Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi bất tỉnh đến gần trưa mới lấy lại tri giác, nghe văng vẳng bên tai tiếng khóc của thằng Cu Vinh và u tôi, xen lẫn vào đó là tiếng cuốc đất uỳnh uỳnh. Tôi mở mắt dậy bước ra sân, nơi thầy tôi và bác Bành đang hì hục cuốc đất đào một cái hố to tướng gần gốc cây nhãn. Ngay cạnh họ, một tấm vải màu xám đang phủ lên một vật có hình dạng dài và vật có hình dạng tròn tròn, không cần nói cũng biết đó là xác của con Kèn Nhỏ và cái đầu của nó.

Tôi rưng rưng nước mắt bước đến chỗ xác của Kèn, tay khẽ chạm nhẹ vào xác và đầu của Kèn thông qua lớp vải mỏng. Tôi không đủ dũng cảm để mở tấm vải lên nhìn nó lần cuối, tôi sợ nếu thấy cảnh Kèn đầu mình hai nơi tôi lại xúc động ngã ra bất tỉnh lần nữa. Thầy tôi ngưng tay đang dở, nhẹ nhàng bước đến ôm tôi vỗ về:

_ Thôi nào Quang! Nó đi rồi con đừng khóc nữa. - Thầy tôi cố an ủi
_ Nhưng...nhưng ai làm hử thầy?
_ Thầy không biết nhưng thầy hứa sẽ tìm ra sự thật! - Thầy tôi quả quyết
_ Huhuhu.......
_ Ngoan nào! Ra với u nhớ!

Thầy xoa đầu bồng tôi đến chỗ u, thêm cả tôi nữa ba mẹ con ôm nhau nức nở và vỗ về nhau cố gắng không khóc nữa. Tầm mười hai giờ trưa, thầy và bác Bành đã chôn cất xong cho Kèn nghỉ tay ra ăn cơm u tôi nấu. Bữa ăn hôm ấy nặng nề vô cùng, tôi chẳng thiết ăn uống gì nữa trong khi thầy và u tôi thi nhau tranh luận về cái chết của anh Bằng. Có lẽ với thầy u tôi, cái chết của anh Bằng đáng để họ quan tâm hơn là cái chết bi thảm của con Kèn Nhỏ. Thầy tôi cho rằng có lẽ tay bắt chó nào đó tính bắt con Kèn, nó chống cự dữ quá nên thằng khốn nạn ấy chặt đầu con Kèn luôn.

Tôi khi ấy còn bé quá, thầy tôi nói gì tôi đều tin răm rắp. Tôi liếc sang bác Bành, ông ấy lặng lẽ trong suốt bữa ăn, thi thoảng chỉ gắp chút thịt ăn đá đưa rồi gác đũa xin phép ra ngoài. U tôi dõi theo bóng bác cho đến khi khuất cổng mới buông một câu hờn trách:

_ Thằng ám quẻ! Vừa về là thằng Bằng với con Kèn chết. Tiên sư bố nó! - U tôi nghiến răng kèn kẹt
_ Ấy! Mình đừng nói thế! Dù gì cũng là anh của tôi. - Thầy tôi cố xoa dịu u tôi
_ Lại chả thế à? Anh thì anh chứ hại gì đến con tôi đi tôi lại chả bóp cổ ông ấy. - U tôi làu bàu
_ Thôi mà!

Thầy tôi là như thế. Ông ấy là người đàn ông trung hậu và tận tuỵ với gia đình. U tôi là một mẫu người phụ nữ mạnh mẽ và chăm lo cho gia đình. Bà quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong nhà, lại vừa ra hợp tác xã kiếm tiền nuôi gia đình. Lấy được u tôi có lẽ là phúc phần lớn nhất của thầy tôi. Còn tôi, được làm con của họ là nhờ tôi tu thân tích đức tốt ở kiếp trước.

Thầy tôi ăn cơm xong, ông ấy lập tức tất tả thay áo bước ra ngoài. Ông ấy hôm nay có nhận khuân thuê cho bác Ba Ngã ở đầu thôn sang tỉnh Thái Bình. Đáng lẽ ra sớm nay ông ấy đã phải sang để chuẩn bị rồi, vì vướng phải cái chết của anh Bằng và cả con Kèn nữa nên đến trưa ông ấy mới rỗi. U tôi đưa cho thầy cái nón cối đã sờn cũ, u đưa bờ môi chạm nhẹ lên má thầy rồi mỉm cười tiễn thầy ra khỏi cổng. Tôi đoán có lẽ đến tận tối mịt thầy tôi mới xong việc về nhà.

Thầy tôi vừa đi ít lâu, u tôi cũng lập tức thay cho mình một bộ quần áo đẹp như đang đi đám. Tôi nhìn u ngơ ngác:

_ Ơ! U hôm nay đi làm à?
_ Làm gì? Mẹ vẫn đang nghĩ thai sản mà - U tôi đóng vội cúc áo
_ Thế mẹ đi đâu mà mặc đẹp thế? - Tôi ngạc nhiên
_ Đi đám thằng Bằng chứ ai? Mày hỏi lạ! - U tôi xoa đầu bước ra cổng
_ Đám á? Mới mất sáng nay sao đám được cơ mẹ?
_ Mày con nít thì biết gì? Thằng Bằng không mang về nhà để ba ngày đâu. Hôm nay mang chôn luôn ấy. Con đi với mẹ không? - U tôi đưa tay vẫy vẫy
_ Ơ thế ạ? Đi!

Thuở ấy tôi còn bé, tôi không hiểu vì sao người nhà anh Bằng lại mang anh ấy đi chôn luôn trong ngày. Sau này mới biết, anh Bằng chết đường chết chợ nên nhà kiêng không mang về nhà. Những ai chết đường chết chợ tốt nhất là chôn luôn trong ngày. Tôi thực ra không quan tâm lắm đến chuyện ấy, tôi muốn đi với u chủ yếu vì không muốn ở nhà một mình. Tôi sợ lại nhớ đến con Kèn rồi lại buồn bã nữa.

Con đường làng hôm nay thật là dài, nó u ám như cái tâm trạng lúc này của tôi. Kèn là người bạn thân của tôi, mất Kèn đối với tôi như mất một người em vậy. U tôi biết tôi buồn lắm, bà vì bận tay chăm cho cu Vinh, thằng em của tôi nên không thể an ủi tôi được. Đi được một đoạn, chúng tôi đã đi đến chỗ anh Bằng mất. Xung quanh luỹ tre làng, một nhóm đông người đang vây quanh đấy với những tiếng khóc lóc thảm thương vì mất người thân, những tiếng xì xào bàn tán về cái chết của anh Bằng và cả tiếng kèn trống thê lương đến não ruột. Xác anh Bằng được đắp chiếu một cách cẩn thận ngay cạnh luỹ tre, cạnh đấy là một lon bò sữa con con được đổ đầy gạo và cắm trên đấy những nén hương.

Tội! Đến cả việc chôn cất anh ta cũng không được thực hiện bài bản lớp lang, việc chôn cất anh ta vừa bất thường lại vừa nhanh gọn như chính cái chết của anh ta vậy. Những tay khuân quan tài đã đào sẵn một cái hố to ở cách đấy không xa trên cánh đồng làng, bọn họ chỉ đợi đến giờ lành sẽ lập tức khuân xác anh Bằng bỏ vào áo quan rồi mang chôn.

Thuở đó quê tôi nghèo lắm, làm gì có thầy bà gì đến tụng kinh siêu thoát hay làm những lễ nghi như tắm rửa, trang điểm hay khâm liệm cho người đã khuất. Ở thôn tôi, người may mắn nhất cùng lắm được tắm rửa rồi cắt móng tay móng chân sau đó nhập quan là xong. Việc xem giờ lành để nhập quan được các ông cụ lớn tuổi trong thôn có chút tài vặt về ngũ hành, hoặc những vị có học hàm trong những kỳ thi Hương thời triều Nguyễn còn sót lại nhẩm tính.

U tôi bước đến, bà đưa cu Vinh cho tôi rồi thắp hương quỳ gối xuống lạy ba lạy. Tôi liếc sang phía xa ở gần cái hố để chôn anh Bằng, bác Bành đang đứng khoanh tay trầm ngâm nhìn xác của anh Bằng. Có lẽ bác Bành hơn ai hết, bác cảm thấy mình cần chịu trách nhiệm cho cái chết của anh Bằng nên bác cũng tham gia việc đào hố.

Ban đầu tôi cũng nghĩ như thế. Tuy nhiên sau đó xét lại, tôi tự hỏi rằng bác Bành lúc đó còn chưa kể hết câu chuyện về người say rượu thì làm sao anh Bằng lại chết ở luỹ tre làng được? Chú Đạt và chú Tuấn, hai người có mặt trong buổi tiệc giệu linh đình hôm đó, không lẽ họ đã mang anh Bằng đi giấu thật sao? Mà sao tôi không thấy hai người đó có mặt ở đây nhỉ? Có lẽ họ sợ bị vạ lây chăng? Tôi rất tò mò về cái chết của anh Bằng nhưng không tài nào có thể tìm u tôi hay thầy tôi kể được.

*Rào*
Bỗng một trận gió lớn nổi lên, lon bò sữa cắm hương của anh Bằng bị ngọn gió thổi lật úp xuống đất. Tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều thảng thốt vì sự kiện hi hữu này. Những tay khuân quan tài không khỏi nhốn nháo chạy đến dựng lại lon bò sữa, họ kháo nhau rằng:

_ Chết cụ rồi! Chưa chôn mà đã đòi phá rồi. – Một tay khuân quan tài chép miệng than thở
_ Đấy! Tao bảo chết đường chết chợ kinh lắm cơ. – Tay khác thêm vào
_ Chúng mày nói ít thôi, dựng lại đi. Nửa giờ nữa chôn rồi! – Một cụ đứng đấy lên tiếng.

Cụ này chắc có lẽ là người tính toán giờ lành để chôn anh Bằng. Nhờ có cụ, những tiếng thất thanh dần dịu đi. Mọi người lại tiếp tục việc kèn trống và khấn vái cho anh Bằng. Ơ! Nhưng tại sao u tôi lại đi về phía bác Bành? Tôi khá ngạc nhiên vì ngọn gió diễn ra khi u tôi là người thắp hương khấn vái, giờ u tôi lại không nói không rằng tiến về phía cái hố. Bác Bành đang đứng khoanh tay ra đấy, bác giãn mặt ngạc nhiên nhìn về u tôi. Được vài bước, bỗng u tăng tốc lao đến tóm lấy cổ bác Bành đẩy bác ngã vật ra đất.

_ Thằng khốn! Trả mạng cho tao! – U tôi gào lên
_ Khặc! Khặc! Cái đéo gì .khặc khặc... gì đấy? – Bác Bành cố kéo tay u tôi ra rồi gào lên
_ Gì đấy? Con Tí (Tên của u tôi) nó làm gì thằng Bành vậy? – Ông cụ già thét lên

Sau tiếng thét của ông cụ, những tay khuân quan và thanh niên gần đó lập tức phi về phía cái hố. Họ lao đến gỡ u tôi khỏi bác Bành rồi ghì chặt bà xuống đất. Mặc dù có hơn chục người đang đè mình, u tôi không hiểu lấy đâu ra sức mạnh vùng vẫy rất nhiệt tình. Tôi cũng theo sau những người khác lao đến tham gia việc ghì u tôi lại:

_ U! U ơi! U sao đấy? U đừng làm con sợ! – Tôi gào lên
_ Địt mẹ! Con Tí hôm nay ma nhập à sao mạnh thế? – Tay khuân quan vừa nói vừa thở phì phò
_ Tránh ra!

Ông cụ mà tôi bảo tính toán việc chôn anh Bằng ấy, ông ấy lúc này đã bắt kịp mọi người. Ông ấy vừa bảo mọi người tránh ra, những người xung quanh lập tức giãn ra con đường cho ông cụ tiếp cận u tôi. Ông ấy dùng một cành dâu quất lấy quất để lên người u tôi khiến bà gào lên đau đớn:

_ Aaaaaaaaa
_ Cút ngay! – Ông cụ nghiến răng ken két
_ AAAAAA.. khặc khặc!

Ông cụ quất u tôi được vài cái, u tôi có vẻ không chịu nổi nữa gào lên rồi bất ngờ sủi bọt mép đầy mồm. Bà run bần bật ra đất khiến những người xung quanh kinh hãi phải tránh xa ra. Chỉ riêng tôi, tôi vì quá quan tâm đến u nên đã lao đến ôm chặt bà. Bác Bành lúc này đã không còn bị siết cổ nữa, bác cũng lao đến phụ tôi ôm ghì u xuống. Đoạn, ông ấy rút từ túi ra một chiếc khăn mù xoa rồi vo tròn lại, nhét vào mồm u tôi rồi nói:

_ Cắn chặt vào! Cắn đi không mày động kinh cắn lưỡi mình đấy.

U tôi nghe thấy thế, bà cắn chặt lấy cuộn khăn tròn rồi người lại tiếp tục giật bần bật liên hồi. Được tầm 10 phút, u tôi mới thôi không co giật nữa. Bác Bành thấy chuyện đã xong, ông buông tay ra rồi lấy áo quệt lại mồ hôi trên trán. Những tay thanh niên thấy chuyện đã êm, họ bắt đầu bâu đến nhìn ngó u tôi rồi hỏi:

_ Con Tí êm rồi à? – Lão Bản, một ông bác tầm năm mươi tuổi ở thôn tôi hỏi
_ Im mẹ mồm đi! Địt cụ! Lúc em tôi có chuyện các ông tránh, giờ xong hỏi làm gì? – Bác Bành cau có
_ Trời! Thôi anh nói sao thì vậy đi! Địt cụ không phải em dâu anh làm đéo gì anh nhảy vào! –Lão lắc đầu cười khổ

Tôi nhìn u tôi, bà lúc này đã mê man nằm vật ra đất. Lúc này, mấy tay trong thôn tôi bắt đầu bàn tán rằng có khi nào cái chết của anh Bằng liên quan gì đến u tôi hay bác Bành không. Nếu không, tại sao u tôi lại bị vật thế kia hay bác Bành lại bị u tôi bóp cổ. Tôi như tức điên, tôi đứng bật dậy phi thân lao về phía luỹ tre làng. Tôi muốn đích thân thét lên hỏi ông Bằng rằng tại sao ông ấy lại vật u tôi thế kia. U tôi có lỗi gì với ông ấy cơ chứ?

_ Ơ! Quang! Quang! Mày làm cái đéo gì thế?

Bác Bành thấy tôi bật dậy chạy đi, bác biết tôi xung động muốn làm trò ngu ngốc gì đó. Bác gọi theo tôi rồi cũng bật dậy chạy theo ngay sau lưng tôi. Khi tôi vừa bước được lên con đường đất của làng, một trận gió nữa lại nổi lên khiến tôi phải che mắt lại vì bụi đất bay tung toé. Khi tôi mở mắt ra, tôi chỉ biết trố mắt nhìn lên đầu ngọn tre, miệng lắp bắp đôi ba chữ khi bác Bành vừa bước đến:

_ A...An..Anh Bằng! – Tôi run rẩy
_ Bằng đéo gì? Bằng chết rồi con ạ! – Bác tôi thốt lên
_ Kho...không phải! Anh Bằng đứng kia kìa...

Anh Bằng đúng là chết rồi. Xác của anh ta đang nằm ngay dưới chân tôi thôi, nhưng tôi lại thấy một anh Bằng khác đang đu người vất vưởng trên đầu ngọn tre. Mắt anh ta hung dữ nhìn về phía tôi và bác Bành, như thể muốn ăn tươi nuốt sống bọn tôi vậy. Bác Bành lập tức bế lấy tôi lên rồi gào vào mặt tôi:

_ Mày điên gì thế Quang? Thằng Bằng đứng chỗ nào? Tao đéo thấy gì cả. – Bác Bành vừa nói vừa liếc về phía luỹ tre

*Vù*
Bỗng một trận gió nữa lại nổi lên, tôi và bác Bành buộc phải nhắm mắt vì bụi đất lần nữa. Khi tôi mở mắt lại, anh Bằng đã không còn vắt người ngang đầu ngọn tre nữa rồi. Tôi lấy tay dụi dụi mắt lần nữa rồi xoay sang nhìn bác Bành, miệng run run:

_ Anh Bằng....đi rồi bác Bành ạ!
_ Thằng điên! Con mẹ mày đã điên đến mày cũng điên nốt! – Bác Bành gắt lên

Bác ném tôi xuống đất rồi cầm lấy cái xẻng to, bác hướng mặt về phía cánh đồng gào to lên:

_ Chôn thôi các ông ơi!

Mấy tay đàn ông trong thôn và những tay khuân quan nhìn nhau khó hiểu rồi chậc lưỡi quay về. Họ bắt đầu công việc bỏ xác anh Bằng vào quan tài rồi khuân ra chỗ cái hố để chôn xuống. Vợ của anh Bằng khóc lóc thảm thương như chết đi sống lại nhìn chồng lần cuối trước khi đóng áo quan lại. Tôi khẽ liếc mắt nhìn về phía bụi tre, anh Bằng không có ở đó. Không lẽ tôi bị hoa mắt sao? Vì sao u tôi lại bị vật? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình tôi thế này?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro