Nope, không gì cả

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lại thêm cái xàm xí không liên quan lắm đến truyện: vấn đề triết học ứng dụng trong đời sống.

Nếu nhắc đến triết học, các bạn chỉ hình dung trong đầu như mấy ông bác học triết lý, ừ, gọi thô là thế, có tên tuổi với nhiều câu triết lý, các bạn đem mấy câu nổi tiếng của người ta là content, viết bài suy ngẫm cuộc đời, ngồi nghĩ về cuộc đời cuộc sống các thứ... hết. Xét về tuổi đời của ngành triết học, nó có thể gọi gần như là lâu đời nhất, xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn của con người là lý giải sự vật, hiện tượng, đời sống bằng các phương pháp lý luận khoa học. Triết có khi giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống của bạn hơn bạn nghĩ, chỉ là bạn dám thẳng thắn nhìn nhận hay không thôi.

Oki, thế đưa ví dụ cho nhanh đi. Mấy khứa hay đi xem bói đâu rồi. Hỏi han đủ khía cạnh tương lai cuộc sống như kiểu công việc, tình yêu, gia đình... Mình không làm dịch vụ thầy bói, mình không phải nhà tư bản nên mình sẽ vả thẳng mặt bạn thực tế luôn. Biết đấy, tư bản lấy châm ngôn "khách hàng là thượng đế", và không tội tình gì làm mấy lòng nhau cả nên nhiều khi người ta luyện thần kinh thép để đối phó mấy thể loại chán đời ngứa mắt nhất.

Mình sẽ nói về tiền bạc đầu tiên, con người yêu tiền sẽ nhắc về tiền, mình thích mình lựa nó đầu tiên, nha. Mấy bạn trẻ nhắc về tiền, nhắc đến kiếm tiền thì cái bạn liên tưởng là gì? Lương, chính xác, bạn đi làm mà không có lương thì sao bạn đi làm được? Câu hỏi đầu tiên thuộc về tình trạng chung hay thấy ở gen Z:

"Em đang làm ở một chỗ, lương gọi là cũng đủ sống, nó khá là ổn ấy. Nhưng mà em thấy bên công ty kia, họ trả lương cao hơn. Em phân vân không biết mình nên gắn bó nơi hiện tại hay nhảy việc."

Vâng, lý do mà bạn ý đưa ra, rất hiển nhiên. Tiền thì ai chả thèm? Cái bạn ấy nhìn chỉ là tiền, nhưng bạn ấy đã hiểu bản chất lương là cái gì chưa? "Người ta thuê em thì người ta trả cho em, hợp đồng ghi rõ ràng rồi mà". Rồi, thế tại sao người ta thuê em nào? "Vì em năng động, em trẻ trung, em có bằng kiến thức này nọ kia, em abcxyz..." Thế những cái mày liệt kê đấy, nó là cái gì? Đơn giản thôi, là năng lực, người ta trả dựa trên năng lực. Tất nhiên tư bản khi thuê lao động, họ sẽ ăn phần giá trị mới người lao động tạo ra trong quá trình lao động, phần giá trị mới mà người lao động không thể đong đếm hay đo được, đấy chính là cách tư bản làm giàu. Nhưng nó không đồng nghĩa người ta không có nghĩa vụ trả lương cho bạn theo năng lực của bạn, bạn tự đo năng lực của bạn đến đâu để đàm phán tăng lương với sếp là việc của bạn. Bạn tạo bao nhiêu giá trị mà người ta nhìn thấy được thì người ta trả cho bạn, thế thôi. Bản chất đấy, "lương" thực chất ra chỉ là mức độ xã hội đề cao bạn dựa trên giá trị bạn đã tạo bằng năng lực của bạn. Định lý mới mình sẽ quẳng vào mặt mấy đứa nó là: "chuyển việc nhưng năng lực không tăng thì lương vẫn thế". Chắc gì mày qua chỗ mới mà deal lương được với người ta trong khi giá trị mày tạo vẫn như cũ?

Tiếp theo, học tập.

"Bây giờ em không biết em nên làm như nào, cho em lời khuyên với ạ. Em đang học một ngành mà em không thích, bố mẹ em bắt học. Em mệt mỏi lắm, em là người năng động, em thích sáng tạo không gò bó, em không thích là kỹ sư, kế toán,... em muốn chuyển sang ngành khác có được không?"

Tình trạng của nhiều đứa mình hay gặp: đổi ngành, đổi nghề liên tục. Kiểu khuyên hướng nghiệp thì truyền thông người ta chỉ bảo "chọn theo sở thích", "cân nhắc năng lực và hoàn cảnh gia đình", "khảo sát thị trường lao động xem cơ hội việc làm",... Nhưng, NHƯNG ĐÂY NÀY: nó biết nó là ai và nó thích cái vẹo gì đâu? Mấy con giời tuổi mới lớn chỉ nghĩ nó muốn tinh toe thể hiện cái gì, nó được cái gì, nó mất cái gì thôi, chứ nó nghĩ gì sâu sắc như xem lại bản thân là nết nó vẹo vãi l*n đâu. Dậy thì mới lớn mà, nhiều cái nết dạng như nghe thấy là thích, cái gì hay vừa mắt là nổi hứng ngẫu nhất thời thôi, rồi còn mải để ý đứa kia học giỏi điểm cao hơn mặc dù nó chép bài mình; chả có cái trải đời gì sâu sắc cho nó nhìn lại nó là đứa ích kỷ thế nào đâu, chưa bao giờ lại thực sự nó muốn cái gì. Ý mình là tính thích mắt tinh tướng của tuổi mới lớn ấy, định hướng cùng lắm là vẽ mấy câu chuyện trong mơ trong đầu về cái ngành học, nghe nó hay hay là chuẩn bị. Còn bố mẹ chúng nó trải đời rồi nhưng đến cái việc hôm qua nó vừa tòm tem liếc nhìn anh nào còn không biết nữa mà, nó ở nhà ngoan lắm nhưng ra ngoài nó làm cái gì có biết đâu, bố mẹ biết đời mình khổ thì cho con nó tốt lên nhưng mà lạ lắm, đ*o biết nó làm cái vẹo gì dạng như chuyên bơm đểu bạn bè, đi ra đường chỉ trỏ kêu ca mọi thứ, biết cái gì đâu mà. Chịu, bó tay. Con nó định hướng chả có, vừa toxic vừa tính tinh toe tuổi mới lớn chỉ thích ganh từng mẩu điểm để thể hiện, ngồi vẽ mộng mơ ngành nghề trong đầu. Bố mẹ thì rút kinh nghiệm cho con nó tốt lên thì chả biết con nó đang làm cái gì luôn nữa mà. Mình không lạ gì mấy con giời như thế học lên rồi chỉ chăm chăm vào tiền chứ chẳng đam mê học, nó chỉ muốn có tiền để nó không bao giờ sai, để nó thể hiện vênh mặt họ hàng cho kiêu, tính nước tìm bạn tốt sau này nhờ vả, chọn người yêu cưới chồng cho nhanh... Nhà điều kiện tý thì nó không phải lo mất tiền học lại từ đầu, đổi ngành nghề lần thứ n+1 mà chưa biết ngày nào ra trường, cứ bảo không hợp này nọ kia, trong khi vấn đề gốc ban đầu là nó chả biết nó thích cái gì đâu, nghe hay xong nổi hứng, tính bản thân như nào còn không biết mà đòi người khác nhớ mình thế này thế nọ, không biết đúng bao nhiêu nhưng tuyệt đối không được nghĩ xấu. Cười ẻ, nói xấu người ta chán chê xong đòi người ta không được nghĩ xấu về nó. Tuổi trẻ dám phạm sai lầm nhưng có dám chịu hậu quả đâu?

Bonus vả mặt cho mấy con giời chọn học kinh tế, làm kinh doanh vì tiền. Xem nào, tiền, nó là một cái rất chi là hiển nhiên ấy, bạn hiểu không? Trừ mấy đứa ung thu giai đoạn cuối, đang bị trầm cảm tính nhảy sông, uống thuốc chuột... Trừ mấy loại cá biệt đấy ra, hỏi tất cả mọi người một câu: "bạn thích gì nhất?" Xong nhận câu trả lời là "tôi thích tiền". Ai không hám tiền không? Ngành nào chả làm ra tiền? Mỗi ngành kinh tế làm ra tiền à? "Tiền nó cao hơn." Xin thưa, mấy nhà khoa học cũng có thể kiếm tiền từ ngành dịch vụ khoa học trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, nó cũng có tiền kìa, vào đi. "Nhưng nó khó lắm.", à thế à, cuối cùng chỉ mơ việc nhẹ lương cao trong khi chả biết thực chất kinh tế cũng phải học nổ đầu như nào. Áp dụng câu nói của giáo sư Huấn: "không làm mà đòi có ăn thì chỉ có..." tự điền vào dấu ba chấm đằng sau nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro