QUÁ KHỨ - CÁI CHẾT - KHOA CẤP CỨU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hầu hết các triết gia đều có một cái nhìn lạc quan và thanh thản trước cái chết. Socrate đã từng nói: "Chúng ta chiến đấu cho cái gì trong cuộc đời? Đó là để thoát ra khỏi thân xác và những xấu xa do đời sống thân xác mang lại. Vậy thì tại sao ta lại không hân hoan khi cái chết tới gần?" Còn đối với Platon thì "Triết học là môn học dạy cho người ta biết sống và biết chết cho hợp đạo làm người". 

Martin Heidegger lại định nghĩa "con người là một hữu thể hướng đến cái chết". Hữu thể người lúc nào cũng lo âu về những dự phóng của đời mình, luôn xao xuyến về việc thực hiện bản thân của mình cho thấy một sự mong manh, dang dở, đe dọa căn bản nào đó.

Mặt khác, cuộc đời lúc nào cũng ngập tràn với những dự phóng liên tục của hữu thể người. Khi dự phóng này hoàn thành thì lại sẽ mở ra một dự phóng mới: điều ấy hé mở cho chúng ta thấy tính cách phù du, tính cách tạm bợ của chính bản thân mình. Hoặc nói một cách sâu xa hơn, điều đó biểu lộ mầm mống của hư vô trong chính hữu thể người. Hư vô tỏ hiện trong thực tế cuộc sống con người không là gì khác hơn "cái chết". Hữu thể người dù có loay hoay đến đâu đi nữa thì rồi cũng đi đến cái chết: cái chết là điều con người phải đón nhận, không phải chỉ ở cuối cuộc đời, nhưng là dấu ấn in đậm trong tất cả những ưu tư, những dự phóng và trong tự do của con người.

 Trước cái chết, hữu thể người thực sự là mình với tất cả sự độc đáo của mình, bởi vì con người chết một mình và tự mình phải tự nhận lấy nó. Cái chết là điều tuyệt đối riêng tư: con người là hữu thể hướng đến cái chết. Cái chết hoàn thành cuộc đời con người, nhưng là hoàn thành trong sự dở dang. Đó một yếu tố tích cực của Heidegger vì đã đưa ra được một qui luật con người "vừa là hiện tại, vừa là tương lai" mà con người chỉ biết hiện tại mà không biết tương lai, nên hãy vui sống đầy đủ trong giây phút hiện tại "hãy làm tất cả mọi sự như tôi chỉ còn có ngày hôm nay để sống và để hiện hữu".

Martin Heidegger là một nhà triết học hiện sinh. Theo ông, không ai có thể chết thay cho ai được, cũng chẳng ai có thể kinh nghiệm được cái chết qua cái chết của người khác. Cái chết là điều gì đó rất riêng tư mà mỗi người phải đảm nhận lấy.Chính với nỗi lo âu, xao xuyến trước cái chết; mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình để việc hiện hữu rất riêng của mỗi người có ý nghĩa.

Con người suy tư từ cái chết.
Và vì sự suy tư đó, chúng ta mới biết quý trọng cuộc sống này.

Tôi gặp cái chết khá sớm.
Vì bố mẹ tôi là bác sĩ.
Họ bận.
Nên đôi khi tôi được quăng đi khắp mọi nơi. Miễn sao có người chịu trông tôi.
Nhà họ hàng.
Nhà bạn bè.
Nhà hàng xóm.
Bệnh viện...

Bệnh viện là ngôi nhà thứ hai của tôi. Bố mẹ thường dẫn tôi vào viện mỗi khi không có người trông. Có thể nói nếu về bệnh viện tôi có kinh nghiệm lắm. Khoa cấp cứu, khoa K71 phóng xạ, khoa A6 tâm thần, ... chưa có chỗ nào trong bệnh viện mà tôi chưa đi qua.

Cái chết gặp tôi lần đầu ở khoa cấp cứu.
Một đêm mẹ tôi phải đi trực, nên mẹ bếch tôi sang viện.
Đó là một người thanh niên. Khoảng 27-28 tuổi
Tai nạn giao thông.
Lí do là  rượu. Tên đó uống say rồi tạt đầu một chiếc xe tải.
Khi được đưa đến, người tên đó đẫm máu. Chiếc áo dính máu tới bết lại, những giọt máu nhỏ giọt, bám theo cánh tay gầy gõ gấp khúc, rơi xuống sàn nhà trắng muốt...
Những đóa huyết hoa...
Nở
Và hắn trở lại...
Hắn hỏi tôi rằng, những đóa hoa đỏ kia có đẹp không?
Rồi hắn cười
Một nụ cười vặn vẹo.
***************************************
Tôi gặp cái chết thêm nhiều lần nữa...
Hầu hết là người trẻ được chuyển vào.
Đôi khi cũng có người già.
Tất cả cái chết của họ đều khác nhau.
Người trẻ đều gào thét.
Người già thì nhẹ nhàng hơn. Đôi khi chỉ là những tiếng rên nhỏ. Đôi khi chẳng có gì.
Người trẻ ham sống hơn.
Người già cũng vậy, nhưng ít hơn. Thậm chí có người chẳng còn muốn sống.
Người trẻ cầu xin nhiều hơn.
Người già...chỉ có người xung quanh cầu xin cho họ.
Người trẻ vì vô vàn lí do.
Rượu bia
Đua xe
Trả thù
Ganh ghét
Người già chỉ đơn giản vì bệnh tật và tuổi già...

Bằng đôi mắt của một đứa trẻ 7 tuổi, tôi ngắm nhìn cái chết.
Vẻ đẹp tuyệt vời.
Những biểu cảm tuyệt vọng của kẻ ham sống, những cái gật nhẹ nhàng của những người đã chấp nhận.

Bằng đôi tai của một đứa trẻ 7 tuổi, tôi lắng nghe cái chết.
Một giai điệu đầy mê hoặc.
Những cung bậc cảm xúc được đẩy lên đến đỉnh cao trước cái chết, nhưng nốt trầm, nốt cao của tiếng gào thét van xin,những tiếng kêu đau đớn, những tiếng rên rỉ tuyệt vọng,  những khoảng lặng...
Cái chết như một vị nhạc trưởng lạnh lùng và con người chỉ là những người chơi nhạc, vang lên những âm thanh của cuộc đời.

Con người suy tư từ cái chết.
Và vì sự suy tư đó, chúng ta mới biết quý trọng cuộc sống này.
Con người yếu đuối.
Dễ chết.
Chỉ cần một tác động nhỏ vào đúng vị trí, có thể khiến tim ngừng đập.
Chết.
Chỉ cần một chút lực vào đúng vị trí, có thể khiến não bị tổn thương.
Chết.
Chỉ vì chút bệnh tật gây biến chứng,
Chết.
Chỉ vì mất máu quá nhiều,
Chết.

Con người, dễ chết.
Nhưng vì dễ chết, con người mới biết quý trọng cuộc sống.
Cái chết không xấu.
Nó xinh đẹp.
Một vẻ đẹp thanh khiết không chút nhuốm màu.

Đứng trước cái chết, con người đều bình đẳng.
Kẻ xấu-Người tốt;
Kẻ giàu-Người nghèo;
Kẻ già-Người trẻ;
Kẻ cao sang-người hèn kém;
Kẻ dũng cảm-người nhát gan;
Họ, đều chết.
Chẳng có sự khác biệt gì.

Đứng trước cái chết, chẳng có sự xấu xa gì còn tồn tại
Ngạo mạn
Tham lam
Dâm dục
Phẫn nộ
Ham ăn
Đố kỵ
Lười biếng
Tất cả đều chết!
Chẳng có gì khác biệt.

Và, khi đứng trước cái chết, bản chất thật sự của con người được bộc lộ.
Vì, họ chết.
Họ chẳng cần che dấu điều gì nữa.
Nên họ thành thật với bản thân mình.

Tôi có nên thành thật với bản thân mình chẳng?
-KẺ ĐIÊN-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro