CHƯƠNG IV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG IV

Hàn Sinh chợt thấy mình đứng bên bờ suối dòng nước uốn cong những tia nước bắn lên khi vượt qua ghềnh đá bọt trào lên khi rơi xuống vực sâu âm, thanh dịu dàng như một bản tình ca. Chàng thả hồn theo cái đẹp của rừng núi bạc ngàn, ngọn gió vi vu bên rặng thông già, vài rặng lan rừng phất phơ tỏa ra hương thơm dịu dàng. Thấp thoáng từ xa chàng thấy một thiếu nữ dáng người thon thả ăn mặc theo kiểu con nhà đài cát trâm anh. Thình lình, ngưởi thiếu nữ ấy khuất dạng. Chàng vội bước lên đứng trên bực cao để quan sát, vừa xoay người qua, chàng ngạc nhiên thấy người con gái mà chàng đã gặp trước đây. Hàn Sinh vô cùng xúc động không ngờ lại gặp được nàng, chàng lật đật đi xuống và nhẹ nhàng bước đến lễ phép : 

– Kính chào tiểu thơ. 

Người con gái nghiêm sắc mặt nhìn thẳng vào Hàn Sinh và nói một cách oai nghiêm :

– Có phải chàng vênh mặt ra theo cung cách uy quyền tuyên bố : “Tôi đã từng nói chuyện với ma”. 

Hàn Sinh hơi bối rối không hiểu tại sao nàng cũng nghe chàng nói như vậy nên thú nhận : 

– Thưa tiểu thơ, tôi có nói câu ấy với ông Tư liều mạng làm sao tiểu thơ biết rõ vậy ?

Người con gái mỉm cười nói dịu dàng : 

– Chắc chàng tưởng thiếp chết rồi phải không ? Sự thật thì người cõi âm lúc nào cũng thấy người cõi trần, chỉ có người cõi trần không thấy được người cõi âm mà thôi. 

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Thưa tiểu thơ ! Sao hôm trước tiểu thơ nói gặp tôi là vì trong chiêm bao nên tôi mới thấy được tiểu thơ ? 

Người con gái vỗ nhẹ lên vai Hàn Sinh thân mật: 

– Chàng còn nhớ lời của thiếp là quí hóa. Chàng ơi ! Quả đúng như vậy, chỉ có trong chiêm bao chàng mới thấy được thiếp, còn thiếp thì không cần như vậy, vì thiếp vừa thấy được trong chiêm bao của chàng mà còn thấy được chàng trong công việc hàng ngày. 

Hàn Sinh ngẫm nghĩ : Thật khó hiểu! Nàng thấy được tôi, khi tôi còn mang cái xác bình thường, còn cái xác nó không thấy được nàng. Thưa tiểu thơ, vậy thì tiểu thơ thấy thể xác của tôi như thế nào ? 

Người con gái liếc nhìn Hàn Sinh một cách trìu mến rồi kéo Hàn Sinh cùng ngồi bên bờ đá, nàng thỏ thẻ: 

– Chàng hỏi nhiều quá, cái gì cũng muốn biết, thiếp thấy thể xác của chàng đâu phải là thể xác bằng xương bằng thịt đâu ? 

Hàn Sinh chưng hửng vội hỏi : 

– Thưa tiểu thơ, vậy còn thể xác nào nữa ? 

Người con gái chúm chím cười khi thấy cái mặt ngây ngô của Hàn Sinh muốn biết cho nhiều, cái gì cũng muốn biết, cái gì không biết thì rối lên lăng xăng. Nàng nói nhẹ nhàng : 

– Thiếp không thấy thể xác của chàng mà chỉ  thấy cái nhị thể của thể xác chàng. Không phải riêng thể xác của chàng mới có nhị thể được cấu tạo bằng chất thanh khí mà bất cứ cái gì có hình tướng cõi hồng trần đều có nhị thể của nó, chính cái nhị thể nầy được cấu tạo bằng thanh khí nên thiếp mới thấy. Hào quang của thể vía bao bọc thể xác và tỏa chung quanh vật hữu hình. Chính trong giấc chiêm bao chàng nhìn nhà cửa đồ vật trong nhà chàng chỉ thấy được cái nhị thể của nó. Phàm bất cứ sự vật gì tương quan trong vũ trụ, mọi sự giao tiếp cũng phải theo đúng định luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. 

Hàn Sinh hỏi tiếp : 

– Thưa tiểu thơ ! Còn câu nói sao tiểu thơ cũng nghe được âm thanh ? 

Người con gái lắc đầu : 

– Không phải thiếp nghe được âm thanh của chàng. Như thiếp đã nói vật chất trong cõi hữu hình cũng từ cõi vô hình mà ra. Trước khi chàng phát một âm thanh trong cõi hữu hình thì trong cõi vô hình đã có tư tưởng của chàng. Nói cho gọn là có tư tưởng rồi mới phát sinh hành động, hành động đó là âm thanh chàng phát ra. Thiếp đâu có nghe âm thanh mà biết được là do tư tưởng của chàng. Thiếp đã nói nhiều lần mà chàng cứ quên hoài. 

Vừa nói người con gái vừa liếc nhìn Hàn Sinh như tỏ tình thân thiết chứ không phải phiền trách. Nàng đứng dậy bước nhẹ nhàng xuống thềm đá, Hàn Sinh lật đật bước theo. Bây giờ Hàn Sinh mới quan sát y phục của nàng : áo dài lụa tơ tằm màu hoàng yến, quần lụa trắng, đôi giày nhung gắn cườm, choàng cái khăn màu hồng làm nét mặt nàng tỏ rạng như trăng rằm. Hàn Sinh tự nhủ : lại được đi với công chúa bên bờ suối vắng giống như chuyện tình trong cổ tích. Như đoán được ý nghĩ, người con gái đứng lại chờ chàng đến. Nàng vỗ nhẹ vai Hàn Sinh và thân mật :

– Chàng đi song song với thiếp để nói chuyện, chàng làm  như lính theo hầu công chúa. 

Hàn sinh mỉm cười nói nhẹ nhàng : 

– Tiểu thơ là công chúa chứ còn gì nữa ? Con gái của tiểu vương đáng lẽ tôi gọi là công chúa mới đúng phép. 

Hai người đi mon men theo bờ suối, để phá tan không khí yên lặng Hàn Sinh hỏi : 

– Thưa tiểu thơ, tôi nghe ông Tư liều mạng nói từ khi tiểu vương qua đời thì ngôi nhà ấy mọi người lần lượt bỏ ra đi, vậy phải có cái gì bí ẩn trong đó ? 

Người con gái bật cười :

– Đúng là chàng muốn biết nhiều chuyện chứ không phải người nhiều chuyện, cái gì chàng cũng muốn biết. 

Nàng đưa tay cho Hàn Sinh nắm và dìu nàng lên thềm và ngồi xuống. Nàng trầm ngâm hồi lâu, khẽ khàng : 

– Đa số người thế gian đều mê tín và tin dị đoan. Người mê tín và tin dị đoan là người tin mù quáng, thấy nhiều người tin, nhiều người nói như vậy thì tin theo. Từ sự mê tín cho đến cuồng tín là tin theo giáo điều mà bản thân người ấy cũng không biết giáo điều đó đúng hay sai. Đó là họ sống theo hình thức bên ngoài, không còn sống cho con người thực sự của họ. Ai khen một tác phẩm hay thì họ khen theo, ai chê một tác phẩm thì họ chê theo. Đời sống của họ hoàn toàn theo cảm giác, theo tình cảm chứ không theo lý trí. Người sống bằng tình cảm thì không bao giờ xét đoán đúng sự vật. Thí dụ như tình cảm người mẹ dành cho con, người mẹ không bao giờ lấy lý trí để phán đoán con mình, không bao giờ thấy cái lỗi của con mình. Người nào sống bằng cảm giác, bằng sự sợ hãi thì họ không bao giờ xét đoán đúng sự vật mà họ chỉ nhìn cái kết quả, cái lộ nguyên hình ra trước mắt, ít khi nào họ tìm hiểu nguyên nhân. Đó là chuyện xảy ra trong ngôi nhà của thiếp, khi thân phụ của thiếp qua đời.

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Thưa tiểu thơ, phải thấy một cái gì thì họ mới tin chứ.

Nàng lẹ làng đáp :

– Đa số người đời phải thấy cái gì thì họ mới tin, nhưng nếu họ thấy mà không giải nghĩa được thì họ đặt điều đủ thứ chuyện, và cũng do sự sợ hãi được thêu dệt thêm bằng cảm giác của họ. Sự thật thì họ không có ác ý trong vấn đề này mà do họ quá sợ hãi, họ nuôi dưỡng sự sợ hãi qua bao đời, bao thế hệ trong các chuyện cổ tích hoang đường về ma quỷ đã làm cho họ bị ám ảnh. Họ tưởng tượng ra những hình ảnh rùng rợn, đó là những hình tư tưởng về ma quỷ mà họ không hề hay biết.( Đức Jesus nói : ma quỷ chỉ có ở nơi nào mà mgười đời gán cho chúng).

Hàn Sinh liếc nhìn người con gái đang mơ màng, mảnh trăng treo lưng chừng đỉnh đồi, xa xa ngôi nhà của nàng thấp thoáng trong màn sương đêm, bầu trời đầy sao, vài con chim lạc đàn kêu chíu chít, dòng suối êm đềm qua kẻ đá tạo vệt sáng lờ mờ. Một hồi lâu nàng lên tiếng :

– Người trong nhà của thiếp lần lượt bỏ ra đi là do con người có lòng tham vọng về vật chất mà sinh ra. Đó là sự luyến tiếc công danh, sự nghiệp. 

Hàn Sinh ngập ngừng hỏi : 

– Thưa tiểu thơ, những điều tiểu thơ vừa nói nó không có tác dụng gì cả vì người chủ nhà đó đã chết rồi. 

Người con gái sa sầm nét mặt : 

– Chàng nên biết, chết đâu phải là hết. Cho nên những thứ của cải vật chất nó vẫn còn trong tâm thức của vong linh thì làm sao trút ra một cái ào như hất một bát nước.

Nàng chống tay lên cằm nhìn dòng suối hồi lâu rồi nói tiếp : 

– Chính những dục vọng của vong linh đam mê của cải, chức quyền,  danh vọng, nhà cao cửa rộng, lâu đài sang trọng đã làm cho vong linh không được siêu thoát nên có chuyện đáng tiếc đó xảy ra. Trong một kiếp người, họ đã thành công vượt bực, và cả một cuộc đời gắn bó với vật chất với danh vọng thì làm sao mà dập tắt một cách dễ dàng. Vì chết là mất tất cả, nhưng chết rồi mà họ không chấp nhận mất tất cả những gì họ đã tạo ra ở thế gian. Chính cái tư tưởng không chấp nhận mất tất cả nên họ đã sử dụng ý chí để duy trì sự có mặt của họ ở trong ngôi nhà.

Hàn Sinh phân vân : 

– Là một người bình thường họ đâu có học bùa phép gì đâu mà họ làm được việc hiện hình, thưa tiểu thơ ?

Người con gái nhìn Hàn Sinh một cách thương hại vì chàng không biết gì về sự cấu tạo của thể xác, thể vía, thể hạ trí của con người giả tạm. Đối với chàng, cái gì mà khoa học không chứng minh được bèn cho là bùa, thư ếm. Nàng trầm ngâm một hồi rồi lên tiếng : 

– Cái kiến thức tột đỉnh của khoa học ngày nay chỉ biết con người có một thể xác và sự hiểu biết của con người nằm trong bộ não. Vì khoa học xây dựng trên căn bản của giác quan, bất cứ  cái gì phải chứng minh cụ thể, phải thông qua phòng thí nghiệm bằng những dụng cụ của khoa học rồi mới tin. Nhưng những dụng cụ đó là vật chất hồng trần, cho nên theo luật “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” thì những dụng cụ đó, nó chỉ phát hiện, khám phá những vật chất hồng trần mà thôi.

Không có ai phiền trách các khoa học gia về cái mà họ không thấy thì họ không tin; vì cái đạo của khoa học thì cái gì thấy mới tin, phải chứng minh cụ thể. Như vậy việc làm của họ rất có giá trị trong cõi hồng trần, nhờ có họ mà mọi vật chất hồng trần được giải nghĩa và chứng minh có hệ thống rõ ràng, nó cũng giúp cho con người không còn mê tín và tin dị đoan.

Nhưng khi nói về con người ngoài thể xác còn có nhiều thể khác nữa như thể vía, thể trí và linh hồn thì nó vượt qua cái giới hạn của khoa học. Vì tâm thức của nhân loại hiện nay chỉ biết được chiều đo thứ ba. Cho nên vấn đề tiếp thu tư tưởng của chiều đo thứ tư là một việc không tưởng tượng được đối với những người chỉ biết có chiều đo thứ ba. Nếu tin rằng linh hồn trường sinh bất tử thì trong cuộc hành hương dài ngút ngàn, đã trải qua hàng ngàn kiếp, và tùy theo sự tiến hóa của linh hồn mà tâm thức có được sự rung động theo chiều đo thứ tư. Tâm thức nhận được chiều đo thứ tư là khi nào thấy (sự thấy ở đây là giác quan thể vía, còn gọi là thần nhãn) được những gì từ trong trung tâm đồ vật tủa ra như chất e-te xâm nhập vào từ nguyên tử vật chất tủa ra. Nói cách khác, chiều đo thứ tư của vật thể như chất dĩ  thái đi xuyên qua mọi vật.

Hàn Sinh trố mắt ngạc nhiên vì nàng giải nghĩa về chiều đo thứ tư nhưng chàng cũng không biết gì hết, chàng vội cắt ngang :

– Thưa tiểu thơ, tôi muốn biết tại sao họ sử dụng được ý chi để duy trì sự có mặt của họ?

Người con gái mỉm cười, âu yếm nhìn Hàn Sinh hồi lâu rồi nói nhẹ nhàng : 

– Thiếp không có nói lạc đề đâu, chàng đừng có nôn nóng. Cái gì chàng cũng muốn biết nhưng nói rồi chàng lại không biết.

Hàn Sinh xụ mặt xuống, người con gái đưa tay lắc nhẹ vai Hàn Sinh vừa nói vừa cười giả lả : 

– Chàng đừng giận thiếp, thiếp chỉ nói thật mà thôi.

Hàn Sinh ngước lên mỉm cười thân mật : 

– Cám ơn tiểu thơ quá thân tình. Tôi đâu có giận gì đâu, chỉ tại bản tính ham hiểu biết của tôi như vậy đã quen rồi. 

Người con gái đưa mắt nhìn ngôi nhà trên lưng đồi, trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp : 

– Theo sự cấu tạo các thể của con người giả tạm thay đổi trong mỗi kiếp luân hồi : thể trí, thể vía và thể xác trong đó có thể phách là có sự cấu tạo chất khí nhẹ nhất của nguyên tử vật chất hồng trần. Bình thường một người sau khi chết 24 giờ đến 36 giờ thì thể phách tan rã. Thể phách là trung tâm sinh lực, là sự trung gian của các thể vô hình với thể xác. Nguyên tử hồng trần có 7 chất thì có 3 chất: đặc, lỏng và hơi tạo ra thể xác, còn 4 chất tinh khí thì làm ra thể phách. Sau khi lìa khỏi thể xác, vong linh không chấp nhận mình chết mà cố bám vào cảnh cũ người xưa, hơn nữa do quá nhiều dục vọng đam mê của cải. Vong linh không chấp nhận mất tất cả nên đã sử dụng sức mạnh của ý chí để duy trì 4 chất tinh khí của thể phách làm cho thể phách không tan rã. Tùy theo năng lực ý chí của vong linh mà 4 chất tinh khí này tồn tại lâu hay mau, chính vong linh sử dụng bốn chất tinh khí này để hiện hình. Sở dĩ người cõi trần thấy được người chết hiện hình vì bốn chất này thuộc chất hồng trần nên người cõi trần thấy được do luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cho nên không có gì là huyền bí trong sự hiện hình, đó chỉ là do sự quá đam mê vật chất mà vong linh cố bám vào tài sản của mình mà thôi. Hiện tượng này không thể tồn tại lâu dài, vì các chất tinh khí cũng hao mòn và tan rã thì chừng đó vong linh không còn hiện hình được nữa.

Nói tóm lại sự hiện hình, tạm gọi là hồn ma bóng quế, đó chính là do vong linh gom 4 chất tinh khí của thể phách làm cho con mắt phàm thấy được mà thôi. Trong thời gian thân phụ của thiếp vừa qua đời, có thể hiện tượng hiện hình đó đã xảy ra, đó là một việc bình thường nếu ta hiểu được sự cấu tạo các thể con người. Thật ra sự hiện hình này cũng không làm hại được ai, nhưng vì con người có đầu óc mê tín, tin dị đoan và sợ hãi nên thêu dệt nhiều chuyện động trời làm cho người thế gian nghe nói đến là nổi da gà.

Hàn Sinh ngập ngừng : 

– Như vậy ngôi nhà ấy không có ma. Vậy mà ông Tư liều mạng nói trái cây hái đem về không ai dám ăn, họ nói đó là thức ăn của ma.

Người con gái cười ngất một hồi rồi nói : 

– Chàng ơi ! Học thức như chàng, trên thông thiên văn, dưới thuộc địa lý chẳng lẽ chàng tin họ hay sao ?

Hàn Sinh lắc đầu : 

– Tôi đâu có tin, tôi chỉ lập lại những gì họ nói.

Hai người ngồi dựa sát vào nhau, màn đêm buông xuống, cái lạnh của rừng núi về đêm dường như không ảnh hưởng gì, vài cơn gió nhẹ thoảng qua. Hàn Sinh mơ màng như người nửa tỉnh nửa mê. Dưới ánh mắt long lanh của nàng Hàn Sinh thấy có cái gì huyền bí không tả được. Chợt nhớ ra chàng bèn hỏi : 

– Thưa tiểu thơ ! Hôm trước, khi chia tay tiểu thơ nói bận vài việc phải đi, tôi thắc mắc không biết bận việc gì. Vì cõi này không còn cần thực phẩm  thì có cái gì đâu mà phải bận tâm.

Người con gái âu yếm nhìn Hàn Sinh một hồi lâu, nàng hân hoan vui vẻ :

– Chàng nên biết vũ trụ này có 7 cõi giới mà con người tiến hóa trong 5 cõi giới. Đối với một người bình thường thì con người sống ở cõi trần là thể xác, chết thì sống trong thể vía cõi trung giới, khi thể vía tan rã thì vong linh lên cõi hạ thiên sống trong thể hạ trí, khi thể hạ trí tan rã thì thí chấm dứt một kiếp của phàm nhân. Linh hồn lên cõi thượng thiên sống trong thể thượng trí (cõi thượng giới chia làm hai cõi : thượng thiên và hạ thiên). Tại cõi thượng thiên linh hồn có sự giục gĩa trở lại thế gian để học hỏi cho có được sự kinh nghiệm; những kinh nghiệm này khi linh hồn lên cõi thượng thiên thì biến đổi ra minh triết. Như vậy thì sự hoạt động của con người có ba cõi mà thôi, ba cõi đó thì không có cõi nào là phí phạm cho con người. Tại mỗi cõi con người đều phải học hỏi và làm việc trong cõi đó, không có cõi nào con người ngồi chơi xơi nước như chàng nghĩ đâu.

Hàn Sinh chợt nghĩ : Sao chỉ thấy khoảng không trong vũ trụ mà nàng lại nói thế. Vậy cái cõi này ở đâu ?

Như đoán được ý nghĩ người con gái lên tiếng :

– Dưới con mắt trần tục thì khoảng không của vũ trụ là khoảng trống không nhưng thật ra có rất nhiều sinh vật của các thể linh hồn sống trong đó.

Hàn Sinh thắc mắc: 

– Thưa tiểu thơ, như vậy có sự khác nhau của mỗi cõi như thế nào?

Người con gái mỉm cười thong thả : 

Chàng nền biết cõi này khác với cõi kia là do sự khác nhau của chiều đo và sự rung động của nguyên tử. Chính vì khác chiều đo và sự rung động của nguyên tử nên phải khác nhau về không gian và thời gian.

 Sự khác nhau về không gian là do sự khác nhau của chiều đo : Vì là cõi tư tưởng nên ta nghĩ đến đâu là ta đến đó ngay. Muốn gặp ai chỉ cần giữ hình ảnh người đó trong tư tưởng là ta gặp ngay người đó; khi di chuyển như lướt trên không, như bay bổng.

 Sự khác nhau về thời gian: Là do sự rung động khác nhau của nguyên tử hai cõi. Nguyên tử của điện có sự rung động 4 chiều đo nên khi sử dụng điện thì không còn yếu tố thời gian như nói chuyện bằng điện thoại.(Không có con mắt trần tục hay một dụng cụ khoa học nào thấy được nguyên tử của điện, vì 3 chiều làm sao mà thất được 4 chiều).

 Thật ra các cõi thì ở cùng một chỗ, nó chỉ khác khau về chiều đo mà thôi. Vấn đề tại các cõi thì theo định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nghĩa là phải cùng một chiều đo và nguyên tử có cùng một thứ rung động. Cũng như cõi hồng trần có loài cá chỉ sống gần mặt nước, có loài sống dưới độ sâu vì mỗi loài chỉ chịu được một áp suất, và tùy theo sự rung động nguyên tử của sinh vật đó phải sống trong một môi trường với cùng một tần số rung động.

Sau khi bỏ cái xác phàm thì linh hồn sống trong thể vía ở cõi trung giới. Cõi trung giới chia làm 7 cảnh từ thanh cho đến trược. Nguyên tử của tâm thức vong linh rung động nhanh hay chậm là tùy theo lúc sinh tiền y có những tư tưởng, tình cảm cao thượng hay hèn hạ mà có được sự rung động, sự rung động nằm trong tâm thức làm cho tâm thức của mỗi người có một tần số rung động riêng. Vong linh thanh hay trược là do sự rung động của nguyên tử tâm thức. Khi vừa bỏ thể xác, tùy theo tâm thức của thể vía nó có sự rung động nhanh hay chậm thì nó hòa nhập một trong bảy cảnh của cõi trung giới.

Nếu một người có đời sống thấp hèn, dục vọng xấu xa bỉ ổi, táng tận lương tâm, tư tưởng hận thù chém giết; những thứ hắc ám này rút toàn khí trược nên những nguyên tử tâm thức rung động chậm thì theo luật đồng khí tương cầu nó sẽ hòa nhập khí trược của cảnh thứ bảy, đó là cảnh u tối nặng nề, người phàm gọi là địa ngục. Còn ngược lại người có đời sống thanh khiết hiền lương, có những hành động nhân từ, thi ân bố đức thì tâm thức có sự rung động nhanh, theo luật đồng khí tương cầu thì hòa nhập vào cảnh thứ nhất có sự rung động nhanh, thanh mai tươi sáng người phàm gọi là thiên đường.

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Như vậy thì không có thiên thần ác qủy nào để đưa rước vong linh?

Người con gái mỉm cười, xoa nhẹ lên vai chàng :

– Chàng ơi ! Học thức như chàng mà còn tin chuyện đó hay sao ! Thiếp khẳng định: Không có thiên thần hay ác qủy nào đưa rước vong linh; nơi đến của vong linh chính là do tần số rung động của tâm thức vong linh. Chính trong cuộc sống hàng ngày, trong những hành động, tình cảm và tư tưởng, nó tạo nên tần số rung động của tâm thức mỗi người . Chính vì cái khác nhau của mỗi người về suy nghĩ, tình cảm và hành động nên mỗi người có tâm tánh khác nhau thì khi bỏ xác lại cõi trần mỗi người cũng đến cảnh giới khác nhau.

Hàn Sinh hỏi tiếp : 

– Như vậy, cõi đó không có một chính quyền để cai trị như cõi trần, sao người ta nói có Diêm vương luận tội kia mà ?

Người con gái bật cười hồi lâu rồi nói :

– Chàng ơi, những điều mà chàng vừa nói đó không biết nó có từ đời nào, thiếp nghĩ chắc nó có từ thời xa xưa khi sự hiểu biết con người còn thô sơ; có thể khi con người chưa có chữ viết nên họ dùng những biểu tượng để hù dọa những người làm những chuyện thất đức. Và những người có đầu óc chất phác, sống khỏi cần suy luận, chỉ cần vẽ cái hình cụ thể cho họ hiểu nên mới đặt chuyện như vậy mà thôi.

Ngay nay ánh sáng của khoa học đã soi sáng đến hang cùng ngõ hẽm, đưa trình độ nhận thức của con người lên cao. Nhờ vậy, nhận thức của con người lần lần khai mở thì tư tưởng địa ngục đời đời, Diêm Vương luận tội, qủy sứ chặt đầu chỉ là những chuyện hoang đường mà thôi.

Hàn Sinh hỏi tiếp: 

– Thưa tiểu thơ, như vậy thì không có địa ngục đời đời hay sao ?

Người con gái hái một cái hoa trao cho Hàn Sinh, nàng âu yếm : 

– Chàng thử nghĩ cái hoa này nó có tươi tốt đời đời hay không. Cái cõi hồng trần và cõi trung giới là cõi nhị nguyên nghĩa là có sanh và có diệt. Cho nên những hiện tượng thay hình đổi xác vẫn tiếp tục xảy ra và không có một vật chất nào, một hình tướng nào tồn tại vĩnh viễn trong ba cõi: hồng trần, trung giới và hạ thiên; chính vì lẽ đó nên không có tình trạng giam giữ linh hồn đời đời ở địa ngục. Đó là một điều chắc chắn, vì không có cái nhân hạn định lại sinh ra cái quả vô hạn định.

Hàn Sinh vội hỏi: 

– Thưa tiểu thơ, vậy cảnh thứ bảy hắc ám số vong linh tội lỗi chất chồng thì phải làm gì ở đó ? 

Người con gái thở dài buồn bã lên tiếng : 

– Sự thật các vong linh này không phải như bị nhốt trong một nhà tù mà ở rải rác khắp nơi và tùy theo sự rung động tâm thức của họ. Họ bị đau khổ là vì họ không thỏa mãn được dục vọng, họ đau khổ là vì còn nuối tiếc những của cải họ đã bỏ lại ở thế gian, họ đau khổ là vì tài sản của họ bị con cháu phá tan, họ đau khổ là vì những tư tưởng chém giết hận thù rượt bám theo họ. Thiếp có đến khuyên giải họ, nhưng chỉ có một số ít ý thức được điều thiếp nói.

Hàn Sinh hỏi : 

– Khi vong linh ý thức được những điều tiểu thơ nói thì những gì sẽ xảy ra. 

Người con gái nhìn Hàn Sinh bằng ánh mắt thương hại : 

– Thật tội nghiệp cho chàng cũng lo cho họ. Như thiếp đã nói tại cõi này là cõi tư tưởng, cho nên vong linh nghĩ cái gì là có cái đó. Chỉ khi nào vong linh chịu từ bỏ những tư tưởng dục vọng, oán thù, đam mê vật chất thì những mãnh lực nặng nề hắc ám không còn tác dụng nữa thì nó thay đổi được sự rung động của nguyên tử tâm thức; vì lẽ đó mà vong linh vượt lên cảnh cao hơn, cũng giống như từ bóng đêm chuyển qua lờ mờ rồi mới sáng tỏ.

Hàn Sinh động lòng trắc ẩn : 

– Thưa tiểu thơ, tại sao có những vong linh không nghe lời khuyên của tiểu thơ ?

Người con gái mỉm cười âu yếm nhìn Hàn Sinh : 

– Chắc chàng nghĩ thiếp nói không hồn phách, không đủ lý lẽ thì làm sao người ta hiểu chứ gì ?

Hàn Sinh vội đáp : 

– Thưa tiểu thơ, ý của tôi là tại sao có người nghe theo còn người thì không nghe.

Người con gái trầm ngâm một hồi rồi lên tiếng :

– Theo luật thiên nhiên thì cái gì phát triển và khi tàn lụi cũng phải từ từ. Thuở sinh tiền vong linh có quá nhiều dục vọng xấu xa, bỉ ổi, hại nhân, táng tận lương tâm, tham lam quá độ thì những mãnh lực trọng trược hắc ám ấy nó bám dày đặc, giống như cái bánh gói quá nhiều lớp lá phải gỡ ra từng lớp, phải mất nhiều thời gian để gỡ dần thì mới mỏng ra được. Cho nên có những vong linh thiếp giải nghĩa hoài mà họ không chịu nghe. Nói đúng ra là họ không hiểu gì hết, vì họ bị cái lớp ám khí che lấp phần tâm linh của họ nên tư tưởng thanh cao không xuyên qua họ được; giống như người cõi trần, những điều thanh cao đạo đức đâu phải  nói ra ai cũng hiểu.

Hàn Sinh buồn bã : 

– Thưa tiểu thơ, như vậy mình đành bất lực không thể cứu họ ra khỏi những cảnh đó hay sao ? 

Người con gái trầm ngâm, thong thả : 

– Không phải là bất lực, cũng như nước chảy đá mòn, cái gì cũng phải từ từ. Mỗi một lần thiếp đến giải nghĩa cho một vong linh là thiếp đem tư tưởng thanh cao có tần số rung động cao, nguyên tử rung động nhanh đến áp sát những nguyên tử trọng trược có rung động chậm. Vì bất cứ sự rung động nào cũng thường lập lại và có tính cách hay lây. Chính nhờ sự rung động nhiều lần mà nó tác động đến sự rung động của nguyên tử khác, mà nguyên tử rung động nhanh nó kéo theo nguyên tử rung động chậm làm cho nguyên tử rung động chậm trở nên nhanh. Nghĩa là mỗi lần thiếp khuyên giải thì có sự thay đổi rung động nguyên tử tâm thức của vong linh. Đúng như người xưa nói “gần mực thì đen, gần đền thì sáng”.

Hàn Sinh mỉm cười thân mật: 

– Tiểu thơ giải nghĩa vừa khoa học mà cũng vừa huyền bí, huyền bí vì khoa học chưa biết điều này. Phàm bất cứ cái gì khoa học không giải nghĩa được thì cho là huyền bí nhưng đối với tiểu thơ thì không có gì là huyền bí.

Người con gái vỗ nhẹ Hàn Sinh : 

– Chàng nói quá lời. Sự thật thì trong lãnh vực vô hình còn nhiều lắm mà thiếp chỉ biết một vài điều đại cương thì đâu có ăn thua gì. Thiếp biết được chừng đó là hạnh phúc cho thiếp lắm rồi.

Suy nghĩ một hồi lâu người con gái nói tiếp : 

– Thiếp hạnh phúc là vì thiếp đem cái hiểu biết của thiếp ra thực hành để cho những vong linh hiểu biết về cõi âm. Tất cả kiến thức được đem gạn lọc thì có sự hiểu biết. Cái hiểu biết của một người giống như nước ở trong đập thủy điện, nếu nước lưu thông thì sinh ra điện. Sự hiểu biết của một người nếu không đem ra sử dụng thì giống như nước nằm bất động trong hồ.

Hàn Sinh nhìn nàng không chớp mắt vì mỗi lần nàng nói làm cho Hàn Sinh tâm hồn thơi thới, nó an lành trong một thế giới không có hận thù chém giết, tranh giành nhau vì quyền lợi nhỏ nhoi thấp thỏi của cuộc đời mà con người bon chen để kiếm sống, để tranh giành ngôi thứ, chen lấn nhau vì chỗ đứng chỗ ngồi. Và cố tạo một thứ  nhãn hiệu đeo vào ngực giống như diễn viên sân khấu phải bận rộn, phải rơi lệ, phải cười nói những gì không thích hợp với lòng mình mà cố gắng gượng diễn qua một vai tuồng. Diễn viên xuất sắc là khi nào khán giả công nhận là diễn viên nhập vai. Ôi kiếp người gần trăm năm cũng giống như diễn viên nhập vai trong vài giờ. Cõi trần là như vậy, không giống như cõi của nàng, sao nó thơ thới và bằng an quá, hơn thế nữa nàng còn có nhiều sự huyền bí nên ẩn hiện khắp nơi.

Hàn Sinh khều nhẹ vào tay người con gái và hỏi :

– Thưa tiểu thơ, trước đây tôi có đọc sách của đức Khổng Tử, Lão Tử, đạo Phật, đạo Thiên Chúa hoàn toàn không có nói về các cõi giới mà linh hồn đến sinh hoạt sau khi bỏ lại thế gian cái xác phàm tục. 

Người con gái sửa lại mái tóc, mỉm cười hồn nhiên, thong thả nói:

– Triết học đạo Khổng không bàn đến cõi giới mà con mắt trần tục không thấy.

“Một hôm thầy Tử Cống hỏi đức Khổng Tử :

– Người chết có còn biết gì không, hay không biết gì nữa ?

Đức Khổng Tử nói :

– Ta mà nói hẳn rằng : “Người hết có biết” thì ta sợ những con hiếu, cháu thuận liều thân để chết theo cha mẹ, ông bà. Ta mà nói hẳn rằng: “Người chết không biết gì”, thì ta lại e những con cháu bất hiếu bỏ xác cha mẹ, ông bà mà không chôn. Nhà ngươi muốn biết người chết có biết, thong thả đợi đến lúc chết thì khắc biết. Sự biết ấy tưởng cũng không muộn gì cho lắm”.(Cổ học tinh hoa)

Tư tưởng cốt lõi của Đạo Lão: “Vô kỷ, vô danh, vô công”. Người nào đạt cho được ba cái vô đó là đạt Đạo.( Cái nhỏ nhất và cái lớn nhất ta không biết gọi tên chi, gượng kêu là Đạo. Cái mãnh lực mà giữ cho âm và dương được quân bình ta gọi là Đạo). 

“ Tư tưởng đức Lão Tử :

1. Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp, là cái đẹp rất xấu. Cái hay mà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay, là cái hay rất dỡ.

2. Để thân lại sau, mà thân được ở trước; gác thân ra ngoài mà thân còn mãi. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng, cho nên mới được thỏa lòng riêng ư? 

3. Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo. Tuy là sáng sủa, nhưng giữ cách ngu tối. Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.

4. Học cho rộng trí khôn thì một ngày một hay. Tìm lẽ huyền bí , lâu hóa vẩn vơ, thì một ngày một dở.

5. Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết; cùng chịu cái dở của đời với mình mà vẫn trong sạch.

6. Có ba điều quý báu: Một là từ hai là kiệm, bà là chẳng dám phạm vào việc bất thường của thiên hạ.

7. Ta mà lo phiền, sợ hãi là vì ta có thân ta, đến khi ta đã không có thân ta, thì ta còn có lo phiền sợ hãi gì nữa”.( Cổ học tinh hoa)

Trang Tử cũng không nói về cõi giới của con người sau khi bỏ lại thế gian cái xác phàm tục.

“ Vợ Trang Tử chết, Huệ Vương đến viếng, thấy Trang Tử đang ngồi duỗi xoạc hai chân, tay gõ nhịp vào bồn nước mà hát.

Huệ Tử bảo :

– Mình đã ăn ở với người ta, có con với người ta. Bây giờ người ta già, người ta chết, mình không khóc thì cũng đã là đủ, lại còn ngồi gõ bồn mà hát, chẳng là quá lắm ư!

Trang Tử nói :

– Không phải thế. Lúc vợ tôi mới chết tôi cũng lấy làm thương tiếc lắm. Nhưng xét cho cùng, vốn là không có gì cả, chẳng những không có, chẳng những không có gì mà vốn lại không có hình, chẳng những không có hình mà vốn lại không có khí, cái người ấy chẳng qua là tạp chất biến mà hóa ra có khí, khí biến mà hóa ra có hình, hình biến mà hóa ra có sinh, có sinh lại biến ra có tử, có khác nào xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa cứ tuần hoàn đi lại không? Vả lại người ta chết là trở về với Tạo Hóa, cũng như người ra ngoài mà về nhà, thế mà ta cứ theo đuổi nghêu ngao khóc lóc, thì chính ta chẳng hóa ra không biết mệnh trời ư? Cho nên ta không khóc mà lại còn hát nữa.(Cổ học tinh hoa).

Tư tưởng cốt lõi của đức Phật là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

“ Một ngày kia ở tại khu rừng Simsapà, Ngài bứt một nắm lá và hỏi các đệ tử:

– Các người xem lá nắm trong bàn tay nhiều hay lá trong khu rừng này nhiều ?

– Bạch Thế Tôn lá trong rừng nhiều hơn lá mà Ngài nắm trong tay.

– Những điều mà ta nói với các ngươi như nắm lá trong tay ta. Nhưng tại sao ta lại chẳng nói hết ra? Là vì nó không có ích gì cho cái đạo diệt khổ cả. Cho nên ta không nói.

Ngày nọ đệ tử Ngài là Malunkyaputta hỏi 10 câu điển hình về siêu hình và đòi Ngài trả lời:

“Bạch Thế Tôn, mỗi khi tôi ngồi suy gẫm một mình thì ý tưởng này lẽo đẽo theo tôi mãi: Có nhiều điều quan trọng mà Đức Thế Tôn bỏ qua, không chịu nói đó là: Vũ trụ có trường cửu hay chăng, hay là không trường cửu? Vũ trụ có hữu hạn hay vô hạn? Linh hồn và thể xác có phải là hai hay là chỉ có một? Đức Như Lai chết rồi có còn hay mất hẳn? Hay là vừa có lại vừa không sau khi đã chết? Đó là vấn đề mà Đức Thế Tôn không giảng cho tôi hiểu. Nếu Ngài không giảng, tôi sẽ bỏ ngay Ngài và bỏ ngay Tăng già mà đi luôn. Thế Tôn có biết gì, xin hãy cứ nói ra, hoặc cứ nói rằng: Ta không hiểu, ta không thấy”.

Đức Phật trả lời:

– Này Malunkyaputta, có bao giờ ta bảo với người rằng: hãy theo ta để sống một đời Thánh Đạo, ta sẽ cắt nghĩa cho nghe những câu hỏi ấy chăng?

– Thưa không ạ, bạch Thế Tôn.

– Vậy, người có nói với ta rằng: Thưa Thế Tôn, tôi sẽ sống một đời Thánh Đạo dưới sự điều khiển của Ngài để được Ngài cắt nghĩa cho tôi hiểu các câu hỏi ấy chăng?

– Thưa không ạ, bạch Thế Tôn.

– Vậy thì, ta không bảo người hãy theo ta, mà người cũng không bảo với ta là sẽ theo ta để sống một đời Thánh Đạo nếu ta chịu giảng nững câu hỏi ấy. Và như vậy, thì người dại quá, vì không ai phụ ai cả.

“Giả sử có một người kia nói: “Tôi chỉ chịu theo Đức Thế Tôn để sống một đời Thánh Đạo là khi nào ông chịu giảng cho tôi những điều thắc mắc kia” thì người ấy sẽ chết mà không bao giờ nghe được lời giảng giải của Như Lai. Cũng như một gười kia bị tên có tẩm thuốc độc, thân quyến dẫn đến một ông thầy để mổ tên độc. Nhưng người ấy bảo: “Tôi chỉ chịu để cho họ mổ, nếu họ cho tôi biết rõ ai đã bắn tôi, người đó là hạng người nào, tên họ là gì, họ thuộc dòng dõi nhà ai, người ấy lớn nhỏ, cao thấp; ở đâu mà đến, ở làng nào, tỉnh nào; họ đã dùng thứ cung nào mà bắn tôi, và cung ấy làm bằng thứ giây nào, và cái mũi tên ấy tẩm thứ thuốc độc như thế nào?” Ớ Mlunkyapuyya, nếu có kẻ nào nói với ta: “Tôi chỉ chịu sống một đời thánh đạo, khi nào Ngài chịu trả lời những câu hỏi thắc mắc ấy của tôi về những vấn đề vũ trụ v.v...” thì người ấy chắc cũng sẽ chết với những câu hỏi mà Như Lai sẽ không bao giờ chịu đáp”.

“ Vậy cái gì ta giảng, thì hãy chịu như thế, cũng như cái gì ta chưa giảng thì cũng chịu như thế. Những gì ta chưa giảng giải? Phải chăng là những vấn đề thuộc về Vũ Trụ v.v… mà người đã hỏi ta? Taị sao ta lại không nói? Là vì nó không ích lợi gì cho cái đạo diệt khổ, và đưa mình đến cảnh giới Niết Bàn. Sở dĩ ta đã giảng về sự khổ, nguyên nhân sinh ra khổ, đạo diệt khổ. Đó là bốn đề tài lớn trong giáo lý của ta : Tứ Diệu Đế. Và con đường để đi đến cái đạo diệt khổ là: Bát Chánh Đạo”.

• Tứ Diệu Đế :

1 – Đời là khổ.

2 – Nguyên nhân sự khổ.

3–  Vấn đề diệt khổ.

4– Đạo giải thoát khỏi sự khổ.

Giáo lý Huyền Môn giảng nghĩa Tứ Diệu Đế như sau:

1. Đời là khổ : Cõi Hồng Trần là cõi nhị nguyên, vì trong một nguyên tử hồng trần có âm và dương. Nguyên tử chỉ hoạt động khi nào có Thần Lực xâm nhập vào; nhưng khi Thần Lực thoát ra thì nguyên tử tan rã, đó là sự chết xảy ra; vì lẽ đó mà có vấn đề sinh, lão, bệnh, tử. Và không một sinh vật nào tồn tại vĩnh viễn trong cõi hồng trần, nên người xưa gọi là cõi vô thường. Chơn Thần con người thực hiện một sự hi sinh lớn khi nó tiếp xúc với cõi vật chất hồng trần, khi nó lơ lửng ở phía trên cõi giới này, trải qua một giòng thời gian tiến hóa rất dài cho đến trình độ làm người, đến khi đó nó mới phân thân ra một mảnh rất nhỏ của nó để làm một Chơn Nhơn hay linh hồn con người. Thế gian là trường học của linh hồn, còn gọi là Con Trời đi học; vì lẽ đó mà đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Từ khởi thủy linh hồn “trắng tay”, muốn có được sự hiểu biết và kinh nghiệm nó phải giáng phàm vào cõi hồng trần để học hỏi và thực hành, vì cõi hồng trần là cõi hoạt động nên không có vấn đề “chỉ có nói” mà nó phải hành động. Mỗi một kiếp nó học được một ít, và trải qua hàng ngàn kiếp như vậy thì “may ra” nó mới được thoát khỏi giòng sinh tử luân hồi. Người có thần nhãn nhìn vào thể Vía và thể Hạ Trí của linh hồn chưa tiến hóa, y sẽ thấy có rất nhiều những vòng xoáy như hình trôn ốc, xoáy rất mãnh liệt và rất nhanh. Những vòng xoáy đó là do bởi đủ thứ những tư tưởng nhỏ nhen, ích kỷ, tị hiềm, ganh đua hơn thiệt, những sự lo âu, phiền muộn, thắc mắc, băn khoăn vì chuyện này hay chuyện khác. Tất cả những thứ đó gây nên những sự xáo trộn trong các thể xác, vía và hạ trí nên sinh ra đau khổ; trong khi điều cần thiết nhất cho sự tiến bộ của linh hồn là sự yên tịnh.

2. Nguyên nhân sự đau khổ :

– Linh hồn xuống thế gian thì phải mượn ba thể : Xác, vía và hạ trí để tiếp xúc với cõi hồng trần, bản chất của ba thể này là trên đường đi xuống để tiến sâu vào vật chất; chính vì lẽ đó mà khi linh hồn chưa làm chủ được ba thể này thì nó biểu hiện là “Con người có quá nhiều dục vọng”.

– Sự đau khổ là do con người không chấp nhận, không hài lòng trong hoàn cảnh mà y đang sống. Đức Phật nói “hạnh phúc hay đau khổ đều do tâm tạo”

– Do con người vi phạm những định luật vũ trụ. Loài vật thuộc Hồn Khóm, chúng hoàn toàn lệ thuộc Thiên Nhiên; từ khi thoát khỏi hồn khóm để trở thành một linh hồn riêng biệt có cá tánh thì Đấng Tạo Hoá ban cho nó được tự do ý chí, nó toàn quyền quyết định lấy số phần của nó, chỉ khi nào nó vi phạm các định luật vũ trụ thì nó mới là “tội đồ” mà thôi. Định luật vũ trụ: Phát động lực và phản động lực bằng nhau. Cái phản động lực này không có con mắt trần tục nào thấy nó, cho nên con người thường xuyên “được nhận” mà không hề hay biết. Trong những hành động, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, lời nói.. là phát động lực; còn cái phản động lực thì con người không hề biết nó đến bao giờ trở lại..Và khi nó trở lại, nếu là “cái qủa tốt” thì hả hê vui sướng, còn “cái qủa xấu” thì than trời trách đất. Như vậy sự đau khổ là do con người tạo ra, không hề có một sự việc nào bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống; vì y đã tạo ra cái nhân thì phải nhận cái quả. 

3. Vấn đề diệt khổ :

- Triệt tiêu dục vọng bằng cách nâng tâm thức lên một bình diện cao để phân biệt cái trường tồn và cái không trường tồn. Qua con mắt trần tục thì đời là vô thường, cho nên cái quan trọng của con người là phải biết cái nào trường tồn để cố gắng trao dồi và thủ đắc những cái gì trường tồn. Chỉ khi nào một người biết phân biệt cái nào trường tồn và cái nào không trường tồn thì y mới thoát khỏi sự đau khổ. Vì còn vô minh nên y không phân biệt được cái trường tồn và cái không trường tồn. Vì vô minh nên nhận lầm cái thể xác này là con người thật và cõi đời vô thường đối với y là trường cưủ. Vì vô minh nên nhận lầm cái vật chất là trên hết nên mới quyết liệt chết sống vì nó. Như vậy chỉ khi nào con người thoát khỏi sự vô minh thì y mới thoát khỏi sự đau khổ. Muốn thoát khỏi sự vô minh thì con người phải làm chủ ba thể: xác, vía và hạ trí. Hay nói theo Huyền Môn thì Chơn Nhơn làm chủ Phàm Nhơn. Người tu hành mà thể hạ trí chưa làm chủ được thể vía thì người tu ấy sẽ đi vào con đường tà đạo và nhục dục.

4. Đạo mầu thoát khổ : Con đường đưa đến sự diệt khổ và giải thoát, chính là Bát Chánh Đạo.

• Bát Chánh Đạo :

1 . Chánh Tín, tức là Tin Tưởng Chơn Chính :

Có người hỏi đức Phật phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta phải tin tưởng một cách mù quáng thì Ngài đáp: “Không, nhưng các ngươi phải tự mình hiểu biết ba điều này. Một là: Người ta chỉ có thể đạt được sự Toàn Thiện bằng cách sống cuộc đời tốt lành chân chính, và tiến bước trên đường Thánh Đạo mà thôi. Hai là: Muốn đạt tới mức Toàn Thiện, con người phải trải qua nhiều kiếp luân hồi sanh tử, và mỗi kiếp y càng tiến lên cao lần lần. Ba là: Có một luật Công Bình bây di bất dịch cai quản mọi sự trên thế gian”.

Chân lý căn bản vẫn luôn luôn được đưa ra cho người đời dưới hình thức này hay hình thức khác, được phổ biến trong nhân loại do những bậc Giáo Chủ hay những Kinh Thánh. Một trong những Chấn Lý đó là Luật Nhân Quả bất diệt. Nếu y không hiểu rằng mục đích y là tiến hóa, rằng theo Luật Trời, y phải tiến bộ và càng ngày càng phát triển cho được tốt lành và    thanh cao hơn, thì y cũng sẽ tự chuốc lấy sự bất hạnh và sự đau khổ. Nếu y chỉ biết sống với khía cạnh thấp hèn, rốt cuộc không bao giờ làm thỏa mãn được phần linh hồn bên trong. Nếu y không lấy những định luật làm phương châm để hướng dẫn cuộc đời thì y không thể nào tiến xa hơn nữa.

2. Chánh Tư Duy, tức là Tư Tưởng chân chánh có hai ý nghĩa :

Một là phải tư tưởng những điều tốt lành, không được chất chứa những tư tưởng xấu xa hắc ám, hại nhân, hận thù chém giết. Người nào chất chứa tư tưởng hận thù, vì nó toàn là khí trược nên tư tưởng thanh cao không xuyên qua y được; kết qủa y trở thành người mất nhân tính mà y không hề hay biết.

Không được nghĩ về cái sai quấy của một người nào mà chỉ nghĩ về cái tốt đẹp, cái cao thượng của y mà thôi.  Ta có thể gởi những tư tưởng giúp đỡ và thiện cảm cho những người xung quanh. Tư tưởng chơn chánh phải được rõ ràng nhất định.

 Hai là Nghĩ Đúng, tức là chỉ nghĩ đến sự  thật mà thôi. Đức Leadbeater nói “Đã bao lần chúng ta thường hay nghĩ lầm, và hiểu lầm những người khác vì thành kiến hoặc vì vô minh, chúng ta có ý nghĩ rằng người kia là một người xấu, và bởi đó tất cả mọi hành động của y đều là không tốt. Chúng ta gán cho y những ý nghĩ thường là hoàn toàn vô căn cứ, như thế chúng ta nghĩ quấy cho y, và bởi đó là tư tưởng không chơn chánh. Tất cả những người chưa đắc qủa Chơn Tiên (năm lần Điểm Đạo) đều hãy còn là bất toàn, và có chỗ tốt chỗ xấu lẫn lộn. Nhưng bất hạnh thay, chúng ta chỉ dùng hết trí lực để nghĩ đến khía cạnh xấu của người khác, và quên tất cả, thậm chí không hề nhìn thấy cái khía cạnh tốt của họ….. Hơn nữa, vì chúng ta chỉ chú ý đến điểm xấu của người kia thay vì nghĩ đến điều tốt, nên chúng ta tăng cường và khuyến khích cho cái điểm xấu đó càng bành trướng thêm lên. Trái lại với Tư Tưởng chân chính chúng ta có thể tăng cường và khuyến khích cái khía cạnh tốt lành của người kia”.

3. Chánh Ngữ, tức là Lời Nói chân chính :

Không được nói những điều xấu của người khác, mà chỉ nói những điều tốt lành. Đấng Christ nói “Với một lời nói vô ích mà con người thốt ra, y sẽ phải trả lời cái tội đó về sau này”. 

Lời nói là phản ảnh cái tinh hoa của vũ trụ thì không thể vô cớ làm buồn lòng một sinh vật nào, cho nên lời nói phải chân chính, khả ái và hữu ích. Không có quyền đồn đãi chuyện xấu của bất cứ một người nào; dù  chuyện đó có thật, người lập lại cũng vẫn quấy, bởi vì y không giúp ích gì mà còn tai hại cho người kia. Lời nói vô vị, dù vô tội cũng làm mất thì giờ, ta chỉ nói những gì tốt lành của kẻ khác mà thôi. 

4. Chánh Mạng, tứ là Hành động chơn chính :

Nếu tư tưởng và lời nói tốt lành thì hành động tiếp theo cũng sẽ tốt. Hành động phải luôn luôn vô tư kỷ, không vụ lợi; điều này rất khó, nhưng với những ai mà linh hồn đã tiến hóa thì rất dễ dàng.

5. Chánh nghiệp, tức là Nghề nghiệp chân chính. Những phương tiện sinh hoạt làm ăm, nghề nghiệp nào không làm tổn nhơn hại vật, không gây thiệt hại  cho bất cứ một sinh vật nào. Như thế một nghề chân chánh có thể trở thành bất chánh nếu y hành nghề với một tinh thần bất lương.

6. Chánh Tinh Tấn, tức là Cố gắng, công phu chân chính.

Không làm điều ác cũng chưa đủ, mà còn phải tích cực làm điều thiện. Đức Phật nói “Tránh mọi điều ác. Nguyện làm mọi việc lành”. Có người có ý tưởng tốt, nhưng không làm được điều gì có ích lợi cho ai cả.

– Làm việc một cách có hiệu quả, chớ không phí phạm sức lực và thời giờ và phải nhìn nhận thấy ở chỗ nào sự công phu cố gắng  là cần thiết và hữu ích.

7. Chánh niệm tức là Tưởng nhớ chân chính :

– Tự kiểm thảo lấy mình, và giữ mình cho khỏi tái phạm.

– Biết lựa chọn hợp lý điều gì ta cần phải nhớ.

– Chỉ nhớ những điều tốt lành mà ta đã thọ lãnh, để cho tâm hồn ta tràn đầy tình thương và lòng biết ơn.

8. Chánh định tức là Thiền định chân chính.

– Những tư tưởng cao siêu, nhân ái, từ bi bác ái phải có sẵn trong trí, để khi “không có việc” thì ta liền nghĩ đến điều cao thượng tốt lành mà thôi.

– Bản chất của hạ trí như con ngựa không cương. Cho nên giữ cái trí đứng yên một chỗ là điều vô cùng khó. Muốn cho linh hồn tiến hóa thì phải huấn luyện cái hạ trí cho nó biết vâng lời, nghĩa là nó không còn chạy nhảy lung tung.Tham thiền luyện tánh là mở con đường thông thương giữa Phàm nhơn và Chơn nhơn, nghĩa là làm cho ta sống trọn vẹn trong vắng lặng của tâm hồn, vì bản chất của linh hồn là yên lặng. Người nào có được hạnh phúc trong vắng lặng là đang sống trong “thế giới linh hồn”.

ĐỨC JESUS

Bài giảng trên núi là tinh hoa trong giáo lý của Ngài. Muốn thực hiện đức Bác Ái thì con người phải thương yêu kẻ thù, đó là tư tưởng cốt lõi của Ngài. Vậy mà hơn hai ngàn năm rồi đã được bao nhiêu người thực hiện lời dạy bảo của Ngài. Chỉ khi nào con người thực hiện được “hãy thương kẻ thù” thì mới được đi qua cái “ngõ hẹp” để có sự sống đời.

Có người hỏi “Nước đức Chúa Trời ở đâu”. Đức Jesus trả lời: “Nước đức Chúa Trời trong mình các ngươi”. Ngài còn nói “Đức Chúa Trời ngự khắp mọi nơi và làm tất cả mọi sự”. Như vậy Đức Chúa Trời, Thượng Đế, đấng Tạo Hóa, Ông Trời là một Nguyên Lý vi diệu chớ không phải là một đấng có cá thể riệng biệt. Đưc Jesus xuống thế gian để chỉ cho con người sự Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Thông của Đấng Tạo Hóa, và Ngài chỉ cho con người con đường vượt qua cái “ngõ hẹp” để có sự sống đời đời. Đức Jesus nói: “Các ngươi tin ta sẽ làm được những việc ta đã làm và còn làm nhiều hơn thế nữa”. Đối với các cõi vô hình thì Ngài nói: “Những gì ở đưới đất ta nói các ngươi còn chưa hiểu thì làm sao ta nói trên trời”. Đối với hành động, tình cảm và tư tưởng của con người trong sự quan hệ thì Ngài nói “Nhà ngươi thiếu một quan tiền thì nhà ngươi phải bị ở tù”.

Người con gái âu yếm nhìn Hàn sinh, thấy chàng có vẻ ngơ ngác, nàng bước nhẹ đến vịnh vai Hàn Sinh.

– Những gì thiếp nói có lẽ chàng không hiểu hoặc chưa hiểu, điều ấy không quan trọng, vì theo luật thiên nhiên thì cái gì cũng phải phát triển từ từ. Cái mà chàng tự tìm hiểu mới là quan trọng, còn nghe người khác nói hoặc qua sách vở thì giống như bàn tay nắm cát.

Hàn Sinh ngước lên chớp mắt:

– Thưa thiểu thơ, khi đứng bên bờ suối tôi thấy tiểu thơ, thoáng một cái thì tiểu thơ đứng sau lưng tôi, tiểu thơ học phép thuật này ở đâu vậy ?

Người con gái hồn nhiên : 

– Chàng ơi, như thiếp đã nói cõi này là cõi tư tưởng nên nó khác với cõi trần về không gian và thời gian. Cõi âm khác với cõi trần về không gian, nghĩa là chàng muốn đến đâu thì tập trung tư tưởng thì chàng đến đó ngay lập tức. Cõi âm khác với cõi trần về thời gian là do sự rung động khác nhau của nguyên tử hai cõi. (Điện là nguyên tử có bốn chiều đo nên khi sử dụng điện thì không còn yếu tố thời gian như nói chuyện bằng điện thoại). Tại cõi này đó là việc tự nhiên chứ không cần phải học.

Hàn Sinh nhìn người con gái bằng ánh mắt nghi ngờ những gì nàng nói và chàng tự hỏi hay là chuyện tưởng tượng, chẳng lẽ làm được như vậy là thần tiên rồi. 

Người con gái đưa tay chạm vào cằm Hàn Sinh, nàng mỉm cười : 

– Chàng không tin thiếp là phải, vì chỉ có nói mà chưa thực hành, bây giờ chàng hãy nắm vào tay thiếp, tập trung tư tưởng là chàng đi theo thiếp.

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Tôi đi đâu và rồi có mang tôi về được hay không?

Người con gái chớp mắt : 

– Tội nghiệp cho chàng vẫn còn tâm thức cõi hồng trần. Thiếp đâu có mang chàng đi thủ tiêu mà chàng sợ hoặc bỏ chàng ở một nơi xa xôi cho chàng lội bộ về. Như thiếp đã nói, cái công việc của thiếp là thường xuyên đi lại trong cõi này để an ủi và giải nghĩa cho những vong linh không biết gì về cõi âm. Giống như chàng đi trong thành phố không có bản đồ, có hàng trăm ngả ba ngả tư thì chàng biết đi về hướng nào. Thiếp chỉ cho họ cái hướng đi chớ thiếp không có quyền lực nào giải cứu họ, mà phải chính họ tự giải thoát cho họ mà thôi.

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Như vậy thì không có đấng nào đến để cứu độ và giải thoát con người khỏi dòng sinh tử luân hồi hay sao?

Người con gái nhìn Hàn Sinh, nàng cất giọng thương hại : 

– Giờ này mà chàng vẫn còn tư tưởng nhờ vào một người khác hay một tha lực để cứu độ và giải thoát dòng sinh tử luân hồi cho mình. Cái đó là do con người phàm tục vẽ rắn thêm chân, họ “chế ra” chớ không có một đấng giáo chủ nào nói điều đó. Chàng nên nhớ đấng giáo chủ là người đưa ra chân lý, những điều thánh thiện để cho con người tự mình tu tập bản thân. Nó không có gì là huyền bí, nó như một bài giảng đạo đức để răn dạy người đời. Chỉ cần tự mình nghe những lời dạy của vị Giáo Chủ phát biểu rồi thực hành đúng như vậy là đã đi đúng theo con đường của Ngài. Còn tôn giáo là một tổ chức để trình bày những tư tưởng ấy. Những người trong tổ chức tôn giáo cũng là những người tu tập bản thân như bất cứ người nào ở cõi trần cũng tu thập bản thân nhưng còn phải bon chen kiếm sống. Không có gì khác nhau giữa hai người cùng tu tập bản thân, trao dồi đạo đức, chỉ khác nhau về cách “kiếm sống” mà thôi. Một đấng Giáo Chủ đã nói : “Ta đến đây để chỉ đường cho các ngươi đi chứ ta không có quyền lực nào để cứu các ngươi thoát khỏi dòng sinh tử luân hồi. Chỉ có các ngươi học theo giáo lý của ta rồi tự mình giải thoát cho mình mà thôi”.

Hàn Sinh vội nói : 

– Nếu tự mình cứu mình thì tiểu thơ giải nghĩa cho họ nghe có tác dụng gì đâu mà thoát khỏi sự đau khổ. 

Người con gái vỗ nhẹ vai Hàn Sinh :

– Ai bảo chàng là không có tác dụng. Thiếp vừa vỗ nhẹ vào vai chàng, cơ thể của chàng cũng có sự rung động thì tư tưởng cũng như vậy. Vì tư tưởng là một mãnh lực có sự rung động thường lập lại và có tính cách hay lây. Nhưng cái đối tượng làm cho tư tưởng hòa nhập không phải là một việc dễ dàng, phải mất nhiều thời gian mà chính đối tượng phải bị thức động bởi một vấn đề gì thì mới làm cho tư tưởng thay đổi được. Thí dụ như một người tin rằng họ không có linh hồn, không có một thế giới nào bên kia cửa tử, nếu có một tai nạn nào làm cho họ chết đi một thời gian rồi được sống lại thì tư tưởng và quan niệm của họ sẽ khác hơn xưa. Cõi hồng trần người ta thấy một số người sau khi chết đi rồi sống lại thì cách thức sống của họ khác xưa rất nhiều. Chẳng hạn như người hung ác thì không còn hung ác nữa, người tham lam ích kỷ thì tỏ ra hào phóng và thân thiện với mọi người. Như vậy chỉ có một cái thấy đã làm cho họ thay đổi quan niệm sống trong biển vật chất hồng trần. Thiếp nói hoài mà chàng vẫn chưa tin… thì thôi  thiếp sẽ tạo cho chàng cái thấy.

Hàn Sinh trầm ngâm suy nghĩ : hay là nàng làm bùa phép chi.

Người con gái mỉm cười, thỏ thẻ: 

– Chàng thì lúc nào cũng nghĩ thiếp có bùa phép, bây giờ chàng muốn gặp ai, cái người mà chàng biết là họ đã chết rồi.

Vầng trăng khuất dạng lâu rồi, mặt trời đã lên cao, nắng ban mai tỏ rạng. Hàn Sinh chợt nhớ ông Tư nhà giàu có ngôi biệt thự lớn nhất trong làng của chàng, ông ta là người giàu có nhưng mang tiếng là người tham lam ích kỷ. Nghĩa là ông chỉ biết lo cho bản thân và quyền lợi của mình, còn những người khác thì ông không cần đoái hoài đến. Từ hai bàn tay trắng ông đã tạo ra một cơ nghiệp vững vàng, tài sản của ông nếu ăn để mà sống thì ông và con cháu ông ăn hàng trăm năm cũng không hết. Ông thường quan hệ với đám quan lại và những người có chức có quyền, kể cả những người tu có chức sắc, có phẩm vị càng cao càng tốt. Còn các tu sĩ ở cái chòi tranh nghèo nàn, thân sơ thất sở, bữa đói bữa no, quần áo hàng trăm mảnh thì ông tỏ vẻ khinh thường; chẳng hạn như ông thầy bảy thuốc Nam, ông nói: “cái thân thì lo không xong vậy mà cũng lặn lội đi kiếm thuốc nam lo cho người nghèo”. Đối với ông, tu sĩ phải có kẻ hầu người hạ, phải có phẩm vị chức sắc tột đỉnh, nghĩa là thần thánh nghe đến phải giật mình thì mới đưa ông đến cõi thiên đàng. Ông chết đã lâu rồi, tài sản và ngôi biệt thự của ông con cháu đã bán cho người khác. 

Ngẫm nghĩ một hồi chàng ngước lên hỏi : 

– Thưa tiểu thơ, tôi muốn gặp ông Tư nhà giàu có ngôi biệt thự trong làng của tôi.

Người con gái thân mật: 

– Chàng cứ tập trung tư tưởng đến đâu thì chàng sẽ đến đó. 

Hàn Sinh làm y như vậy. Bất chợt chàng thấy mình đứng trong khuôn viên ngôi biệt thự của ông Tư nhà giàu, có những người đang làm vườn, đang sửa kiểng, họ uốn từng cây kiểng. Người con gái đi sát bên Hàn Sinh, hai người đi quanh hòn non bộ. Một vài người qua lại, Hàn Sinh vội né qua né lại để tránh, người con gái vỗ nhẹ vai chàng vừa cười vừa nói : 

– Chàng quên nữa rồi, hiện tại chàng đâu còn cái xác phàm tục nữa đâu mà sợ đụng chạm. Hiện tại chàng đang sống bằng thể vía thì nó xuyên qua được vật chất hồng trần. Nguyên tử thể vía nhỏ hơn nguyên tử hồng trần nên nguyên tử thể vía xuyên qua được nguyên tử hồng trần; giống như không khí xuyên qua vải vậy thôi. 

Hàn Sinh có vẻ không tin, nàng vừa chỉ vừa nói : 

– Chàng thấy nhà đang đóng cửa, chàng đi trước thiếp theo sau để chàng nói thiếp dùng phép thuật.

Hàn Sinh vượt qua cửa một cách dễ dàng, chàng ngạc nhiên quay lại, vì qúa mừng rỡ nên chàng ôm choàng người con gái và hớn hở : 

– Tiểu thơ ơi ! Tôi vui mừng quá, tôi không ngờ tôi làm được việc này.

Người con gái đứng chết trân, nàng tội nghiệp cho chàng, cái tánh ham hiểu biết, biết được cái gì thì reo hò như em bé. Hàn Sinh chợt nhớ ra nên bẽn lẽn vội vàng nói giả lả : 

– Xin tiểu thơ miễn chấp, tôi vui mừng quá.

Hàn Sinh nắm tay người con gái vừa đi vừa nói :

– Nhà này rộng lắm, cháu nội của ông Tư là bạn học của tôi, nó dẫn tôi đi xem tất cả gần nửa giờ mới giáp vòng, có tất cả bốn phòng khách và có rất nhiều phòng ngủ.

Người con gái mỉm cười : 

– Chàng quả là người biết nhiều chuyện.

Hàn Sinh tiếp : 

–Chứ không phải là người nhiều chuyện.

Hai người phát lên cười.

Hàn Sinh nói tiếp : 

– Tùy theo loại khách mà tiếp: người già thì phòng khách trưng bày đồ cổ, người trẻ thì phòng trưng bày đồ thời trang, giới quan lại thì phòng trang hoàng theo cung điện nhà vua, các tu sĩ thì  phòng khách trưng bày theo kiểu tôn giáo. Sự thật thì ông thấy cái gì đắc giá thì ông mua để khoe của. Nếu có ai hỏi về ý nghĩa thì ông nói giá tiền nó tượng trưng cho ý nghĩa rồi, không cần biết ý nghĩa. 

Một số người đi lại lăng xăng, Hàn Sinh nhớ lời dặn của nàng, chàng quan sát người đi qua, và thấy chàng xuyên qua họ. Hàn Sinh cầm tay nàng và thân mật : 

– Cám ơn tiểu thơ đã cho tôi cái biết. 

Người con gái cảm động chớp mắt : 

– Bây giờ chàng mới tin những gì thiếp nói.

Sau khi đi giáp vòng ngôi biệt thự. Hàn Sinh và người con gái cùng ngồi trên ghế đá của khuôn viên. Mặt tiền của biệt thự có ba cửa được trang trí cẩn hoa lá, chim thú, công trình kiến trúc rất xưa cổ, hài hòa. Chỉ có cửa giữa mở ra, có một toán người từ ngoài đi vô, y phục sang trọng theo phong cách nhà quý phái. Bất chợt Hàn Sinh thấy ông Tư nhà giàu bước ra ngăn lại, nhưng mọi người thản nhiên đi qua, ông chạy qua chạy lại lăng xăng. Có lúc ông giận quá vung tay chân đấm đá túi bụi. Khi họ qua rồi ông cũng đuối sức nên ông ngồi thở dốc. Một hồi lâu ông đứng dậy, mặt chầm hầm lướt nhìn những người đang ở trong phòng khách, ông chửi rủa và khoát tay đuổi họ ra khỏi nhà, nhưng họ vẫn thản nhiên. 

Động lòng trắc ẩn, người con gái bước đến bên thềm, nàng đưa tay Hàn Sinh nắm và dìu nàng bước lên. Ông Tư nhà giàu thấy người con gái mặc đồ sang trọng, có vẻ quý tộc, không đi vô mà lại dừng trước mặt, ông ngước lên lạnh lùng hỏi : 

– Cô muốn tìm ai.

Người con gái lễ phép : 

– Dạ, tôi muốn tìm ông Tư nhà giàu. 

Ông Tư vội vàng đứng lên và vui vẻ :

– Trời ! Sao cô nói chuyện được với tôi có lễ phép, còn những người kia tôi xua đuổi cỡ nào họ cũng không cần biết.

Người con gái đứng bất động, thấy ông vui vẻ cô cũng thương hại vì mới đây ông đau khổ. Ông Tư lẹ làng nói : 

– Xin mời cô và người này vô phòng... mà ai đi với cô vậy.

Người con gái thản nhiên đáp : 

– Bạn của tôi. 

Ông Tư nhìn Hàn Sinh, ông tỏ ra tiếc rẻ : 

– Trời ! Cô giàu có sang trọng mà bạn cô có vẻ nghèo quá vậy ?

Người con gái nghiêm nét mặt : 

– Đối với ông là người sống theo hình thức cho nên ông chỉ nhìn vào cái vỏ bên ngoài  để xét đoán.

Nàng đưa mắt đảo quanh một vòng rồi nhẹ nhàng : 

– Không phải riêng ông mà đa số mọi người hiện thời là như vậy.

Ông Tư nói phóng theo : 

– Đa số người đời là như vậy, tôi phải sống theo đa số người đời nên tôi mới có tài sản như vậy. Sống khác với người chẳng khác nào con cá sống trên đồng khô, như ông thầy Bảy thuốc nam sống ở gần tôi, ổng sống khác mọi người, thân ổng, ổng không lo mà chỉ lo cho mọi người nên ổng nghèo xơ xác, quần áo của ổng thì vá trăm mảnh, không biết vải màu gì ? Hễ nghe ai có bệnh thì ông chạy bươn bả đi kiếm thuốc và chỉ cách thức cho họ uống; mà người nghèo thì có nhiều bệnh nên ông quần quật suốt ngày. Còn tôi, tôi biết mọi người chạy theo cái bả công danh tài lợi và chỉ có cái đó mới mang lại cho tôi được toại nguyện. Đối với tôi thì của cải càng nhiều càng tốt. Hình như trong đầu tôi có quyển sách ước hay sao mà tôi ước cái gì là cái đó. Khỏi cần nói cái tài của tôi, cô nhìn  ngôi biệt thự này chứng minh lời tôi nói.

Ông Tư khoát tay chỉ vô phòng khách :

– Xin mời cô và bạn cô.

Người con gái lạnh lùng đáp : 

– Tôi không vô phòng khách vì đó không phải là của ông.

Ông Tư nhà giàu đứng khựng lại và ngạc nhiên hỏi : 

– Ủa, sao không phải là của tôi ?

Người con gái ngó thẳng vào ông Tư nhà giàu và nói rõ từng tiếng : 

– Dù ngôi biệt thự này con cháu của ông có bán hay không cũng không phải là của ông bởi vì ông không còn sử dụng nó được nữa.

Ông Tư nhà giàu vò đầu, bứt tóc có vẻ bực tức : 

– Tại sao không phải là của tôi ? Cô nói không đúng sự thật. Chính tôi đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và trí não để suy tính hơn thua từng người. Tôi có một cách làm ăn rất là khôn ngoan cho nên tôi được lòng tất cả các quan lại, và những mối làm ăn lớn tôi đã tiên đoán chính xác nên có lợi nhuận cao. Ngoài ra những nơi như đình chùa miếu tôi dâng cúng phẩm vật không thiếu một thứ nào. Xét ra tôi là người lương thiện thì không ai có quyền chiếm tài sản của tôi.

Người con gái thoáng biết ông không hiểu gì về cõi âm. Nàng động lòng trắc ẩn cho cái không hiểu biết của ông nên nàng nói nhẹ nhàng : 

– Ông Tư hãy bình tĩnh, để tôi nói rồi từ từ ông hiểu sự sống của muôn loài. Vì sự sống không bao giờ mất mà ở khắp mọi nơi; sự sống là tuyệt đối còn cái xác phàm tục là tương đối. Đối với ông hiện giờ thì tâm thức của ông đang trụ vào cái tương đối mà ông cứ tưởng rằng tuyệt đối nên ông sinh ra đau khổ. Nói theo cách khác là ông không phân biệt được cái thường tồn và cái không thường tồn; đó là tâm thức của người còn vô minh. Vì vô minh nên nhận lầm cái xác là con người thật và cõi vô thường thì cho là trường cửu.

Người con gái trầm ngâm hồi lâu, nàng khẽ hỏi:

– Từ ngày ông chết đến nay đã mấy chục năm rồi mà ông có ăn uống gì ở cõi trần không ? 

Ông Tư suy nghĩ một hồi rồi ngập ngừng:

– Hình như tôi có ăn uống gì đâu, mà tại sao tôi vẫn sống và vẫn nhớ không thiếu một cái gì về tài sản của tôi.

Người con gái nhìn ông Tư một cách thương hại : 

– Như vậy là có sự khác nhau giữa hai cõi: Cõi trần thì cần phải ăn uống thì mới sống, còn qua cõi này ông không có ăn uống gì mà vẫn sống. Ông nên nhớ, sự sống ở cõi trần là sống bằng thể xác; vì thể xác phải có vật chất hồng trần, còn bây giờ ông không còn thể xác, ông đâu có cần những gì thuộc về vật chất hồng trần.

Ông Tư nhà giàu phân vân : 

– Cô nói thì có cái lý của cô, nhưng đối với tôi sao khó hiểu quá vì tôi vẫn đi vô đi ra, nằm nghỉ ở bất cứ chỗ nào mà tôi đã bỏ tiền ra mua sắm. Tôi vẫn còn sử dụng được sao cô nói không còn giá trị gì đối với tôi ?

Người con gái thân mật hỏi : 

– Nhưng khi ông sử dụng ông có thấy ai đụng chạm đến tài sản của ông không ?

Ông có vẻ bực tức giận dữ, bậm trợn : 

– Sao lại không! Thằng chết bầm ở đâu nó đến, nó leo lên giường của tôi nó ngủ, tôi lôi kéo nó hoài mà nó vẫn bất động, phòng khách của tôi nó tự động kéo đến gây náo động mặc tình tôi la hét, chửi rủa mà nó vẫn thản nhiên.

Ông mệt mỏi ngồi bẹp xuống.

Hàn Sinh nắm tay người con gái định bước ra đi nhưng nàng kéo Hàn Sinh ngồi trên thềm nhà, một hồi lâu nàng xoay qua dịu dàng hỏi : 

– Ông có gặp người nào để hàn huyên tâm sự không ? 

Ông Tư buồn rầu : 

– Thuở sinh tiền tôi là người sống theo hình thức nên tôi chỉ tiếp xúc với những người có chức có quyền, các quan lại phải có thế lực, còn các nhà tu thì phải có phẩm vị, chức sắc. Có nhiều tu sĩ khi nghe đến phẩm vị là tôi mê liền, tôi bái phục họ lắm. Nếu cái chức sắc và phẩm vị này chỉ cần cầu nguyện một phát là đưa tôi đến thiên đàng là cái chắc. Có lần mấy vị tu nầy nói là đã cầu phước cho tôi được giàu, và quả thật là tôi quá giàu nên tôi tin họ lắm, nên tôi tiếp đãi họ rất trọng hậu.

Người con gái thấy ông Tư vơ đũa cả nắm nên nàng lẹ làng lên tiếng : 

– Không phải vị tu sĩ nào cũng hứa diều hứa quạ với ông đâu. Chắc ông gặp những tu sĩ mượn cái áo tu để làm ăn cho hợp pháp. Ông là người sống bằng hình thức nên ông gặp những tu sĩ sống theo hình thức; mà người sống bằng hình thức là người chỉ lo cho cái vỏ ngoài, cái tiện nghi vật chất để thỏa mãn cho cái xác càng nhiều càng tốt. Cũng chính vì “mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” nên ông gặp những tu sĩ như vậy là phải rồi.

Hàn Sinh vội hỏi : 

– Vậy ông có gặp những tu sĩ sống bằng hình thức đó không ?

Ông Tư nhà giàu lộ vẻ thất vọng : 

– Tôi có gặp một vài ông, họ cũng không khác gì tôi. Họ than thở với tôi là lỗi tại họ đã đi vào con đường tinh thần mà còn chạy theo hình thức vật chất, nghĩa là phải có danh xưng chức sắc, phải có kẻ hầu người phục dịch cho  thể xác họ được sung sướng. Họ thú nhận rằng khi qua cõi này họ phải bị những mãnh lực hắc ám vật chất bám vào thì làm sao mà lên cõi cao được.  Họ hối tiếc việc làm trong kiếp vừa qua.

Hàn Sinh sốt sắng hỏi : 

– Ngoài ra  ông còn gặp ai nữa ?

Ông Tư nhà giàu chau mày cố nhớ lại, cất giọng buồn bã : 

– Có lần tôi gặp ông thầy Bảy thuốc Nam ở cái chòi, thân không đủ no mà còn bày đặt làm việc từ thiện, lo thuốc cho người nghèo. Ông cũng đến khuyên tôi như những gì cô vừa nói. Ổng khuyên tôi nên từ bỏ vật chất. Tôi trả lời rằng ông không có một cục đất để chọi chim thì có gì đâu để bỏ, còn tôi có ngôi biệt thự thì làm sao tôi bỏ được. Ổng không giận mà còn nói : “Dù có của hay không cũng không quan trọng vì có của không phải là có phước hoặc vô phước. Cái họa và phước thì không có con mắt trần tục nào thấy được nó. Chỉ có sự hiểu biết cái đạo làm người mà cái tốt nhất là đừng sống ích kỷ”. Ông thầy Bảy thuốc nam còn nói nhiều lắm, mỗi lần ổng nói tôi thấy có một cái gì nó khuây khỏa trong lòng, cảnh vật sáng lên tôi không còn đau khổ. Nhưng khi ông đi rồi, thì những lời của ông cũng bay mất, vì cái nhìn của tôi đắm đuối vào tài sản.

Người con gái biết ông quá nhiều dục vọng đam mê của cải vật chất, và chính những mãnh lực trọng trược hắc ám bám vào ông thì những tư tưởng thanh cao khó xuyên qua được. Nhưng nàng cũng cố gắng khuyên tiếp :

– Ông có thấy việc làm vài chục năm, ngày nào ông cũng chửi rủa, la hét; ông có thấy họ thay đổi gì không? Và lúc đó họ có nghe lời ông nói hoặc phản ứng lại ông không ?

Ông Tư nhà giàu thở ra: 

– Họ không có thay đổi gì đâu, vẫn như thường lệ, tụi nó lì lắm, lỗ tai trâu, nói cái gì nó cũng không nghe. Mỗi khi tức giận thì tôi thấy tối xầm lại và vô cùng đau khổ.

Người con gái nghe ông nói thì biết ông đã quá lậm thuốc, ba cái thứ vật chất đó thuở sinh tiền đối với ông là tất cả, nó vượt lên trên những giá trị về tinh thần. Của báu của ông chính là vật chất thì phải mất một thời gian những mãnh lực vật chất từ từ tan rã họa may ông mới ý thức được những điều thánh thiện. Nhưng nàng cũng không nỡ bỏ đi nên tiếp tục khuyên giải : 

– Ông Tư à, nếu ông đã hành động như vậy mấy chục năm rồi mà không có sự thay đổi theo ý của ông. Người khôn ngoan như ông cũng phải thức thời chứ tại sao biết như vậy rồi mà vẫn làm cái việc không có kết quả gì hết.

Ông Tư ngồi ủ rủ thở dài một hồi lâu rồi lên tiếng : 

– Phải, trước đây tôi là người khôn ngoan cả làng ai cũng kính nể. Tôi xử sự không mất lòng ai nhưng chỉ có một tật xấu là chỉ lo cho bản thân mình, bo bo giữ của, đối với tôi thì đừng ai đụng chạm vào của cải của tôi. Tôi xét lại mình thì tôi cũng chưa từ bỏ được cái tánh ích kỷ, còn để vật chất trên bàn thờ.

Người con gái vui vẻ : 

– Nếu ông tự biết mình là người ích kỷ, chỉ lo phần vật chất. Ông biết được như vậy là tốt cho ông rồi đó. Ông nên suy ngẫm về cái vô thường của vật chất như thể xác của ông được ông nâng niu, gìn giữ mà bây giờ nó nằm chết khô, chèo queo dưới lòng đất lạnh. Nhưng mà ông vẫn biết được tất cả, ông có thay đổi gì đâu thì những thứ vật chất như ngôi biệt thự và cái xác chết đối với ông cũng giống như vậy mà thôi. Ngôi biệt thự này, nó cần cho thể xác của ông là khi ông còn sống, còn bây giờ ông đã từ giã cõi trần thì ngôi biệt thự đó, nó cũng không còn giá trị gì đối với ông nữa. Nói tóm lại cái hữu hình thì nó có giá trị cho cái hữu hình. Chỉ khi nào ông từ bỏ tất cả những thứ vật chất đó thì ông mới được thanh thản. Nếu ông chịu suy nghĩ về cái vô thường của vật chất một thời gian thì ông không còn tư tưởng say mê vật chất. Cái tình trạng sống không ra sống và chết không ra chết của ông hiện nay là một thứ hồn ma vất vưởng. Vì Đấng tạo hóa đã tạo ra cái cõi của người sống thì cũng có cái cõi của người đã bỏ lại thế gian cái thể xác. Chính ông không chấp nhận cái cõi mà luật Thiên Nhiên cho phép ông đến mà ông cố bám vào tài sản của ông, như vậy ông đã vi phạm luật Thiên Nhiên. Cũng chính vì vi phạm luật Thiên Nhiên nên ông bị đau khổ. Và tùy theo ý chí và sự suy luận của ông đối với sự vô thường của vật chất mà ông thoát khỏi tình trạng hồn ma vất vưởng còn gọi là chưa siêu thoát. Chỉ có ông mới tự giải thoát cho ông ra khỏi tình trạng này mà thôi. Thôi để thời giờ cho ông suy luận, xin tạm biệt ông.

Hàn Sinh nắm tay người con gái bước xuống thềm, hai người đi ngắm hoa kiểng, bầu trời trong xanh, vài cụm mây trắng lước nhẹ nhàng. Hàn Sinh  cảm  thấy còn vui hơn khi đi du lịch và còn làm nhiều việc đối với chàng vô cùng lạ lùng. Chàng tự hỏi : Không biết nàng có còn chịu đi nữa hay không hay là vẫn còn bận nhiều việc. Nghe đến bận nhiều việc là chàng sợ vì phải chia tay với nàng. Chàng không hiểu tại sao chỉ muốn gần nàng mà thôi. Sự hiểu biết của nàng khác với những kiến thức trước đây chàng đã biết. Nàng học ở đâu mà cái nào nàng giải nghĩa nghe cũng êm tai. Còn cái hiểu biết của chàng thì cần phải suy nghiệm lại mình và tự hỏi không biết chừng nào chàng mới hiểu lời nàng nói. 

Như biết được ý nghĩ, người con gái đi sát bên Hàn Sinh, nàng cảm thấy có một tình thương đối với chàng, một người khiêm tốn, ham hiểu biết và chân thành. Tính chân thật nó hợp với nàng; nếu trước đây nàng gặp được người chân thật như chàng thì đã kết tóc xe tơ rồi. Đời người con gái không có lễ vu quy, không có đêm tân hôn, hơn nữa lại là con của tiểu vương thì vô cùng thiếu sót của kiếp vừa qua. Nhớ đến hiện tại nàng là người cõi âm còn chàng là người cõi dương. Cõi âm và cõi dương là hai cõi khác nhau thì làm sao là vợ chồng. Thì thôi phải chấp nhận những phút giây gần nhau để rồi chia tay. Hàn Sinh liếc nhìn thấy nàng có vẻ ưu tư, không còn hồn nhiên như bình thường, chàng khẽ nói : 

– Thưa tiểu thơ, tôi muốn cùng tiểu thơ đến một thành phố có  nhiều dân cư.

Người con gái dừng lại đưa tay nhẹ nhàng choàng qua vai Hàn Sinh, nàng  khẽ đọc bài thơ, âm thanh nghe như tiếng đàn độc huyền, như vấn vương, như than thở với bạn tri kỷ.

Chàng đi cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Hàn Sinh đứng chết trân, chàng cảm thấy có một cái gì rung động trong lòng, một tình yêu của hai tâm hồn chỉ có yêu nhau từ kiếp trước mới có sự rung động như thế, và chỉ có hai tâm hồn hòa nhập vào tình yêu “mình với ta tuy hai mà một”. Hàn Sinh cũng không biết giây phút im lặng bao lâu, chàng cảm động :

– Bài thơ tiểu thơ vừa đọc nói lên lòng sắt son chung thủy của người con gái, người nam nào nghe hai câu thơ ấy thì lòng dạ nào để cho nàng đau khổ hoặc có sự chia ly. Cái tình vợ chồng nó gắn bó qua nhiều kiếp thì mới có tha thiết như hai câu thơ trên. 

Người con gái sửa lại mái tóc, nén cơn xúc động, gắng gượng làm vui âu yếm nhìn chàng, nàng thỏ thẻ : 

– Chàng ơi! Thiếp vẫn mãi ở bên chàng mà thôi.

                                                                                                          Atlanta, mùa thu 2003

                                                                                                             Hoàn Công Đình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro