CHƯƠNG MƯỜI BA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cứ mỗi tháng người Nam và người Nữ đều có thư gởi cho gia đình. Sau khi xong việc chuyển thư người Nam thông thả đi lên chợ và chàng liếc thấy cái bảng hiệu sửa đồng hồ. Người Nam bước vô, ông Tư đồng hồ lật bật bước ra giòn giã chào hỏi. Sau khi xem đồng hồ, ông cho biết đồng hồ này còn tốt cần chùi lại khoảng chừng một giờ là xong. Ông mời khách uống trà và ông vừa làm vừa hỏi :

– Hình như thầy làm trong dinh huyện.

– Dạ phải. Tôi tên Nam, ông kêu tên được rồi.

Ngẫm nghĩ một hồi, ông Tư lên tiếng :

– Cách đây một tháng tôi thấy Nam và bà Hai, hình như Nữ là vợ của Nam.

Nam chưa kiệp trả lời, ông vội vàng nói tiếp :

– Ngày nào tôi cũng mua bánh mì. Tôi thì thứ Tư và cũng tên Tư, người ta gọi là tư đồng hồ.

Ngập ngừng một hồi rồi ông chậm rãi :

– Cái chợ này như ốc đảo nên mọi người đều biết nhau. Thông thường thì cái tên được kèm theo một công việc. Như: ông Tư chèo đò, bà Năm bánh cuốn, ông Ba trại hòm, ông Hai bán thịt, ông Hai chủ dựa, bà Hai chủ phố, bà Tám bánh canh, bà sáu bánh lọt, bà Bảy bánh xèo.

Ông ngẫm nghĩ một hồi rồi tiếp :

– Nếu làm nghề bán thịt chó, chẳng lẽ kèm theo tiếng chó thì kỳ lắm. Dân ở vùng này không ăn thịt chó, nếu có nuôi chó mà chó bị đau bệnh chết thì người ta đem đi chôn. Ơ đây người ta thương con chó nên người ta không ăn thịt chó. Vì theo ông bà kể lại thì trong cuộc nam tiến của nhà Nguyễn, đây là một vùng đất hoang sơ, hoang dã thú dữ rất nhiều như : cọp, sấu, rắn độc, người khai hoang đi đâu họ cũng dẫn theo con chó, nó là con vật để bảo vệ, vừa phòng thủ và tấn công với loài thú dữ. Vì lẽ đó nên họ không  ăn thịt chó.

Người Nam mỉm cười, thấy ông Tư vui vẻ, chàng cũng đẩy đưa câu chuyện :

– Ông biết nhiều chuyện về quá khứ hay quá.

Ông Tư đang vui chợt buồn vì cái từ quá khứ nên ông buồn bã nói :

– Tôi thì thích sống trong cái cõi quá khứ. Rất tiếc là tôi không chết vì quá khứ mà tôi sống với quá khứ, như người vờn qua vờn lại với cái bóng của chính mình. Thời gian thì có quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện tại của tôi như cái xác không hồn, còn tương lai cũng giống như tôi đi đến bờ sông thì chiếc thuyền bị cơn lũ cuốn trôi mất mà tôi tự nguyện với lòng là tôi phải đi theo con thuyền đó. Tôi đứng bơ vơ trên bờ sông vắng, không ai biết tôi và cũng không ai biết nguyên nhân chiếc thuyền khuất dạng. Tương lai tôi cũng không có, tôi chỉ còn quá khứ, tôi sống và làm bạn với cái nơi mà tôi đã một lần sống trong hạnh phúc duy nhất và có lẽ cũng là lần cuối cùng.

Người Nam để nhẹ tách trà xuống bàn:

– Những điều ông nói như có cái gì nó u ẩn chất chứa trong lòng thuộc về quá khứ. Hiện tại của ông chỉ là thể xác không hồn mà thôi, nếu như vậy tội nghiệp cho ông quá. Vì đa số mọi người thường sống cho tương lai, dù công việc hàng ngày phải phơi nắng dằm mưa vất vả như người nông dân, khi  họ nhìn đám ruộng mênh mông xanh mướt là họ nghĩ đến tương lai. Dù cho cảnh đời có khổ cỡ nào nhưng khi họ nghĩ đến lúa chín vàng là họ thấy vui trong lòng. Nuôi hy vọng cho một tương lai được họa sĩ diễn tả là đứng dưới mây chờ trăng.

Quá khứ là cái đã xảy ra, cho nên có vấn đề là cái qúa khứ đó là một sự yêu thương hay thù hận. Khi tưởng nhớ đến qúa khứ, nếu đó là lòng yêu thương thì tạo cho mình có tấm lòng thương yêu vạn vật; mình không có tội gì hết mà còn thu nhận được chất khí thanh cao, nó hoà nhập được tư tưởng nhân đạo, nhân đức và nhân ái. Nhưng nếu sự tưởng nhớ đó là lòng thù hận thì vô tình mình đã thu nhận vào chính  mình cái khí  trược, mà bản chất của khí trược là chất khí xấu xa, đen tối; theo luật đồng khí tương cầu thì cái khí trược đó nó thu hút những tư tưởng xấu xa hèn hạ như hận thù chém giết. Vì tư tưởng phát sinh ra hành động, theo luật đồng khí tương cầu thì nó hòa nhập vào những hành động thuộc về bạo lực, hung ác, táng tận lương tâm, không có lòng nhân; vì lẽ đó mà họ hành động giết  người một cách dễ dàng. Tất cả cảnh bạo lực, giết người không nương tay, bắn giết bừa bãi là do đương sự bị thu hút cái chất khí xấu xa thù hận đó. Dĩ nhiên người gây tội lỗi án mạng thì bị luật pháp trần gian trừng trị, còn y thì làm sao chạy thoát khỏi luật trời. Hay nói cách khác, y phải nhận cái lực dội mà trước đây y đã phóng ra.

Người nào mà chất chứa trong lòng sự thù hận thì chính cái khí chất thù hận nó triệt tiêu nhân tính  người đó. Chính cái chất khí hận thù là khí trược nó làm cho người mang lòng thù hận trơ như gỗ đá chỉ biết có bạo lực. Chính cái chất khí xấu xa của lòng thù hận nó đưa đến cái tư tưởng nợ máu phải trả bằng nợ máu, nó làm cho người đó không còn bản tính như nhân đạo, nhân đức và nhân ái của con người. Chính người đó đã vô tình chất chứa mần nọc độc, nó như thuốc độc gọi là ác tính, còn con người thì hung ác, táng tận lương tâm và họ không hề có lòng nhân. Chính lòng căm thù nó biến người đó thành thú dữ lúc nào mà họ không hay biết. Nhìn bề ngoài họ cũng nói nói cười cười nhưng trong lòng họ chứa sự căm thù, họ tự rước vào một thứ nọc độc; và chính cái nọc độc này họ phun vào đồng loại của họ. Chính họ cầm dao cắt thịt họ mà họ không hề hay biết, vì họ đã mang cái lòng thù hận rồi thì họ không còn nhân tính nữa.

Ông Tư không muốn nói nhiều về quá khứ, không có lợi gì cho ông và nếu có gì sơ suất thì nó bất lợi vô cùng. Hơn nữa ông cũng muốn chuyện tình quá khứ của ông và bà Hai cho nó qua êm như nước chảy qua cầu. Đổ bể ra không có lợi cho ông, mặc dù  ông hai chủ dựa có tiếng là nhân hậu, nhưng không biết có nhân hậu với ông hay không. Hơn nữa xứ này ông là người cô thế đơn độc, ông bèn đổi đề tài. 

– Nam à, hình như Nam đến đây đã hơn một tháng rồi, nếu tính ăn đời ở kiếp ở cái chợ này thì mua căn phố  đối diện với nhà lòng chợ. Tôi nghe ông sáu tạp hoá nói chừng một tháng nữa thì ông trả lại phố cho bà Phú Hộ. Ông về Chợ Lớn làm ăn với dòng họ nguời Hoa cho nó vui. Vì mấy đứa con của ông học ở Chợ Lớn, nó muốn làm ăn trên đó. Tôi nghe bà Phú Hộ nói không cho mướn nữa mà bà cho sửa sang rồi bà bán luôn.

Ông Tư trầm ngâm một hồi rồi tiếp :

– Ở huyện này có nhiều người giàu có đa số là ỷ thế ỷ quyền ăn hiếp người nghèo. Nói tóm lại họ không có tấm lòng nhân, chỉ có bà Phú Hộ tức là bà già của bà Hai là có lòng nhân đạo; không những lời nói của bà như một bài giảng đạo đức mà bà còn thực hành những gì bà đã nói. Những điều bà nói hơi cao xa nên có một số người hiểu, nhưng họ biết đó là con người phải có tấm lòng nhân đạo, sống cho xứng đáng một kiếp người, để không hổ thẹn với lương tâm và trời đất.

Trong huyện này ai cũng nể trọng cái đức độ của bà chớ không phải trọng của cải mà bà đã có. Con người mà để vật chất trên bàn thờ, chỉ biết có vật chất là trên hết, đạp lên đồng loại để tranh giành vật chất; giống như bầy gà chen lấn nhau để giành hạt thóc, hai con chó giành nhau khúc xương bò, đôi khi thịt xương của bạn nó mà nó tưởng xương bò nên gậm, cắn không buông tha. Cái con người chỉ biết có vật chất thì họ không còn phân biệt được giữa vật chất và con người đang sở hữu vật chất. Đó là những người sống bằng hình thức bên ngoài, họ nhìn cái vỏ bên ngoài rồi họ cho nó một giá trị về “người đó”, họ cũng không cần biết cái của cải của người đó có lương thiện, chánh đáng hay không; của cải tốt là người đó tốt, của cải sang là người đó sang, của cải quý là người đó quý. Đó là một quan niệm sống của thời đại hình thức, và cũng chính vì chạy theo hình thức, chạy theo cái nhãn hiệu, chạy theo cái vỏ khoác ngoài mà con người quên đi những giá tri đạo đức căn bản cần phải có cho đúng nghĩa là được làm “một con người”.

Người Nam suy nghĩ thân phận của chàng và nàng, “thân sơ thất sở” đến huyện này được dì Hai có tình thương một cách lạ thường. Họ thấy vợ chồng chàng buôn bán còn mướn hai người giúp việc và nhà ở thuộc loại khá giả nên cân phải mua phố. Chàng chậm rãi nói :

– Dạ, tôi thấy chợ này có nhiều cái cũng vui, mọi người gần như đều quen biết và thân tình với nhau, sống có tình có nghĩa. Tôi cũng thích sống ở đây, nhưng mua phố thì tôi chưa tính.

Ông Tư đồng hồ đưa đồng hồ cho Nam và nói :

– Nếu về ở căn phố đó thì tôi nhìn thây rõ mật tiền của nó, hai bên nhìn thấy nhau, có gì qua lại nói chuyện cho vui.

Người Nam trả tiền công, cám ơn rồi bắt tay từ giã.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro