Chương 15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tỉnh dậy vào sáng hôm sau, vẫn căn phòng cổ xưa, vẫn chiếc rèm nhung lụa thêu hoạ tiết đó, và một khuôn mặt mới đến phục vụ nàng. Nha đầu tên Thuý Nhi, 10 tuổi, khá thanh tú nhanh nhẹn chải đầu và giúp nàng thay quần áo, vệ sinh, dùng điểm tâm, đến phòng phụ mẫu thỉnh an.
Nguyệt Nhi chỉ còn cách thở dài: thôi thì ông trời đã cho mình sống ở thế giới này thì cố gắng làm quen và cố gắng thích nghi với nó vậy. Nàng nghĩ rằng sống cẩn thận như cha nàng chắc sẽ không sao!
Vậy là Nguyệt Nhi cũng bắt đầu cuộc sống của một hoàng hoa khuê nữ thực sự. Học chữ, học thơ văn, học thêu thùa, cầm cổ, lễ nghi..... Tuy rằng thêu thùa và thơ văn không có mấy tiến bộ, nhưng nàng lại đặc biệt yêu thích cổ cầm và thêm một bộ môn nữa đó là võ thuật. Cái này nàng phải năn nỉ mãi Tạ Hải Nam mới chịu cho nàng học cùng một thầy tập võ với Cảnh đại ca của nàng. Có điều nàng còn quá nhỏ nên thầy có vẻ vất vả hơn. Phải dạy lại cho nàng căn bản từ đầu. Thầy dạy Võ của nàng là một Võ phu tên Dã Tử Cầm. Là một Võ phu theo môn phái Thiếu Lâm. Đâm ra, là một người quái dị hay thích giảng kinh phật, tu võ tu tâm. Ngày nào cũng giảng cho nàng một bài nào là: " Học võ học để kiện thân thể, không ỷ mạnh hiếp yếu, không chém giết..." bla bla. Nguyệt Nhi đều bỏ ngoài tai. Nàng học võ chính là để bảo vệ chính mình và người thân. Tuy nhiên, học võ không dễ như nàng nghĩ. Hằng ngày, nàng phải dậy từ khi gà gáy, chạy thục mạng đến sân tập tập hợp cùng hàng ngũ với ca ca, rồi tập đứng tấn nửa giờ, chạy 10 vòng quanh sân, tập đấm... Vài ngày lại có mục tiêu mới và yêu cầu mới....
Hết buổi tập cũng là lúc mặt trời lên. Nguyệt Nhi đi tắm rửa thay quần áo, dùng điểm tâm và đến chỗ thầy dạy chữ, học chữ, sau đó đến viện Mai Tỷ cùng học đàn và âm luật, thơ từ, thêu thùa. Chỉ vậy thôi đã hết cả ngày. Buổi tối thì tranh thủ ăn uống, học lễ nghi, đọc sách, đi chơi rồi ngủ sớm. Ngày qua ngày cứ thế lặp lại. Thỉnh thoảng Nguyệt Nhi cũng được phụ mẫu cho đi theo những dịp lễ Tết để kết giao với các giai cấp quyền quý, quan lại, thế gia. Phần lớn là các bữa tiệc đàn hát, ăn uống, nịnh hót lẫn nhau. Trẻ con thì vô tư hơn, nhưng cũng không thoát khỏi vòng xoáy so sánh tiền và quyền nhà nào nhiều đồ đẹp hơn... v v.... Hiển nhiên Nguyệt Nhi cũng kết giao được vài người bạn nhỏ. Trong đó có một cô tiểu thư Tướng Phủ tên Trần Tắc Di, vô cùng hoạt bát, trong sáng hiếu động, lại ngay thẳng. Gặp Nguyệt Nhi là lôi kéo đi chơi đủ trò. Chính cô bé đề nghị Nguyệt Nhi sang nhà bé cùng tập võ học cưỡi ngựa bắn cung. Đương nhiên Nguyệt Nhi sẽ không từ chối cơ hội học hành miễn phí này. Đùa chứ, đó chính là mong muốn của nàng. Ban đầu Tạ Mẫu không đồng ý, nói gì mà nữ nhi của bà yếu ớt, mới khỏi bệnh nhỡ ngã ngựa hỏng đầu thì sao, rồi nữ nhi không cần quá nhiều võ lực ... Nguyệt Nhi phải năn nỉ ỉ ôi, hứa lên hứa xuống sẽ cẩn thận, lôi kéo mua chuộc cả vị cha già và đại huynh đảm bảo, khuyên nhủ mới được cho phép, Vẫn là Tướng Quân Trần Đình Hạ sang khuyên nhủ cam đoan cùng nữ nhi Tạ Mẫu mới yên tâm.
Nói đến Tướng Quân Trần Đình Hạ này với nhà nàng cũng không xa lạ gì. Phủ Tướng Quân cách nhà nàng chỉ ba bước chân, trước giờ vẫn thỉnh thoảng qua nhà nàng chơi cờ cùng Tạ Phụ của nàng. Trần Đình Hạ là tướng quân chỉ huy quân đội bảo vệ kinh thành, chỉ chịu sự sai khiến của Hoàng Đế. Cũng nhờ một thân võ học và sự trung thành cùng tài năng mà lấy được sự tín nhiệm của Hoàng Đế. Trần Đình Hạ luôn luôn giao hảo ở mức bình thường với các thế gia, chưa từng tỏ ra thân cận với bất kỳ thế gia nào. Ông cũng chỉ có 1 vợ và 2 con: 1 con trai lớn tên Trần Đình Hạo, một nữ nhi tên Trần Tắc Di. Cả hai đều thông thạo võ học cưỡi ngựa bắn cung từ nhỏ. Cả kinh thành không có mấy tên oan gia dám tắc oai tắc quái cũng nhờ 2 gia hoả này. Một thời gian giới trộm cướp kinh thành bị hai anh em này vần vò sống dở chết dở. Khắp kinh thành không ai không biết. Tuy nhiên, dạo gần đây, Trần Đình Hạo đã bị cha gửi đi học đạo ở nơi xa. Trần Tắc Di nhàm chán bắt đầu lôi kéo bạn bè về nhà chơi hoặc cùng học cưỡi ngựa bắn cung.... trong đó có Nguyệt Nhi. Không biết Nguyệt Nhi hợp khẩu vị cô nàng ở chỗ nào mà cứ 5 ngày 3 bữa lại tới rủ nàng đi chơi. Hết trò này đến trò kia. Cuộc sống của Tạ Nguyệt Nhi bởi thế trở nên nhiều màu sắc hơn.
        Một năm sau, Hoàng đế Yến Minh Trị băng hà. Thái Tử là Yến Hàm Vận lên làm hoàng đế. Lấy niên hiệu là Ngự Long. Thái Tử phi- Giang Hà Vũ lên làm hoàng hậu. Nhà họ Giang lại như hổ thêm cánh mở rộng kinh thương ra khắp đất nước, cũng có không ít con cháu Giang gia được cất nhắc lên cấp bậc, trong đó có Tả Bộ Thị Lang Giang Hà Quang- vô cùng được vua trọng dụng và tin dùng.
     Hoàng đế mới lên ngôi, thi hành một loạt các chính sách mới, nhiều quan chức bị ghép tội không giữ phép tắc lễ nghi bị cắt chức, một số quan đại thần cáo lão hồi hương. Một trong số đó chính là Nghiêm Cẩn - Viện Trưởng Viện Hàn Lâm học sĩ. Nổi tiếng với tài thao lược từ thuở thiếu niên. Nay  mới gần 50 tuổi nhưng thân mang bệnh. Hoàng đế rất muốn giữ ông lại nhưng không được. Ông bị một căn bệnh lạ trên da nổi nhiều đốm đỏ loang lổ toàn thân. Các ngự Y nói là bệnh tróc lở, không thể chữa khỏi. Thấy ông vô cùng đau buồn, Hoàng đế đành thoả nguyện vọng cho ông cáo lão hồi hương, nói là cần nhiều nhân tài phò trợ đất nước, năm sau mở khoa cử tuyển người tài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro