Chap 15: Rạn nứt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Linh An

Trên đường về nhà, câu chuyện của 2 anh em trong trại trẻ, tiếng khóc của cu tí xâm chiếm trọn đầu óc tôi. Tôi thất thểu bước từng bậc cầu thang lên nhà, không để ý phía sau lưng có người tâm trạng không vui vẫn đang đi lặng lẽ đi sau tôi. Lên đến nhà, tôi cầm chìa khoá ở tay nhưng vẫn ngần ngừ không muốn mở cửa đi vào. Tự nhiên, tôi sợ cô đơn, sợ ở 1 mình đầu óc sẽ rối tung lên mất. Đúng lúc đó thì có người mất hết kiên nhẫn, lấy đi chùm chìa khoá trong tay tôi rồi tự mở cửa nhà.

-                     Ơ. Anh!

-                     Em còn định đứng đây bao lâu nữa?

-                     Anh đến lúc nào vậy?

-                     Từ lúc em mới bước chân vào sảnh chung cư.

-                     À….

-                     Đi đâu về đây?

-                     Em đi có chút việc?

-                     Việc gì? Em cũng có vẻ bận rộn nhỉ? Anh không đến chắc em cũng quên mất anh rồi.

-                     Em xin lỗi, có 1 số chuyện đa xảy ra.

-                     Chuyện gì? – Thanh vứt chùm chìa khoá lên mặt bàn ngoài phòng khách rồi đi thẳng vào bếp rót nước uống.

-                     Chuyện dài lắm. Dần dần em sẽ kể cho anh. Anh nghỉ tết cùng gia đình vui vẻ chứ?

-                     Vui vẻ? Em hỏi đểu anh đấy à?

-                     Sao anh lại nói thế?

-                     28 tết em cãi nhau với anh vì hàng xóm nhà em, tặng anh 1 cái tát rồi bặt vô âm tín. Từ bé đến giờ anh chưa để đứa con gái nào cư xử với mình như thế đâu.

-                     Em xin lỗi, lúc đấy em hơi nóng. Nhưng anh cũng không được xúc phạm bố mẹ em.

-                     Thôi. Bỏ qua chuyện đấy đi. Thế tết vừa rồi em đi đâu? Em không nhắn tin, không gọi điện, không tới nhà anh chúc tết bố mẹ anh, thiếu chút nữa là anh quên mất anh đang có người yêu đấy.

-                     Em ở nhà đến hết ngày mùng 3, sau đấy về quê người bạn chơi, ở đây ngày tết 1 mình chán lắm.

-                     Sao không gọi anh?

-                     Mới đầu không gọi vì còn bực, sau đó thì không biết có nên gọi hay không vì anh cũng đâu có liên lạc gì với em đâu. Sau khi về quê bạn thì anh gọi cho em sau đấy định khi quay lại Hà Nội sẽ tới nhà anh nhưng có số chuyện xảy ra…..

-                     Bực, em nghĩ mình đúng lắm à? Mà còn….

-                     Không đúng nhưng cũng chẳng sai. Anh có quyền giận còn em thì không à?

-                     Thôi. Không nói chuyện này nữa. Thế cái chuyện mà em nói đấy là chuyện gì?

-                     Cái Trang, bạn em ở nước ngoài về…..

-                     Thì sao? Thì em mải chơi với bạn em nên quên anh chứ gì?

-                     Không. Nó gặp chuyện không may nên…. Nên gửi con lại cho em.

-                     Gửi? Gửi cái gì? Con mà cũng đem đi gửi cho bạn được cơ à? Thế ông bà với bố nó đâu mà phải gửi cho cái người chăm sóc bản thân còn không xong như em.

-                     Nó không có bố.

-                     Chẳng có con đàn bà nào tự đẻ được cả.

-                     Vâng, bố nó bỏ đi rồi được chưa? Mẹ nó cũng bỏ nó đi tìm cuộc sống mới rồi. Còn lại 1 mình nó ở với 1 người lạ như em đây này.

-                     Tuyệt. Thế là em đi đổ vỏ cho thiên hạ à? Nói thật nhé! Anh chả ưa đứa bạn nào của em cả. Toàn 1 lũ nặc nô.

-                     Anh….. Anh bỏ cái kiểu nói đấy đi. Anh biết gì về bạn bè em mà chỉ trích họ, mỗi người có 1 tính cách, 1 hoàn cảnh sống khác nhau.

-                     Em không phải bênh. Nói chung với em, anh cũng chả là cái đéo gì cả. Bạn bè em lúc nào cũng là nhất, rồi hàng xóm nhà em, chó mèo lợn gà gì gì đấy anh cũng đéo bằng.

-                     Anh đừng có văng tục ra với em.

-                     Vâng. Tôi thô lỗ cục cằn thế thôi.

-                     Bây giờ anh đến đây để cãi nhau với em à?

-                     Không. Nhưng em cứ làm anh phải bực mình lên. Tốt nhất em gặp gỡ mấy đứa kia ít thôi. Thế đứa bé đấy bây giờ thế nào rồi?

-                     Em gửi vào trại trẻ mồ côi rồi.

-                     Tốt.

-                     Tốt? Anh thấy 1 đứa bé 6 tháng tuổi bị bố bỏ rơi, mẹ bỏ rơi, bây giờ là em bỏ rơi mà anh cho là tốt à?

-                     Tự em thấy đấy, bố mẹ nó còn không nuôi nổi nó thì em làm được chắc? Không rước cái của nợ đấy vào nhà chẳng tốt là gì.

-                     Anh….nhưng em đang muốn rước cái của nợ đấy vào thân đây. Em thương thằng bé.

-                     Thương? Em điên vừa thôi. Nuôi 1 đứa trẻ không phải nuôi 1 con chó con mèo đâu.

-                     Nhưng thằng bé không đáng bị hết người này đến người khác bỏ rơi.

-                     Anh nghe nói mẹ anh đã đến gặp em, em đối đáp với mẹ anh chẳng thiếu chữ nào. Ban đầu anh cứ nghĩ chắc mẹ anh đã có gì không phải nên em mới thế. Nhưng bây giờ mới biết không phải em chỉ cư xử chẳng ra gì mà thần kinh em cũng có vấn đề rồi. Em lo cho cái thân em đi rồi hay lo cho thiên hạ. Anh về đây. Ở đây 1 lúc nữa chắc phát điên với em mất.

Thanh bực tức bỏ ra khỏi nhà tôi, sập cửa đánh rầm 1 cái. Lòng tôi lặng trĩu, trong tim tôi có 1 thứ gì đó vô tình vỡ ra thành ngàn mảnh từ những vết rạn nứt chưa kịp lành kia. Thật sự không nghĩ rằng yêu thêm 1 lần nữa lại mệt mỏi chẳng kém gì lần đầu tiên thế này? Có lẽ tôi đã sai lại càng thêm sai rồi. Có lẽ người như tôi thực sự không thể nào dám mơ về hạnh phúc nữa.

Cả ngày hôm nay, tâm trạng tôi nặng nề, chán nản, chuyện thằng bé chưa đâu vào đâu, lại chuyện giận dỗi của Thanh. Suốt 1 ngày dài tôi suy nghĩ đắn đo, đằng nào cũng không thể đến được với nhau, phải chăng ngay từ đầu tôi không nên bước tới. Tôi đã quá tham lam, quá ích kỉ nên đã nắm lấy thứ không thuộc về mình để bây giờ đẩy tình cảm của chúng tôi tới vực thẳm không đáy thế này.

-------

Nửa đêm, tôi tỉnh giấc bởi cơn ác mộng khiến tôi khóc nức nở, cơn ác mộng về tôi và đứa bé về cả Thanh nữa. Tôi bị đuổi, bị 1 vật vô hình nào đó đuổi theo khiến tôi mệt mỏi chạy, chạy, chạy và chạy, tới khi cùng kiệt sức lực tôi đứng giữa 1 cây cầu rất cũ kĩ, rất chênh vênh, rất nguy hiểm. 2 đầu cầu là Thanh và Cu tí đang vẫy gọi tôi. Tôi loay hoay không biết nên chạy về hướng nào, nên nắm bàn tay ai. Cuối cùng do tôi chần chừ, ngẫm nghĩ quá lâu, cây cầu rung chuyển, lắc lư, chao đảo, làm cả 3 chúng tôi đều rơi xuống vực. Trong cơn sợ hãi, hoảng loạn tôi chỉ biết khóc thét lên.

Thoát ra khỏi cơn ác mộng, tôi thở hổn hển như ai đang hút hết không khí trong phòng ra vậy. Cái ngột ngạt, bức bối trong lòng tôi, hoà quện với sự lạnh lẽo của căn phòng trống. Tôi ngồi thừ người trên giường, đầu óc quay mòng mòng, lẽ nào, lẽ nào tôi lại mất cả hai? Cuộc trò chuyện ngắn ngủi của tôi với mẹ Thanh ngay trước tết lại nhắc nhở tôi nhớ về vị trí của mình trong xã hội. Cuộc sống bây giờ người ta luôn dựng những bộ phim theo mô tip lọ lem và bạch mã để động viên người khác nhưng thực sự, xã hội càng hiện đại, khoảng cách giàu và nghèo càng cách xa nhau, vấn đề môn đăng hộ đối càng được chú trọng hơn.

Ngày hôm đó, là 29 tết. Khi tôi đang túc tắc đi xe về thì có 1 số lạ gọi tới, nghe máy mới biết là mẹ của Thanh. Bác ấy nói muốn gặp tôi 1 lúc. Khi tôi tới quán café, mẹ Thanh đã chờ sẵn ở đó. Bà đón tôi bằng 1 nụ cười thân thiện làm tôi cũng vơi bớt phần nào căng thẳng.

-                     Cháu chào bác ạ.

-                     Ngồi đi cháu.

-                     Dạ. Cháu xin lỗi cháu tới muộn.

-                     Không sao, tại bác hẹn cháu đột xuất. Cháu uống gì nhỉ?

-                     Dạ. Cháu uống gì cũng được ạ.

-                     Sao lại gì cũng được? Con người sống thì phải có chính kiến, đâu thể tuỳ tiện, gì cũng được, sao cũng được cơ chứ.

-                     Dạ, bác dạy phải ạ.

Tôi bắt đầu càng căng thẳng hơn lúc đầu, đành gọi bạn phục vụ cho 1 sinh tố chanh leo. Trong khoảng thời gian đợi nước, mẹ Thanh hỏi tôi những câu rất chung chung, tôi cũng trả lời bà rất chân thật. Tuy lúc nào bà cũng nở 1 nụ cười trên môi làm người đối diện cảm thấy thân thiện nhưng tôi lại thấy bất an và luôn cẩn thận trong từng câu chữ, dù câu hỏi của bà rất vu vơ. Khi nước được mang ra, bà sửa lại tư thế ngồi, nhấc tách uống 1 chút café rồi nói.

-                     Cháu uống nước đi.

-                     Cháu mời bác.

-                     Thế này An nhé! Ngày tư ngày tết, cả bác và cháu đều bận nên bác sẽ thôi không hỏi vòng vo nữa, bác nói thẳng vào vấn đề, nếu có gì không phải thì cháu cũng đừng để ý.

-                     Vâng. Bác cứ nói ạ!

-                     Hôm qua, cháu với Thanh có chuyện gì đúng không? Bác thấy Thanh không vui.

-                     À. Vâng. Hôm qua cháu và anh ý có chút hiểu làm và cả hai đều không giữ được bình tĩnh.

-                     Theo bác nghĩ, dù là chuyện gì, người phụ nữ bao giờ cũng nên nhún nhường 1 chút. Bác cũng mong muốn Thanh nó tìm cho bác 1 cô con dâu biết lúc nào nên nói, lúc nào nên nghe chồng nói. Chắc nếu mẹ cháu còn sống cũng sẽ dạy cháu như thế thôi.

-                     Dạ?

-                     Bác cũng mới biết, cháu học cùng Diễm Mi.

-                     À vâng. Chúng cháu học cùng cấp 3.

-                     Ừ, bác cũng nghe Mi kể về cháu rồi. Gia đình bác với gia đình Mi cũng là chỗ quen biết. Bác luôn yêu quý tin tưởng cái Mi như con gái mình vậy.

-                     Vậy thì tốt cho cả Mi rồi ạ. Cháu xin lỗi khi hỏi như thế này, nhưng chắc hôm nay bác hẹn gặp cháu ra đây không phải chỉ để nói về Mi chứ ạ? Chắc phải có việc gì quan trọng.

-                     Cháu thông minh đấy. Bác nói thế này nhé! Bác nghe Mi nói về cháu rồi, có vẻ 2 đứa không hợp nhau. Tuy nhiên bác là người lớn, bác không muốn nghe từ 1 phía. Nên bác muốn nghe cháu nói về bản thân cháu. Nói thật, khi biết cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, mà những người mồ côi cha mẹ thường không phát hiện đầy đủ về nhân cách. Cháu lại có gia đình bên ngoại không ra gì, cháu suýt nữa bị người ta gả bán đi, bây giờ lại sống 1 mình ở 1 khu rất phức tạp. Bác cũng không hài lòng lắm! Nhưng thấy thằng Thanh nó cứ khen cháu, bác cũng muốn 1 lần gặp gỡ xem thế nào.

-                     Cảm ơn bác đã quan tâm tới cháu như thế. Cháu và Mi đã là chuyện quá khứ, mà đã là quá khứ thì ai đúng ai sai không nên bới lên làm gì. Cháu quên rồi, cháu là đứa mà nếu như ai không đáng để mình bận tâm thì không bao giờ cháu thèm nhớ tới. Cái thứ hai có lẽ bác nhầm. Năm cháu 20 tuổi bố mẹ cháu mới qua đời, như thế người ta gọi là cha mẹ mất sớm chứ cháu không mồ côi. Cháu rất cảm ơn bác đã hao tâm tổn trí lo nghĩ cho nhân cách của cháu, tuy bố mẹ cháu ra đi sớm quá, cháu không có cơ hội được báo đáp bố mẹ mình, nhưng những gì bố mẹ cháu dạy, cháu vẫn ghi nhớ và làm theo. Để ít nhất, cháu sống có tự trọng và không dễ dàng nằm ngửa ra rên rỉ với đủ loại người để có được thứ mình muốn. Cháu xin lỗi cháu ăn nói có phần không đúng mực nhưng chắc bác cũng là người thích sự thẳng thắn, bác sẽ không để bụng chứ ạ?

-                     Cháu đúng là không hiền lành như thằng Thanh vẫn ca ngợi.

-                     Vâng. Anh Thanh có công khai xin được tìm hiểu cháu trước mặt mọi người nên cháu cũng đành đồng ý. Mới trải qua thời gian ngắn nên có lẽ anh Thanh vẫn chưa hiểu hết về con người cháu. Nhưng cháu thấy bác yêu quý Mi như thế, chắc bác cũng quý mến tính cách của bạn ấy chứ ạ?

-                     Đúng vậy, bác rất quý tính cái Mi. Con bé rất có cá tính.

-                     Vậy thì chắc bác không hy vọng con trai bác sẽ lấy về 1 người con gái lành như đất nói gì biết vậy, ai nói gì dù sai hay đúng cũng chỉ biết nghe và làm theo như 1 cái máy chứ ạ?

Nét cười thường trực trên mặt mẹ Thanh dần trở lên giả tạo, chắc bà không ngờ tôi lại dám nói chuyện với bà bằng thái độ thẳng thắng như vậy. Tôi không phải người đanh đá hay không biết lễ độ nhưng tôi không để ai nói động đến bố mẹ tôi muốn nói thế nào cũng được đâu. Hơn nữa, chỉ cần nghe qua những gì mẹ Thanh nói, tôi hiểu, bà ấy không muốn tiếp nhận mối quan hệ của chúng tôi. Không sao, thực ra mối quan hệ của chúng tôi bây giờ càng ngày càng không tìm thấy điểm chung nữa rồi.

-                     Được, nếu cô đã thích thẳng thắn thì tôi cũng nói thẳng thế này. Tôi không chấp nhận mối quan hệ của cô và nó đâu. Hai đứa tốt nhất nên dừng lại. – Thái độ ngọt nhạt giả tạo của bà ấy với tôi bỗng chốc thay đổi, đúng là trở mặt còn nhanh hơn trở bàn tay. Tôi cũng chả muốn để cho người ta muốn xúc phạm mình thế nào thì xúc phạm đâu.

-                     Thưa bác, với bác, anh Thanh có lẽ là vàng là ngọc nhưng với bố mẹ cháu, cháu cũng là vàng là ngọc đấy ạ. Thế nhưng, ngay từ khi cháu còn bé, mẹ cháu đã luôn dạy dỗ cháu rất cẩn thận. Bao giờ khi có chuyện gì xảy ra, dù con mình đúng hay sai, bao giờ mẹ cháu cũng dạy bảo cháu trước chứ không bao giờ bảo con nhà người khác phải làm thế này thế kia để tránh người ta nói, con mình còn chưa chắc đã dạy bảo được đã đòi đi nói con người khác. Chuyện cháu với anh Thanh, thực ra chưa đến mức như bác tưởng, cháu chỉ đang cho anh ý cơ hội để tìm hiểu cháu thôi. Bây giờ bọn cháu mới đang trong giai đoạn tìm hiểu để lựa chọn, cũng chưa chắc cháu đã chọn con trai bác nên bác không cần lo nghĩ nhiều thế đâu ạ. Cháu cùng không chạy theo yêu cầu anh Thanh phải tìm hiểu cháu bao giờ nên tiếp tục hay không bác nên nói chuyện với anh ấy.

-                     Cô…. Đồ vô học. Đồ không có giáo dục. Đồ ….. đồ …. Bố mẹ cô chết sớm nên không dạy dỗ tử tế để cô ăn nói bừa bãi phải không hả?

-                     Xin bác hãy tự trọng. Đừng tuỳ ý xúc phạm người khác, nhất là những người đã khuất. Xã hội bây giờ phổ cập giáo dục, không còn mấy người vô học nữa đâu ạ. Nhưng cháu biết có 1 số người tuy bằng cấp đầy mình nhưng cư xử không bằng những người không được học hành tử tế đâu ạ.

-                     Cô….

-                     Cháu thấy có lẽ cháu nên xin phép, cuộc nói chuyện của bác cháu mình không được vui vẻ nữa, với cả, xem ra bác không được bình tĩnh cho lắm. Tình hình này chắc tết năm nay cháu cũng không nên đến nhà chúc tết, tránh làm bác không vui. Cháu chào bác, cháu về trước ạ.

Tôi đứng lên, thanh toán rồi ra về. Tâm trạng tồi tệ đến thảm hại. Vừa đạp xe về tôi vừa khóc, tại sao người lớn họ cứ dễ dàng chà đạp con cái nhà người khác rồi đội con mình lên như thế. Bố mẹ tôi có lỗi gì tại sao lại bị bác ấy nói này nói nọ chứ. Có lẽ người này người kia sẽ nghĩ tôi cư xử láo toét nhưng mắc kệ. Tôi có thể hèn yếu trong chuyện này chuyện khác nhưng một khi động đến bố mẹ tôi thì không bao giờ dù người đó có là ai đi chăng nữa. Nếu là trước đây khi còn ở trong vòng tay bao bọc của gia đình, gặp những chuyện thế này tôi chỉ biết khóc. Bị người khác cướp đi mọi thứ trong đời mình cũng chỉ biết cắn răng mà chịu thì bây giờ tôi đã khác rồi. Cứng rắn hơn, trưởng thành hơn. Tôi chỉ tốt với những ai thật lòng với tôi và sẽ ăn miếng trả miếng với những ai có ý định chà đạp tôi.

Trở lại với thực tại, tôi thực sự thấm thía rằng tôi và Thanh càng ngày càng không nên tiếp tục nữa. Tôi biết tôi làm thế có phần bất công với Thanh nhưng mẹ anh đã rất bất công với tôi. Hơn nữa, với tính cách của Thanh bây giờ, nếu nghe hết về quá khứ của tôi, anh sẽ không bao giờ chấp nhận được. Rồi lại cãi nhau, rồi xúc phạm nhau làm tổn thương nhau ư? Nếu thế nên dừng lại thì hơn. Giữa 1 đứa bé không nơi nương tựa và 1 người đàn ông được mẹ bao bọc nâng niu. Kẻ cô đơn nên đến với kẻ cô đơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro