lạc đường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 Chợ đêm Bangkok là một trong những nơi bạn nên thử đến trước khi thực sự lìa khỏi cuộc đời này. Để hiểu được cảm giác như thể sắp tan biến vào một biển người vô vàn màu sắc cùng vô số những hàng hóa được bày bán khắp một vùng trời. Trong ánh đền sáng rực phản chiếu qua hàng nghìn thứ đồ đạc lĩnh kỉnh không tên bày ra đầy rẫy khắp nơi, tôi gần như hoa cả mắt. Cảm trưởng như nếu một lúc nào đó những thứ hàng hóa này trở nên khổng lồ và tạo thành các tấm chắc trong mê cung, còn con người trở nên bé xíu vô vọng tìm cách thoát ra, thì sẽ mất hàng năm trời đẻ ai đó thật sự thoát ra khỏi chỗ này. Nói một cách dễ hiểu hơn, chân thật hơn, thì tôi đang lạc đường. Suốt hai tiếng đồng hồ, với đôi chân mõi rã rời và bụng đói cồn cào. Gần như vô thức, tôi đi lại giữa các quầy hàng bán quần áo nối tiếp, với hy vọng tìm thấy một lối ra, hoắc một quấy đồ ăn nào đó, hoắc cả hai. Nhưng mọi thứ đang trở nên vô vọng. Vf bụng tôi vẫn đang kêu ùng ục.

Đúng lúc tôi nhắm mắt lại và ước mình có thể bay lên THì

Có cái gì đó xoẹt qua hông tôi. Mở mắt ra, tôi thấy cái ví tiền của mình biến mất.

- Cướp!!! Cướp!! – tôi hét toáng lên và ngay lập tức lao theo cái bóng vừa xẹt qua mình.

Tên cướp, như mọi tên cướp thường thấy trong phim ảnh, nhỏ thó và nhanh như một con sóc, đẫ lủi mất chưa đến hai giây khi tiếng hét đó được cất lên. Tôi chãy theo nó đến chỗ ngã rẽ thì dừng lại, nhận ra mình không còn hy vọng nữa. Vài người trong khu chợ quay ra nhìn tôi ái ngại. Và thế là tuyệt thật, tuyệt thật khi bây giờ chỗ nào cũng như nhau, vì tôi đã tìm thấy chỗ bán thức ăn khi không còn một xu dính túi. Điều an ủi duy nhất là giấy tờ và thẻ tín dụng vẫn đang an toàn trong khách sạn vì hôm nay tôi chỉ đem một ít tiền mặt. Vấn đề là làm quái nào để về được khách sạn khi mà đường thìn lạc, tiền thì mất, tiếng thì không biết lấy một chữ bẻ đôi. Chẳng còn biết làm gì hơn, tôi ngồi thụp xuống một bậc thềm, chửi thề.

- Bị cướp à?

Một cái dáng cao nghều ngồi xuống ngay cạnh tôi. Cậu ta mang một chiếc áo sơ mi trắng cùng chiếc quần kiểu dáng tây âu hỏng trên mắt cá, đi đôi giày vans màu đen, đeo lủng lẳng ở cổ một chiếc máy ảnh Polaroid. Tôi nhìn sang bên cạnh, thoáng ngạc nhiên:

- Người Trung à?

Máy ảnh gật đầu.

- Sao biết tôi người Trung?

- Vừa thấy hét lên " Cướp" bằng tiếng Trung, cả làng nghe thấy, mà chỉ mình tôi hiểu.

Tôi bật cười, và giờ là lúc màn chào hỏi đồng hương nên kết thúc:

- Nếu là thợ ảnh hay dân bán hàng trốn thuế thì thôi đi được rồi, vì như anh thấy, tôi vừa bị cướp. Không còn đồng nào – tôi kết thúc lời chào bằng nụ cười khả ái, mặc dù mếu thì hợp với hoàn cảnh hơn.

Máy ảnh suy nghĩ rất đăm chiêu. Và anh bảo:

- Có cần tôi giúp không?

- Như kiểu gì?

- Như kiểu mượn tiền đi tãi chẳng hạn. Hoặc là đi cùng taxi với cậu. Buổi tối khu này khó tìm đường.

- Tôi hay nghe kể nhiều về bọn bắt cóc chuyên rủ con gái share tiền taxi. Như trong phim Taken ấy nhớ không?

Máy ảnh lại suy nghĩ. Và anh đứng dậy trước khi nói lại với tôi câu chào cuối:

- Được rồi, thế tùy cậu. Nhưng có ba thứ làm cho chuyện này khác với trong Taken. Một, đó là cô ấy không đa nghi quá đáng. Hai, ít nhất cô ấy cũng phải có tiền thì mới share tiền taxi được. Ba, cô ấy xinh nhưng cô là con gái còn cậu xinh thì có nhưng cậu là con trai đó.

Quay lại nhìn tôi, anh chốt thẳng một câu:

- Không phải ai cũng đủ điều kiện để được bắt cóc.

Máy ảnh quay lưng bỏ đi. Và ngay khi anh rẽ ở cuối đường, tôi lại gào lên, một lần nữa đủ để cả làng nghe thaayss, nhưng chỉ có một người hiểu:

- Này! Anh định bỏ tôi lại thật đấy hả??

Đó là lần gặp chẳng mấy vui vẻ giữa tôi và Vương Tuấn Khải.

Sự tình cờ đôi khi thật tuyệt. Tình cờ đẩy hai con người không quen biết gặp được nhau sau một vụ cướp ở một đất nước xa lạ đối với cả hai. Tình cờ khiến tôi và Tuấn Khải tự dưng nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới biển trên chiếc taxi màu vàng chanh bốc mùi nước rửa bát về khách sạn của tôi đêm hôm ấy. Tình cờ hơn hơn nữa chúng tôi nhận ra cả hai cùng ở trọ chung một khách sạn – cũng không tình cờ cho lắm vì đó là cái khách sạn nổi tiếng trên Lonely Planet. Vương Tuấn Khải hơn tôi một tuổi, học nhiếp ảnh, Nghề chính là đi Lang thang. Anh có một vẻ ngoài ngoài rất tuấn tú, ở người anh ấy còn toát ra cái gì đó rất lãng đãng thường thấy ở dân nghệ, và quan trọng là chỉ nói khi thực sự thấy cần thiết. Điều này khiến tôi cảm thấy đặt biệt dễ chịu, dễ chịu như lúc anh hỏi tôi đang làm gì một mình giữa Bangkok rộng lớn này.

- Đi tìm câu trả lời và cho một người đủ thời gian và dũng cảm để nói thật với tôi. – tôi nhún vai trả lời

- Thế người đó là ai – Khải thờ ơ hỏi, vẻ bình thản như thẻ anh cũng chẳng quan tâm lắm.

- Cũng có thể nói là chồng sắp cưới.

- Cậu thích nam nhân sao?

- Đúng vậy. Sao? Kì thị.

- Không có, cậu và anh ta sảy ra chuyện gì?

- Tôi cho anh ấy cơ hội trong chuyến đi này nhưng anh ấy bận việc ở nhà. Mẫu đàn ông công sở, Ma Kết điển hình.

- Hiểu rồi. – và anh im lặng nhìn tôi. Không hiểu sao tôi có cảm giác anh hiểu thật. Điều đó khiến tôi tự dưng muốn kể thêm, muốn xuống một gốc nào đó mà kể hết những chuyện ngớ ngẩn tôi chưa bao gờ kể với Hàm, đơn giản là vì tôi biết anh sẽ khuyên nhủ tôi như khuyên nhủ một đứa trẻ chưa kịp lớn. Nhưng tôi không gì. Chúng tôi chỉ vừa quen nhau chưa đến một giờ đồng hồ.

Chúng tôi im lặng về đến khách sạn. Vương Tuấn Khải ở tầng dưới, và tôi ở ngay phía trên cậu ấy. Hai căn phòng có ban công nhìn về một hướng. Đúng lúc tôi chuẩn bị nói lời tạm biệt, Tuấn Khải nghiêng đầu nhìn tôi:

- Này tôi mua cho cậu một cái kem bạc hà nhé, them bánh kẹp thịt nữa cũng được. Ngay góc phố kia.

Tôi gật đầu, và cười rạng rỡ, với cái bụng vẫn đang kêu ùng ục như ấm nước sôi. Sự tình cờ lúc nào cũng tuyệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro