7.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cô Trang mỉm cười đầy ý vị, cất giọng trêu chọc hỏi :

"Ồ, nuôi bé nào mà thấy vui hả Nam?"

Lúc Lý Đế Nỗ nhận thức được mà để ý đến ánh mắt không bình thường của cô Trang, mất tự nhiên cười một cái, sau đó tỏ rõ sự vô cùng bình thường của mình thông qua hành động nhìn đồng hồ :

"Cháu đến giờ đi có việc rồi, nên gửi Minh đây nhờ cô để ý"

Anh không nhận ra lời nói của mình bất hợp lí đến nhường nào.

Cô Trang bật cười hỏi lại, "Minh thì làm sao phải trông, nó lớn rồi mà"

"Xểnh ra một lúc không khéo lại chạy đi đâu cô ạ"
Lý Đế Nỗ đứng dậy, lần này chẳng còn thấy gượng gạo như chột dạ nữa, trả lời như một điều hiển nhiên.

"Với cả, vẫn là trẻ con mà cô"

Tiến lại gần chỗ La Tại Dân, xoa rối đầu cậu một cái, "Tôi đi thị trấn có chút việc, cậu ở đây chơi, đến giờ sang nhà nấu cơm đợi tôi về"

La Tại Dân thấy có chút không đúng, mà có chỗ nào không đúng, Lý Đế Nỗ đã giúp cậu nhiều việc thế chẳng nhẽ một bữa cơm cậu cũng không nấu được, cậu gật đầu lia lịa, chú tâm hoàn thiện công việc trước mặt, hoàn toàn chẳng để tâm đến ánh mắt bất thường của người kia.

Người vừa rời khỏi cô Trang đã gọi :
"Minh"

"Dạ?"

"Lại đây"

La Tại Dân ngoan ngoãn nghe lời, tự lại rót cho mình một cốc nước, "Sao ạ?"

"Mày cảm thấy có gì lạ không Minh?"

Cậu nghi hoặc hỏi lại, "Lạ là lạ cái gì ạ?"

Cô Trang phẩy phẩy cây quạt trên tay, âm lượng giảm đi vài phần, trên mặt có nét trêu chọc, "Nam hình như có ý với mày đấy Minh ạ"

Sững sờ đến vài giây, tai bắt đầu nóng lên, cậu ngồi xuống, uống thêm ngụm nước, mặt cứ râm ran khó chịu, "Làm gì có chuyện đó cô"

Chiếc quạt trên tay vẫn theo nhịp đều đều, cô Trang chỉ cười không nói gì nữa. Người sống lâu năm hơn chung quy vẫn là kinh nghiệm sống phong phú hơn, chuyện gì thấu cứ thấu, hà tất phải lí giải cho mấy đứa ngốc này.










Lý Đế Nỗ vừa từ thị trấn trở về đầu thôn đã thấy các bác hàng xóm cầm chủi xua đuổi một cô gái ăn bận hoàn toàn khác biệt với mấy con người ở đây, một thân hàng hiệu nhưng phối đồ không thấm được, đỏng đảnh hất tóc, là kiểu học đòi làm sang điển hình.

"Cút"

Ông Đăng lên tiếng đuổi thô, không thèm để ý phép tắc lịch sự hay sự coi trọng. Anh xuống khỏi xe máy, đứng sang bên nhìn cô gái kia hậm hực bước đi trong nhục nhã, quay sang hỏi bác gái bên cạnh.

"Có chuyện gì đây hả bác?"

Bác gái với câu trả lời mang vài phần tức giận chưa nguôi, dằn mạnh cây chủi trong tay xuống đất, đay nghiến nói, "Bồ bố thằng Bơ, loại mặt dày trơ trẽn đến nói với thằng bé chỉ mới có năm tuổi đầu mấy câu không biết nhục"

Lý Đế Nỗ cảm ơn, vội leo lên xe đi thẳng đến nhà cô Trang.

La Tại Dân nhìn người bà bất lực dỗ đứa cháu nói ra những lời tủi thân, "Mẹ nó, nó làm khổ con tao rồi cũng không để cháu tao yên"

Từng lời nức nở của Bơ như mũi tên, ghim vào trái tim vốn chẳng lành lặn của La Tại Dân, "Cô ấy nói bố chẳng cần cháu nữa, bố có em bé khác với cô ấy rồi"

Táng tận lương tâm, vốn dĩ chuyện làm người xen vào đã là một sự suy đồi đạo đức, thế mà vẫn chẳng thỏa mãn cái lòng dạ xấu xa kia, nỡ khiến cho tâm hồn non nớt của một đứa trẻ chịu một đả kích mà nó còn chưa hiểu rõ khái niệm người thứ ba là gì.

Cậu im lặng, hình ảnh bố dứt khoát ôm hành lí bước đi mà cậu chưa từng quên đi hiện ra trước mắt, sống động đến nỗi từng chi tiết lúc ông soạn đồ đạc trong lúc mẹ cậu đi vắng chẳng liếc mắt đến cậu khi ấy tò mò bố làm vậy để làm gì, cho đến khi bước ra khỏi cửa rồi khuất dạng mất cũng không một lần ngoảnh lại nhìn đứa con trai ruột thịt của mình lấy một lần.




La Tại Dân không còn là đứa bé nữa, không thể vừa lúc vết thương tái phát lại bật khóc, chỉ có thể một mình nhịn đau không làm ảnh hưởng đến người khác. À mà cậu nhóc này đã bao giờ làm đứa bé vô lo vô tư mà được bật khóc đâu?

Đi ra cửa, vừa hay đụng phải Lý Đế Nỗ đang chạy vào ngõ, cậu vô thức sờ đầu mũi, ánh mắt lảng tránh cười cười, "Ừm, anh về rồi à... Tôi chưa có nấu cơm"

Lý Đế Nỗ không nói gì, chỉ ngày một đến dần. Càng gần, La Tại Dân lại càng cúi đầu xuống thấp hơn, ngón trỏ gãi gãi sống mũi đã cay xè. Lạ thật, bao nhiêu năm như thế, cái vết thương này có bao giờ khiến cậu muốn khóc đâu.

Phải chăng thời gian này nghe lời Lý Đế Nỗ chiều chuộng cảm xúc quá, bây giờ đến tuyến lệ cũng chẳng nghe lời nữa rồi.

Có Lý Đế Nỗ La Tại Dân mới muốn khóc thôi.



Nếu La Tại Dân vì vết thương ấy tái phát mà đau buồn, Lý Đế Nỗ lại vì dáng vẻ ấy của La Tại Dân mà đau lòng.

Dáng vẻ chật vật của đứa trẻ gồng mình trưởng thành khi bị dồn vào đường cùng.

"Dân"

Lý Đế Nỗ gọi một tiếng, La Tại Dân không đáp.

"Tại Dân"

Lý Đế Nỗ gọi hai tiếng, lúc này đã ở ngay sát trước mắt La Tại Dân.

Lần này, Lý Đế Nỗ nhìn rõ La Tại Dân rồi, La Tại Dân mũi đỏ ửng, nghèn nghẹn kêu :

"Anh ơi"

Chữ cuối chưa dừng hẳn, La Tại Dân đã ở trong lòng Lý Đế Nỗ, rồi hai chữ, hai chữ mà cả cuộc đời này Tại Dân sẽ chẳng bao giờ quên đi.

"Anh đây".

...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro