VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHó KHĂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHó KHĂN

Nhà tư vấn kinh doanh Marshall Thurber từng nói: "Bất kì mọi việc xứng đáng được thực hiện tốt cũng đáng được làm không tốt khi mới bắt đầu." Bạn còn nhớ khi lần đầu học lái xe, đi xe đạp, chơi một nhạc cụ, hay một môn thể thao không? Bạn hiểu rằng mình sẽ rất vụng về những lúc đầu. Bạn mặc định rằng sự vụng về đó là một phần yêu cầu của quá trình học hỏi kỹ năng mới.

Không ngạc nhiên, sự vụng về ban đầu này xuất hiện trong tất cả mọi việc bạn theo đuổi, do vậy bạn cần sẵn sàng vượt qua giai đoạn đó thì mới thành tài được. Trẻ con thường tự cho phép mình như vậy. Tuy nhiên, đáng buồn thay, chúng ta lớn lên, chúng ta thường lo sợ khi mắc lỗi tới mức không cho phép mình được vụng về, vì thế, chúng ta không học được cách học của bọn trẻ. Chúng ta sợ sẽ làm sai.

Tôi không học trượt tuyết cho tới khi tôi 40 tuổi, và mới đầu, tôi hoàn toàn không giỏi gì môn này. Dần dần, qua các bài học, tôi trượt khá hơn. Tôi không chơi piano tới khi tôi đã 58 tuổi, và tôi đã phải học rất lâu mới chơi hay được.

Thậm chí trong lần đầu tiên hôn một cô gái, tôi cũng rất vụng về. Tuy nhiên, để học được một kỹ năng


mới, hay trở nên thành thạo hơn trong bất kì việc gì bạn muốn, bạn cũng phải chấp nhận đối mặt với cảm giác tự thấy mình ngu ngốc trong một thời gian.

TìM RA CáI GIá BẠN PHẢI TRẢ

Dĩ nhiên, nếu bạn không biết được cái giá mình phải trả là gì, bạn sẽ không thể quyết định có chấp nhận trả giá hay không. Đôi khi, bước đầu tiên cần làm là khám phá những việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu mong muốn.

Chẳng hạn, rất nhiều người - có lẽ trong đó có cả bạn - nói họ muốn sở hữu một chiếc du thuyền. Nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu xem mình cần có bao nhiêu tiền để mua một chiếc... hay tiền thuê chỗ tại bến cảng là bao nhiêu... hoặc tiền bảo dưỡng, nhiên liệu, bảo hiểm hàng tháng là bao nhiêu chưa? Bạn cần tìm hiểu xem những người khác phải trả giá thế nào để đạt được những ước mơ như bạn. Bạn có thể muốn liệt kê ra một vài người đã từng thực hiện những điều bạn mong muốn và hỏi họ xem họ đã phải hi sinh những gì trên con đường thực hiện mục tiêu đó.

Bạn có thể khám phá ra bạn không sẵn lòng chấp nhận trả một số giá trong đó. Bạn có thể không muốn mạo hiểm đánh mất đi sức khỏe, phá hỏng những mối quan hệ, hay đánh cược khoản tiền tiết kiệm cả đời mình cho một mục tiêu nào đó. Bạn cần xem xét mọi khía cạnh. Công việc mơ ước đó có thể không đáng để bạn phá hỏng hôn nhân, rời xa con cái hay đánh mất cân bằng cuộc sống. Chỉ có bản thân bạn mới quyết định được điều gì phù hợp và đâu là cái giá bạn sẵn lòng chấp nhận. Có thể điều bạn mong muốn không đem lại lợi ích cho bạn về lâu dài. Song nếu có, thì hãy tìm hiểu xem bạn cần làm gì, và sau đó sẵn sàng hành động.


NGUYÊN TẮC 17: HÃY YÊU CẦU! YÊU CẦU! YÊU CẦU!

Bạn phải nêu ra yêu cầu. Theo tôi, yêu cầu là bí quyết hiệu quả để thành công và hạnh phúc song hay bị thế giới bỏ quên nhất.

PERCY ROSS - Tỉ phú kiêm nhà hoạt động từ thiện

Trong lịch sử có vô vàn các tấm gương về những người được hưởng lợi ích to lớn từ việc nêu ra yêu cầu. Song, ngạc nhiên hơn, yêu cầu - một trong những nguyên tắc thành công hiệu quả nhất - vẫn còn là một thách thức giữ chân nhiều người. Nếu bạn sợ phải yêu cầu ai đó về điều gì, thì hãy bỏ qua chương này. Song nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn có thể đang tự cản bước chính mình bằng cách không dám đòi hỏi thông tin, nhờ giúp đỡ, hỗ trợ, hỏi mượn tiền hay xin thêm thời gian cần thiết để thực hiện ước mơ của mình.

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI KHôNG DáM ĐòI HỎI?

Tại sao mọi người lại sợ phải đưa ra yêu cầu đến như vậy? Họ có vô vàn nguyên nhân, như sợ người ta coi mình là tham lam, ngu dốt, ngớ ngẩn. Song hầu hết họ sợ bị từ chối. Họ sợ phải nghe thấy câu trả lời không.

Điều đáng buồn là chính họ đã tự từ chối bản thân trước. Tự họ đã nói không với chính mình trước khi những người khác có cơ hội làm điều đó.

Khi tôi còn là một sinh viên mới tốt nghiệp khoa sư phạm tại trường Đại học Chicago, tôi đã tham gia vào một nhóm tự hoàn thiện bản thân cùng với 20 người khác. Trong bài thực hành, một nam giới hỏi một phụ nữ rằng cô có thấy anh ta hấp dẫn không. Tôi vừa kinh ngạc trước tính chất quá thẳng thắn của câu hỏi, vừa ngại thay cho người đi hỏi - lo ngại thay cho những điều anh ta có thể phải nghe. Tuy nhiên, người phụ nữ trả lời có. Được khích lệ bởi thành công của người đàn ông, sau đó tôi cũng hỏi cô gái xem cô có thấy tôi hấp dẫn không. Sau bài thực hành nho nhỏ về "đặt câu hỏi thẳng thắn" này, một vài người phụ nữ đã nói với chúng tôi rằng họ thấy thật khó tin tại sao đàn ông lại ngần ngại e sợ như vậy khi hẹn hò với một cô gái. Người phụ nữ nói: "Chính các anh đã tự từ chối mình trước khi cho chúng tôi cơ hội từ chối. Hãy can đảm lên. Chúng tôi rất có thể sẽ đồng ý."

Đừng mặc định rằng bạn sẽ bị từ chối. Hãy mạo hiểm yêu cầu bất kì điều gì bạn cần hay mong muốn. Nếu bị từ chối, bạn cũng không lâm vào tình huống tồi tệ hơn xuất phát điểm ban đầu. Nếu câu trả lời là có, tình hình của bạn sẽ được cải thiện. Chỉ cần sẵn sàng yêu cầu, bạn có thể được tăng lương, nhận


được tài trợ, được xếp vào một căn phòng nhìn ra biển, được chiết khấu mua hàng, được dùng thử sản phẩm, có nhiều thời gian nghỉ phép hơn, hay được phụ giúp làm việc nhà.

YêU CẦU NHỮNG ĐIỀU BẠN MUỐN NHƯ THẾ NàO?

Có một ngành khoa học riêng biệt nghiên cứu về việc yêu cầu và đạt được những điều bạn muốn hoặc cần trong đời. Tôi cùng Mark Victor Hansen đã từng viết một cuốn sách về vấn đề này. Bạn có thể học được nhiều hơn nếu đọc cuốn sách đó, cuốn sách mang tiêu đề The Aladdin Factor. Dưới đây, tôi xin đưa ra một số lời khuyên ngắn gọn:

1. Hãy yêu cầu như thể bạn sẽ được chấp thuận. Hãy hỏi mà trong lòng bạn tin rằng mình sẽ có được kết quả tốt. Hãy yêu cầu và nghĩ rằng mình đã giành được, mọi chuyện đã hoàn thành tốt. Hãy hỏi như thể bạn muốn câu trả lời là có.

2. Hãy tự thừa nhận rằng mình có thể. Đừng bắt đầu với ý nghĩ rằng bạn không thể giành được gì cả. Nếu phải thừa nhận một điều gì đó, hãy nghĩ rằng bạn có thể nhận được những điều tốt đẹp hơn. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ có một bàn làm việc bên cạnh cửa sổ. Nghĩ rằng bạn có thể trả lại hàng mà không cần hóa đơn. Nghĩ rằng bạn có thể nhận được học bổng, rằng bạn sẽ được tăng lương, rằng bạn có thể mua được vé vào ngày bán cuối cùng. Đừng bao giờ nghĩ tới những điều không tốt đẹp đến với bạn.

3. Hãy hỏi những người có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn. Hãy chọn đúng người. "Mình phải nói với ai..." "Ai có quyền đưa ra quyết định về..." "Mình phải làm điều gì để đạt được..."

4. Hãy đưa ra đòi hỏi rõ ràng và cụ thể. Trong những hội nghị của tôi, tôi thường hỏi: "Ai muốn có nhiều tiền hơn?" Tôi chọn ra một trong số những người giơ tay và đưa cho anh ta một đô la, rồi nói: "Bây giờ anh đã có nhiều tiền hơn. Anh có hài lòng không?"

Người kia thường nói rằng: "Không, tôi muốn nhiều hơn thế này." Tôi lại đưa thêm cho anh ta 50 xu nữa và hỏi: "Thế này đã đủ chưa?" "Không, thế vẫn chưa đủ, tôi muốn nhiều hơn."

"Ồ, vậy thì thực sự anh muốn bao nhiêu? Chúng ta có thể chơi trò 'nhiều hơn' này mãi mà cũng chẳng bao giờ đạt tới điều anh muốn."

Sau đó, người kia thường đưa ra cho tôi một con số cụ thể và tôi chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định rõ ràng. Những yêu cầu mập mờ sẽ dẫn tới những kết quả cũng mập mờ. Yêu cầu của bạn phải cụ


thể. Đối với tiền bạc, bạn nhất thiết phải đưa ra một con số rõ ràng. Đừng nói: Tôi muốn tăng lương.

Hãy nói rằng: Tôi muốn tăng thêm mỗi tháng 500 đô la.

Khi bạn muốn hoàn thành công việc vào thời điểm nào đó, đừng nói "sớm" hay "vào bất kì lúc nào thích hợp." Hãy đưa ra một ngày giờ cụ thể.

Đừng nói: Anh muốn đi chơi với em vào lúc nào đó cuối tuần này.

Hãy nói là: Thứ Bảy này, anh muốn mời em đi ăn tối và xem phim. Em không bận gì chứ?

Nếu đó là những yêu cầu về cách đối xử, nhất thiết phải rõ ràng. Nói chính xác những điều mà bạn muốn người kia làm.

Đừng nói: Mẹ muốn con làm việc nhà tốt hơn.

Hãy nói rằng: Con hãy rửa bát bữa tối và mang rác đi đổ vào mỗi tối thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu.

5. Hãy yêu cầu đi, yêu cầu lại nhiều lần. Một trong các yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công là tính kiên trì và không bao giờ từ bỏ. Khi bạn yêu cầu những người khác tham gia cùng thực hiện mục đích của mình, nhiều người sẽ trả lời không. Có thể họ có những ý định, lời cam kết khác, và những lý do để không tham gia cùng bạn. Những lý do đó không hề liên quan gì đến bạn.

Hãy làm quen với ý nghĩ rằng sẽ có rất nhiều sự từ chối khi bạn đi trên con đường tới vinh quang. Vấn đề chính là bạn không được phép từ bỏ. Khi một ai đó nói không, hãy tiếp tục yêu cầu. Tại sao? Bởi khi bạn tiếp tục yêu cầu một người hết lần này tới lần khác, có thể đến một lúc nào đó, câu trả lời bạn nhận được sẽ là có...

Vào một ngày nào khác

Khi người được yêu cầu có tâm trạng tốt hơn Khi bạn nêu lên những số liệu mới

Khi bạn có thể chứng minh được cam kết của mình với họ

Khi hoàn cảnh đã thay đổi


Khi bạn học được cách kết thúc tốt hơn Khi bạn tạo được mối quan hệ tốt hơn Khi người đó tin bạn nhiều hơn

Khi bạn đã trả các món nợ Khi nền kinh tế tốt hơn.

Trẻ con có lẽ hiểu rõ nguyên tắc thành công này hơn ai hết. Chúng không hề lưỡng lự đòi hỏi một điều với cùng một người hết lần này tới lần khác. Cuối cùng, chúng cũng thuyết phục được bạn.

Tôi đã từng đọc được một câu chuyện trên tạp chí People. Câu chuyện kể về người đàn ông đã cầu hôn một người phụ nữ hơn 30 lần. Dù cô có từ chối bao nhiêu lần, anh ta vẫn tiếp tục quay lại - và cuối cùng cô đã đồng ý!

CON SỐ THỐNG Kê BIẾT NóI

Herberth True, một chuyên gia marketing tại Đại học Notre Dame đã khám phá ra rằng:

• 44% số nhân viên bán hàng bỏ cuộc ngay sau cuộc gọi đầu tiên

• 24% bỏ cuộc sau cuộc gọi thứ hai

• 14% bỏ cuộc sau cuộc gọi thứ ba

• 12% bỏ cuộc sau khi cố gắng gọi tới cuộc thứ tư

Điều này đồng nghĩa với 94% các nhân viên bán hàng bỏ cuộc sau cuộc gọi thứ tư. Song 60% tổng số khách hàng chỉ chấp nhận mua hàng sau lần gọi điện thứ tư. Con số thống kê này cho thấy 94% tổng số các nhân viên bán hàng tự tước bỏ của chính mình cơ hội khai thác được 60% số khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể có khả năng, nhưng bạn cũng cần có ý chí! Để thành công, bạn cần phải yêu cầu, yêu cầu, yêu cầu!

HãY YêU CẦU Và BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MONG MUỐN

Năm 2000, Sylvia Collins đã bay cả chặng đường dài từ Australia tới Santa Barbara để tham dự một


trong những buổi hội thảo kéo dài cả tuần của tôi. Tại buổi hội thảo, cô học được nghệ thuật yêu cầu. Một năm sau, tôi nhận được lá thư sau của cô:

Tôi đã có một bước ngoặt trên con đường sự nghiệp của mình, và tôi đang kinh doanh tại bờ biển Vàng cùng với một công ty có tên Gold Coast Property. Tôi làm việc cùng một đội các bạn trẻ, hầu hết đang trong độ tuổi 20. Những kỹ năng tôi học được qua những buổi hội thảo của anh đã giúp tôi làm việc hiệu quả và trở thành người năng động trong một nhóm làm việc đạt thành tích cao. Tôi thấy cần phải nói với anh về việc lòng tự trọng và tinh thần không e sợ khi đưa ra yêu cầu đã ảnh hưởng tới văn phòng làm việc này như thế nào.

Tại một cuộc họp nhân viên gần đây, chúng tôi nhận được câu hỏi muốn làm gì cho ngày xây dựng nhóm được tổ chức hàng tháng. Tôi hỏi Michael, vị giám đốc quản lý: "Chúng tôi cần đạt chỉ tiêu bao nhiêu để được hưởng chuyến du lịch ra đảo trong vòng một tuần?"

Mọi nhân viên tham gia cuộc họp đều im lặng và nhìn tôi; rõ ràng không ai dám đưa ra yêu cầu táo bạo tới vậy. Michael nhìn mọi người, sau đó đưa mắt lại phía tôi và nói: "Ồ, nếu nhóm cô đạt được... (ông đưa ra một chỉ tiêu tài chính), tôi sẽ đưa cả đội (gồm có 10 người) tới Dải đá ngầm lớn!"

Tháng sau, chúng tôi đạt được mục tiêu đề ra và được đi nghỉ bốn ngày tại Đảo Lady Elliott - công ty đài thọ toàn bộ chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn uống và các hoạt động giải trí. Chúng tôi đã có bốn ngày tuyệt vời - cùng đi lặn, đốt lửa trên bãi biển, cùng chơi đùa và vui vẻ bên nhau!

Sau đó, Michael đề ra cho chúng tôi một mục tiêu khác và nói ông sẽ cho phép chúng tôi đi nghỉ tại Fiji nếu chúng tôi thực hiện được mục tiêu này. Tháng Mười hai, chúng tôi lại hoàn thành mục tiêu! Mặc dù công ty đài thọ toàn bộ những chi phí này song Michael đã đạt thành tích đáng kinh ngạc trong việc tăng doanh số.

BẠN CHẲNG Có Gì ĐỂ MẤT Và Vô SỐ ĐIỀU ĐƯỢC HƯỞNG KHI ĐỀ RA YêU CẦU

Để thành công, bạn cần chấp nhận rủi ro và một trong những rủi ro đó là tinh thần sẵn sàng chấp nhận bị từ chối. Đây là e-mail tôi nhận được từ Donna Hutcherson, người đã từng nghe tôi diễn thuyết tại hội nghị của công ty cô ở Scottsdale, bang Arizona.

Tôi cùng chồng là Dale đã nghe ông diễn thuyết tại buổi hội thảo Walsworth hồi đầu tháng Một;... Dale đến với cương vị là chồng của nhân viên công ty... Anh đặc biệt ấn tượng khi ông đề cập tới vấn đề chẳng có gì để mất khi yêu cầu hay cố gắng. Sau khi lắng nghe bài thuyết trình của ông, anh đã quyết định theo đuổi một trong những mục đích sống của mình (và cũng là khao khát của anh) - vị trí huấn


luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá. Anh dự tuyển vào bốn vị trí còn trống trong địa phận bán hàng của tôi và Trường cấp ba Sebring đã gọi lại cho anh ngay ngày hôm sau, khuyến khích anh đăng ký trực tuyến. Anh đã làm theo ngay lập tức và hồi hộp không ngủ suốt đêm đó. Sau hai cuộc phỏng vấn, anh được chọn ra trong số 61 ứng viên khác. Hiện giờ, Dale rất hài lòng với vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá tại Trường cấp ba Sebring tại hạt Sebring, bang Florida.

Chúng tôi vô cùng biết ơn ông vì bài diễn thuyết và những cảm hứng ông đã truyền cho chúng tôi. Tôi cũng xin trích một đoạn từ một mail khác Donna gửi cho tôi mùa hè năm ngoái:

...Đảm nhận đội tuyển những mùa giải trước, thua chín trận mới có một trận thắng (và nổi tiếng do thành tích bỏ thi đấu), Dale đã dẫn dắt đội tuyển đạt được thành tích kỷ lục (với bốn bàn thắng trong vòng ba phút), giành được một chức vô địch của hạt và chỉ đứng thứ ba trong lịch sử 78 năm của trường. Anh cũng được ghi danh là Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm của hạt và là câu chuyện Thể thao của năm. Điều quan trọng nhất, anh đã thay đổi cuộc đời của biết bao cầu thủ, nhân viên và sinh viên cùng cộng tác với anh...

ANH VUI LòNG TàI TRỢ CHO TôI MỘT SỐ TIỀN?

Năm 1997, chàng thanh niên 21 tuổi Chad Pregracke đã một mình bắt tay làm sạch con sông Mississippi. Anh đã khởi đầu với một con thuyền dài sáu mét và hai bàn tay trắng. Kể từ đó, anh đã làm sạch hơn 1600m sông Mississippi và 700m sông Illinois, kéo hơn một triệu tấn gạch vụn lên khỏi lòng sông. Nhờ sức mạnh của việc nêu ra yêu cầu, anh đã quyên góp được hơn 2.500.000 đô la tiền tài trợ và kêu gọi sự giúp đỡ của hơn 4.000 người.

Khi Chad nhận ra anh cần thêm xà lan, xe tải và dụng cụ, anh yêu cầu các quan chức địa phương và chính quyền bang giúp đỡ song tất cả những gì anh nhận được là lời từ chối. Không hề nản chí, Chad lấy cuốn danh bạ điện thoại, mở danh mục các công ty và gọi tới Alcoa - anh nói: "Bởi vì tên công ty bắt đầu từ chữ cái đầu tiên - A."

Với niềm đam mê và quyết tâm thực hiện ước mơ, song Chad đã yêu cầu được nói chuyện với "người có quyền lực cao nhất trong công ty." Cuối cùng, Alcoa đã đồng ý tài trợ cho anh 8400 đô la. Sau đó, anh tiếp tục gọi tới các công ty có tên bắt đầu với chữ cái A, công ty tiếp đến là Anheuser. Khi trả lời phỏng vấn trên tạp chí Smithsonian, Mary Alice Ramirez, giám đốc về vấn đề môi trường của Anheuser - Busch đã thuật lại lần đầu tiên trò chuyện với Chad như sau:

Chad hỏi: "Bà có thể tài trợ cho tôi một số tiền không?"


Ramirez trả lời: "Anh là ai?"

Chad lại nói: "Tôi muốn nạo sạch rác rưởi trong lòng sông Mississippi." Ramirez yêu cầu: "Anh có thể cho chúng tôi xem hồ sơ xin tài trợ không?" "Hồ sơ xin tài trợ là gì?" Chad đáp.

Cuối cùng, Ramirezd đã mời Chad tới gặp và trao cho anh tấm séc trị giá 25.000 đô la để phát triển dự án Phục hồi và Làm đẹp con sông Mississippi của anh.

Quan trọng hơn những kiến thức của Chad về việc huy động vốn chính là khao khát làm nên sự khác biệt rõ ràng của anh, là lòng nhiệt huyết lớn lao, là quyết tâm hoàn thành dự án - và là tinh thần sẵn sàng nêu lên yêu cầu của anh.

Mọi thứ Chad cần đều được đảm bảo thông qua những yêu cầu. Giờ đây, anh đã có một ban giám đốc bao gồm các luật sư, kế toán viên, và nhân viên ủng hộ. Anh còn có một vài nhân viên làm việc toàn thời gian và hàng ngàn tình nguyện viên.

Trong quá trình làm việc, anh không chỉ nạo sạch rìa sông Mississippi, Illinois, Anacostia, Potomac, Missouri, Ohio và Rock River - nạo vét hơn một triệu tấn bùn - mà còn khiến cộng đồng quan tâm tới sức khỏe và vẻ đẹp của những con sông cũng như trách nhiệm của con người trong việc giữ sạch lòng sông.

HãY BẮT ĐẦU YêU CẦU NGAY TỪ NGàY HôM NAY

Hãy dành thời gian liệt kê danh sách những điều bạn mong muốn song lại chưa dám đưa ra yêu cầu tại nhà, trên lớp hay ở công sở. Bên cạnh mỗi điều, hãy ghi lại nguyên nhân khiến bạn không dám nêu lên yêu cầu. Bạn lo sợ điều gì? Tiếp đó, hãy viết ra cái giá của việc không yêu cầu. Rồi, hãy ghi lại những lợi ích bạn có thể nhận được nếu yêu cầu.

Hãy dành thời gian liệt kê những điều bạn cần yêu cầu trong bảy danh sách mục tiêu như trong Nguyên tắc 3 ("Xác định những điều bạn mong muốn đạt được"): tài chính, sự nghiệp, thời gian vui chơi giải trí, sức khỏe, các mối quan hệ, các sở thích cá nhân, và đóng góp cho cộng đồng. Những yêu cầu này có thể bao gồm tăng lương, vay nợ, xin tài trợ, xin ý kiến phản hồi về hiệu quả làm việc, xin tăng thời gian nghỉ phép để đi đào tạo thêm, tìm người chăm sóc trẻ, hay yêu cầu giúp đỡ trong một dự án tình nguyện.


NGUYÊN TẮC 18: BÁC BỎ LỜI TỪ CHỐI

Chúng ta sẽ lùi lại một bước, không phải để yếu đuối hơn mà trở nên mạnh mẽ hơn, bởi chúng ta sẽ không cho phép những lời từ chối đánh bại ta. Nó chỉ củng cố cho quyết tâm của chúng ta. Để thành công, chúng ta không còn con đường nào khác.

EARL G. GRAVES

Người sáng lập và nhà xuất bản tạp chí Black Enterprise

Nếu muốn thành công, bạn cần học cách ứng xử trước những lời từ chối. Từ chối là một phần tự nhiên của cuộc sống. Bạn bị từ chối khi không được nhận vào đội, không được nhận vai trong vở kịch, không được chọn, không được vào học tại trường đại học mong muốn, không được làm công việc bạn yêu thích, không được tăng lương, thăng chức hay bị sa thải. Bạn bị từ chối khi bản thảo không được chấp nhận, đề xuất bị bác bỏ, ý tưởng về sản phẩm mới bị bỏ qua, đề nghị xin tài trợ bị lờ đi, ý tưởng thiết kế không được chấp nhận, đơn xin đăng ký làm thành viên bị bác bỏ hay lời cầu hôn bị từ chối.

TỪ CHỐI LÀ MỘT CÂU CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG!

Để vượt qua trở ngại khi nhận được lời từ chối, bạn cần hiểu rằng, từ chối là một câu chuyện hoang đường. Nó không thực sự tồn tại. Đó chỉ đơn thuần là một khái niệm bạn giữ trong đầu. Hãy nghĩ xem. Nếu bạn mời Patty đi ăn tối và nhận được lời từ chối, bạn không có ai cùng ăn tối cùng trước cũng như sau khi hỏi cô ấy. Tình hình không xấu đi; nó chỉ giữ nguyên hiện trạng mà thôi. Mọi việc chỉ xấu đi khi bạn đi sâu vào và tự nói với mình những điều như: "Thấy chưa, mẹ nói đúng rồi. Chẳng ai thích mình cả. Mình chỉ là đồ bỏ đi!"

Nếu bạn nộp hồ sơ vào Harvard và không được nhận, trước khi nộp hồ sơ bạn cũng không học ở Harvard, và sau khi nộp hồ sơ cũng vậy. Lại một lần nữa, cuộc sống của bạn không tồi tệ đi, nó chỉ giữ nguyên hiện trạng. Bạn không thực sự đánh mất điều gì cả. Và hãy nghĩ xem - cả đời bạn không học ở Harvard, bạn biết cách để xử lý việc này.

Sự thật là bạn chẳng có gì để mất khi yêu cầu cả, và bởi vì bạn có thể thu được một điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu bằng mọi cách.

Bất kì khi nào bạn đưa ra yêu cầu với một ai đó, hãy nhớ câu sau: SWSWSWSW, "some will, some won't; so what - someone's waiting" (có người sẽ đồng ý, có người thì không, thế thì sao nào - sẽ có người đang đợi để được nghe yêu cầu của bạn). Một số người sẽ đồng ý. Một số sẽ từ chối. Thế thì


sao nào! Ở nơi nào đó, hẳn có người đang chờ đợi được biết về bạn và những ý tưởng của bạn. Đó chỉ đơn thuần là trò chơi với những con số. Bạn sẽ phải tiếp tục nêu ra yêu cầu cho tới khi nhận được lời chấp thuận. Câu trả lời "đồng ý" đang chờ đợi bạn ngoài đó. Giống như người bạn Mark Victor Hansen của tôi thường nói: "Những điều bạn muốn cũng muốn đến với bạn." Bạn chỉ cần kiên trì đủ để cuối cùng nhận được lời chấp thuận.

81 LỜI TỪ CHỐI, 9 LỜI CHẤP THUẬN NGAY LẬP TỨC

Do cuộc đời cô đã thay đổi từ khi tham gia buổi hội thảo của tôi, "Hội thảo về Lòng tự tôn và Hiệu quả cao nhất" nên cô đã tình nguyện kêu gọi mọi người đăng ký một buổi hội thảo sắp tới tôi tổ chức tại St. Louis. Cô cam kết sẽ nói chuyện với ba người mỗi tối trong vòng một tháng. Rất nhiều cuộc điện thoại cuối cùng đã thành những câu chuyện dài, và mọi người nêu ra vô số câu hỏi. Cô đã thực hiện tổng cộng 90 cuộc gọi. 81 người đầu tiên quyết định không tham dự hội thảo. Chín người còn lại đều đăng ký. Tỉ lệ thành công của cô là 10%, một tỉ lệ tốt dành cho việc thuyết phục qua điện thoại. Tuy nhiên, cả chín "khách hàng" đều là những người nghe điện thoại cuối cùng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô bỏ cuộc sau 50 cuộc gọi đầu tiên và nói: "Việc này chẳng có ích gì đâu. Chẳng bõ công. Chẳng có ai tham gia đâu." Song do cô ước mơ được chia sẻ với những người khác về trải nghiệm đã làm thay đổi cuộc đời mình, cô đã kiên trì đối mặt với những lời từ chối, hiểu rằng đó chỉ là một trò chơi với các con số. Và cuối cùng, quyết tâm của cô đã được đền đáp - cô đã gián tiếp giúp đỡ chín người thay đổi cuộc đời mình.

Nếu bạn quyết tâm theo đuổi đam mê, bạn sẽ học hỏi được từ những kinh nghiệm của mình, và bạn sẽ tiến dần tới đích, cuối cùng bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ... Sự kiên trì là điều quan trọng nhất.

Nếu bạn không có khát khao và niềm tin vào bản thân để tiếp tục cố gắng khi mọi người đều khuyên bạn từ bỏ, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được ước mơ của mình.

TAWNI O'DELL

Tác giả cuốn Back roads, một cuốn sách được yêu thích tại Câu lạc bộ Sách Oprah "HÃY HỎI NGƯỜI TIẾP THEO!"

Hãy làm quen với ý nghĩ rằng trên con đường đi tới vinh quang, bạn sẽ nhận được vô số lời từ chối. Bí mật của thành công là đừng bao giờ từ bỏ. Khi ai đó nói không, bạn hãy tự nhủ "thử hỏi người tiếp


theo!" Hãy tiếp tục yêu cầu. Khi Colonel Harlan Sanders rời gia đình cùng với chiếc nồi áp suất và bí quyết làm món gà rán miền nam, anh đã nhận được tới hơn 300 lời từ chối trước khi tìm được người tin vào giấc mơ của anh. Chính bởi vì anh đã bỏ quên hơn 300 lời từ chối nên bây giờ đã có hơn

11.000 nhà hàng KFC ở 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Nếu một người từ chối bạn, hãy hỏi một người khác. Hãy nhớ rằng trên trái đất này có tới hơn sáu tỉ người! Vào một lúc nào đó, ở nơi nào đó, sẽ có người đồng ý với bạn. Đừng để nỗi sợ hãi và oán giận cản đường bạn. Hãy tiếp tục hỏi. Đây cũng chỉ giống như trò chơi với những con số. Có những người đang đợi để nói có với bạn.

HẠT GIỐNG TÂM HỒN

Cuối năm 1991, Mark Victor Hansen và tôi bắt đầu chiến dịch tìm nhà xuất bản cho cuốn sách đầu tiên mang tên Chicken soup for the Soul (Hạt giống tâm hồn). Chúng tôi bay đến New York cùng với người đại diện, Jeff Harman, để gặp những nhà xuất bản lớn đã đồng ý hẹn gặp. Tất cả bọn họ đều nói họ không thích cuốn sách. "Chỉ là bộ sưu tập truyện ngắn thì khó có người mua". "Những câu chuyện đó không được sắc sảo lắm". "Nhan đề này không hấp dẫn với người đọc". Sau đó, chúng tôi đã bị hơn 20 nhà xuất bản khác từ chối sau khi họ đã nhận bản thảo qua đường bưu điện. Bị từ chối tới hơn 30 lần, cuối cùng người đại diện trả lại cuốn sách cho chúng tôi và nói: "Tôi xin lỗi, tôi không thể bán nó hộ các anh được". Chúng tôi đã làm gì khi đó? Chúng tôi tự bảo nhau rằng: "Hãy hỏi thêm những người khác!"

Chúng tôi hiểu rằng cần phải có những ý tưởng đột phá mới. Sau một tuần suy ngẫm, một ý định khá hay đã nảy ra. Chúng tôi in một mẫu cam kết mua cuốn sách khi nó được xuất bản. Trong mẫu đó, người viết ghi tên, địa chỉ và số lượng sách cam kết sẽ mua.

Trong khoảng vài tháng, chúng tôi yêu cầu những người đến dự các buổi nói chuyện và hội thảo của mình điền vào mẫu cam kết nếu họ muốn mua cuốn sách sau khi nó được xuất bản. Cuối cùng, đã có tới 20.000 cuốn được cam kết mua.

Mùa xuân năm sau, Mark và tôi tới dự hội nghị hiệp hội những người bán sách Hoa Kỳ tại Anaheim, California. Chúng tôi gặp hết nhà xuất bản này đến nhà xuất bản khác để trình bày với họ. Mặc dù mẫu thư hứa mua sách có thể chứng minh cuốn sách sẽ bán được nhưng chúng tôi vẫn bị từ chối hết lần này tới lần khác. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng tôi lại tự nhủ: "Hãy hỏi thêm những người khác!" Vào cuối ngày thứ Hai dài dằng dặc, chúng tôi mang tập bản thảo của 30 câu chuyện đầu tiên trong cuốn sách tới cho Peter Vegso và Gary Seidler, đồng chủ tịch của Health Communications, một nhà xuất bản


đang gặp khó khăn, chuyên về sách dành cho các đối tượng cai nghiện trong quá trình phục hồi. Họ đồng ý mang bản thảo về nhà xem. Trong tuần đó, Gary Seidler mang bản thảo ra bãi biển đọc. Ông rất hứng thú và đồng ý cho chúng tôi một cơ hội. Hàng trăm lần "hãy hỏi thêm những người khác" cuối cùng cũng được đền đáp! Sau hơn 130 lần bị từ chối, cuốn sách cuối cùng đã được in và bán được tám triệu bản. Cuốn sách đã nằm trong danh sách 80 sách bán chạy nhất và được dịch ra 39 thứ tiếng.

Còn về phần những mẫu cam kết mua sách thì sao? Khi cuốn sách được xuất bản, chúng tôi có đính kèm thông báo và gửi cho những người có địa chỉ ghi trong mẫu cam kết và chờ đợi những đơn đặt hàng. Hầu hết tất cả những ai đã hứa mua sách đều giữ lời. Ngoài ra, có một doanh nhân Canada đã mua tới 1.700 quyển để tặng cho khách hàng.

155 LỜI TỪ CHỐI KHÔNG LÀM NẢN CHÍ ANH TA

Chàng trai 19 tuổi Rick Little muốn đưa một chương trình mới vào trường trung học phổ thông. Chương trình này sẽ dạy cho học sinh cách xử lý những cảm xúc, giải quyết xung đột, tìm ra các mục tiêu trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp, và những giá trị mà nhờ đó lớp trẻ sẽ có được cuộc sống hiệu quả và viên mãn. Anh đã viết đề xuất này và gửi tới hơn 155 quỹ tài trợ. Anh ngủ ở ghế sau của xe và ăn bánh lạc bơ, chờ đợi những ngày tháng tốt lành tới. Dù gian khổ nhưng anh không bao giờ từ bỏ giấc mơ. Cuối cùng, quỹ tài trợ Kellogg đồng ý tài trợ cho Rick 130.000 đô la (tương đương với khoảng 1000 đô la cho mỗi lời từ chối anh nhận được.) Từ đó, Rick và đội của anh đã kiếm được hơn 100 triệu đô la để thực hiện chương trình Quest tại hơn 30.000 trường học trên toàn thế giới. Ba triệu học sinh mỗi năm đã được học các lớp huấn luyện những kỹ năng trong cuộc sống nhờ một chàng trai 19 tuổi biết bỏ qua những lời từ chối để tiếp tục cho tới khi nhận được câu trả lời "có".

Năm 1989, Rick nhận được khoản tài trợ trị giá 65 triệu đô la để lập Quỹ tài trợ Thanh niên Quốc tế (International Youth Foundation). Đây là khoản tài trợ lớn thứ hai từ trước tới giờ tại Mỹ. Điều gì sẽ xảy ra nếu đến lần từ chối thứ 100, Rick nghĩ rằng: Ồ, chắc điều này không thể thực hiện được rồi từ bỏ? Thế giới sẽ mất mát quá nhiều, và cũng chẳng còn những mục tiêu cao hơn mà Rick nhắm tới.

ANH TA ĐÃ GÕ 12.500 CÁNH CỬA

Tôi nhận những lời từ chối cũng như có ai đó gọi vọng vào tai, đánh thức tôi dậy để đi tiếp chứ không phải để tôi rút lui.

SYLVESTER STALLONE

Diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn


Khi còn là một bác sĩ trị liệu bằng phương pháp nắn xương mới ra trường, tiến sĩ Ignatius Piazza muốn lập một phòng khám tại vùng Vịnh Ronterey của California. Khi anh đến hiệp hội các bác sĩ trị liệu bằng phương pháp nắn xương tại địa phương nhờ giúp đỡ, họ đã khuyên anh nên tìm đến một nơi khác để khởi nghiệp. Họ nói anh sẽ không thể thành công bởi đã có quá nhiều phòng khám tại vùng rồi. Không nản lòng, anh chuyển sang cách khác. Trong hàng tháng trời, từ sáng tới tối, anh đi hết nhà này tới nhà khác gọi cửa. Sau khi tự giới thiệu là một bác sĩ trẻ mới đến thị trấn, anh đưa ra một vài câu hỏi:

"Tôi nên đặt phòng khám ở đâu?"

"Tôi nên đăng tin quảng cáo trên tờ báo nào để nhiều người dân địa phương biết đến?"

"Tôi nên mở cửa cả vào sáng sớm hay tới đêm để phục vụ những người làm việc theo giờ hành chính?"

"Tôi nên đặt tên phòng khám của mình là gì, phòng khám bệnh bằng phương pháp nắn xương Phía Tây hay là phòng khám Ignatius Piazza?"

Cuối cùng, anh hỏi: "Khi tôi mở cửa phòng khám, anh sẽ vui lòng nhận lời mời tới dự chứ?" Nếu họ nói có, anh viết tên, địa chỉ lại rồi tiếp tục tới nhà khác... hàng ngày, rồi hàng tháng. Sau cùng, anh đã gọi cửa trên 12.500 nhà, nói chuyện với hơn 6.500 người. Anh nhận được rất nhiều câu trả lời không. Cũng có rất nhiều căn nhà vắng chủ. Anh thậm chí đã bị sa xuống một cái hố trong suốt cả buổi chiều! Nhưng bên cạnh đó, anh cũng nhận được khá nhiều lời đồng ý. Trong tháng đầu tiên làm việc, anh đã có 233 bệnh nhân và thu được 72.000 đô la từ địa phương "không cần thêm bất kì bác sĩ xương khớp nào nữa"!

Hãy nhớ rằng, để đạt được những gì mình mong muốn, bạn phải hỏi, hỏi, hỏi nữa, và luôn tự bảo rằng "hãy hỏi người tiếp theo" cho tới khi nào bạn nhận được câu trả lời mà mình trông đợi! Nêu lên yêu cầu đã, đang và sẽ luôn là một trò chơi với những con số. Đừng chơi trò chơi đó một mình, vì nó không phải dành cho một người. Nó chỉ thực sự là trò chơi khi nhiều người cùng vào cuộc.

NHỮNG LỜI TỪ CHỐI NỔI TIẾNG

Theo quan điểm của tôi, một người con gái sẽ chẳng có nhận thức hay cảm xúc đặc biệt nào dành cho cuốn sách này ngoài trí tò mò.

Trích phiếu từ chối xuất bản cuốn tiểu thuyết Nhật ký Anne Frank


Những người đạt đến đỉnh cao của thành công đều phải nhận được những lời từ chối. Bạn sẽ nhận ra họ không phải cá biệt. Hãy cùng suy ngẫm những điều sau:

• Khi Alexander Graham Bell đề nghị bán bản quyền sáng chế điện thoại với giá 100. 000 đô la cho Carl Orton. Vị chủ tịch khi đó của Western Union đã trả lời: "Công ty chúng tôi sẽ làm gì với thứ đồ chơi dùng điện đó chứ?"

• Angie Everhart bắt đầu làm người mẫu từ năm 16 tuổi. Có lần Eilleen Ford, bà chủ một công ty người mẫu, nói rằng cô sẽ chẳng bao giờ thành công được. Vì sao? "Tóc đỏ thì không thể được ưa thích." Everhart sau đó đã trở thành người mẫu có mái tóc hung đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên tạp chí Glamour. Cô có một sự nghiệp sáng chói, đồng thời tham gia diễn xuất trong 20 bộ phim và rất nhiều chương trình truyền hình khác nữa.

• Nhà văn Stephen King tưởng như đã mất hàng triệu đô la khi ném bản thảo truyện Carrie vào thùng rác. Ông làm vậy vì phát ngán với những lời từ chối. "Chúng tôi không thích những điều hư cấu trong truyện. Nó chỉ có trong xã hội ảo tưởng thôi." "Sẽ chẳng ai mua sách cả." Thật may mắn, vợ của ông đã nhặt nó lại. Cuối cùng, một nhà xuất bản khác đồng ý in cuốn Carrie. Cuốn sách bán được hơn bốn triệu bản và được chuyển thể thành một bộ phim bom tấn.

• Năm 1998, hai người đồng sáng lập ra Google là Sergey Brin và Larry Page tìm tới Yahoo! để đề nghị sáp nhập. Yahoo! thay vì có thể mua công ty với một lượng cổ phiếu nhỏ, lại đề nghị hai chàng trai trẻ tiếp tục kế hoạch nhỏ ở trường của mình và hãy quay lại khi công ty của họ đã lớn mạnh hơn. Chỉ trong vòng năm năm, Google đã có giá trị thị trường lên tới 20 tỉ đô la. Khi tôi đang viết cuốn sách này, công ty đã phát hành cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trường và thu được nguồn vốn tăng thêm là 1,67 tỉ đô la.

Kỷ lục về số lần bị từ chối nhiều nhất có lẽ thuộc về John Creasey. Nhà văn huyền thoại người Anh này đã từng nhận được 743 phiếu từ chối xuất bản trước khi cuốn sách đầu tiên của ông được in. Không để ý những điều đó, 20 năm sau, ông vẫn viết và xuất bản được 562 cuốn sách dưới 28 bút danh khác nhau. Nếu John Creasey có thể quên đi 743 lời từ chối, thì bạn cũng có thể làm được điều đó.


NGUYÊN TẮC 19: TẬN DỤNG NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THÔNG TIN PHẢN HỒI

Những thông tin phản hồi giống như bữa điểm tâm của những nhà vô địch. KEN BLANCHARD VÀ PRENCER JOHNSON

Đồng tác giả cuốn sách Vị giám đốc một phút

Mỗi lần bắt tay vào công việc, bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi xem liệu những gì bạn đang làm có đúng hay không. Bạn sẽ nhận được dữ liệu, lời khuyên, các đề xuất, giúp đỡ, định hướng, hay thậm chí cả những lời phê bình. Tất cả những thông tin sẽ luôn giúp bạn sửa đổi và tiếp tục tiến lên, đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như các mối quan hệ. Tuy nhiên, tìm kiếm các ý kiến phản hồi luôn là vế đầu tiên của phương trình. Mỗi lần nhận được một thông tin phản hồi, bạn phải sẵn sàng đáp lại nó.

HAI HÌNH THỨC THÔNG TIN PHẢN HỒI

Có hai loại thông tin phản hồi bạn hay gặp là thông tin tích cực và thông tin tiêu cực. Chúng ta thường thích những thông tin tích cực hơn. Đó có thể là những kết quả tốt, tiền bạc, được tăng lương, thăng chức, sự hài lòng của khách hàng, các giải thưởng, hạnh phúc, yên ổn nội bộ, sự thân thiết, hay niềm vui. Ta cảm thấy chúng tốt hơn. Chúng thông báo rằng ta đang đi đúng hướng.

Chúng ta có xu hướng không thích những phản hồi tiêu cực như không thu được kết quả tốt, không được tiền hay chỉ thu được một ít, bị phê bình, đánh giá thấp, không được tăng lương hay thăng chức, những lời phàn nàn, bất hạnh, xung đột nội bộ, nỗi cô đơn, hay đau khổ. Tuy nhiên, có rất nhiều điều hữu ích được rút ra khi bạn nhận được những phản hồi loại này. Chúng cho biết rằng bạn đang đi nhầm hướng, những điều bạn làm chưa đúng. Vì vậy chúng cũng là những thông tin có ích.

Thực tế, việc bạn thay đổi cách cảm nhận đối với thông tin phản hồi tiêu cực rất có giá trị. Tôi luôn coi thông tin phản hồi tiêu cực như là "cơ hội để hoàn thiện". Thế giới đang chỉ cho tôi ở đâu và bằng cách nào tôi có thể cải thiện những việc mình đang làm. Đó chính là điều giúp tôi trở nên tốt hơn. Đó là điều giúp tôi thay đổi hành vi của mình để tiến gần hơn tới những gì mình muốn - có thu nhập cao hơn, doanh thu tăng, được thăng chức, có các mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn, hay giành chiến thắng trong các cuộc thi đấu thể thao.

Nếu muốn sớm đạt tới thành công, bạn cần phải đón nhận, chào mừng và nắm chắc tất cả các thông tin


phản hồi đến với bạn.

ĐÚNG HƯỚNG, CHỆCH HƯỚNG, ĐÚNG HƯỚNG, CHỆCH HƯỚNG

Có rất nhiều cách để đáp lại những thông tin phản hồi. Một số cách trong đó sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu của mình hơn, song cũng có những cách sẽ làm bạn kẹt lại, hay thậm chí rời xa hơn đích đến cuối cùng của mình.

Khi tôi hướng dẫn một lớp học về nguyên tắc thành công, tôi đã minh họa điều này bằng cách chọn một người tình nguyện trong số khán giả đứng ra một góc xa của căn phòng. Anh ta sẽ là đích đến của tôi. Nhiệm vụ của tôi là đi ngang căn phòng và đến được chỗ anh ta đứng. Nếu tôi đến đúng chỗ anh ta, tôi sẽ thành công.

Tôi đề nghị anh ta hành động như một chiếc máy phát tín hiệu phản hồi tự động. Mỗi khi tôi bước một bước, anh ta sẽ nói "đúng hướng rồi" nếu tôi đi thẳng về phía anh ta, và nói "chệch hướng rồi" nếu tôi hướng tới những nơi khác trong căn phòng.

Tiếp đó, tôi bắt đầu từ từ bước về phía khán giả tình nguyện đó. Mỗi lần tôi bước một bước đúng về phía anh ta, anh ta nói: "Đúng hướng rồi", còn mỗi lần tôi đi lệch, anh ta lại nói: "Sai hướng rồi". Ngay lập tức, tôi sẽ chỉnh lại hướng đi của mình. Mỗi lần bước sai, tôi chỉnh lại nhờ thông tin phản hồi "Chệch hướng rồi". Sau khi tạo ra vô số đường ZicZac, cuối cùng, tôi cũng đến được đích... và ôm cảm ơn người tình nguyện đó.

Tôi hỏi khán giả xem người tình nguyện đó đã nói "đúng hướng rồi" hay "chệch hướng rồi" nhiều hơn. Câu trả lời là "chệch hướng". Điều này thực sự rất thú vị. Tôi đã đi sai đường nhiều hơn là đúng nhưng vẫn đến được đích... Đó bởi vì tôi đã luôn hành động và liên tục điều chỉnh lại đường đi nhờ thông tin phản hồi. Cuộc sống cũng như vậy. Tất cả những gì chúng ta phải làm là hãy bắt đầu hành động và phản ứng lại với các thông tin phản hồi. Nếu đủ cần mẫn và kiên trì, cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu và biến ước mơ của mình thành hiện thực.

NHỮNG CÁCH PHẢN ỨNG LẠI THÔNG TIN PHẢN HỒI KHÔNG HIỆU QUẢ

Mặc dù có rất nhiều cách để bạn đáp lại các thông tin phản hồi nhưng một số cách sau dường như không hiệu quả:

1. Bị khuất phục và từ bỏ: Giống như ví dụ trong buổi hội thảo tôi đã nêu ở trên. Tôi thực hiện lại quá trình tiến đến chỗ người tình nguyện. Nhưng lần này, tôi sẽ đi lệch hướng và sau khi người tình nguyện


đó nói đi, nói lại rằng: "Chệch hướng rồi", tôi chán nản và khóc: "Tôi không thể tiến thêm được nữa. Cuộc sống thật khó khăn. Tôi không thể nhận thêm nữa những lời chỉ trích. Tôi bỏ cuộc thôi!"

Đã có bao nhiêu lần bạn hay ai đó bạn biết nhận được những thông tin phản hồi không tốt và chịu khuất phục? Những phản ứng như vậy chỉ kéo bạn giậm chân tại chỗ mà thôi.

Nếu bạn luôn nhớ rằng phản hồi tiêu cực chỉ đơn thuần là một hình thức thông tin, bạn sẽ không bị khuất phục. Hãy xem những thông tin đó như là một công cụ dẫn đường thay vì một lời chỉ trích. Bạn hãy suy ngẫm về hệ thống điều khiển tự động trên máy bay. Hệ thống này luôn báo cho máy bay biết nó đang bay cao quá, thấp quá, quá lệch sang bên trái, hay quá xa về phía bên phải. Chiếc máy bay sẽ dựa vào những thông tin đó để chỉnh lại hành trình. Đừng suy sụp khi liên tiếp nhận được những thông tin phản hồi tiêu cực. Đừng cảm thấy mình đang bị lên án. Hãy xem những thông tin đó như những điều hữu ích giúp bạn điều chỉnh lại hướng đi để đến được đích nhanh hơn.

2. Cáu giận với những người truyền đạt thông tin phản hồi tiêu cực: Một lần nữa, tôi lại tiến về phía cuối căn phòng và cố tình đi lệch hướng để người tình nguyện đó liên tiếp nói: "Chệch hướng rồi". Lần này, tôi chống một tay vào hông rồi la lớn: "Khỉ thật! Tất cả những gì anh có thể làm là chỉ trích tôi hay sao! Anh tồi thật! Chẳng lẽ anh không thể nói một điều gì đó tốt đẹp hơn sao?"

Hãy thử nghĩ xem. Đã bao nhiêu lần bạn tức tối hay tỏ ra thù hằn với người mang lại những thông tin phản hồi thực sự hữu ích cho bạn? Khi làm như vậy, một mặt bạn đánh mất mối quan hệ tốt đẹp, mặt khác, bạn chẳng bao giờ nhận được những thông tin hữu ích nữa.

3. Lờ đi những thông tin phản hồi: Trong lần minh họa thứ ba này, tôi sẽ lấy ngón tay bịt chặt hai tai lại và cứ đi lệch hướng. Người tình nguyện có thể nói liên tục "Chệch hướng rồi, chệch hướng rồi" nhưng tôi không nghe thấy gì vì hai tai đã bịt kín.

Không nghe theo hay lờ đi những thông tin phản hồi là một cách đối phó không hiệu quả khác. Chúng ta đều biết rằng mọi người chỉ quan tâm tới quan điểm của mình. Họ thường không thích những gì người khác nghĩ. Họ không muốn nghe những người khác nói. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là thông tin phản hồi lại có thể thay đổi cả cuộc đời chúng ta, nhưng chỉ khi nào chúng ta biết cách lắng nghe mà thôi.

Như vậy, khi một ai đó phản hồi lại cho bạn, có ba cách bạn đáp lại chúng song không hề hiệu quả: (1) Khóc, mất bình tĩnh, chịu khuất phục và từ bỏ; (2) Nổi cáu với những phản hồi đó; (3) Không nghe hay cố tình lờ chúng đi.


Khóc và mất bình tĩnh thực sự vô ích. Hành động đó chỉ làm dịu đi những cảm xúc tạm thời trong bạn, nhưng lại có thể đẩy bạn ra ngoài cuộc chơi. Nó sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nó đơn giản chỉ làm tê cứng bạn. Vì vậy, nó không nằm trong chiến lược hướng tới thành công. Chịu khuất phục và từ bỏ cũng như vậy. Nó khiến bạn cảm thấy an toàn hơn và không phải nhận thêm phản hồi tiêu cực nào nữa. Nhưng nó cũng chẳng mang đến cho bạn điều gì tốt đẹp cả. Bởi trong cuộc sống, bạn không thể giành chiến thắng nếu bạn không chịu tham gia vào cuộc chơi.

Tức giận với những người phê bình bạn cũng chẳng lợi lộc gì. Điều đó chỉ khiến những người đó bực tức lại với bạn và bỏ đi. Hành động như vậy có gì tốt đẹp? Nó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian ngắn, nhưng chẳng giúp bạn đạt được thành công.

Vào ngày hội thảo thứ ba, khi mọi người đã biết nhau nhiều hơn, tôi yêu cầu cả nhóm (khoảng 40 người) đứng lên và đi xung quanh, hỏi được càng nhiều người càng tốt câu hỏi: "Anh thấy tôi có những mặt hạn chế nào?" Sau 30 phút, mọi người trở lại ghế ngồi và ghi lại những câu trả lời. Bạn sẽ nghĩ rằng thật khó để có thể nghe những lời phê bình trong suốt 30 phút. Nhưng đó lại là những phản hồi rất hữu ích giúp mọi người loại bỏ hạn chế của mình và thay thế chúng bằng những yếu tố tốt hơn để đạt tới thành công. Sau đó, mọi người sẽ đặt ra các kế hoạch hành động để loại bỏ được những điểm hạn chế của mình.

Hãy nhớ rằng, ý kiến phản hồi đơn giản chỉ là thông tin. Chúng không hề mang ý xúc phạm bạn. Hãy chào đón và sử dụng chúng. Cách trả lời thông minh và hữu ích nhất cho các thông tin phản hồi là: "Cảm ơn những ý kiến của anh. Cảm ơn anh đã dành thời gian để nói cho tôi những ý kiến của mình. Tôi đánh giá cao điều đó."

TÌM KIẾM NHỮNG Ý KIẾN PHẢN HỒI

Hầu hết mọi người đều không nhận xét về bạn một cách tự nguyện. Họ cũng chẳng thoải mái gì khi làm việc đó. Họ không muốn làm tổn thương bạn. Họ sợ bạn sẽ phản ứng lại. Họ sợ rằng bạn sẽ không tán thành với họ. Vì thế, để có được một ý kiến thành thật, cởi mở, bạn cần phải có yêu cầu... và không được phản ứng thái quá với người đưa ra ý kiến đó. Nói cách khác, bạn không được "chém sứ giả".

Một câu hỏi khá tốt để hỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp là: "Mọi người thấy tôi còn có điểm gì hạn chế?" Có thể bạn sẽ thấy câu trả lời chẳng dễ nghe chút nào. Nhưng hầu hết những người đang mong chờ thông tin hữu ích sẽ rất biết ơn những người cho họ câu trả lời. Với những ý kiến này, họ có thể lập ra được những kế hoạch để loại bỏ dần hạn chế của mình và thay vào đó những việc làm hữu ích và hiệu quả hơn.


NHỮNG CÂU HỎI GIÁ TRỊ BẠN NÊN BIẾT

Vào những năm 1980, một doanh nhân triệu phú đã dạy tôi một câu hỏi thực sự làm thay đổi cả cuộc đời. Nếu điều duy nhất bạn có thể học được từ cuốn sách này là biết cách sử dụng hiệu quả câu hỏi đó trong cuộc sống và công việc thì cũng rất đáng với khoản tiền bạc cũng như thời gian bạn dùng để mua và đọc sách. Vậy thì câu hỏi kì diệu đó là gì mà có thể cải thiện được các mối quan hệ của bạn, nâng cao chất lượng các sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp, tăng tính hiệu quả các buổi hội họp bạn tổ chức cũng như các lớp học bạn tham gia giảng dạy hay giúp bạn đạt tới thành công trong các lĩnh vực kinh doanh bạn chọn? Câu hỏi đó là:

Với thang điểm từ 1 đến 10, bạn chấm cho các mối quan hệ (dịch vụ/sản phẩm) của mình trong tuần (hai tuần/tháng/quý/học kỳ/mùa) vừa rồi mấy điểm?

Dưới đây là một số câu hỏi tương tự mà tôi thường dùng trong những năm qua:

Với thang điểm từ 1 tới 10, anh cho buổi họp vừa rồi bao nhiêu điểm? Anh chấm mấy điểm cho khả năng quản lý của tôi? Khả năng nuôi dạy con của tôi? Kỹ năng giảng dạy của tôi? Lớp học này? Bữa ăn này? Món ăn tôi nấu? Cách giải quyết này? Cuốn sách này?

Nếu bạn không nhận được 10 điểm, hãy hỏi tiếp câu sau: Vậy làm cách nào để tôi có thể nhận được 10 điểm?

Các câu trả lời sẽ mang đến những thông tin rất giá trị. Biết được rằng ai đó chưa hài lòng về bạn vẫn chưa đủ. Biết cách làm họ hài lòng mới giúp bạn có được những thông tin cần thiết để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và các mối quan hệ hoàn hảo.

Hãy làm quen với hai câu hỏi trên để kết thúc tốt mọi kế hoạch, các cuộc hội họp, các lớp học, các khóa đào tạo và các cuộc hội thảo.

HÃY HỎI HAI CÂU HỎI ĐÓ ĐỀU ĐẶN MỖI TUẦN

Tôi luôn hỏi vợ mình hai câu hỏi đó vào mỗi tối Chủ nhật: "Em cho anh mấy điểm trong tuần vừa qua?"

"Tám."

"Vậy làm sao để anh được 10 điểm?"

"Hãy đánh thức bọn trẻ dậy đúng giờ mà em không phải nhắc. Về nhà đúng giờ trước bữa tối, còn nếu về muộn thì phải gọi điện báo với em trước. Em ghét phải ngồi chờ đợi và nghĩ ngợi. Hãy để em kể hết câu chuyện của mình mà đừng ngắt giữa chừng để tranh nói tiếp chỉ vì anh nghĩ rằng anh kể thì hay hơn. Để quần áo bẩn của anh vào cùng với đống quần áo sắp đem giặt chứ đừng vứt xuống sàn nhà tắm."

Tôi cũng hay hỏi các trợ lý mình những câu hỏi đấy vào chiều thứ Sáu hàng tuần. Và dưới đây là một câu trả lời tôi nhận được từ Deborah khi cô mới vào làm việc:

"Sáu."

"Ồ! Vậy làm thế nào thì tôi mới được 10?"

"Chúng ta đã định tổ chức một cuộc họp trong tuần này để xem qua báo cáo hàng quý của tôi, nhưng lại bị gác lại vì một vài việc khác. Điều này khiến tôi cảm thấy mình không quan trọng, rằng ông không chú ý tới tôi như với những người khác xung quanh. Tôi cần phải nói với ông rất nhiều điều, và tôi thực sự thấy không được coi trọng. Một điều khác nữa là tôi thấy mình dường như không hữu ích với ông. Tôi chẳng nhận được nhiệm vụ gì ngoài những việc hết sức đơn giản. Tôi muốn ông tin tưởng tôi và giao những việc quan trọng hơn cho tôi. Tôi muốn có thêm thử thách. Công việc này đang ngày càng buồn chán và không còn hấp dẫn tôi nữa. Tôi muốn nhận được thử thách nhưng chắc ở đây sẽ chẳng có."

Câu trả lời thật chẳng dễ nghe, nhưng lại rất thực lòng và đem lại hai kết quả tốt. Nó khiến tôi giao cho cô ấy nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn, qua đó tôi đỡ vất vả và có được nhiều thời gian rảnh hơn. Đồng thời, tôi có được thêm một trợ lý tốt hơn để giúp tôi cũng như công ty phát triển.

HÃY SẴN SÀNG HỎI XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Hầu hết mọi người không muốn hỏi để có được những thông tin phản hồi không tốt về mình vì họ sợ phải nghe những điều đó. Nhưng thực ra chẳng có gì phải sợ cả. Sự thật vẫn luôn là sự thật. Sẽ tốt hơn khi bạn biết được nó. Mỗi lần bạn tìm ra những điểm yếu của mình, bạn sẽ biết cách để đối phó với nó. Bạn không thể sửa được một cỗ máy mà không biết nó bị hỏng ở đâu. Cũng như vậy, nếu không có những thông tin phản hồi, bạn sẽ không thể làm cho cuộc sống, các mối quan hệ, hay công việc của bạn tốt hơn.

Nhưng điều tồi tệ nhất mà bạn nhận được nếu không chịu tìm kiếm những ý kiến phản hồi là gì? Đó chính là việc bạn sẽ trở thành người duy nhất không được biết các bí mật. Những người khác thường nói với vợ chồng, bạn bè, cha mẹ, đối tác kinh doanh, hay các khách hàng tiềm năng của họ những điều họ không hài lòng. Như chúng ta đã nói đến ở nguyên tắc 1 ("Chịu trách nhiệm 100% cuộc sống của chính bạn"), hầu hết mọi người thích than phiền về những khó khăn hơn là tìm ra những giải pháp mang tính xây dựng. Vấn đề duy nhất ở đây là họ đã phàn nàn với nhầm người. Lẽ ra, họ nên nói trực tiếp với bạn, nhưng họ lại sợ bạn sẽ phản ứng lại. Chính vì lẽ đó, bạn đã bị lấy đi những gì cần thiết để cải thiện các mối quan hệ, sản phẩm và dịch vụ, việc giảng dạy hay nuôi dạy con cái của mình. Có hai điều bạn cần làm để khắc phục điều này.

Đầu tiên, bạn phải chăm chú và tích cực tìm hiểu các thông tin phản hồi. Hãy hỏi những người xung quanh bạn: đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, sếp, nhân viên, khách hàng, bố mẹ, thầy cô, học sinh hay huấn luyện viên của bạn. Hãy hỏi một cách thường xuyên và hỏi những câu hỏi mà thông tin từ người trả lời có thể giúp bạn sửa đổi. "Chúng tôi phải làm gì để việc này trở nên tốt hơn? Phải làm thế nào thì bạn mới hài lòng?"

Thứ hai, bạn phải biết ơn những thông tin phản hồi. Đừng phản ứng lại với những người truyền đạt các thông tin đó. Hãy nói: "Cảm ơn anh đã quan tâm và chia sẻ với tôi!" Nếu bạn thực sự biết ơn những người mang thông tin phản hồi đến với bạn, tiếng tăm về việc này sẽ giúp bạn nhận được nhiều hơn nữa những ý kiến cởi mở, thành thật. Hãy nhớ, thông tin phản hồi là món quà giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy biết ơn chúng.

Đừng e ngại và hỏi, hỏi nữa! Sau đó hãy kiểm tra lại chính mình xem điều gì đúng với bạn và hành động. Hãy làm những việc cần thiết để cải thiện tình hình - kể cả thay đổi cách hành động của bạn.

Mấy năm trước, công ty tôi đã không tiếp tục sử dụng dịch vụ của một công ty in bởi chúng tôi nhận được lời đề nghị khác hấp dẫn hơn về giá cả cũng như chất lượng. Khoảng bốn tháng sau, giám đốc công ty in kia gọi lại cho cho tôi nói: "Tôi vừa được biết rằng các anh không sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi nữa. Điều gì có thể khiến các anh quay lại hợp tác với chúng tôi?"

Tôi trả lời: "Giá thấp hơn, nhận và giao hàng đúng hẹn. Nếu các anh có thể đáp ứng được ba điều kiện đó, chúng tôi sẽ thử sử dụng dịch vụ của các anh một lần nữa." Cuối cùng, chúng tôi quay lại thuê công ty đó vì họ cung cấp dịch vụ có giá thấp hơn, nhận, hoàn thành, giao sản phẩm rất đúng hẹn và chất lượng còn tốt hơn cả mong đợi. Chỉ nhờ câu hỏi: "điều gì khiến anh...", công ty in đó đã tìm được thông tin cần thiết để có thể tiếp tục hợp tác thành công với chúng tôi.

CÔ ẤY ĐÃ HỎI VÀ TÌM RA ĐƯỜNG TỚI THÀNH CÔNG CHỈ TRONG VÒNG BA THÁNG NGẮN NGỦI

Một trong những cuốn sách giảm cân bán chạy nhất là cuốn Thin thighs in 30 days. Một điều thú vị là cuốn sách này được viết hoàn toàn nhờ việc lắng nghe các thông tin phản hồi. Tác giả cuốn sách Wendy Stehling làm việc cho một công ty quảng cáo. Tuy nhiên, chị lại không thích công việc ở đó. Chị muốn mở một công ty quảng cáo riêng nhưng lại không có đủ tiền. Chị cần 100.000 đô la. Chị bắt đầu hỏi: "Cách nhanh nhất để kiếm được 100.000 đô la là gì?"

Viết một cuốn sách - một ý kiến phản hồi.

Chị thấy rằng nếu mình viết một cuốn sách và có thể bán được 100.000 bản trong vòng 90 ngày và thu về mỗi cuốn một đô la - chị sẽ kiếm đủ 100.000 đô la. Nhưng loại sách nào mà tới 100.000 người cần đến? "Những cuốn sách nào bán chạy nhất Mỹ nhỉ?", chị hỏi.

Thông tin phản hồi: Sách giảm cân.

"Đúng vậy, nhưng làm sao tôi có thể giống như những chuyên gia về lĩnh vực này được?" Hỏi những người phụ nữ khác - thông tin phản hồi chị nhận được.

Chị liền đi ra chợ và hỏi: "Nếu chị chỉ có thể giảm cân ở trên một bộ phận của cơ thể, chị thích mình gầy đi ở chỗ nào?" Hầu hết câu trả lời là hai chân.

"Chị muốn khi nào thì nó giảm đi?"

Khoảng từ tháng Tư hoặc tháng Năm, khi đó là mùa bơi lội.

Wendy đã làm điều gì tiếp đó? Chị viết cuốn sách Thin thighs in 30 days rồi đem xuất bản vào ngày 15 tháng Tư. Đến tháng Sáu, chị đã có được 100.000 đô la - tất cả là nhờ chị đã hỏi mọi người họ cần gì và đáp lại những thông tin phản hồi bằng cách đem những thứ mọi người cần đến với họ.

HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC HOÀN HẢO NHẤT VỚI CÔNG SỨC BỎ RA ÍT NHẤT

Viginia Satir- tác giả cuốn sách về nghệ thuật nuôi dạy con, chắc chắn là chuyên gia thành công về cuộc sống gia đình và nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, bà đã từng được Ủy ban Dịch vụ Xã hội bang Michigan thuê tư vấn sửa đổi và cơ cấu lại để phục vụ khách hàng quần chúng được tốt hơn. 60 ngày sau, bà đưa cho Ủy ban một báo cáo dài 150 trang. Những người nhận báo cáo này đều công nhận đây là một bản báo cáo kỳ lạ nhất mà họ từng thấy. "Nó quá xuất sắc!" họ thốt lên, "Làm sao mà chị có thể nghĩ ra những ý tưởng này?"

Bà trả lời: "À, tôi chỉ gặp những người làm công tác xã hội của các anh và hỏi xem theo họ thì điều gì sẽ giúp Ủy ban này hoạt động tốt hơn thôi."

HÃY LẮNG NGHE NHỮNG THÔNG TIN PHẢN HỒI

Bạn được ban cho đôi chân để mỗi lần bạn mắc lỗi khi bước chân trái lên, chân phải sẽ đưa bạn lại đúng đường.

BUCKMINSTER FULLER

Kỹ sư, nhà sáng chế, triết gia

Dù chúng ta có hỏi hay không thì rồi cũng sẽ nhận được các thông tin phản hồi bằng cách này hay cách khác. Có thể do đồng nghiệp sẽ nói cho bạn biết. Hay là một bức thư từ chính phủ. Cũng có thể nó là lời từ chối cho vay của ngân hàng. Cách khác có thể là cơ hội tuyệt vời mà bạn nhận được khi chọn đi theo một con đường khác biệt.

Dù nó đến với bạn theo cách nào đi nữa thì hãy luôn lắng nghe những thông tin phản hồi đó. Bạn chỉ cần bước một bước... rồi lắng nghe. Bước tiếp một bước rồi lại lắng nghe. Nếu bạn nghe thấy: "lệch rồi", thì hãy chuyển bước tiếp theo hướng mà bạn nghĩ là đúng... rồi lại lắng nghe tiếp. Hãy lắng nghe bên ngoài mọi người đang nói gì cho bạn, đồng thời cũng lắng nghe xem từ bên trong con người bạn, những cảm xúc và bản năng của bạn đang nói gì với bạn.

Trong lòng bạn đang nghĩ gì: "Tôi thật hạnh phúc; tôi thích công việc này; nó thực sự rất phù hợp với tôi," hay "Tôi mệt mỏi lắm rồi, thực sự tôi thấy kiệt sức, tôi không thích việc này như tôi từng nghĩ, tôi không có thiện cảm với anh ta"?

Dù  bạn nhận được thông tin phản hồi như thế nào bạn cũng đừng lờ đi những cảnh báo đó. Đừng làm trái với những gì trong lòng bạn nghĩ. Nếu bạn cảm thấy mọi việc không đúng, thì đó là sự thực.

PHẢI CHĂNG MỌI THÔNG TIN PHẢN HỒI ĐỀU CHÍNH XÁC?

Không phải tất cả thông tin phản hồi đều chính xác. Bạn cần suy ngẫm về chúng. Một số thông tin phản hồi bị sai lệch do trạng thái tâm lý không tốt của người nêu ra chúng. Ví dụ, khi một người chồng đang say rượu nói với vợ rằng: "Cô chỉ là một chiếc máy nhắn tin tồi" thì chắc chắn đó không phải là một ý kiến chính xác. Thực tế chỉ là người chồng đó đang say và tức giận. Tuy nhiên, đó cũng là một ý kiến phản hồi bạn nên lắng nghe.

TÌM RA CÁC ĐIỂM CHUNG

Tôi có một người bạn luôn cho mình là đúng mà không hề quan tâm tới hạnh phúc hay thành công. Anh ta phát điên với bất kì ai cố gắng khuyên bảo mình. "Đừng nói với tôi bằng cái giọng đó, quý cô trẻ tuổi ạ. Đừng dạy tôi cách điều hành công ty này. Đây là công ty của tôi và tôi sẽ quản lý nó theo cách của mình." "Tôi không cần quan tâm tới những gì cô nghĩ." Anh ta luôn cho mình là số một. Anh ta không thích để ý tới ý kiến của người khác. Trong cuộc đời, anh cứ dần bị mọi người xa lánh: vợ, hai con gái, khách hàng và tất cả nhân viên của anh. Anh ta đã phá sản tới hai lần, ly dị hai lần, các con thì chẳng muốn nói chuyện với anh ta. Nhưng anh ta luôn "đúng". Do đó, cho rằng mình luôn đúng sẽ khiến bạn mắc kẹt. Thái độ đó chỉ dẫn bạn tới ngõ cụt mà thôi.

Bạn cần chú ý hơn tới thông tin phản hồi đến từ ai: gia đình, bạn bè, bạn đời, đồng nghiệp, sếp, đối tác, khách hàng hay chính bản thân mình? Liệu có ý kiến nào là nổi bật hơn không? Hãy lập một danh sách, ghi lại từng ý kiến và tìm ra những bước đi thích hợp để có thể trở lại đúng hướng.

PHẢI HÀNH ĐỘNG RA SAO KHI THÔNG TIN PHẢN HỒI BÁO BẠN ĐÃ SAI?

Khi tất cả tín hiệu phản hồi đều cho thấy bạn đang đi lệch đường, bạn cần thực hiện những hành động sau để điều chỉnh lại và tiếp tục tiến bước:

1. Hãy nghĩ rằng mình đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng, tầm hiểu biết của mình khi đó.

2. Thừa nhận những tồn tại và bạn có thể đương đầu với mọi hậu quả xảy ra.

3. Viết lại những gì bạn rút ra được từ lần trải nghiệm này. Viết tất cả những điều bạn hiểu ra cũng như các bài học vào một tập tin trong máy tính hoặc nhật ký của bạn. Thường xuyên đọc lại tập tin này. Hãy hỏi xem những người có liên quan - gia đình, nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng... - xem họ học được gì từ đó. Tôi thường yêu cầu nhân viên của mình viết "tôi học được rằng..." lên phía trên trang giấy rồi điền những gì họ nghĩ ra vào tờ giấy đó trong vòng năm phút. Sau đó, chúng tôi lập một danh sách những ý kiến đó và đặt tiêu đề là: "phương pháp để làm việc hiệu quả hơn trong lần tiếp theo."

1. Hãy cảm ơn những người đã nêu ý kiến của họ cho bạn nghe. Nếu ai đó không muốn nêu ra quan điểm của mình cho bạn biết thì đó chỉ là do họ cảm thấy sợ hãi chứ không phải do bạn không thú vị hay kém cỏi. Một lần nữa, hãy cảm ơn những thông tin phản hồi của họ. Giải thích, chứng minh và nhận xét thực sự mất rất nhiều thời gian. Hãy lắng nghe những ý kiến phản hồi, chọn ra những điều đúng đắn và có giá trị để sử dụng trong tương lai, hãy bỏ qua một bên những điều còn lại.

2. Hãy quên đi mớ bòng bong hiện tại của bạn và đón nhận các thông tin cần thiết để tiếp tục đi trên con đường bạn chọn - kể cả những lời xin lỗi và sự hối hận bạn còn mang nợ. Đừng cố che giấu thất bại.

3. Đôi lúc, hãy nhìn lại những thành công của bạn trong quá khứ. Việc này rất quan trọng bởi nó sẽ nhắc nhở bạn rằng bạn đã thành công nhiều hơn thất bại, bạn đã làm được nhiều điều đúng đắn hơn sai lầm.

4. Tập hợp lại. Dành thời gian bên cạnh những người bạn tốt, gia đình, đồng nghiệp của bạn - những người có thể tái khẳng định những giá trị và đóng góp của bạn.

5. Hãy tiếp tục tập trung vào ước mơ của bạn. Tập hợp những bài học bạn rút ra, tiếp tục kế hoạch ban đầu của bạn hoặc lập một kế hoạch hành động mới, và sau đó thực hiện nó. Đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy tiến lên và hoàn thành ước mơ của mình. Có thể trên chặng đường dài sẽ có rất nhiều lần bạn bị ngã, nhưng hãy đứng lên, phủi bụi, bước lên ngựa và tiếp tục tiến lên.

Bạn nên tìm ra những nét chung trong các thông tin phản hồi mình nhận được. Như một người bạn của tôi thường nói rằng: "Nếu một ai đó bảo bạn là một con ngựa, chắc chắn hắn ta là một tên điên. Nếu ba người cùng nói bạn là một con ngựa, hẳn ba người này có sự thông đồng với nhau. Còn nếu có tới 10 người bảo bạn là một con ngựa, thì đã đến lúc bạn sắm cho mình một cái yên."

Điều rút ra từ câu nói trên là nếu có nhiều người cùng nhận xét một điều về bạn, có lẽ điều đó phần nào đúng. Tại sao lại như vậy? Có thể bạn nghĩ mình đúng, nhưng hãy luôn tự hỏi rằng: "Mình muốn tự cho mình luôn đúng hay muốn có hạnh phúc hơn? Mình thích cho mình luôn đúng hơn hay là đạt tới thành công hơn?"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kws