Chương 18

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tạ Thanh Kiều điềm đạm hơn, nhắc nhở:
- Mai đúng là có hội hoa đăng, nhưng mai cũng là giỗ tổ. Chúng ta chỉ có thể ra ngoài vào buổi tối thôi. Mà gần đây buổi tối không an toàn. Vô Ám Các hoạt động...
- Tỷ sợ Vô Ám Các sao? Muội thấy họ đâu có làm gì dân lành? Nghe nói họ trừng trị quan tham ô, cướp của người giàu chia cho người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa. Có gì ta phải sợ chứ?
- Dù sao đó cũng là tổ chức ngoài vòng pháp luật, phải cẩn thận.
Thanh Liên khoát tay:
- Có sao đâu, chúng ta rủ thêm Hạo Nam ca ca và các ca ca khác đi cùng, Nguyệt Nhi muội muội cũng biết võ công cơ mà, đúng không Nguyệt Nhi?
Thanh Liên cầm tay Nguyệt Nhi lắc lắc. Nguyệt Nhi cười gượng:
- Võ công của muội chỉ đủ phòng thân, nhưng không đi xem hội hoa đăng quả thực sẽ rất đáng tiếc!
- Đó, Tỷ xem, Nguyệt Nhi rất muốn đi kìa. Để lát Muội đến xin cha cho phép đi.
Nguyệt Nhi đề nghị:
- Hay là hai nhà cùng nhau đi luôn, muội thấy làm một bàn tiệc trên Thuyền Tây Vũ Lầu là đẹp nhất đó.
Thanh Kiều tán thưởng:
- Nguyệt muội muội ý hay lắm. Lát ta sẽ đề nghị với ba mẹ và Tạ Thúc xem sao.
Nói vài câu chuyện phiếm, lại nói đến đoạn Thanh Kiều thầm mến một vị Hoa công tử nào đó, nhưng người ta lại không biết, bàn xem thêu hoa gì trên túi thơm để bày tỏ tình cảm. Aizz, nữ nhi mà tụ tập không thoát khỏi mấy chuyện này.
Lại nói đến tối, cả đại gia đình cùng ăn cơm, bữa cơm ấm cúng, ý kiến của Thanh Kiều được cả hai nhà hưởng ứng, tất nhiên là đồng ý. Bữa cơm có thêm Hạo Nam ca ca và vợ là Liễu Nhược Nhan, một tiểu nam hài là Tạ Hải Quân 5 tuổi bầu bĩnh kháu khỉnh. Tạ Hạo Nam ít nói, dáng dấp cao to lực lưỡng, ngồi một bàn chỉ thỉnh thoảng thêm vài câu, Liễu Nhược Nhan thì rất hoà đồng, hỏi han tất cả. Tiểu hài tử thì vô cùng hoạt bát, lời nào lời đó ngọt như mía đường, chọc cho mọi người yêu thích. Tạ Hải Siêu cũng rất ưa thích đứa nhỏ, một phần vì được làm thúc thúc nên lưng lúc nào cũng thẳng tắp khiến trong ngoài đều vui vẻ. Đường Ca thì nhắc đến thi từ ca phú là im ru, nhắc đến thương gia thì lại rất am hiểu, khổ nỗi ba mẹ lại muốn có một đứa con làm quan như Tạ Hải Nam, nên cứ cố vậy. Nguyệt Nhi cảm thấy điều này là một sai lầm. Đường Ca dáng dấp cao ráo, trắng trẻo, thực sự lại rất linh hoạt, thông minh. Mọi người đều nhắc Đường Ca lấy vợ, nhưng hắn đều khéo léo chuyển sang chuyện khác.
Bữa ăn qua đi, dù còn sớm nhưng ai nấy đều cảm thấy khá mệt, trở về phòng ngủ sớm.
Sáng hôm sau, Nguyệt Nhi tỉnh dậy vẫn mặc một thân áo trắng có điểm thêm ít liễu xanh ở làn váy, một đầu tóc xoã nửa buông nửa búi, cài thêm một cây trâm bạch ngọc mẫu đơn. Hoàn hảo để có thể đi viếng tổ tiên. Sau khi dùng bữa sáng, đoàn người lên đường ra mộ Tổ viếng tổ tiên, cha mẹ, sau đó lại rồng rắn lên chùa Hàm Nghi bái phật cầu bình an cho gia đình. Dù năm nào Nguyệt Nhi cũng tới đây một lần, nhưng không khí và khung cảnh của nó vẫn rất yên bình, và đẹp một cách kỳ lạ.
Chùa luôn luôn đông, có lẽ dịp này gần Hội hoa đăng dân khắp nơi đổ về chùa càng đông hơn. Khói hương nghi ngút. Chùa rộng là vậy mà nhìn đâu cũng thấy người. Lễ Lạt xong xuôi, các phụ mẫu đi gặp trụ trì, nói là xin quẻ gì đó.
Những người trẻ tuổi như Nguyệt Nhi thì ngồi trong đình sau chùa thưởng trà, trước đình là một hồ nhỏ trong xanh thấy đáy. Hai bên hồ là hàng hoa đào nở rộ phấp phới vài cánh hoa bay theo gió rơi xuống mặt hồ. Đúng là phong cảnh hữu tình.
Dĩ nhiên, hai bên hồ cũng rất nhiều người đến thưởng thức. Một Nghệ nhân đàn cổ cầm réo rắt du dương. Thực là vô cùng phù hợp. Trong hồ vài đoá sen rung rinh như nhảy theo âm điệu của cổ cầm. Chợt ở đâu đó, phát ra một tiếng sáo du dương trong trẻo, không nhanh không chậm hoà cùng âm điệu đàn cổ, khiến hai bên hồ lặng ngắt lắng nghe, thậm chí tiếng đàn đã dừng bao giờ không hay. Tiếng sáo khi thì dịu dàng ấm áp, khi thì trong trẻo, khi lại mạnh mẽ hào hùng. Quả thực là một bản sáo trúc vô cùng suất sắc.
Đột nhiên Nguyệt Nhi nhớ tới bản " Tiêu Dao"- Hoắc Kiến Hoa mà so với bản sáo này chỉ có hơn chứ không có kém. Vậy là, lập tức chạy đến bên nghệ nhân mượn cây cổ cầm, so tài cùng bản sáo kia:" Để xem bản nhạc nào hay hơn!"
Ngay khi tiếng sáo trúc vừa dứt, người ta lại nghe thấy tiếng cổ cầm vang lên, nó không nhẹ nhàng yểu điệu mà từng âm điệu đều vô cùng mạnh mẽ, người ta có thể cảm thấy trong đó từng khí thế sục sôi, hào hùng. Mọi âm thanh như thúc dục từng người, từng người phải thật mạnh mẽ, sống kiêu ngạo, và đấu tranh hết sức mình... Thực sự là một âm luật mới mẻ, khiến mọi người xung quanh đều im ắng lạ thường.
Tiếng Nhạc vừa dứt, tiếng vỗ tay khen hay vang lên bốn phía. Mọi người ở gần đều tiến đến khen hay và hỏi tên tuổi Nguyệt Nhi cũng như khúc nhạc này tên gì. Nguyệt Nhi dĩ nhiên không muốn cho họ tên mình, chỉ nói ra tên bản nhạc. Đột nhiên, một vị công tử dáng người cao 1m8, một thân cẩm phục màu bạc, khuôn mặt trắng trẻo thư sinh, từ đâu rẽ qua làn người tiến đến, chắp tay thi lễ:
- Thỉnh cô nương dừng bước, tại hạ xin hỏi cô nương, bản nhạc vừa rồi cô nương đàn tên là gì? Tại hạ có thể xin được chỉ giáo thêm về âm luật của nó không?
Nguyệt Nhi đang định bước đi, nghe vậy dừng lại. Quan sát người này, có vẻ là thư sinh, ánh mắt toát lên ý cười:
- Điều này có gì khó đâu. Nếu công tử muốn ta sẽ cho công tử bản thảo của nó. Có điều- Nguyệt Nhi nở nụ cười- Công tử phải trả tiền mua nó!
Mấy người xung quanh bắt đầu bàn tán:
- Xời, tưởng là tiên nữ, hoàng hoa khuê nữ giỏi giang nào chứ mà lại mang nghệ thuật ra buôn bán trao đổi, mất hết phong phạm.
Một số người bắt đầu rời đi
Nguyệt Nhi không thấy có gì cả, không để ý nói tiếp:
- Thế nào? Công tử đây có đồng ý thì ta viết cho. Không thì thôi.
Công tử nào đó cười cười, ánh mắt sáng rực nhìn Nguyệt Nhi, nụ cười sang sảng hào phóng:
- Thật không ngờ cô nương cũng rất sảng khoái. Ta thích những người như vậy!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro