Tường Thuật IV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

XIN MỜI CÁ BẠN THEO DÕI TƯỜNG THUẬT IV
        
TƯỜNG THUẬT – IV
       “Mr.Đại- như cách gọi luôn ở mức thì thầm của đám bề dưới – qua những lời đồi thổi
thường có thói quen thích tổ chức tại tư gia những cuộc vui văn nghệ. Có tháng tới vài lần. Đời người chỉ có ăn rồi uống , rồi làm tình,thì sao gọi là cuộc sốngđích thực được.Ngài rất thích cái cặp từ ‘đích thực’ của đám văn nghệ sĩ. Nó diễn tả đầy đủ một cách sang trọng và chính xác sự diễn mãn của một hoạt động nào đó. Giá trị đích thực, hạnh phúc đích thực,tài năng đích thực...khỏi phải diễn giải dài dòng mà ai cũng hiểu.
        Một người sang trọng, có đẳng cấp, là phải có cuộc sống đích thực.”
                                                                       (Trích tiểu thuyết Mối Chúa,
                                                                   chương“Những thì thầm về Mr.Đại”)

      
           Tôi quyết định phải nhanh chóng gặp được Mr.Đại. Tôi tin rằng,chiếc chìa khóa để tôi có thể mở chiếc hộp chứa bảy mươi hai phép thần kì giúp tôi thành công đang ở trong tay của ngài.Khó khăn nhất là tôi chưa biết tí gì về ngài, ngoài bức điện chúc mừng không biết đến với chúng tôi bằng cách nào.
       Qua ông Huyện trưởng, tôi càng có thêm cơ sở để khẳng định, Mr.Đại phải là một nhân vật có rất nhiều quyền lực . Ngài không lộ diện vì có lý do quan trọng nào đó mà tôi chưa biết.
       Chính bố tôi cũng tin chắc như vậy khi ông cất công tìm mọi cách để được diện kiến ngài, theo như lời kể của lái xe riêng của bố. Nhưng có lẽ vì cái chết đến với ông quá đột ngột,nên ông chưa gặp được ngài.Giờ đây đến lượt tôi lặp lại y nguyên những việc mà trước đây tôi thấy bố tôi làm mà tôi đã kể. Những gì mà mẹ chuẩn bị cho bố trước kia, thì giờ dành để cho tôi. Vẫn bác tài xế từng theo phục vụ bố tôi nhiều năm đưa tôi đi trên chính chiếc xe bố vẫn dùng. Việc tôi quyết định dùng chiếc xe và bác tài xế của bố là có chủ ý. Tôi muốn thấy hơi ấm của bố vẫn hiện diện. Tôi cần có sự trợ lực từ bố. Nhưng quan trọng hơn,tôi sẽ tranh thủ khai thác nguồn tư liệu sống về bố, là bác tài xế.
         Tôi quyết định thử vận may.
         Theo chỉ dẫn của ông Huyện trưởng,để gặp được Mr.Đại cần phải gặp được một kẻ thân tín của ngài. Vị đại nhân này có nguyên tắc không gặp trực tiếp ai bao giờ nếu chưa quen biết. Nhất định phải qua kẻ thân tín. Điều này, theo ông Huyện trưởng, cũng từ miệng bố nói ra khi ông thử đề nghị bố cho ông ké tí hân hạnh được diện kiến ngài. Kẻ thân tín ấy là ai thì tôi phải tự tìm hiểu. Và chính là bác tài xế giúp tôi. Bác bảo những khi đưa bố tôi đến gặp các nhân vật nào đó, bác thường để ý xem họ quan trọng cỡ naofqua vẻ mặt của bố tôi. Lần ấy bố tôi bảo phải gặp một nhân vật có vai vế. Nhưng muốn gặp ông ấy phải qua người môi giới. Rồi bố tôi bảo bác tài xế đưa đến một ngôi nhà kín cổng cao tường ở phố X. Khi bước ra, bố tôi buộc miệng bảo: Nô tài mà cũng như bố người ta ấy. Bác tài kể đến thế thì bảo tôi: Bổn phận của một lái xe không cho bác chia sẻ với cơn cáu giận của bố tôi, nhưng ông đoán người mà bố tôi gọi nô tài chính là một mắt xích để ông gặp được nhân vật quan trọng kia.
       Qua những gì bác tài cung cấp, nhất là qua mô tả vẻ mặt của bố tôi, tôi có cảm giác nhân vật quan trọng không thể là ai ngoài Mr.Đại. Câu chuyện bí ẩn nhưng chẳng hiểu sao lại có sức ma ám kì lạ, khiến tôi không thể cưỡng lại được ý muốn phải trở lại đúng ngôi nhà bố tôi từng đến . Ít nhất thì cũng biết thực sự thì chuyện gì đã xảy ra.
      Tôi quyết định tiếp tục hành trình của bố.
      Không khó gì đế bác tài nhớ ra căn nhà mà bác đã kể, mặc dù khi tới nơi thì bác lại có phần lưỡng lự không dám cả quyết có đúng là ngôi nhà bố từng đến. Nó nằm ở trung tâm một phố sầm uất vào loại nhất của thành phố. Một căn biệt thự cổ, với tường cao bao quanh, có đủ loại cây cảnh,từ thân mộc già nua,đến những dây leo lạ mắt,chắc là mang từ xứ khác về. Mặc xung quanh náo nhiệt, chiếc cổng của ngôi nhà hoàn toàn im ắng. Khi tôi ấn chuông,một phụ nữ vẫn đeo tạp dề chạy ra, đứng bên trong hỏi:
       - Ông cần gặp ai?
       - Tôi muốn gặp ông chủ của căn biệt thự này.
       - Ông có hẹn trước không?
       - Tôi chưa kịp hẹn, ông chủ chưa biết tôi nhưng ông ấy chắc chắn là người quen của bố tôi.
       - Thế thì không may cho ông rồi. Ông chủ của tôi không có nhà. Nhưng ông ấy cũng không gặp bất cứ ai mà không có hẹn trước và được ông ấy cho lịch gặp.
       - Có thật ông ấy không có nhà?- tôi cố vớt vát – Hình như xe của ông ấy vẫn trong ga ra...
      Người phụ nữ đeo tạp nhếch mép một cách bí ẩn, có vẻ khinh khỉ nhưng vẫn nhã nhặn đáp:
      - Đúng là ông chưa từng biết ông chủ của tôi thật rồi. Ông ấy có cả một tá xe, không phải một cái còn trong ga ra mà có tới những bốn cái kia. Ông ấy là người mê xe ô tô...
      Nói rồi bà ta dợm chân định quay vào,thì tôi vội nài nỉ:
      - Ông chủ của bà chắc hẳn có trợ lý,liệu tôi có thể gặp được không?
      - Không ông ạ. Ông cho biết quý danh để tôi nói lại.
      - Thực lòng thưa với bà – tôi vừa nói vừa đưa danh thiếp- tôi còn chưa biết tên ông chủ của bà, vì tôi là người thừa kế vị trí của bố tôi. Bố tôi và chủ của bà có vài việc làm với nhau còn dang dở. Tôi có nhiệm vụ phải tiếp tục, vì thế hôm nay tôi chỉ có ý định đến ra mắt với ông ấy thôi.
       - Tôi hiểu rồi. Nhưng chúng tôi chỉ là những người giúp việc, không được phép biết những quan hệ của ông chủ.
       - Vậy có cách nào không hả bà?
       - Tự ông phải biết chứ. Tôi đang dang dở cho mấy con chó của ông chủ ăn, xin phép phải vào ạ.
      Người phụ nữ đeo tạp dề trở lui. Bà ta nhanh chóng mất hút sau những chậu cảnh bày la liệt trước cửa nhà, bao xung quanh là cả một khuôn viên rộng. Toàn bộ sự tĩnh lặng khiến tôi nghĩ đến một nơi cấm cung các tỳ thiếp phạm lỗi của vua xưa kia.Nhưng chính cái không gian cổ kính ấy khiến tôi hình dung tiếp con đường mình phải vượt qua còn rất khó khăn. Gia thế ngầm nói lên quyền lực của chủ nhân. Những chủ nhân của loại biệt thự như thế này thường rất lớn và không dễ có thể cận họ.
       Tôi bảo bác tài cho xe quay lại. Hẵng tạm thế đã.
       Lần thứ hai tôi lại đến trước cửa căn biệt thự nhưng lại không gặp may. Vẫn bà giúp việc hôm trước đứng bên trong nói ra là ông chủ không có nhà.
       Tôi bắt đầu hoang mang và mệt mỏi. Tại sao tôi lại phải gặp bằng được một kẻ mà chính tôi cũng chưa biết ông ta là ai, quan trọng cỡ nào với tôi? Ngộ nhỡ ông ta chẳng là ai cả thì thật bẽ bàng và tốn thời gian. Ngôc nhỡ bố tôi đến vì việc khác, gặp người khác thì sao? Hoặc như ngộ nhỡ bác lái xe nhớ không chính xác? Tất cả cứ rối tung lên. Việc phải dựa vào phỏng đoán vu vơ, cho thấy tôi đang rất yếu đuối và bị động.
       Tôi thấy toàn thân bã bời, chỉ muốn quên hẳn cái ông tên là Mr.Đại nào đó đi.
       Nhưng chính bác tài xế vự tôi dậy. Bác bảo có lúc tận mắt bác thấy bố tôi phải gõ cửa tới mười lần mới gặp được một nhân vật nào đó. Mà cũng chỉ thuộc hàng “con con” thôi chứ chưa phải tầm cỡ cá mập. Nhưng bố tôi không hề tỏ ra bực tức hay nôn nóng. Ông luôn bảo mình cần họ, chứ họ đâu có cần mình, làm ăn trong thời buổi này nó như vậy. Tôi cần phải học được cái đức kiên nhẫn của bố.
       Tôi bỗng nhớ ra rằng có tới gần mười năm tôi sing sống ở nước ngoài, không hề biết chuyện gì đã xảy ra với cái công ty của bố tôi. Gần mười năm tôi lao vào học những điều mà giờ đây tôi chả thấy nó có tác dụng gì. Người ta dạy tôi những kiến thức chỉ dùng được ở chỗ khác nào đó, chứ hoàn toàn vô dụng tại xứ sở này. Thế mà cũng mất đứt mười năm trời. Khoảng thời gian đó tôi chỉ liên hệ với gia đình qua những lần rút tiền từ tài khoản mà mẹ tôi luôn gửi hơn mức tôi yêu cầu. Mọi thứ xung quynh tôi những năm ấy hoàn toàn bình yên, ngoại trừ từng cơn gió thổi xé vải mỗi mùa đông. Là con của một đại gia, tôi không phải lo nghĩ bất cứ chuyện gì liên quan đến tiền bạc. Điều đó cũng có nghĩa, tôi tự cách biệt với không gian mà bố mẹ tôi sinh sống, vì thế không biết những gì đã xảy ra với họ. Gần mười năm cũng là khoảng thời gian đủ để tạo nên một lịch sử theo ý muốn của ai đó. Những năm tháng ấy, như về sau tôi dần hiểu ra, luôn được ghi nhớ cùng với các biến cố. Khi còn ở nước ngoài, tôi đã từng di chuột lướt qua một vài biến cố nhưng không chú tâm tìm hiểu xem cha mẹ tôi có gắn với biến cố nào trong hàng ngàn biến cố ấy không.
       Việc làm đó không hề khó khăn gì trong thời buổi thông tin mạng. Tôi quyết định đóng cửa để làm một cuộc trở về quá khứ qua các dữ liệu còn lưu trên google. Tôi gõ một loạt từ như cướp ruộng, quan ăn đất, di chuyển mồ tả, dự án ma, xây sân gôn, cưỡng chế, biểu tình vì bị cưỡng chế, dự án bỏ hoang,bắt kẻ cầm đầu kích động nông daanchoongs chính quyền, xã H, huyện K, tên bố tôi và công ty, tên một vài người khác...chọn những thông tin nằm trong cái khoảng thời gian tôi xa nhà ấy và cóp về hơn 1000 trang tư liệu. Cả một tập dày. Thoạt đầu tôi nhìn chúng và nhếnh mép tự hỏi: Mình cần biết gì trong đó và để làm gì nhỉ? Mình có thay đổi được gì đâu với những thứ đã xảy ra cách đây hàng chục năm? Và tôi đã định gạt sang một bên, nếu trong lần lật giở ngẫu nhiên tôi không nhìn thấy dòng tít sau đây:Gần 400 ngôi mộ biến mất chỉ trong một đêm. Với tôi đây là câu chuyện rất đáng để mình tò mò. Nội dung bài báo cũng là mở đầu của một vụ kỳ án. Chỉ trong một đêm, dân làng nọ thức dậy và thấy toàn bộ mồ mả ông cha họ biến mất. Thay vào cái nghĩa trang có từ mấy trăm năm là một bãi bùn cát đen sì. Họ hoảng hồn lên tìm cách đào bới để giải cứu linh hồn người thân của họ đang sắp chết ngạt. Thủ phạm bị nghi ngờ là doang nghiệp X, vốn được giao mặt bằng bao gồm cả khu nghĩa trang nhưng  người dân kiên quyết không chịu di dời. Các ngành chức năng phải vào cuộc điều tra để có câu trả lời thỏa đáng trước dư luận.
       Và đây là kết luận của cơ quan điều tra: Đã lần ra dấu hiệu có thể dẫn tới manh mối. Đang tiếp tục khẩn trương truy tìm thủ phạm và sẽ thông tin sớm đến người dân.
       Đó cũng là câu trả lời có thể tìm thấy nhiều nhất qua lưu trữ của Google.
       Với tôi, Người đã có thấm chút văn hóa Châu Âu, thì đó là một sự việc rất kinh khủng. Nhưng có vẻ như dư luận chỉ ồn lên một chút rồi mọi việc mất hút. Sở dĩ tôi chú ý câu chuyện vì nó ít nhiều giống với tình cảnh của chúng tôi hiện nay khi giải phóng mặt bằng cho cái dự án sân gôn.
       Nhưng tôi sẽ nhanh chóng quên chuyện 400 ngôi mộ bị vùi lấp, bởi những chuyện khác tàn khốc gấp bội, nhiều không kể xiết, đều liên quan đến giải phóng mặt bằng, cưỡng chế,biến đất ruộng thành đất dự án với những đền bù rẻ mạt cho người nông dân rồi bán lại bằng giá cắt cổ. Theo một nguyên tắc nào đó thì tài sản quốc gia đang bị chiếm đoạt bởi một nhóm người có quyền lực. Nhưng chính báo chí đang cố sức làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vấn đề khi lái sang chuyện tranh chấp, thiếu công bằng trong thỏa thuận giữ doanh nghiệp và nông dân. Thậm chí, có vụ việc kết thúc với ai đó bị bắt vì ngoan cố chống lại chính quyền. Cuối cùng, điều tôi thực lòng không mong muốn đã xuất hiện: có hẳn cả một vụ nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến bố tôi. Chuyện xảy ra đã lâu, xung quanh dự án nhà máy thép do công ty bố tôi là chủ thầu phần xây lắp. Hàng ngàn nông dân đã biểu tình nằm nhiều ngày để phản đối việc xây nhà máy với lý do họ đưa ra là sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, triệt đường sinh nhai của họ. Đó có thật sự là lý do chính hay còn lý do nào khác, tôi sẽ phải tìm hiểu thêm. Chỉ biết rằng, đã xảy ra đụng độ, có người chết, có nhiều người bị đánh đập,nhiều nông dân phải ra tòa, vào tù nhưng sau đó báo chí không còn đề cập đến nữa. Thông tin đến đó là tắt ngấm. Có vẻ như ai đấy đã tác động vào quá trình tắt ngấm này bằng những gì họ có trong tay? Liệu người đó có phải là bố tôi?  Hoặc dự án nhà máy thép ấy có ý nghĩa chính trị nào đó khiến chính quyền phải ngăn dư luận lại? Tôi mới chỉ kịp phỏng đoán đến vậy thì nhận được một cú điện thoại. Người đầu dây bên kia, với giọng nhỏ, trầm,đầy tự tin, nói là cần gặp tôi. Ông ta bảo đã thấy tôi đứng chờ trước cổng ngôi biệt thự và biết tôi là ai qua tấm danh thiếp. Tôi hỏi lại ông ta là ai thì chỉ  nhận được câu trả lời: Là người có thể giúp những gì cậu đang cần. Tại sao ông ta lại biết những thứ tôi cần? Tôi sẽ không bao giờ tả lời được câu hỏi ấy, chừng nào tôi không muốn đánh mất toàn bộ những cơ hội làm ăn.
       Theo lời hẹn, tôi đến một quán nhỏ ven hồ, sớm mười lăm phút. Quán có vẻ không dành cho số đông. Mọi thực đơn đều ghi giá cao tới mức người nào trót bước vào sẽ phải xem túi mình trước. Nhưng tôi cho thấy mình không quan tâm đến những chi tiết lặt vặt ấy khi một cô gái xinh đẹp chắp tay trước ngực rất kiểu cách hỏi tôi dùng gì. Tôi gọi một cốc cà phê và ngồi ngắm mặt hồ. Khi tôi thấy có ai đang nhìn mình và quay sang, thì một người đàn ông ăn mặc theo lối ba Tàu đã ngồi xuống cạnh, tay cầm tờ báo phe phẩy:
       - Gọi cho cả tôi một cốc như anh.
       - Ông chính là người đã gọi cho tôi?
       - Anh không có cái sự điểm tĩnh cảu ông cụ thân sinh nhỉ? Ở cái xứ này đang thịnh hành một câu rất hay: Từ từ rồi khoai sẽ nhừ. Nhưng tôi không trách anh, tuổi trẻ nào chả đầy nhiệt huyết. Anh còn chưa hết mùi Tây, mọi cái cứ phải rõ ràng. Lại có câu này tặng anh đây: Rõ quá nên nhìn không thấy! Chúng ta là một giống người loạn thị, anh nên suy nghĩ nghiêm túc về phát hiện đó.
       - Vậy tôi đang được hân hạnh nói chuyện với ai?
       -Ô, đáng lẽ tôi sẽ là người hỏi câu hỏi đó. Anh đi tìm tôi, tất phải biết tôi là ai chứ? Chắc không phải để gặp quỷ sứ! Nói vậy thôi, chuyện đó cũng không quan trọng. Quan trọng là tại sao chúng ta lại cần cho cuộc đời của nhau.
       Ông ta nói và cười đầy vẻ triết gia. Nhưng tôi cứ mường tượng trong đầu về một gã lưu manh chuyên nghiệp,tên cò mồi chính trị, kẻ môi giới tiền bạc và quyền lực, gã vận động mua phiếu bầu cho quan chức địa phương. Ở Châu Âu, đó là một nghề nhưng hoạt động công khai và chừng nào chưa vi phạm luật pháp thì cứ tha hồ mà nhởn nhơ. Còn người trước mặt tôi thì rõ ràng ẩn sâu trong bóng tối và không thể đo hết được tầm cỡ của ông ta trong cái công việc mà tôi đang cần.
       - Tôi thì biết rõ anh cần gì và nhận thấy mình có thể đáp ứng nên sẵn sàng được phục vụ anh. Vậy là rõ rồi nhé. Tôi là Đào Kiến Sinh, chuyên làm dịch vụ, nên cứ gọi là Mr.Dịch Vụ cho nó tiện. Anh đưa yêu cầu ra đi, ngoài việc cần gặp Mr.Đại- anh thấy tôi biết rõ anh muốn gì rồi chứ - anh còn cần gặp ai? Ngoại trừ quỷ sứ, bởi hắn ngán tôi, còn lại bất kể ai, dù đang sống hay đã mồ yên mã đẹp, qua tôi anh đều có thể trao đổi, nhờ vả,chạy chọt, mua bán, đút lót, hối lộ, loại trừ đối thủ...Ha ha, liệu một kẻ tốt nghiệp đại học Harvard về marketing có nhiều thủ thuật bán hành như tôi không? Mà tôi nhớ không lầm thì hình như anh học ở Anh chứ không phải Mỹ quốc?
       Ông ta nói một thôi, không hề có ý định che giấu những mảnh lời mà người khác thường phải nói thì thầm.
       Cà phê đã được mang ra, tôi dùng thìa để quấy trong khi người đàn ông thì cứ thế cầm cốc đưa lên miệng, nhìn tôi qua làn khói trắng.
       - Nếu đến đây để uống cà phê theo đúng bài bản thì không gì vô duyên hơn. Có gì trong đó đâu mà anh quấy mãi thế?
       - Này – tôi bắt đầu thể hiện bản lĩnh- ông đang định tống tiền tôi đấy hả? Tôi không quen làm việc với bất cứ ai mà tôi không biết chút gì về họ.
       - Vậy thì anh cứ uống xong cà phê, rồi đứng dậy ra về, khỏi lo chuyện thanh toán và chúng ta chấm dứt cuộc làm việc ở đây. Nhưng tôi nói để anh biết, đáng lẽ trước khi hỏi tôi câu ấy, anh phải biết là anh đang có bao nhiêu tiền, có đáng để tôi phí thời gian bày đặt tống tiền anh không?
       Ông ta bật hai ngón tay vào nhau, ngay lập tức cô gái ban nãy xuất hiện, cung kính đứng chờ:
       - Tiền cà phê tôi sẽ thanh toán, hãy hầu hạ cậu đây cho chu đáo.
       Ông ta đặt tách cà phê mới chỉ hết một nửa xuống bàn, định đứng dậy thì tôi như người vừa thoát bị bóng đè:
       - Khoan đã! Nếu có gì bất nhã xin ông thứ lỗi, nhưng ông hãy đặt mình vào hoàn cảnh của tôi.
        Người đàn ông vỗ nhẹ hai tay vào nhau:
        - Sao không nói năng như vậy ban nãy. Này nhé, tôi đang đặt mình vào vị trí của cậu đây. Tôi vừa kế nhiệm chức chủ tịch doanh nghiệp do bố mình để lại vì qua đời quá đột ngột. ( À quên, tôi thành thật chai buồn với cậu vì ông cụ đi sớm quá. Cũng như...-Ông ta kìm lại được, yết hầu khẽ động đậy). Tôi vào vai cậu tiếp đây. Bố tôi chết đi khi tôi chưa kịp chuẩn bị sống mà không có ông ấy. Một cơ ngơi quá khổng lồ so với kinh nghiệm của tôi. Mọi chuyện còn đang rối như canh hẹ. Thú thực, với khối tài sản ròng bố tôi để lại, tôi có thể sang Châu Âu định cư tại bất cứ thành phố nào, sang Hoa Kỳ sống vương gải trên hẳn một quả đồi gần Hollywood, sang Singapore để hưởng không khí thanh bình cả đời, vài đời, muốn gì được nấy, sang Dubai để xài gái điếm giả đạo Hồi che mặt cả khi háng mở hết cỡ. Tôi có thể đến bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà không quan tâm đến tiền bạc. Tôi chẳng muốn ôm vào người cái thứ quyền rơm vại đá này làm gì. Nhưng tôi không còn là tôi nguyên xi của tôi nữa. Tôi phải sống cho nhiều người khác, trong đó không thiếu kẻ có thể dầm tương tôi làm gia vị. Cái trò đời đã đâm lao phải theo lao, cưỡi lưng cọp phải cưỡi đến cùng. Lỗi duy nhất chỉ là do bố tôi đã thiết lập nên một đế chế không bởi một mình ông và không dành cho một mình ông.Xung quyanh ông là những con cá mập trắng, có thể nuốt cả bao cát khi cần thõa mãn thói đớp mồi. Họ sẽ xé xác tôi, bắt cóc em tôi, hại mẹ tôi nếu khiến họ mất tiền. Vì thế, giờ tôi đang gặp rắc rối cái vụ sân gôn. Tôi không muốn theo đuổi vì sẽ phỉa làm nhiều việc nhẫn tâm, chẳng hạn đẩy cả ngàn người ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của họ, biến con em họ thành đầu đường xó chợ, thành đĩ điếm, cướp giật... nhưng nếu tôi mềm lòng thì cá mập nó lao vào cả bầy xâu xé tôi thành trăm mảnh. Vì thế tôi phải dấn thân. Nhưng tôi không thể đưa ra mọi quyết định liên quan đến tính chính danh của hành động. Tôi cần phỉ có người chống lưng. Và tôi đang đi tìm ông ấy. Chỉ có một người có thể giúp tôi nhưng hắn không chịu ra mặt... Hắn cử một kẻ đàn em ba hoa đến nhưng tôi không đủ tin vào ông ta...
        - Thế nào- người đàn ông dừng lại nhìn tôi- tôi hóa thân vào anh có đạt không? Tôi diễn chỉ thua mấy ngài hay chém gió trên tivi thôi.
        Tôi không chú ý lắm đến câu ông ta hỏi mặc dù thấy giật mình về khả năng ông ta có được thông tin về tôi, mà tập trung phân tích thông điệp ở phần cuối. Ong ta quá nguy hiểm và đang tận dụng vị thế đó để nâng giá.
       - Ông cho tôi một cái hẹn và xin cứ thật lòng nói giá cả của dịch vụ - xin lỗi tôi dùng cách nói của chính ông cho tiện.
       - Không sao, tôi cũng thích mọi sự rõ ràng. Tôi làm thì phải được trả công. Xã hội chuyên nghiệp khác xã hội nghiệp dư ở chỗ mọi dịch vụ đều phải được thanh toán sòng phẳng và đích đáng. Ông Nguyễn Trần Bạt đã nói như thế. Một tay cáo già trong nghề tư vấn luật, đầu tư, lại con nhà nòi về kinh doanh, mà nói thì phải lắng nghe ông ta thôi. Tôi nói vậy là để giữa anh và tôi, không ai mắc nợ ai khi anh được phục vụ. Anh mua vé máy bay cả cho tôi, tất nhiên tôi không quen ngồi chung với lũ lắm mồm, cái gì cũng biết, chỉ không biết lấy tiền ở đâu để mình thành đại gia. Chúng ta sẽ đến bãi biển X, thành phố Y vào ngày này tuần sau. Tại sao ông sẽ biết những việc cần phải làm tiếp theo.
        Tôi chờ ông ta đi khuất mới lật xem tấm card visit để nhìn lại cái tên Đào Kiến Sinh. Tôi chưa bao giờ ấn tượng về một cái tên như vậy.
        Nhưng Mr.Đại là ai nhỉ? Về điểm này thì tôi hoàn toàn đòng ý với những mô tả chung chung của tác giả Mối Chúa. Bởi vì trong những hình dung của tôi về vị đại nhân này bao giờ cũng là một thân hình bệ vệ, ăn mặc xoàng xĩnh, thậm chí cẩu thả nhưng từ vẻ mặt cho đến phong thái đi lại đều ở đỉnh cao của những gì đắt giá nhất. Bên cạch ông ta luôn là một lũ lâu la, với khả năng đáp ứng tức thời mọi yêu cầu, bằng thái độ cung kính tuyệt đối. Tất cả những gì thực sự nói lên đẳng cấp của ông ta chỉ xuất hiện ở hai nơi, phòng ăn và phòng ngủ. Phòng ăn là những đồ vật bằng vàng, bạc, nạm đá quý, với một cái tủ rượu chật kín những chai đắt tiền. Trên tường trang trí bằng những bức tranh nhái hoặc cóp nguyên bản tranh thời Phục Hưng. Nhất định phải là tranh Phục Hưng, bởi đó gần như đã là quy ước của giới lắm tiền. Nhưng tranh, vật dụng, bàn ghế, chỉ mới nói lên một phần của sự giàu sang. Những món ăn, bày trong những cái đĩa bé tí, bằng bạc nguyên chất, mới là thứ khiến mọi người phải biết rõ khoảng cách khi may mắn được tiếp kiến. Còn trong phòng ngủ thì vấn đề lại không ở những thứ luôn sẵn trong đó, mà ở thứ mà người ta mang đến mỗi khi đại nhân yêu cầu hằng đêm. Tôi đã từng đọc ở đâu đó rằng, có cả một công nghệ tình dục chỉ dành riêng cho những lão già lắm tiền nhưng sinh lực đã cạn kiệt. Người được huấn luyện công phu, thường là những cô gái trẻ, đẹp, có thể khiến một xác chết cũng phải trồm dậy. Lại nghe nói, thứ mà các cô tiết ra theo lẽ tự nhiên mỗi khi bị kích thích, nếu được lấy đúng cách, là thứ thần dược có khả năng cải lão hoàn đồng. Có thể hình dung này là do tôi bị ám ảnh bởi những bộ phim cổ trang phương Tây mà thi thoảng tôi vẫn xem ở rạp với một nhóm bạn khi còn du học. Nhưng dù thế nào, những hình dung như vậy cũng giúp tôi có sự chuẩn bị trước về tâm lý khi diện kiến Mr. Đại.
  Thật sự thì tôi rất hồi hộp và có cả lo sợ nữa. Tôi lo do mình không khéo mà có thể hỏng việc. Nhưng theo như lời hẹn, vẫn còn đủ thời gian để tôi nhập vai. Trong thời gian chờ đợi, tôi che giấu sự bất an bằng cách tiếp tục khám phá mớ tài liệu mà tôi tải về từ trên mạng Internet. Vẫn là những bài báo, với mật độ dày hơn, về cái dự án nhà máy thép. Sự phản đối không chỉ do bị mất đất ruộng, mà còn vì cái nhà máy thép ấy gây ô nhiễm cho cả một vùng đồng bằng vốn đang sống yên bình. Bố tôi chỉ là người thắng thầu xây lắp, còn chủ nhân thực sự cái nhà máy ấy là ai thì chỉ có trời mới biết. Có thể trời cũng không biết cụ thể. Cái tên công ty nửa Việt, nửa Anh chẳng nói lên điều gì, bởi bất cứ ai cũng có thể bịa ra, rồi thuê một hội đồng quản trị cho đúng luật. Nhưng lợi nhuận mà nhà máy đem lại, giả dụ mọi việc thông dòng bén giọt, chảy vào túi ai thì chỉ những tài khoản ma mới biết chính xác. Mọi thứ đều vô hình, vì thế lại phải nhờ đến Chúa.
Tôi đặc biệt chú ý đến một lá thư còn được Google lưu lại, của một người tên Bích, gửi đích danh cho bố tôi.

Kính gửi ông Nam.
Tôi xin được giới thiệu sơ qua về mình. Tôi từng là bộ đội, đã phục viên, hiện chỉ làm nghề thuần nông. Tôi gửi thư cho ông để giãi bày, trước khi gửi đơn tố cáo đến tòa án xã hội về những hậu quả khôn lường nếu nhà máy thép được triển khai. Tại sao tôi gửi thư cho ông? Vì tôi biết công ty của ông chỉ dính líu một phần bề nổi và rất thụ động. Chúng tôi sẽ không hỏi thêm
Lần này nữa rằng, tại sao lại xây một cái nhà máy kệch cỡm như vậy ở giữa một vùng quê trù phú, yên bình và là nơi cung cấp nguồn nước ngọt, cá và dưỡng khí trong sạch cho cả một vùng rộng lớn? Hỏi như vậy thêm lần nữa là hoàn toàn không cần thiết. Bởi chùng tôi, tuy là nông dân, cũng đã kịp hiểu rằng, vì lợi nhuận , các ông có thể chà đạp lên bất cứ thứ gì thiêng liêng nhất, chứ đạo đức, long tự trọng là cái cứt khô gì – xin lỗi ông về sự khiếm nhã.

Sở dĩ chúng ta còn có cơ hội này, là vì chùng tôi vẫn hy vọng ông không thuộc về phía bọn họ, bọn người chỉ biết tìm mọi cách, kể cả giết người hang loạt để kiếm tiền. Tôi không định phóng đại mức nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng hãy tưởng tượng, nếu cái nhà máy thép này không bị ngăn lại, toàn bộ vùng quê rộng lớn của chúng tôi sẽ bị đầu độc bởi khói và bụi, hóa chất, nước thải kèm độc tố, vô vàn thứ có thể làm biến đổi hệ sinh thái. Cây trồng, vật nuôi, cuộc sống của chúng tôi và đám con cháu sẽ dần thoi thóp, theo ngày tháng, với độ ngấm độc ngày một gia tăng. Những cái chết thê thảm sẽ xảy ra hằng ngày. Khi đó các ông đã kịp phủi sạch tay để sống thanh thản, vương giả trong những khu nghỉ dưỡng tốt nhất, không bị ám ảnh rằng mình đã tham gia giết người. Thậm chí các ông còn tự hào về những gì mình làm, rằng nhờ các ông mà nhiều người thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Đó có thể là một phần của thực tế.Nhưng chúng không đủ để bù lại cho chùng tôi một phần mười những gì chúng tôi đã mất, một phần trăm cho con cháu chúng tôi, một phần vạn cho tưởng lai cả ông và chúng tôi. Cuộc sống và cái tương lai ấy không nên bị đầu độc bởi những món lợi trước mắt. Đó là tất cả những gì thống thiết và khẩn cấp nhất mà chũng tôi muốn nói với ông. Ông sẽ hỏi chúng tôi cần gì ở ông? Đây là lời đề nghị của những người bạn, với một người vẫn chưa trở thành thù: Ông hãy từ bỏ món lợi nhỏ mà ông đang cầm trong tay, coi như một sự khước từ vì nghĩa, để tiếp sức cho chúng tôi trong công việc đòi hủy bỏ dự án. Ông có một điểm tựa vững chắc là ông không thể làm một việc vì mục tiêu phát triển nhưng lại gây tác dụng ngược. Không thể vì một số người hưởng lợi mà nhiều người khác phải nghèo khổ hoặc mất tính mạng vì chất độc. Ông có khả năng làm điều đó, vì không có cái dự án này, doanh nghiệp của ông vẫn chẳng vì thế mà sụp đổ hoặc phá sản. Ông cũng có con như tôi. Ông hiểu là tôi có thể làm mọi việc, cũng như ông, nếu để bảo vệ con mình khỏi tai họa.
Cách đây mấy tháng tôi đã mất người bạn chiến đấu thân thiết vì căn bệnh ung thư quái ác. Gia đình họ đã bán gần như toàn bộ những gì trong tay để cứu chữa cho ông ấy nhưng vô vọng. Tôi đã ở bên ông ấy những giây phút cuối cũng, chứng kiến tất cả nỗi đau đớn khủng khiếp mà người bệnh phải chịu đựng. Vì thế tôi không muốn thấy bất cứ ai, vì môi trường bị nhiễm độc, mà phải chung nỗi tang tóc như vầy. Điều đó là quá sức chịu đựng của tất cả chúng ta. Xin ông hãy hình dung để hiểu điều tôi nói trước khi chúng ta bị đẩy đến chỗ là những nhân vật của một tấn bi kịch.
Trân trọng!
TB: Tôi không muốn bất nhã thêm một lần nữa, khi phải nói rằng, vì những giá trị không thể bị đáng đổi bằng bất cứ thứ gì, tôi đã sẵn sang chết cho công lý.

Tôi cứ nhìn sâu vào từng con chữ, như để tìm trong đó một điều gì khác ngoài những lời lẽ mang tính cảnh báp về tai họa. Tôi cố hình dung xem người viết lá thư có hình thể, khuôn mặt, tính cách ra sao? Một lý lẽ rất mạnh mẽ, một tâm hồn không thể nói là không đa cảm. Nghĩ xa xôi như vậy cho người khác, nhất định phải là một nhân cách đĩnh đạc. Điều bất ngờ nhất với tôi là cái giọng rất khúc chiết và cứng cỏi thể hiện trong lá thư. Rõ rang ông ta có phẩm chất của một thủ lĩnh. Cộng đồng nào thì cũng cần có một người như vậy, để làm chỗ dựa về tinh thần mỗi khi gặp vấn đề gì đó. Bỗng nhiên tôi không muốn truy tìm đến cái kết cảu câu chuyện. Tôi sợ mình không đủ sức để đối mặt. Nhưng từ trong sâu xa, tôi muốn được chiêm ngưỡng, diện kiến con người có máu thủ lĩnh ấy. Thậm chí nhu cầu này còn mạnh hơn cả việc gặp Mr. Đại, dù rõ rang chúng tôi đang cần ông ta hơn bao giờ hết.
Ông Huyện trưởng vừa gọi điện gấp rút thúc giục tôi về cái quyết định pháp lý, để ông ấy không bị tố cáo là bán đứng thần dân của mình. Ông ấy khẩn khoản xin tôi hãy hạ mình, hạ mình nữa, hạ mình thấp bao nhiêu cũng phải làm, để đạt được mụ đích, như ông thân sinh tôi đã từng làm và như kinh nghiệm xương máu mà chính ông. Cúi rạp trước một kẻ nào đó, để có quyền giẫm lên hang ngàn người, tại sao không phải là lựa chọn khôn ngoan? Mà không phải ai cũng có cơ hội làm chuyện đó – ông ấy lên lớp cho tôi qua điện thoại. Hãy học cách của những vĩ nhân Tàu để nếu cần thì chui qua hang, tự chặt tay mình, nếm cứt, dâng người tình mỹ nhân… Ông ta không nói nhưng tôi, qua thông tin biết rằng, người dân ở nơi có dự án sân gôn đã kéo lên huyện đường đòi gặp ông ta. Tôi hiểu ông ta run sợ như thế nào trước tình huống ấy. Bất cứ kẻ nào đã ăn tiền, thì đều muốn ém nhẹm mọi chuyện, bằng mọi giá. “Hóc nhất chính là thằng Xã trưởng – ông ta thiểu não một cách bất lực – Cách chức nó là dễ nhất. Một cái quyết định rồi tôi nguệch lên đó chữ kí là xong. Mỗi ngày tôi nguêch như thế hang tram lần. Có những cái nguệch đồng nghĩa với việc gạch tên một thằng nào đó, thêm một cái cho thằng Xã trưởng nào có khó gì. Nhưng không phải vào lúc này, cậu hiểu cho tôi. Làm thế vào lúc này là đổ thêm dầu lên đống lửa mới chỉ âm ỉ chứ chưa thành ngọn. Cậu phải học từ chính ông thân sinh ra cậu. Tôi biết ông ấy giải quyết những tình huống tương tự rất tốt”. “Ý ông là thế nào?” Đừng bắt tôi nói rõ r, có cả tram thứ mỗi người phải tự hiểu. Cậu sinh ra trong cái guồng máy này, cậu đừng giả ngây nữa cho tôi nhờ.” Tôi bật cười để dàn hòa. Tôi hứa với Huyện trưởng là sẽ nhanh chóng làm theo lởi ông ta, cả để có giấy phép, cả trong việc học bố tôi.
Nhưng khi ngồi lại một mình, tôi chỉ nhớ đến lời sau của Huyện trưởng, tức là học cách mà bố tôi giải quyết khi gặp tình huống khó. Bố tôi làm thế nào nhỉ? Cụ thể, ông đã làm gì với lá thư của ông thủ kĩnh nông dân tên là Bích kia? Nhất định ông phải làm gì đó, mọi chuyện mới êm xuôi để ông thực hiện được việc xây dựng. Mấu chốt của vấn đề là phải tìm hiểu xem ông Bích hiện nay ra sao? Sau lá thư và lời dọa nạt, ông ấy thực sự đã làm gì và kết quả đến đâu? Điều kỳ lạ là hình như lá thư của ông Bích chẳng khiến nổi một ai bận tâm. Không hề có dư âm, hay ít ra là một phản hồi của bạn đọc còn lưu lại. Nó cứ như ném từ một khoảng không mênh mông vào một khoảng không còn mênh mông hơn. Mà lại là khoảng không đen đặc, đầy chết chóc, chỉ cần chạm vào đó như chạm vào hố đen, mất hút ngay tức khắc. Mất hút và không bao giờ còn có cơ hội xuất hiện. Một sự vô nghĩa hoàn toàn. Bằng chứng là cuối cùng là công ty của bố tôi vẫn thắng thầu và bắt tay xây dựng cái nhà máy ấy theo hình thức trọn gói.
Mọi chuyện cứ rối như canh hẹ và tôi sẽ phải lần ra từng đầu sợi dây một. Có hang ngàn cái đầu sợ dây. Tôi chưa biết bắt đầu từ đâu, phải tìm cách tháo mối nào trước? Nhưng nỗi lo của tôi lại ở phía trong cái mớ bòng bong ấy, liệu rồi tôi có làm cho chúng rối thêm.
Toàn bộ sự mệt mỏi, bối rối của tôi không qua được mắt của bác tài xế già mà tôi vẫn gọi là già Tâm. Bác vốn là lái xe Trường Sơn thời chiến tranh. Nhưng do bị thất lạc giấy tờ nên sau hòa bình, bác không chứng minh được lý lịch của mình. Thạm chí người ta còn ngờ bác đào ngũ. Bác đến bất cứ đâu cũng bị từ chối, bị dè bỉu sau lưng. Mọi cánh cửa đều đóng sập với bác tài Trường Sơn oanh liệt một thời. Không chịu nổi oan ức, bác đã toan tự vẫn để “người đời mở mắt ra” vì thói độc ác. Đúng lúc ấy bác gặp bố tôi. Không biết họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào. Chỉ biết rằng bố tôi đã thuyết phục được bác tin rằng phần đời tươi đẹp vẫn chưa khép lại với bác. Mối thâm tình giữa hai người thuộc hai đẳng cấp khác nhau về tiền bạc, là điều còn bí ẩn với tôi. Bố tôi đã nhận bác làm tài xế riêng cho đến tận khi ông qua đời. Tôi quyết định mời bác ở lại tiếp tục lái xe cho mình. Lúc đầu bác từ chối vì cho rằng, ngoài bố tôi ra, không ai có thể hiểu được bác và ngoài bố tôi ra, không ai khiến bác toàn tâm toàn ý phục vụ. Bác không muốn gây khó cho tôi. Nhưng nhờ mẹ tôi tác động, bác đã đồng ý. Bác chuyển sự tận tâm, trung thành khi phục vụ bố, sang dành cho tôi. Về mặt vị thế xã hội, bác là giúp việc, nhưng trong tâm tôi coi bác như người bố.
Một hôm, trong lúc đưa tôi đi gặp bạn bè, già Tâm lần đầu tiên chủ động nói với tôi (bình thường bác chỉ hỏi cần gì để bác phục vụ):
-Tôi biết anh đang như người giữa trận đồ bát quái, phải cân nhắc giải quyết một lúc quá nhiều việc nên có chuyện này muốn nói với anh, chả biết anh có muốn nghe không?
-Bác cứ nói, cháu đang rất cần một lời khuyên.
-Khuyên thì tôi không dám, vì tôi có biết gì về công việc của anh đâu mà khuyên. Hồi còn ông thân sinh anh – anh khiến tôi thấy nhớ ông ấy quá – chúng tôi nói rất nhiều chuyện nhưng tôi không dám coi bất cứ lời nào trong đó là những lời khuyên. Nguyên tắc cảu tôi là thế, người nào phải đúng vi trí và phận sự của người ấy.
-Với cháu thì bác cứ thoải mái.
-Hãy học cách kiên nhẫn và khôn ngoan của bố anh. Tôi chưa thấy ai có khả năng kiên nhẫn như ông ấy.
Gìa Tâm nói bằng thái độ rất nghiêm trang. Mỗi khi nhắc đến bố tôi, già đều giữ thái độ ấy. Nhiều lần già bảo không gặp bố tôi, kể như đời già đã chấm dứt. Vì thế, đời này kiếp này già sẽ tìm mọi cách để báo ơn.
(Còn tiếp)
XIN MỜI CÁC BẠN THEO DÕI PHẦN CÒN LẠI CỦA TƯỜNG TUẬT IV
.......
Có vẻ như còn phải cân nhắc, nên một lát sau già Tâm mới từ từ kể:
-Tôi phục tính kiên nhẫn của bố anh. Lần ông ấy cần phải gặp bằng được một ai đó, tôi đoán cũng thuộc hang có vai vế trong giới làm ăn. Tôi thường căn cứ vào cổng nhà ai đó để đoán vai vế của chủ nhà. Cái cổng nhà của cái ông nào đó bố anh muốn gặp bề thế lắm, bề thế hơn nhiều lần cổng của nhà hôm tôi đưa anh đến. Có cả rồng chầu hổ ngồi, toàn bằng đá cẩm thạch. Nó có lối đi riêng phía ngoài, được ngăn bởi hang rào thép và khi qua cổng là chẳng ai bên ngoài thấy gì nữa. Sau này nghe bố anh kể lại thì tôi mới biết, nhà ấy có cả gia nhân, đầy tớ hang đàn mà bây giờ gọi là osin, giúp việc ấy. Đó là chưa kể những con chó giống Đức, to như con bê, nằm canh suốt lối vào hai bên ngõ lát đá hoa cương rợp cây cổ thụ. Từ bên ngoài nhìn vào, cứ tưởng phía trong là một rừng cây. Nói thật, cứ như tôi mà bước vào trong nhà ấy là dễ vỡ tim lắm. Nhưng bố anh thì bắt buộc phải gặp chủ nhân của nó. Chính ông ấy thốt ra với tôi như vậy. Công việc làm ăn bắt buộc bố anh phải qua ông ta. Sau này thì tôi biết, ông ta là người chuyên môi giới, đầy thế lực. Một loại bố già ngồi trong màn điều hành – tôi đoán thế. Phải qua mấy cầu giới thiệu, như anh đang nhờ để gặp ông nào đó bây giờ ấy – anh đừng nghĩ tôi thóc mách, chẳng qua tôi thấy anh không giấu tôi, cứ nói oang oang trước mặt nên tôi đoán thế. Câu nào cũng như cầu vồng trong truyện cổ tích. Nghĩa là trơn như bôi mỡ, trong khi bên dưới toàn là ác thú nhe nanh, rắn rết phun nọc phì phì. Hồi ở Trường Sơn tôi có tiếng là văn hay chữ tốt đấy, mấy em giao liên cứ bám lấy như dây leo quấn cọc mục nghe tôi kể chuyện – Gìa Tâm nói vui và cười thành tiếng, điwwù rất hiếm thấy ở già – Không may trượt chân xuống là chó ngao xé xác! Nếu tôi nhớ không nhầm là bố anh phải ngồi trước cái hang ghế chờ ngoài cổng khoảng chục lần. Cả chục lần tôi đưa ông ấy đến rồi tìm chỗ đỗ xe và chờ nghe sai bảo. Anh nhớ là hang chục lần nhé. Anh mới có vài ba lần mà đã muốn bỏ cuộc, trong khi những mười lần có lẻ. Nhưng chưa phải kỉ lục chờ đâu. Kỉ lục phải là ba mươi ba lần nhưng chuyện đó tôi kể sau. Sáng nào mẹ anh cũng dặn tôi nhớ đưa sâm cho ông ấy ngậm nếu chẳng may phải chờ qua ngày. Có hôm từ sang đến tối, ông ấy chỉ gọi tôi mang cho ông chai nước và vài cái bánh quy. Tôi không dám hỏi bất cứ điều gì. Chỉ đưa nước, bánh rồi lẳng lặng quay ra, sau đó trở lại đón ông ấy vào lúc hết giờ làm việc. Anh nhớ là hang chục lần mà ông cụ nhà anh không hề oán thán, kêu ca một lời. Luôn có một vài người cùng chờ như bố anh. Hết giờ chầu chực mà không có kết quả, ông ấy lên xe, bảo tôi đưa về nhà. Trước khi tôi ra khỏi cổng nhà anh, ông ấy bảo sang mai lại đến đúng giờ. Hàng mươi lần như thế, chỉ để được gọi vào trong khoảng dăm bảy phút. Chỉ chừng ấy thôi, nhưng sang nào tôi cũng phải thức từ bốn giờ sang để chờ đưa bố anh đi. Đi muộn hơn thì sợ vì thế mà lỡ việc của bố anh. Cứ bốn giờ cho ăn chắc. Đúng sáu giờ thì tôi chở bố anh đến, luôn luôn với một gói thức ăn mẹ anh chuẩn bị, toàn loại bổ béo và có thể ăn rất nhanh. Ngoài ra, như đã nói, tôi phải cầm theo gói sâm Cao Ly tẩm mật ong mẹ anh đưa, nhiều hôm dành cả cho tôi. Còn những thứ gì nữa thì tôi không biết. (Gìa Tâm khiến tôi nhớ lại những buổi sáng sớm nằm trong màn chứng kiến cảnh bố, mẹ chuẩn bị những chiếc phong bì). Bố anh đến, thường khi mặt trời vừa lên, cảnh vật đều tươi tắn. Cảnh mà buồn thì người làm sao vui được. Vì thế bố anh có chú ý chọn đúng thời điểm mặt trời lên. Đầu tiên phải làm thân với cả người dọn dẹp, tuy thân phận kém cỏi nhưng mặt luôn vênh váo. Trong túi áo của bố anh thường có sẵn những cái phong bì, chia ra nhiều loại. Là tôi cứ đoàn thế vì có vẻ ông cũng không định giấu diếm. Có lần chính ông còn nói ra miệng là cứ cái lối đến đâu cũng phải lót tay bằng phong bì, chả hiểu cuộc đời này sẽ về đâu. Ông chỉ hỏi thế thôi rồi thở dài. Nhưng lần nào cũng giống lần nào, cấm có thoát được không cần đến những cái phong bì ấy. Để họ vui vẻ và không thóc mách, làm khó dễ. DDôi khi chỉ để kiếm vẻ tươi tỉnh của họ. Đấy là tôi đang nói cái đám dọn dẹp. Sau đó đến những gã gia nhân, đầy tớ thân cận hơn. Lại những cái phong bì nói thay lời cầu thân. Cứ thế, ông tiếp cận dần dần. Hôm nào may mắn thì sau vài chục phút có người ra trả lời. Nếu người cần gặp chưa thu xếp được thời gian, thì phải ra về ngay. Hẹn một hôm khác. Hôm khác là hôm nào không biết. Nhưng ít nhất cũng biết là chưa gặp được lần này. Vô phúc nhất là nhận được một cái hẹn vu vơ, chả hạn như họ bảo để họ chạy đi hỏi, nên chỉ còn cách ngồi chờ. Bởi vì nếu anh sốt ruột thì chả ai bắt anh ngồi chờ. Việc của anh chứ không phải việc của người khác.
Có lần tôi ái ngại đanh liều hỏi bố anh tại sao phải chờ lâu, thì ông ấy giải thích như vậy. Ông ấy bảo thêm rằng, thời buổi quyền lực đẻ ra tiền bạc, phải biết tạo ra những mối quan hệ. Thiên hạ thì lại lắm người khôn. Không phải ai cũng vua biết mặt, chúa biết tên ngay, mà phần nhiều là qua thời gian đi nhẵ ngõ, ngồi nhẵn ghế. Đưc kiên nhẫn là phẩm chất không thể thiếu của người như bố anh. Bởi vì phần thưởng cũng rất xứng đáng. Nhiều hôm tôi biết rõ là bố anh bị đói. Khát thì có thể uống nước chứ ai lại ngồi chỗ quan trọng như thế ăn nhồm nhoàm, nhất là trước mặt bao nhiêu người, toàn loại danh giá cả. Khi đó chỉ còn cách ngậm lát sâm tẩm mật ong để không bị lả đi vì kiệt sức. Không biết mình được gọi lúc nào, thì cứ làm thế cho ăn chắc. Nhiều người chờ cả ngày, mệt mỏi quá, đúng lúc bỏ đi thì vận may đến. Nhưng mà coi như bỏ phí mất. Kẻ khác, không đếm xuể, luôn chờ sẵn để hớt lấy.
Nhưng đó mới chỉ là một vụ, có thể là vụ khiến tôi nhớ nhất. Vì ức thay cho ông cụ của anh, cũng là ân nhân của tôi. Ức mà không làm gì được, nên càng như muốn nổ cả gan ruột. Tôi thuộc cả từng viên đá trên cái lỗi ra vào nhà ông ta. Thuộc cả mặt mấy con chó giống Đức luôn lạnh tạn lạnh ngắt nhìn khách khứa ra vào. Chắc chắn là không dưới mười lần. Chẳng biết ông ta làm gì mà ghê gớm thế? Cũng có lần nghe tôi thốt ra như vậy, bố anh cười cười bảo: Chả làm gì cả.
Bác tài xế chậm chạp, như vừa kể vừa cân nhắc xem điều gì nên nói, điều gì cần giữ lại.
-Nói anhđừng nghĩ gì nhé, ngay cả con chó ở đó cũng thích được trọng vọng. Vì nó biết vị thế của nó. Muốn chu toàn mọi bề, phải mua vui cả với nó. Chính bố anh một lần, có lẽ quá mệt mỏi và kiệt sức vì đói, chán chường bảo với tôi như vậy. Ông bảo thêm là chỉ muốn bỏ lên tít trên núi cao chơi với cây và trăng sao, nếu có chết thì mặc choc him nó rỉa, còn sướng hơn. Nhưng tôi biết bố anh là người can trường. Ông không mấy khi bỏ cuộc. Chán lên thì nói thế, nhưng hôm sau lại háo hức như sắp được ban thưởng. Tôi thương ông ấy đến thắt cả ruột.
Những chuyện già Tâm kể, thực ra chỉ là lời minh định cho suy đoán của tôi từ đầu. Đã có lần bố bố rủ tôi đến một khu rừng cách xa thành phố, khi tôi còn chưa đi học. Hôm đó bố tôi cũng nói những ý nghĩ tương tự như những gì bác tài xế già vừa kể. Lúc ấy tôi không cú tâm nghe bố nói, mà chỉ cảm thấy hạnh phúc khi có một người bố thuộc hang đại gia. Còn giờ đây thì tôi boongc nhớ lại từng nếp gấp trên mặt bố, với vẻ mặt u buồn, phải nén chặt xuống những tâm sự gì đó. Bố chỉ vui khi nghe tôi nói về những mơ ước và dự định cho tương lai. Lúc đấy tôi nhớ là mình đã hứa với bố sẽ trở thành một nhà khoa học nghiên cứ về môi trường. Nhưng rồi chính bố lại hướng tôi và ngành tài chính, kinh doanh. Có thể đó cũng là điều bố không muốn nhưng vẫn phải làm, y như phần lớn những việc khác trong cuộc đời bố.
Chưa phải là lúc mình có thể buông xuôi mọi chuyện. Tôi tự nhủ như vậy và quyết định phải đối mặt với bất cứ rắc rối nào.
Cuối cùng thì ngày chúng tôi bay đã được định đoạt. Ngồi ở hang ghế hạng A, tôi chẳng cảm thấy thoải mái hơn chút nào. Trái lại, có một sự vướng víu nhãn tiền khi bên cạnh là kẻ thân thuộc xa lạ. Cõ vẻ ông ta xa lạ vĩnh viễn với tôi. Khi tôi nghĩ vớ vẩn như vậy thì ông ta có vẻ rất thoải mái tận hưởng những gì mà cuộc sống mang lại. Ông ta ngả người ra ghế, hãnh diện không che giấu trong hành động bấm nút gọi tiếp viên bằng vẻ sảnh sỏi của người trong giới đại gia đã quen được hầu hạ. Cầm ly rượu vang trên tay, ông ta khẽ xoay xoay như để tìm trong thứ nước đỏ rực ấy một triết lý nào đó vẻ khoái lạc. Sau đó ông ta uống một hớp nhỏ, mắm môi, chép lưỡi rồi hỏi tôi:
-Anh không dùng chút gì à?
-Những lúc thế này tôi thích nhìn người khác uống hơn là chính mình uống. Tôi nói thật đấy.
-Đã ai bảo anh nói dối đâu. Nhưng giữa lưng chừng trời, uống một ly rượu vang đỏ hảo hạng luôn cho ta một cảm xúc rất lạ. Anh cứ thử mà xem. Mẹ kiếp, không có mấy thằng Tây mũi lõ liệu đến khiếp nào chúng mình mới được lên tiên thế này nhỉ?
Tuy ông Sinh nói ra vẻ lọc loic vậy, nhưng cặp mắt ông, trong khoảnh khắc bất chợt nào đó mà tôi bắt gặp, thì lại như đang thể hiện một con người khác. Nó như phải giấu đi dựu sắc sảo, những tâm sựu sâu kín. Có cảm giác ông đang cố đánh lừa cả tôi rằng, ông rất biết cái thứ hạng của kẻ chuyên môi giới gặp các nhân vật quan trọng trong giới chỉ trỏ.  Nó hèn hạ và đầy vụ lợi nên tôi cứ tha hồ mà coi khinh. Điều đó, như đã kể, tôi chỉ bắt gặp trong một thoáng nào đó rất nhanh, khiến tôi cứ thấy lảng vảng trong đầu câu hỏi: Ông ta thực chất là ai và đang mưu cầu gì trong chuyến đi khó hiểu này? Phải, rất khó hiểu, cả từ chính tôi. Gần như tôi bị ông ta cám dỗ. Nó y như ai đó bỗng tin qua miệng một kẻ ba hoa rằng dưới đáy biển có viên kim cương và quyết định lao xuống trong trạng thái mất kiểm soát.
-Anh chắc quen với cảm giác đó hơn tôi? – Ông Sinh vẫn xoay xoay ly rượu đỏ như máu, hỏi mà không nhìn sang tôi.
Tôi cố lảng tránh câu hỏi của ông ta, để tập trung suy nghĩ công việc sắp tới. Trong khi ông ta ba hoa về rượu vang, Tranh thủ phô trương kiến thức về văn hóa rượu bằng nững mẩu cóp nhặt từ miệng người khác, thì tôi hướng suy nghĩ đến cuộc gặp Mr. Đại. Ông ta trông như thế nào nhỉ? Cao hay thấp? Chẳng hiểu sao những người bí ẩn như ngài, trong hình dung của tôi, thường là mặt bè ra, mắt tùm hụp dưới hang long mày uốn lên như móc câu. Nó là sự lai ghép ngẫu hứng giữa hình ánh một kẻ quán trang, biết rõ mọi hồn ma, với một bậc hào phú tinht lẻ khệch khạng trong bộ quần áo lụa mỡ gà lùng nùng và rất phản thẩm mỹ. Nhưng mà đầy quyền thế. Mọi tưởng tượng của tôi chỉ đến đó là rơi vào khoảng trống mênh mông. Bức thư phúc đáp sau khi tôi thông báo cho các đối tác về việc kế vị ghế của bố, sẽ là cái cớ để tôi bám vào khi đưa ra những yêu cầu được ông giúp đỡ. Hẳn ông và bố tôi đã có sựu gắn bó mật thiết. Giờ ông có thể coi tôi như một đứa con trai chưa trưởng thành để thể hiện sự che chở. Về tâm lý và xét dưới góc độ truyền thống, điều đó có vẻ hợp logic. Chính ông chả từng mong muốn sớm thấy mặt tôi trong vai trò người thừa kế của bố đó sao? Ông không thể quên nhanh thế được. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy yên tâm phần nào.
Thành thực thì còn lâu tôi mới quen được với văn hóa quỵ lụy người có vai vế. Nhưng tôi sẽ học một cách nghiêm túc. Việc tìm gặp Mr. Đại giữa kì nghỉ hóa ra cũng có cái hay. Nó bớt đi những nghi lễ xã giao không cần thiết. Nó mang tính gia đình. Vả lại, thông thường trong một kì nghỉ, lại ở một nơi lãng mạng, tận hưởng những thú vui tao nhã, bên cạnh rượu và xì gà hảo hạng, thức ăn ngon và vô số trò vui ngẫu hứng, con người sẽ khoáng đạt, rộng lòng và do đó bớt khó tính hơn. Hy vọng khi gặp chúng tôi, Mr. Đại đang có niềm vui bất tận nào đó…
Tôi quay sang người đồng hành, Chủ động nhìn nhanh vào mặt ông ta ở hướng bên cạnh. Cảm giác lúc trước cảu tôi biến mất. Giờ ông ta có vẻ hoàn toàn mãn nguyện với cuộc sống này. Không có bất cứ nỗi lo âu nào nơi những nếp thịt phẳng phiu trên má, trên trán ông. Bất giác tôi muốn cười phá lên bởi câu hỏi lúc trước: Ông là ai? Ông ta chẳng là ai cả. Ông ta là kẻ dẫn đường đưa tôi đến kho báu và chờ được chia phần. Ông ta là tên cò mồi mà ta vẫn thấy nhiều nhan nhản, có thể gặp lại bất cứ nơi nào tranh tối tranh sáng, nơi ẩm thấp và hang hốc. Đó là loãi chim lợn, cú mèo, chuột cống hay dơi quỷ hút máu?
-Cậu có điều gì mà tư lự thế?
Ông ta khẽ đưa mắt sang tôi. Tôi như bị bắt quả tang, lộ ra chút bối rối nhưng nhanh chóng lấy lại sự bình thản.
-Cậu đang hối hận vì nghe theo tôi đúng không? Chuyện đó tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm. Nhưng cậu nên nghĩ theo chiều hướng này: Nếu không nghe theo lão ta thì sẽ còn ân hận hơn, ân hận cả đời. Thậm chí là mất sạch.
Tôi chỉ khẽ tỏ thái độ mình không đánh giá cao cách phán đoán của ông.
- Thế nào anh bạn? Tôi hỏi thật nhé, cậu có thực sự muốn gặp Mr. Đại và có tin là tôi giúp làm được việc đó hay không?
- Không muốn gặp ông ấy thì sao tôi lại đi theo ông? – tôi cố cười để khỏa lấp ý nghĩ thực bên trong – Chỉ riêng việc tôi cung cúc đi theo ông, đã đủ trả lời tôi có tin ông không. Nhưng tôi cũng có chút tò mò đây: Mr. Đại là người như thế nào? Gặp ông ấy ông, có e ngại không?
- Cậu đúng là con Mr.Nam, giống từ cái long mép – ông ta xoay người về phía tôi, cất giọng nịnh bợ kiểu mẹ mìn – Nhưng cậu còn lâu mới là Mr. Nam quý phái và lọc lõi của tôi. Cậu nghĩ có thể hiểu Mr. Đại qua vài câu nhận xét của tôi hay sao? Cả tôi và cậu đều không phải là những người có thể đưa ra câu hỏi ấy.
Ông ta tớp nhẹ một hớp rượu, ấn nút nhân viên để đưa cốc cho cô ta, rồi tiếp tục nhả người ra ghế.
-Cậu tưởng gặp tôi vẫn còn là quá ít hay sao? Cậu cứ nghĩ thế đi trước khi hôi hận. Tôi nói thật đấy.
- Nhưng trước sau chúng ta cũng sẽ gặp Mr. Đại. Trước sau cũng phải gặp thì chính xác hơn. Nhưng cậu sai khi giả định tôi là người thân của Mr. Đại. Cậu đang hạ thấp người khác mà không biết đấy. Giờ đang ở độ cao 11 ngàn mét, tôi nói thật nhé: Chúng ta, tôi và cậu chỉ đáng là những con chó của ông ấy thôi. Rất may là chưa bao giờ tôi phải phơi mình dưới mắt Mr. Đại.
-Ông định nói điều gì?
- Nói thẳng ra là tôi cũng hồi hộp như cậu, mong đây là lần đầu tiên được chiêm ngưỡng dung mạo của đại nhân. Tôi chưa có hân hạnh được diện kiến ông ấy. Cậu mong gặp ông ấy thế nào, thì cứ nhân với một ngàn lần, sẽ ra mong muốn được tận mắt thấy ông ấy của tôi.
-Vậy…, thế là thế nào? Ông càng nói tôi càng như đi vào ngõ cụt.
- Từ từ anh bạn. Tôi chưa gặp Mr. Đại, không có nghĩa là tôi không thể gặp Mr. Đại hoặc không có tác dụng gì khi anh gặp Mr. Đại. Chuyện thú vị đấy chứ, trước sau thì a cũng phải công nhận tôi nói thật. Thôi, tận hưởng cảm giác đang bay ở độ cao 11 ngàn mét với rượu vang đỏ như máu Chúa đi. Cậu cứ thử hình dung xem 11 ngàn mét chiều cao là thế nào, sẽ thấy mọi vướng bận về những chuyện bên dưới kia chỉ là vớ vẩn.
Ông ta lại ấn nút nhân viên để xin một cốc rượu vang. Lần này ông ta muốn chạm cố vào tôi. Sauk hi chép miệng để đưa vị chát vào sâu hơn trong cổ họng, ông ta nói như giãi bày:
-Rồi cậu sẽ phải học được điều gì đấy, thứ mà ông thân sinh ra cậu cự kì giỏi. Tôi nói kế hoạch của chúng ta đây. Chúng ta sẽ nghỉ ngơi khi đến nơi. Cậu tha hồ làm gì thì làm. Tôi cũng thế. Nhưng bất cứ lúc nào tôi yêu cầu, cậu phải sẵn sàng để đi gặp Mr. Đại. Có thể chỉ một chốc một lát thôi cũng không thể bỏ qua. Còn khi tôi chưa yêu cầu thì cậu cứ thoải mái mà chơi bời và tưởng tượng những gì về tôi mà cậu muốn.
Tôi đành trở thành kẻ sai bảo của ông ta. Những gì ông ta muốn tôi đáp ứng hóa ra cũng không quá nhiều như tôi tưởng. Một căn phòng khách sạn hạng trung, có dịch vụ mát xa theo yêu cầu. Ông ta không giấu giếm thói thích của lạ mỗi khi đến vùng đất mới “để làm phong phú thêm bộ sưu tập về phụ nữ”, điện thoại của ông ta từ căn phòng bên cạnh. Nhưng mọi sự vẫn im ắng. Ông ta bảo đã kịp gọi đến cô chân dài thứ hai. Tất nhiên tôi sẽ phải thanh toán cùng với bốn năm loại hóa đơn khác, mặc dù giữa chúng tôi chưa có bất cứ thỏa thuận tài chính nào. Tôi luôn phải tưởng tượng đến vẻ mặt bất lực của ông Huyện trưởng trước một đám đông tưng bừng sát khí, vẻ mặt lạnh lùng của các papa, sự hớn hở của đối tác khi chúng tôi thất bại và chút lo lắng của mẹ để tự an ủi mình đừng có sốt ruột. Đây cũng là lần tập dượt của tôi vào thế giới đầy bóng tối mà một phần đã thuộc về bố mình. Thêm lời động viên của mẹ, tôi càng tin rằng mình đã quyết định rất đúng lúc và cần thiết.
Sáng ngày thứ ba, mọi chuyện vẫn im ắng. Thật sự thì trong ba ngày ấy tôi không biết ông ta đi đâu, gặp ai, nói với họ những gì. Ông ta bảo có cả một tá người quen, toàn loại tai mắt trong giới đại gia để nhờ vả làm môi giới. Tôi cũng chẳng buồn suy xét xem ông ta nói thật hay bịa. Thôi thì mọi thứ cứ để nó tự đến.
Bỗng ông ta xuất hiện trước cửa phòng tôi trong một bộ quần áo ngủ của khách sạn. Ông ta chậc chậc lưỡi một cách mãn nguyện và bảo tôi nên làm theo ông ta. Tôi vờ hỏi làm theo ông ta là làm gì, thì ông ta nháy mắt một cái, thứ tín hiệu mà bất cứ thằng đàn ông nào cũng hiểu nó nhăm tới việc gì. Tôi cố thể hiện ra mặt sự mệt mỏi để xua ông ta về phòng. Nhưng ông ta đang hứng chí nên nhất định bắt tôi ngồi nghe ông kể về những chiến tích mà ông có được trong việc chinh phục phụ nữ:
-Cậu còn trẻ, cậu chả việc gì phải vội, rồi đâu sẽ vào đấy. Nhưng có một thứ mà cậu không nên đủng đỉnh. ấy chính là chinh phục đàn bà. Một sự ngiệp thành đạt phải bao gồm trong đó những bóng hồng mà mình chinh phục được. Rồi cậu sẽ thấy đó là việc đáng làm nhất.
Tôi chẳng cần khách sáo ra vẻ lắng nghe, nhưng hình như ông ta cũng không cần điều đó. Những tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng, vô cảm vẫn luôn như vậy. Họ cứ tưởng mình là người đứng trên đầu thiên hạ nên không bao giờ chịu ngước lên xem bên trên là cái gì. Nghe ông ta say sưa nói về những chuyện dâm dục, tôi bỗng thấy cảm thông phần nào cho những kẻ giết người do thiếu kiểm soát lý trí.
Lúc ấy tôi không mảy may nghĩ là sẽ có lúc tôi phải hối hận bởi những nhận xét nông cạn như trên về người khác khi chưa biết họ là ai.
May làm sao vừa lúc điện thoại của ông ấy đổ chuông. Mặt ông ta bỗng thay đổi, trở nên xun xoe như một gã nô tài chuyên nghiệp. Chỉ thấy vâng, dạ, những lời tang bôc có cánh cùng với nhừng tiếng xuýt xoa rẻ tiền. Lát sau ông ta vẫn ôm chiếc máy điện thoại, nhìn tôi như lượng giá xem tôi đáng bao nhiêu, trước khi nói thì thầm:
-Người của Mr. Đại hẹn chiều mai tôi và anh đến gặp. Thôi xong, có thể kê cao đầu ngủ kỹ rồi. Tôi biết trong đầu anh đang nghĩ gì. Nhưng anh bạn trẻ ạ, còn thời gian để anh bày tỏ.

(Xin các bạn chờ trong ít ngày sẽ có phần tiếp theo)
Xin cám ơn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro