Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Văn Xương đội mâm lễ lướt về đầm Cung Hoàng. Đến tận bờ phía Tây Nam, chàng hất mâm ngọc xuống làn nước sâu trong suốt. Chàng nằm vật xuống bên bụi sú vẹt không màng nhìn vuông lụa hồng thêu tứ linh uớt dần rồi tan thành những sợi rong nhỏ và chiếc mâm cùng hộp ngọc tuần tự chìm xuống hồ như rủ nhau tìm về chỗ đã định sẵn.

Ôi! Ai ngờ một bậc danh nhân tài cao đức trọng, một ngôi sao sáng giữa biển thánh rừng nho mà lại là một kẻ cố chấp những điều vặt vãnh. Suy đi nghĩ lại, chàng bỗng bật cười khi biết mình ngớ ngẩn. Thầy Chu cũng là nguời. Đã là người thì "nhân vô thập toàn" có ai mười phần vẹn cả mười đâu dù là bậc thánh.

Còn ta? Ta cũng cố chấp chăng. Lượng trời đất rộng bao la sao ta hẹp lượng. Một ý muốn mạnh mẽ trỗi dậy trong chàng thúc giục chàng quay lại quỳ dưới chân thầy Chu, xin được làm đệ tử. Trong sự thôi thúc này còn ẩn một ước vọng sâu xa mà chàng không muốn biết, hình bóng người con gái đêm hoa đăng.


Lần trước số phận rủi ro nào đã xui chàng gặp người con gái ấy. Nàng nằm xuôi tay trên làn cát trắng, sóng biển liếm chân. Một bình minh xôn xao hội hè thắp đỏ chân trời. Nàng nằm đấy rực rỡ ánh rạng đông. Nàng nằm đấy như nụ hoa xuân đang hé, như núi đồi vừa bùng giấc để hở khuy phô bộ ngực hồng hào. Nàng nằm đấy trong nắng, mềm mại trong một dáng thiên nhiên. Khi đội rèm mi của nàng động đậy, đập khẽ như cánh bướm non rồi mở choàng ra, chàng cúi xuống thu trọn nàng trong một ánh nhìn thoáng chốc rồi bỏ đi trước khi nàng tỉnh lại....

Lúc Văn Xương quay lại thấy Chu thì nhà đang có khách.

Quan Hành Khiển Minh Mạnh mặc thường phục lột dép ngoài cửa phòng, đi chân đất vào khoanh tay trước ngực đúng hầu Thầy. Thầy Chu thong thả vít cần điếu rít một hơi thuốc trà, từ từ nhả khói nhắm nghiền mắt ngả cùi tay trên chồng gối xếp. Minh Mạnh yên kính cẩn cúi đầu, chờ đợi.

Bao học trò của Thầy đã ra làm quan lúc đến gặp Thầy chỉ được phép vái lạy rồi lui ra. Cậu nào được Thầy hỏi cho đôi câu, hí hửng khoe nhau như lộc Vua ban không bằng.

-Thầy cho phép con ngồi - Phạm Tuớng Công ngồi ghé vào góc sập.

-Thầy nghe con nói đây.

-Thưa Thầy, từ việc Triều chính đến dân tình, Thầy đã tường, Hoàng thượng rất lo....

-Hoàng thượng cũng biết lo à?

-Dạ, nhất là khi quan bộc xạ La Thanh tấu lại lời Thầy báo sự vận hành của Sao Tuệ lại thêm sao chổi có thể xuất hiện ở khoảng Sao Mão, điềm hung dữ đã rõ ràng. Hoàng thượng hội các cơ mật đại thần ngỏ ý triệu Thầy sung chức kinh diện Thái Sử.

-Kinh diện lại thêm chức Thái Sử, được bên Vua bàn việc phải trái, tiến cử nhân tài, bài xích kẻ gian nịnh. Vẫn cái lối thăng quan hờ, tiến chức hão, quyền rơm vạ đá....


-Thưa Thầy, theo chỗ con biết thì Thánh thượng quả có thật tâm. Song bọn Kim Thìn lo sợ xúi dục quan chiêm tinh sàm tấu nên Thánh thượng bỏ lỡ việc này . Bây giờ con vâng lệnh trộm đến trình Thầy....

-Lại mời Thầy ra làm Kinh diên Thái Sử.

-Dạ không ạ.... Dạ cao hơn ạ.

Thầy Chu cười cười:

-Cao đến đâu?

-Dạ Thái Tổ.

Thầy Chu hoi sững lại chống hai tay lên đầu gối:

-Con nói sao ? Tể tướng à! Nhà vua lại bằng lòng để Chu Khiêm này làm Tế tướng sao? Đâu có chuyện lạ đời làm vậy.

-Thưa Thầy, không phải Vua mà chính là ý muốn của Thái hậu.

Thái hậu vợ Thượng Hoàng. Đối với bà Hậu nhân từ này, Chu Khiêm vẫn giữ một lòng kính nể. Khi về ở ẩn, qua bao lần Vua cố ý cưỡng ép ra dự chính sự, thầy Chu vẫn một mực chối từ. Bằng một câu nói, Thái Hậu đã hạ cơn giận của Vua: "Người ấy không phải người thường, không bắt làm tôi được. Ta sai bảo thế nào được họ". Nhưng trong việc này làm sao Thái Hậu tự chuyên được nếu không có sự thỏa thuận của Vua?

Như đoán ra được những uẩn khúc của Thầy, Minh Mạnh từ tốn trình bày:

-Trước kia Hoàng thượng muốn đào hồ trong hậu cung làm nơi thưởng ngoạn, Thái Hậu can ngăn hết lời. Nhưng sau đấy....


-Có phải hồ Lạc Thanh ? - Thầy Chu cau mày ngắt lời, Thầy đã từng nghe nói hồ Lạc Thanh là một công trình tốn kém nhất ở trong vuờn ngự, người ta xếp đá thành núi khai ngoi nước chảy thông bốn mặt. Trong nuôi chim quý thú lạ, trồng đủ kỳ hoa dị thảo. Có hồ Thanh ngư thả loại cá qúy, có cả cá sấu. Hoàng thượng lại cho làm hồ riêng chở nước mặn ở biển về nuôi cá mập, và các loài hải vật....

hưa Thầy đúng là hồ Lạc Thanh. Chính vì sau đấy Thái Hậu không can ngăn nữa nên Hoàng thượng thỏa thuận để Thầy ngồi ghế Thái tổ, Thái Hậu bảo: Nếu Hoàng thượng được Thầy thì không khác gì Nghiêu Thuấn được Sào Phủ Hứa Do, có thể khoanh tay rủ áo buông rèm trị nước. Thái Hậu cũng hiểu rằng việc xuất xứ của Thầy nghiêm ngặt không dễ gì Thầy nhận lời ngay nên sai con bí mật về gặp Thầy trước Nếu để lộ sớm việc này bọn gian thần trong triều sẽ tìm mọi cách phá bĩnh.

Thầy đội ơn Thái Hậu đã đặt lòng tin vào Thầy. Nhưng như vậy là cả tin....

-Dạ Thái Hậu mong Thầy giúp đức tốt cho Vua để mưa thuận gió hòa trăm nhà lạc nghiệp.

Thầy Chu cuời thành tiếng: "Vậy là Thái Hậu muốn ta canh giữ bổ thóc cho dân. Nhưng trong bồ có những con chuột gốc mà chẳng ai chịu xua đuổi hay giết chúng đi. Đến bây giờ, chúng sinh con đẻ cái hàng đàn. Ta lại phải viết một tờ sớ khác không phải thất trảm mà thất thập trảm sớ chăng? Ta lại phải một lần nữa nhìn Vua giận tím mặt nhưng lại tươi cười giả lả ngay rồi đưa mấy ngón tay dài gầy guộc run run vì sắc dục quá độ cầm lá sớ bỏ vào tráp đóng sập lại. Ngay lúc ấy ta cảm thấy công lý đã vĩnh viễn bị nhốt rồi".

Thầy nhìn Minh Mạnh giọng sôi nổi: "Vua là người nắm công lý, vì vậy phải noi đức của Trời mà tu thân không ngừng, theo phép của Đất mà an dân không nghỉ. Vậy mà sau khi Thượng hoàng băng hà, triều chính đổ nát, dân tình thống khổ, sân rồng biến thành sòng bạc, hậu cung trở thành rạp hát, nội điện là quán rượu luôn luôn yến ẩm linh đình. Bây giờ thì đến hồ Lạc Thanh.... Anh Mạnh! Thầy xin được hỏi anh mấy câu. Viên phụng ngự Kim Thìn có công gì mà được thăng chức?

-Dạ Kim Thìn dùng mẹo gian dối uống hết một trăm thăng rượu nên Vua thuởng.

-Vì lẽ gì Vua để mất ấn vàng gươm báu?

-Dạ, Vua đi chơi khuya ở nhà quan thiếu úy Lê La canh ba mới về, đến ngã ba sông chữ thì bị kẻ gian lấy cắp.

Thầy Chu nghiêm mặt: "Xưa nghiêm ngặt thế nào mà nay buông tuồng đến vậy. Ngày đêm truy hoan, rượu nồng gái đẹp, đem quan tuớc lạm thuởng cho kẻ gian manh, thân rồng mình không biết chăm lo, ấn kiếm của nước không biết gìn giữ. Một ông vua đi rong chơi bị mất trộm cả gươm báu ấn vàng thì còn ai tin đó là người giữ mệnh trời. Ngự sử đâu, gián nghị đâu mà không được một lời can gián?

Giọng bị phần của thầy làm Minh Mạnh lạnh người, mồ hôi toát trán. Ông ta chỉ biết đứng lặng im cúi đầu như nhận chính mình cũng có tội.

-Với một ông vua như vậy thì tể tướng không có đất chôn.

-Thưa thầy.... Thái Hậu nói rằng với uy tín của thầy liên kết với uy thế của Thái Hậu sẽ chặn tay được bọn quyền gian vãn hồi được chính sự.

-Nhưng Thái Hậu quên mất một cái uy khác đáng sợ hơn, cái uy lực của thời thế Thầy ngừng lại giây lâu, gõ đầu ngón tay xuống sập.

-Anh Mạnh, anh có hiểu vì sao họ chọn đúng lúc này mời ta ra làm tể tướng không?

-Anh cứ xét anh thì anh khắc hiểu. Năm anh được phong chức nhập nội Hành Khiển có phải là năm loạn lạc không?

-Dạ đúng ạ.

-Như vậy là anh thấy rõ chứ: Cứ mỗi lần đói kém, giặc cướp nổi lên, lòng người ly tán là họ lại chọn một kẻ sĩ tài đức cất nhắc lên để vay tạm chút lòng tin của dân mà không bao giờ họ muốn trả. Bây giờ đã đến tình cảnh đĩa đen ráo dầu, lửa đèn leo lắt họ vời Thầy ra làm cái bình phong che gió để họ được tiếp tục hoang chơi vô độ. Vậy thầy hỏi theo ý anh, thấy có nên gánh vác lúc này không?

-Dạ thưa.... dạ....

-Ta biết con, bên vua bên thầy, quả khó xử - Giọng thầy dịu lại - Nhưng nếu thấy không chịu ra làm ông phỗng để họ dùng thầy lung lạc kẻ sĩ, lừa bịp chúng dân thì anh cũng không trách thầy chứ?

-Con đâu dám trách thầy, song con trộm nghĩ một vài giọt nước biết rằng không cứu được đám cháy to nhưng cũng có kẻ sĩ không tiếc một vài giọt nước....

Thầy bỗng cười to:

-Nhưng nếu vài giọt nước ấy có thể dùng một cách có ích hơn là ném vào lửa thì anh nghĩ sao? mà đây lại là những giọt nước cuối cùng để ta thắp sáng chân mây một vài kẻ khác. Nói vậy thôi chứ Thầy tự biết "lão lại tài tận". Tuổi sống của thầy hiện nay không phải của thầy mà tuổi vay mượn của trời đất được ngày nào hay ngày ấy thôi.

-Dạ đó là tùy lòng thầy.

Câu chuyện giữa Thầy trò như vậy coi như chấm dứt . Nhưng Minh Mạnh còn chần chừ nấn ná giây lâu:

-Thưa thầy, còn một việc nhỏ con xin trình với thầy, thầy Trưởng tràng Đăng Suyền có nhờ con nói với bộ Lễ xin điền vào chức Thị Giảng đang khuyết. Quan Thị Lang Đào Văn Đích đã thuận. Không biết ý thấy thế nào?

-Lâu nay thấy chỉ khuyên nó không nên đi vào con đường hoàn lộ. Nay nó muốn thì Thầy cũng không ngăn cản.

Minh Mạnh bái tạ Thầy lui ra, nhẹ tay khép cửa phòng. Thầy hạ nhỏ ngọn đèn dầu xuống như muốn một mình ngồi đối mặt với ngọn đen côi....

Đăng Suyền, người con của một ông bạn già. Trước lúc chết ông ta cầm tay thầy ký thác đứa con côi:

-"Nó tư chất thông minh nhưng tâm địa còn nhiều hẹp hòi, ham hố. Hiền để xem nó như con, rèn nó nên người" và thầy đã hứa....


Nhớ mẹ xưa com ba lưng, áo không đủ ba manh, canh tư chưa nằm canh năm đã dậy, câu hát ru con thấm xuống tao nói:

"À ơi.... Chẳng tham con lớn nên quan

Chỉ tham chữ nghĩa bảo ban con nên người.... " *

Nên người! Việc ấy nghe dễ mà sao khó làm đến thế. Bao năm thầy đã giữ Đăng Suyền bên mình bảo ban đèn sách, lập anh làm trưởng tràng, chữ nghĩa bề bề anh không thiếu. Nhưng anh vẫn tập tễnh chạy chọt đi làm quan. Không phải Đăng Suyền không hiểu cái đại danh trưởng tràng của một thầy Chu. Các bậc đại khoa, các vị quan lớn về lạy Thầy đều thi lễ với anh gọi anh bằng huynh. Có người ghen tị với anh: "Tiểu đệ không có ý so sánh. Làm quan như tiểu đệ kẻ thường thì ít, kẻ ghét thì nhiều. Làm trưởng môn của thầy như huynh chỉ có người trọng. Bôn ba trong biển hoạn không khác gì ngồi trên ngựa dữ cầm dây cương mục. Còn huynh thì ung dung tự tại ôm gối thầy đọc sách thánh hiền.

Ngay đến như Minh Mạnh, quan tước cao đến thế có lần cũng tâm sự với anh: So nguyện của tiểu đệ là được các quan về hầu hạ bên gối thầy, mỗi ngày nhặt thêm của thầy dăm ba chữ.

Nhưng nỗi khao khát làm quan như một mũi nhọn đâm toạc mọi lý lẽ thánh hiền. Mặt đất tâm của Đăng Suyền còn phủ đầy bụi tục. Cái uy thế của một trưởng tràng không hấp dẫn bằng uy quyền của một ông quan. Có lần ông Trần bảo thấy: - "Người nào chả có một viên ngọc còn nằm trong nước đục". Thấy cũng hiểu rằng nước trong đục không đồng đều. Nhưng dù có đục cũng không thể không phải là nước. Nước đục phải dụng công làm cho trong. Công ít thì nước lâu trong, công nhiều thì nước mau trong.

Với Đăng Suyền thầy đã bỏ công nhiều . Bây giờ tuổi cao sức yếu lực bất tòng tâm....

Chân xếp bằng tròn, hai tay thu truớc bụng, lưng ngả về trước, đầu cúi mắt nhắm, thầy ngồi bất động như người ngủ ngồi. Gánh nặng nhân thế đang đè xuống thấy. Chợt thấy sực tỉnh, buông một tiếng thở dài, mở mắt nhìn ra. Một bóng người đang quy trước sập.

-Ai đấy?

-Dạ con là Văn Xương....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro