2. Vở Kinh thoa ký

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đoàn Nghi Ân đối với Hí kịch không có hứng thú, nhưng đối với người hát Hí kịch thì có hứng thú. Hắn ngồi ở dưới sảnh thưởng kịch, nhàm chán chết được cũng may có mấy oanh oanh yến yến bên cạnh líu ríu bồi rượu nên cũng không vô vị lắm. Hôm nay rảnh rỗi, đoàn người của hắn kéo nhau đi xem đoàn kịch đang nổi. Hồng bài là nữ chính đang đóng trong Kinh thoa kí nhưng hắn chẳng động tâm chỉ miễn cưỡng nhòm ngò vài lần trên màn kịch vẫn luôn diễn ra phía trên.

Toàn bộ vở kịch Kinh thoa ký gồm 48 màn, nội dung kể về chuyện giữa hai nhân vật chính: Vương Thập Bằng và Tiền Ngọc Liên. Tiền Ngọc Liên cự tuyệt lời cầu hôn của phú hộ Tôn Nhữ Quyền mà đem lòng yêu chàng thư sinh nghèo ở Ôn Châu là Vương Thập Bằng. Sau đó Vương Thập Bằng đỗ Trạng nguyên, nhưng vì cự tuyệt lời cầu hôn của Thừa tướng đương triều nên bị đày ra làm quan ở Triều Dương. Ở nhà Tôn Nhữ Quyền giả mạo thư của Vương Thập Bằng, nói rằng Thập Bằng đã từ hôn với Ngọc Liên, mẹ kế của Ngọc Liên bắt nàng cải giá nhưng nàng kiên quyết không chịu rồi nhảy xuống sông tự vẫn, may nhờ có An phủ Phúc Kiến là Tiền Tái Hoà cứu sống, lại thấy Ngọc Liên cùng họ nên nhận nàng làm con nuôi. Ngọc Liên tưởng Thập Bằng đã chết nên để tang chồng. Năm năm sau, Vương Thập Bằng làm Thái thú tại Cát An, cũng tưởng Ngọc Liên đã chết nên làm lễ tế vợ ở trong Đạo quán, cùng lúc đó Ngọc Liên cũng vừa dâng hương trong Đạo quán đi ra, hai người gặp nhau sum vầy hạnh phúc.

Họ diễn xong rồi, thì ban chủ đoàn kịch nhanh chóng kéo hết mọi người đến kính rượu với bàn của Đoàn tư lệnh hắn. Nữ chính đóng Tiền Ngọc Liên thì không sao, khôn khéo tiếp chuyện coi như cũng hoà hợp. Nhưng cái tên nhóc diễn vai Vương Thập Bằng lại đứng ở phía xa xa, rượu cũng không uống sạch chỉ nhấp môi một ngụm. Đám người đó túm tụm vây quanh lại, tên nhóc ngu xuẩn đó vẫn không chịu khôn ra ngập ngừng mở lời " Xin lỗi, thật ngại quá tôi phải nghỉ một chút.."

Giống như là hành động của đám người cao ngạo bọn họ là thô tục, làm ảnh hưởng đến tinh thần của thằng nhóc con đó cho nên nó mới né tránh để không bị va chạm vấy bẩn, tính ra đường nét bị đè dưới lớp son phấn cũng không tệ. Nhưng mà loại con nít nói chuyện không kiêng kị thế này, đúng là khiến người ta mất hứng. Còn chưa kể hắn là Đoàn tư lệnh, vuốt mặt cũng phải nể mũi chứ. Làm như thế, chính là đang hất đổ hết mặt mũi của hắn rồi!

Vương Gia Nhĩ không biết mình đã vô ý đụng chạm tới Đoàn tư lệnh, chạm phải vảy ngược của đối phương. Cậu còn định xoay người cất bước đi nhấc chân bỏ đi, thì một người khác ngồi trong bàn đã túm lấy cổ tay cậu mang ý níu kéo " Đừng đi, ở chút đã. Vội đi làm gì chứ! "

" Đừng, khách quan thỉnh buông tay, tôi không giỏi ăn nói tiếp chuyện với mọi người thật sự không được đâu " Vương Gia Nhĩ sợ hãi trong lòng vẫn cố cười, những người mặc quần áo màu xanh binh sĩ này có lẽ chức vụ cũng không thấp, nhưng cậu chỉ muốn bán nghệ không bán thân. Cậu cũng không phải người nổi bật, sẽ không khơi gợi hứng thú. Có khi cậu ở lại càng khiến cho bọn họ mất hứng hơn, cho nên cậu mới muốn lui đi trước.

Ai mà ngờ hành động rút tay ra khỏi né về phía sau đã châm ngòi phẫn nộ cho Đoàn tư lệnh. Đoàn Nghi Ân uống một chung rượu, lời nói ra như sấm rền vang bên tai " Đứng lại đó ".

" Muốn đi đâu ? " Người phát ra tiếng nói vịnh thành ghế đứng lên, thanh âm lạnh nhạt trong đêm hè tháng bảy nghe xong lòng cũng phải phát run lên theo hắn. Đối phương híp mi mắt lại, không vừa ý nhìn chăm chăm về phía này cái ghế vừa mới được hắn ngồi bị hất đổ ngã rầm trên đất báo hiệu cho cơn thịnh nộ sắp đến.
__________

Kinh thoa ký (giản thể: 荆钗记; phồn thể: 荊釵記; bính âm: Jīng chāi jì) là vở kịch nổi tiếng thuộc thể loại Nam hí của Trung Quốc, tác giả không rõ, có thuyết cho là do người thời Nguyên là Kha Đơn Khâu sáng tác, theo học giả Vương Quốc Duy thì là do con thứ 17 của Minh Thái Tổ là Ninh Vương Chu Quyền sáng tác. Kinh thoa ký cùng với Bạch thố ký (hay còn gọi là Lưu Tri Viễn), Bái nguyệt đình, Sát cẩu ký và Tỳ bà ký được gọi là Ngũ đại truyền kì của văn học Trung Quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro