CHƯƠNG 20: GIĂNG BẪY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hiếu nhận nhiệm vụ tình báo, trở thành cậu bé mồ côi bán báo dạo trên đường phố để thuận lợi theo dõi quân Pháp và lính Nhật.

"Báo đây, báo mới đây!"

Người qua người lại tấp nập, số lượng báo trong tay cậu dần với đi, cậu cứ đứng nguyên chỗ ấy bán hàng ngày. Bọn địch đã dần quen với sự xuất hiện của cậu, thậm chí còn tỏ ra thân thiết, đôi khi chúng bo tiền và cho cậu những thứ nhỏ nhặt khác. Chúng nghĩ cậu chỉ là một con bọ vô hại nên giờ cậu lảng vảng ở gần căn cứ, chủng cũng chẳng mảy may nghi ngờ.

"Ông chỉ chuy, chào ông ạ! Ông có cần con đánh giày không ạ?"

Hiếu thành công vào được căn cứ mật của chúng, cậu làm thêm việc đánh giày miễn phí, nên ở đó ai cũng gọi cậu lại. Hiếu tranh thủ đi qua từng chỗ, ghi nhớ các tệp tài liệu, nghe ngóng thông tin. Cậu học tiếng và thông thạo tiếng Pháp rất nhanh, trong một chốc có thể hiểu hết được mọi kế hoạch Pháp âm mưu.

Ngày đi làm, đêm tối mật báo về Tổng bộ, những thông tin quan trọng đã giúp mẹ cậu xử lý được nhiều chuyện. Ngày hôm nay Hiếu lại vào căn cứ cọ giày, cậu ngồi ở một góc vừa đánh xi vừa dỏng tai nghe ngóng. Đột nhiên có thằng nó chạy nhanh về báo cáo thì thầm với tên chỉ huy, tên đó ra lệnh cho chúng đứng nghiêm ngay ngắn, chuẩn bị tiếp đón ai đấy rất quan trọng. Cậu lén lút nhìn ra, là một người đàn ông có mã ngoài vô cùng bảnh bao, người ông ta sặc mùi tiền, gương mặt nửa Tây nửa ta. Ông ta là ai mà tên chỉ huy cứ cúi gập người, nịnh bợ ghê gớm.

"Dạ, chào Ngài, ngài tới đây hôm nay có việc gì cần gấp ạ?"

Trên người ông ta mặc áo vest trắng, đeo vòng vàng, tóc đen bóng bẩy. Tên chỉ huy châm điếu xì gà, luôn mồm nịnh nọt, làm trò cho ông ta vui. Người đó không nói gì ngồi xuống chỗ của tên chỉ huy, bắt đầu phàn nàn,

"Tôi thấy gần đây hay có Việt Minh náo loạn các sân ga mới của chúng ta lắm, cậu để ý một chút, không thì sẽ có kẻ loan truyền tin đồn không hay về chúng ta!"

Câu nói ấy rõ ràng là tiếng Việt, Hiếu nhất định không nghe nhầm, người đàn ông này sao có thể trở thành quan to của thực dân được, đến giờ dù là địa chủ hay quan lại phong kiến cũng phải cúi gập người với cái lũ hống hách. Ông ta không tầm thường, chắc chắn có gì đó ở người này khiến lũ thực dân e sợ. Nhưng Hiếu ghét nhất là bọn bán nước cùng 1 giuộc với đế quốc.

- Ưm, giày của ta cũng bẩn lắm rồi đấy.

Ông ta ra hiệu với tên chỉ huy, hắn cười cười nhớ đến Hiếu đang cọ giày ở trong góc, hắn kéo cậu ra đứng trước mặt ông ta:

"Giới thiệu với Ngài, cậu nhóc này đánh giày sạch sẽ mà đẹp đẽ lắm ạ! Ngài cứ để nó làm cho ngài ạ."

Cậu nặn ra một nụ cười, định tháo giày của ông ta ra nhưng lão ngay lập tức hất tay cậu, quát lên:

- Mày đang làm cái gì thế hả?

Cậu bị va vào thành bàn, ông ta giận dữ chửi rủa làm tên chỉ huy cũng chút giận lên người cậu.

"Mau, mau lôi nó ra, đánh đuổi đi!"

Hiếu không hiểu, rõ ràng lão muốn đánh giày mà tại sao lại lên cơn, đuổi cậu ra ngoài, còn đánh đập và chửi rủa cậu tàn nhẫn như thế. Cũng đúng, trong mắt lão, cậu chỉ là con kiến bé nhỏ dẫm cái là nát. Hiếu lê thân mình đi khỏi đường cái, cậu bị bọn lính đánh vào tay chân, ngực bụng, trên mặt cũng có vết xanh đỏ tím vàng, mồm thì rướm máu. Cậu không muốn làm mẹ lo nên định ngồi nghỉ ở vỉa hè trước khi về.

Quang cảnh của hai bên đường thật khác nhau. Một bên đường là phố xá phồn hoa, nhà hàng cao cấp, ánh đèn điện lộng lẫy, toàn những cửa hiệu dựng lên phục vụ giới nhà giàu của Hà Thành lúc bấy giờ. Còn một bên là người dân khổ sở cơ cực, tàn tã đến mức phải đi ăn mày, áo rách mặc quanh năm, đau ốm bệnh tật, đói rét bủa vây, họ nằm la liệt rải rác khắp bên đối diện, nhưng không ai dám băng qua đường để tới phố xá sang chảnh kia để xin ăn, bởi họ biết khi họ tiến gần tới nơi ấy họ sẽ bị thằng Tây nó xả đạn bắn chết.

Và rồi cậu lại nhìn thấy người đàn ông vest trắng khi nãy đến một cửa hiệu cao cấp, vui vẻ dắt từ trên xe ô tô xuống một cô gái ăn mặc thời thượng, mẫu váy của cô ta cậu đã từng thấy trên những cuốn tạp chí của Pháp, lộng lẫy nhưng khác xa với bộ dạng yếu đuối, nũng nịu, bần hàn của cô ta. Nếu mẹ cậu mặc nó thì sẽ thế nào nhỉ, Hiếu tưởng tượng mẹ mình sẽ xinh đẹp ra sao khi ăn vận như cô ấy. Cậu đã nghĩ phải để dành tiền mua vải về may váy cho mẹ.

Khi họ sóng đôi cùng nhau cũng chẳng ăn khớp, trên xe có mấy tên chạy đi chạy lại lôi ở đâu ra những bao tải to đùng màu trắng, cậu còn thấy nó động đậy. Trực giác mách bảo cậu phải rời khỏi đó lập tức. Hiếu nhanh chóng đứng lên hòa vào đám người nghèo, chạy về lối tắt của con hẻm nhỏ, lấp ló nhìn ra. Quả nhiên có hai tên lính Tây đến tra xét người dân, chúng đang tìm Việt minh. Nếu vừa nãy có phóng viên của Việt Minh ở đây mà chụp được cảnh này thì chúng sẽ phải trả giá rất đắt. Vì thế chúng không ngại bới lông tìm vết, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Không ngờ chúng dám giết hết người nghèo quanh đó, cậu thực sự không thể tưởng tượng được, có phải vì mình, vì mình mà tất cả họ mới chết không?

Hiếu bần thần đi về, trên đoạn đường không ánh sáng, cậu không thể ngừng nghĩ về điều đó. Cậu đến tìm thầy và kể lại mọi chuyện, cậu đau đớn và nhận hết toàn bộ lỗi lầm. Cảnh tượng chúng giết người thô bạo vẫn ám ảnh cậu bé 11 tuổi không chịu buông, nước mắt dàn dụa cậu áy náy không biết phải làm sao. Thầy cậu nhẹ nhàng vỗ lưng, bế cậu lên trên tay mà vỗ về,

"Con ngoan, con đã rất giởi rồi. Không phải vì con nên bọn chúng mới giết người vô tội, cả kể con không ở đó thì chúng cũng sẽ ra tay mà thôi. Con đừng tự trách bản thân, dù mới có ít tuổi nhưng con rất dũng cảm, không thua gì mẹ con năm xưa đâu. Đừng vì một lần vấp ngã đã không muốn đứng dậy nữa."

Thầy cậu nói đúng, Hiếu ôm cổ thầy, cơn gió mát thổi qua lau khô giọt nước mắt còn vương trên khóe mắt cậu, cậu ôm chặt thầy rồi ngủ thiếp đi. Tháng ngày trôi qua chưa lâu nhưng thầy đã bù đắp lại tình cảm của một người cha dành hết tình thương cho cậu. Cậu rất thương thầy, rất muốn thầy trở thành bố của mình, nhờ có thầy mà giờ cậu không còn phải thấy ngưỡng mộ các bạn nhỏ khác vì có bố. Lúc cậu ngủ say, thầy lặng lẽ bôi thuốc, đắp vết thương bị sưng, bị tấy, bầm tím, vết thương hở đều được băng bó kỹ càng.

Thầy của cậu là người tài giỏi, cũng là một thủ trưởng của Liên đoàn, thầy thích mẹ của Hiếu, thích đã từ rất lâu rồi, khi bà vẫn chỉ là cô liên lạc dũng cảm cho tới lúc là lãnh đạo cấp cao của Liên đoàn. Thầy thích dáng vẻ trẻ trung thạo việc lại rất thông minh của cô Tư tròn 18 cái xuân xanh. Và năm ấy thầy cũng chỉ là cậu thanh niên ngây ngô vấp phải mối tình đơn phương cả một đời. Thầy trách mình lúc ấy đã bỏ lỡ cơ hội với cô, để cô đi theo người khác. Thời gian chẳng phải vô tận, và cô cũng không nên chờ đợi, hạnh phúc đến thì cô nên đón nhận, thầy chỉ ôm nỗi buồn vào lòng mình.

Khi mà người con gái ấy đi lấy chồng, chàng thanh niên ấy vẫn một lòng chờ đợi, hụt hẫng, đau khổ, biết sao được định mệnh trêu ngươi. Nhưng cô Tư vẫn hoạt động cách mạng cả kể đang mang thai, cô Tư rất yêu chồng. Tận lúc bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò, cô Tư vẫn lén gửi thư ra ngoài nhờ Tổng bộ tìm kiếm thông tin của chồng mình, thế mà vẫn bặt vô âm tín, từ khi vào nhà tù đến nay, cô Tư chưa từng gặp được chồng mình lần nào, kể cả lúc đã sinh ra Hiếu trong ấy. Từ một cô Tư xinh đẹp mơn mởn như chồi non đã biến thành một người đàn bà khắc khổ, nhưng cậu vẫn thấy hình bóng trước mắt mình là mỹ nhân kiều diễm biết bao năm đó, tình cảm đối với cô Tư cũng thêm đậm sâu. Thật ra lúc ấy chàng trai đã lên kế hoạch giúp cô Tư trốn thoát, người tiếp tế và hỗ trợ cô đến cùng vẫn luôn là cậu, chẳng qua cậu có duyên đã trở thành người thầy của con trai cô và lựa chọn một lần nữa ở phía sau nhìn cô ấy hạnh phúc, âm thầm lặng lẽ... Đến bây giờ, cô dù đã làm mẹ, cô cũng chẳng biết rằng, có một chàng trai đã yêu mình tới hơn 20 năm đằng đẵng.

Sáng hôm sau thầy để Hiếu nghỉ ngơi, tự mình đi điều tra công việc của người đàn ông áo trắng kia. Không mất nhiều thời gian để thầy tìm thấy địa chỉ khách sạn xa hoa bậc nhất Hà Nội mà hắn đang ở. Thầy giả làm người đi đường, ngồi ở sảnh khách sạn quan sát, và dù có chết thì thầy vẫn nhận ra gương mặt quen thuộc của hắn sau bao nhiêu năm dẫu hắn có đeo kính hay ăn mặc bóng bẩy.

Người đó không phải là Hoan- chồng của cô Tư, cha của Hiếu hay sao? Thầy bất ngờ nhìn thật kỹ, kính mắt cũng phải lau đi lau lại mấy lần mới dám chắc chắc. Giờ Hoan giàu có, vàng bạc lủng lẳng, mấy cô gái xung quanh hắn cứ ríu ra ríu rít, ăn mặc hở hang, hành động bất chính. Nhìn Hoan thay đổi nhiều, không còn là người hiền lành chân chất năm xưa mà thành một ông chủ sòng bạc đào hoa, qua lại với nhiều cô gái khác nhau.

Thầy đến liên lạc với tình báo khác, họ đều nói tên Hoan ấy làm tay sai cho Pháp từ rất lâu rồi nên mới mở được sòng bạc tiền tỷ và giàu có đến thế, hắn đổi tên thành Jin đi khắp nơi kiếm tiền buôn bán. Những vụ bạo hành, giết người, cướp của, ma túy, bán dâm đều từ hắn mà ra. Thậm chí hắn còn bán tin của các cán bộ cách mạng cho giặc. Thầy nắm chặt tay, giờ thì thầy cũng đã hiểu tại sao mẹ của Hiếu bị bắt vào Hỏa Lò dẫu lúc đó thông tin được phong tỏa kín bưng, có khi là do một tay hắn gây lên.

Thầy dày xé tâm can, không biết nên nói hay là không với cô ấy. Thầy cứ đi đi lại lại phía ngoài văn phòng của cô Tư, ai nhìn cũng vừa thấy thương vừa thấy lo. Ở đây mọi người đều biết tình cảm của thầy với mẹ Hiếu, chỉ mình cô Tư ấy vẫn không chịu nhìn nhận, một lòng mù quáng hướng về chồng cũ.

Không cần thầy phải nói, Hiếu cũng đã kể lại chuyện ấy cho mẹ mình, và bà thì vừa nghe được thông tin do mật thám gửi đến. Bà vẫn không thể nào tin, một lòng vẫn đợi, vẫn chờ, bà nói mọi người đang nhầm lẫn, rồi bà sẽ đi gặp người đàn ông ấy rồi hỏi cho ra nhẽ! Giải quyết xong mọi chuyện ở Tổng bộ, bà định cứ thế đến đó tìm, nhưng thầy đã đứng đợi sẵn ở cửa. Hiếu biết chuyện, vào một góc nhìn ra. Vốn dĩ cậu đã biết thầy có tình cảm với mẹ.

"Giờ cô Tư định đến đó ư?"

"Đúng, thầy đừng cản tôi!"- Mẹ cậu lạnh lùng.

"Tôi có tư cách gì để cản cô Tư đi."- Thầy cầm trên tay một bộ lễ phục rất đẹp, chiếc váy ấy còn đẹp hơn cái mà cậu thấy. Thầy đã dùng hết vốn liếng cả đời tích góp để mua cho cô Tư một bộ váy thật đẹp.

Lúc ấy rõ ràng cậu đã thấy mắt mẹ cậu đỏ lên, dần dần óng ánh nước, nhưng mẹ vẫn kìm nén, nhận lấy bộ váy, chỉ kịp cảm ơn thầy rồi đi. Bóng hình của mẹ tan vào thời không, ra đi không ngoảnh đầu, cậu biết thầy đau lòng, cơn mưa kéo qua trút nước xuống, cảm thán thay người đàn ông si tình, yêu một người yêu một đời.

"Thầy ơi."- Cậu dang tay chạy đến chỗ thầy đứng, thầy thuận thế mà bế cậu lên.

"Thầy đừng khóc, mẹ đi rồi mẹ sẽ về."

Thầy vẫn gật đầu, "Ừm, thầy biết. Chúng ta cùng chúc phúc cho mẹ nhé."- Dẫu bị phũ phàng cả ngàn lần, dẫu trên người chằng chịt vết thương, không sao cả dù phải chết cũng là thầy can tâm tình nguyện. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro