuyện đắng cay thôi. Lẽ đương nhiên, cũng có thể gọi như vậy. 

Nhưng trong những năm tháng sống ở đây, bà cũng nhìn ra một số chuyện. Dù có phải mất mát điều gì to lớn nhường nào, dù bị mọi người đối xử tệ bạc như thế nào, vẫn không thay đổi sự thật rằng bọn bà đều là con người. Cho dù có mất cả tứ chi, nhưng vì đây không phải là căn bệnh chết người, bọn bà chỉ còn cách tiếp tục sống. Trong cuộc đấu tranh không có cơ hội chiến thắng dường như cứ tiếp tục giày vò nơi đáy sâu bóng tối, bọn bà chỉ biết bám vào một điều duy nhất rằng mình cũng là con người và cố gắng giữ niềm tự hào đó. 

Cậu chú à, có lẽ điều đó đã khiến bà có thế "lắng nghe". Bà nghĩ rằng con người là sinh thể luôn mang trong mình những tiềm lực. Vì thế dần dần bà đã có thể "lắng nghe". Những chú chim đến Tenseien dạo chơi, côn trùng, cây cối, cỏ hoa. Gió, mưa, ánh sáng. Mặt trăng. Bà tin rằng tất cả đều có ngôn ngữ riêng. Chỉ việc lắng nghe chừng đó thôi, một ngày của bà đã trải qua hết sức ý nghĩa rồi. Chỉ cần ở trong khu rừng của Tenseien, cả thế giới đã có trong đó. Chỉ cần lắng nghe tiếng thì thầm của những vì sao đêm, bà cũng có thể cảm nhận dòng chảy thời gian vĩnh hằng. 

Cậu chú à. Khách hàng không quay trở lại, chắc là cháu đang gặp khó khăn lắm. Vì cậu chủ tử tế nên đã không nói ra rõ ràng nhưng bà là nguyên nhân khiến cho tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn phải không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh hủi đã được bãi bỏ rồi, nhưng dường như xã hội vẫn không thay đổi nhiều. Dù vậy, xin cháu hãy lắng tai nghe khẳp đây đó. Lắng nghe những lời nói không thể nghe thấy từ những người bình thường, lắng nghe, lắng nghe, và hãy làm bánh dorayaki. 

 Chỉ cần như thế, bà tin rằng chẳc chắn tương lai của cậu chú, cũng như tương lai của tiệm bánh Doraharu sẽ được mở ra."


"Thời còn nhỏ, bà là đứa trẻ không có ước mơ gì đặc biệt kiểu như sau này muốn làm gì. Dù thế nào thì đó cũng là thời chiến mà, bà cảm giác như nỗi bất an mơ hồ không biết mình có thể sống đến khi nào còn lớn hơn cả suy nghĩ bản thân có muốn làm gì hay không. 

Thế nhưng, khi mắc căn bệnh này, biết rằng mình không thể ra ngoài xã hội lẫn nào nữa, bà Iại dần có ước mơ muốn làm gì đó, và bà cảm thấy hết sức khổ sở. 

Đầu tiên, như bà đã từng nói với cháu trước đây, bà muốn trở thành giáo viên. Bà thích trẻ con, bà cũng thích học nữa. Thực tế, bà cũng đã học ở trường trong khuôn viên này, rỗi khi trưởng thành bà cũng từng làm những buổi giống như giờ dạy học dành cho các trẻ bị bệnh ở đây. 

Thế nhưng, tiếng nói sâu thẳm trong Iòng là bà thưc sự muốn ra bên ngoài dãy tường này. Bà muốn ra ngoài xã hội và thử làm việc thật đàng hoàng. Giống như mọi người hay nói, bà cũng muốn làm việc để cổng hiến cho con người, cho xã hội. 

Suy nghĩ này cứ theo bà suốt thôi. Nếu như còn bị bệnh thì bà không biết sẽ ra sao, thế nhưng ngay cả khi đã khói bệnh mà bà vẫn không thể ra ngoài khuôn viên này. Trong khi bà muốn làm việc đến thế, muốn trở thành người có ích cho đời đến thế thì hiện thực vẫn là cánh cổng này cứ đóng lại mãi, và bà được nuôi ăn bằng tiền thuế của những người trong xã hội. 

Không biết bao Iần bà đã có suy nghĩ muốn tự tử. Có lẽ vì trong thâm tâm, chắc hắn bà đã nghĩ rằng con người không có ích cho xã hội thì cứ sống cũng vô dụng. Vì bà có đức tin rằng con người được sinh ra là để có ích cho con người, cho cuộc đời. 

Tuy nhiên, không biết từ bao giờ và từ dịp nào, bà đã thay đổi suy nghĩ. 

Lần bà còn nhớ rõ là khi một mình đi dạo trong khi rừng ở đây, khoảnh khắc nhìn trăng tròn sáng lấp lánh. Đó là dạo bà bắt đầu "Iắng nghe" được tiếng xào xạc của cây cối, hay tiếng của côn trùng, tiếng chim. 

Nhờ ánh trăng, mọi vật xung quanh phủ lớp sáng xanh bạc, cả cây cổi cũng rung động như thể tự thân toát ra khí chất nào đó. Trên con đường trong khu rừng ấy, thật sự chỉ có mình bà và trăng đối diện nhau. 

 Bà đã nghĩ trăng đẹp làm sao. Say mê nhìn ánh trăng, vào lúc ấy bà quên đi những chuyện như bản thân mình đang chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, mình không thể ra ngoài khu cách ly này. 

 Ngay lúc đó, bà có cảm gíác hình như quả thực mình đã nghe được gì đó. Dường như ánh trăng dịu đàng thì thầm với bà rằng: 

 "Ta muốn cháu nhìn thấy ta.

   Vậy nên ta đã tỏa sáng thế này đây." 

Từ khoảnh khắc đó, với bà mọi thứ dần trở nên khác biệt. Nếu không có bà, sẽ không có ánh trăng tròn hôm ấy. Cũng không có cây cối. Không có gió. Nếu mất đi điểm nhìn của bà, hẳn là mọi thứ bà đang nhìn cũng sẽ biến mất. Chuyện chỉ đơn giản thế thôi. 

Tuy nhiên, nếu không phải chỉ có mình bà, nếu tất cả mọi người không cần nữa thì sẽ như thế nào? Và nếu không phải chỉ mỗi con người, nếu tất cả những sinh mệnh có khả năng cảm nhận sự vật trên đời này đều biến mất thì sẽ như thế nào? 

Trong thể giới bình đẳng vô hạn ấy, tất cả mọi thứ sẽ biến mất. 

Có lẽ cậu chủ sẽ cho rằng đây là suy nghĩ thật hoang tưởng tự đại. 

Thế nhưng, cách suy nghĩ này đã khiến bà thay đổi. Chúng ta được sinh ra là để quan sát, lắng nghe cuộc đời này. Thế giới này chỉ mong mỏi đến chừng ấy thôi. Nếu là như thể, dù bà không thể trở thành giáo viên, dù không thể trở thành người Iao động, chắc chắn vẫn có ý nghĩa nào đó khi bà được sinh ra trong cuộc đời này. 

Vì bệnh bà sớm được chữa khỏi nên không để lại di chứng nhiều đến mức gây chú ý, bà có thể ra ngoài. Bà thậm chí đã được nhận làm ở tiệm Doraharu. Bà nghĩ mình thật may mắn. 

Tuy nhiên trong thế gian này, cũng có những đứa trẻ chào đời rồi chỉ sống vỏn vẹn khoảng hai năm là tuyệt mệnh. Và bà đã suy nghĩ nếu thế thì trong nỗi bi ai của nhân gian, ý nghĩa cúa việc đứa bé đó được sinh ra là gì? 

Bây giờ bà đã hiểu được. Việc đó chắc chắn là để bầu trời, gió, hay ngôn từ được thu nhận theo cảm giác của đưa bé ấy. Thế giới đứa bé cảm nhận cũng vì vậy mà được sinh ra. Vậy nên, đứa bé ấy cũng đã được sinh ra với ý nghĩa rõ ràng. 

Với cách nghĩ tương tự như thế, nhũng người dành phần lớn cuộc đời đấu tranh chống lại bệnh tật giống như chồng bà, hay nếu quan sát xung quanh sẽ thấy những sinh mệnh bất đắc dĩ cũng đành phải lìa đời trong tiếc nuối, tất cả đều có ý nghĩa khi được sinh ra. Vì thông qua những cuộc đời đó, bầu trời hay gió được cảm nhận. 

Không chỉ những người đã bị căn bệnh Hansen hành hạ, bà cho rằng chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ có lúc nghĩ mình sống trên đời này hẳn phái có một ý nghĩa nào đó. 

Câu trả lời đó... rằng việc sống là có ý nghĩa, bây giờ bà đã hiểu thấu suốt. 

Đương nhiên, nói thế không có nghĩa là những vấn đề trước mắt đã được giải quyết, cũng có lúc bà cảm thấy việc sống chỉ là những nỗi đau kéo dài triền miên. 

Bà ấy mà, đã từng có lúc rất hạnh phúc. Đó là khi bọn bà giành chiến thắng trong cuộc phán xét, là khi luật giam cầm những người như bà được bãi bỏ, bà có thể tự do ra ngoài. Bởi vì đó chính là mục tiêu đã giúp mọi người cố gắng sống cả mấy chục năm qua. 

Thế nhưng niềm vui ấy lại trở thành mặt trái của nỗi buồn.

Có thể bước ra ngoài dãy tường đông thụ và đi dạo phố. Có thể di xe buýt hay xe lửa. Thậm chí nếu muốn đi du lịch cũng có thể đi được. Những điều ấy lẽ đương nhiên là chuyện rất hạnh phúc. Bà không thể nào quên được khoảnh khắc có thể bước ra ngoài sau khoảng thời gian năm mươi năm. Mọi thứ đều như bừng sáng. Thế nhưng trong Íuc đi bộ bà đã nhận ra một điều. Dù có đi đến đâu bà cũng không thấy người quen biết, cả gia đình cũng không còn nữa. Dù có đi đến đâu, bà cũng cám giác như chỉ mỗi mình đang lạc lõng giữa đất nước xa lạ. 

Đã quá muộn rồi. Cái tuổi được trả tự do đã đển quá muộn rồi. Nếu được tự do sớm hơn tối thiểu là hai mươi năm, có lẽ bọn bà đã có thể xây dựng lại cuộc đời ở thế giới bên ngoài. Thế nhưng, khi đển tuổi sáu mươi, bảy mươi, dù người ta có nói là 'vâng, bây giờ mọi người đi được rồi đấy' thì với bọn bà đó cũng là điều không thể thực hiện được nữa rồi. 

Niềm hạnh phúc khi được ra ngoài. Nó càng lớn chừng nào thì sự thật về thời gian đã mất, về cuộc đời không thế quay lại lần thứ hai càng trở thành nỗi đau có sức công kích mạnh mẽ. Cám giác ấy, cháu hiếu không? Mọi người ở đây, đến lúc có thể ra ngoài và trở về đâu đó, tất cả đều đã thành những khuôn mặt mệt mỏi kiệt cùng. Đó không chỉ là sự mệt mỏi về mặt thế xác, bởi vì nỗi đau ấy tuyệt đỗi sẽ không bao giờ biến mất. 

Thế nhưng cũng chính vì vậy mà bà đã làm bánh kẹo. Làm đồ ngọt, rồi lại được những người chiu nhiều đau khổ ăn đồ ngọt mình làm. Và nhờ thế, bà đã có thế tiếp tục sống.

Cậu chú à. Chắc chắn việc cháu sống trên đời này cũng có ý nghĩa nào đó. 

Bà nghĩ rằng thời kỳ đau khổ cháu sống trong tù, hay cơ duyên làm bánh dorayaki, mọi thứ đều có ý nghĩa. Và dường như thông qua tất cả những cơ duyên đó, cháu được sống cuộc đời cúa mình. Rồi chắc chắn một lúc nào đó, sẽ đến ngày cháu có thể thốt lên rằng đây là cuộc đời của tôi. Dù cháu không trở thành nhà văn, hay không trở thành thợ làm bánh dorayaki, sẽ có ngày cháu bắt đầu lại mọi thứ theo cách của cháu. 

Lần đầu tiên bà tình cờ trông thấy cậu chú là vào ngày đi dạo mà bà đã quyết định một tuần dành một lần để thực hiện. Bà vừa đi bộ vừa say sưa ngắm nhìn dãy hoa anh đào cúa khu phố chợ ấy, thế rồi khi ngửi thấy mùi ngọt, bà đã phát hiện ra tiệm Doraharu. 

Và sau đó bà nhìn thấy cậu chú. 

Bà thấy khuôn mặt cháu. Đôi mắt cháu trông có vẻ rất buồn. Ánh mắt ấy đã khiến bà nhìn cháu và rất muốn hỏi cháu rằng có chuyện gì khiến cháu đau khổ như thế. Đó là ánh mắt trước đây cúa bà. Đó là ánh mắt cúa bà khi phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không thể ra ngoài dãy tường đông thụ nữa. Và như thế bị một lực đẩy vô hình kéo đi, bà đã đứng trước tiệm lúc nào không hay. 

Vào lúc ấy, bà nghĩ thế này. Nếu chồng bà không bị bắt triệt sản và bà có con, cậu chú à, chắc chắn con bà bây giờ cũng cỡ tuổi của cháu đấy. 

 Và từ đó, bà..."

   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro