IV. Hình thái kinh tế - xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a) KHÁI NIỆM
- Hình thái KT - XH là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
b) CẤU TRÚC HÌNH THÁI KT - XH
- Hình thái KT - XH là một XH cụ thể, XH ấy sống động bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố hợp thành. Nó bao gồm lĩnh vực cơ bản : kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa, tinh thần,.... đồng thời nó bao gồm các yếu tố cơ bản là LLSX và QHSX, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ngoài ra các hình thái KT - XH bao gồm các yếu tố không cơ bản khác như : vấn đề gia đình và quan hệ gia đình, vấn đề dân tộc, tôn giáo.....
c) CÁC YẾU TỐ HTKTXH
- Một là, các LLSX của XH ở một quá trình nào phát triển nhất định, đóng vai trò là cơ sở vật chất - kĩ thuật của XH đó.
- Hai là, hệ thống QHSX hình thành trên có sở thực trạng phát triển của LLSX, đóng vai trò là hình thức kinh tế của LLSX đó, những QHSX này hợp thành một cơ cấu kinh tế của XH, đóng vai trò là CSHT kinh tế of việc xác lập trên đó một KTTT.
- Ba là, hệ thống KTTT được xác lập trên CSTT kinh tế, đóng vai trò là các hình thức kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đạo đức... của các QHXH của XH.
d) QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN CỦA HTKTXH :
C.Mác cho rằng : " Sự phát triển của những hình thái KT - XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên "
- Hình thái KT - XH gồm nhiều yếu tố tạo thành, chúng tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên một hệ thống các quy luật XH ( quy luật : phổ biến, đặc thù, riêng ). Dưới tác động của các quy luật này mà các hình thái KT - XH không ngừng phát triển thay thế dần dần từ thấp ----> cao, quá trình đó diễn ra một cách tất yếu, khách quan độc lập với ý thức con người nên C.Mác gọi đó là quá trình lịch sử - tự nhiên.
Quá trình lịch sử - tự nhiên bắt đầu bằng sự phát triển của LLSX, LLSX phát triển cuối cùnh sẽ mâu thuẫn với QHSX lỗi thời. Theo quy luật thì QHSX cũ sẽ bị xóa bỏ để thay thế bằng QHSX mới, khi đó cơ sở hạ tầng cũng thay đổi : CSHT cũ mất đi, CSHT mới ra đời thay thế. Khi đó theo quy luật thì kiến trúc thượng tầng cũ bị xóa bỏ, KTTT mới ra đời thay thế. Khi các yếu tố cơ bản của XH đã thay đổi thì các yếu tố còn lại cũng dần thay đổi, làm cho hình thái KT - XH mới ra đời thay cho hình thái KT - XH cũ.
* Đặc điểm :
- Khác với quá trình diễn ra trong giới tự nhiên, quá trình lịch sử - tự nhiên có tính đặc thù, nó không diễn ra một cách tự động mà được thực hiện thông qua các hoạt động có ý thức của con người, nhưng vẫn tuân theo quy luật khách quan.
- Nhưng do nhiều yếu tố khác cùng tác động mà lịch sử phát triển không đều, một số dân tộc có thể bỏ quá một vài hình thái KT - XH để đi đến hình thái XH cao hơn.
d) Ý NGHĨA CỦA HTKTXH
- Học thuyết đã chỉ ra vai trò quyết định của PTSX đối với sự phát triển của XH.
- Học thuyết này chỉ ra tính quy luật của quá trình lịch sử, cho nên nghiên cứu XH là phải tìm ra các hệ thống quy luật khách quan của nó.
- Học thuyết này chỉ ra tính khách quan của quá trình lịch sử, cho nên muốn nghiên cứu XH thì cần phải xuất phát từ bản thân nó, chứ không phải từ mong muốn chủ quan của con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mạc