1. Daily life

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trời lạnh thật! Giờ là giữa đông. Tôi cuốn mình trong cái chăn to oành của dì Marry, thực tình không hề muốn dạy. Hôm nay là thứ bảy, nghĩa là chỉ cần đên nhà bà Chu lúc mười giờ. Nó đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải trông nhà cho dì Marry đến tận chín giờ rưỡi. Tóm lại, giờ thì tôi vẫn phải lết xuống nhà, làm đồ ăn sáng, đưa nhóc Nick qua hội ‘Những chú cừu vui vẻ’. Sau đó thì bắt tay vào việc dệt áo (vừa trông nhà) đến khi dì Marry đi đưa báo về thì bắt xe buýt lên nhà bà Chu.

Lặp lại chuỗi công việc cuối tuần vui vẻ!

Sàn nhà như nước đá, chỉ vừa chạm ngón chân xuống mà đã buốt tới xương. Tôi quấn hết mền vào người, nhón nhón đi tìm đôi dép nhựa. Sáu giờ sáng, ngoài trời còn tối, hình như còn có tuyết lất phất rơi. Sương làm mờ mấy tấm kính, làm mờ luôn ánh đèn điện hắt vào phòng. Ngày của tôi bắt đầu.

Đầu tiên sẽ đi bật máy sưởi, sau đó phải rửa đi cái mặt ngái ngủ này. Tiếp đó thì thay ngay cái áo ngủ rộng rinh bằng cáo áo long dầy cộm mà tôi mua được từ chợ cũ. Dọn dẹp giường ngủ xong thì đu xuống nhà, lấy bánh mì trong tủ lạnh ra nướng lại, chiên một ít trứng cho Nick và lấy hộp bơ ra ngoài cho mềm bơ. Đợi đến sáu giờ bốn lăm lại lội lên lầu đánh thức Nick dạy, rồi gôm đồ dơ của cả nhà cho vào máy giặt. Vì đang là trời đông nên không cần tưới cây cho bà Chelsea, điều đó khiến tôi mất đi cơ hội cho lũ chim trên nóc ăn bánh mì. Đến bảy giờ thì xuống nhà, lau dọn phòng khách dùm dì Marry. Bà Chelsea đang đến nhà bạn chơi ở California nên khỏi phải pha trà cho bà. Tôi nhai đại mấy lác bánh mì cùng lúc liếc qua mấy tờ báo.

Hôm nay là 22 tháng 12. Nghĩa là chỉ còn hai ngày nữa để đến Noel. Hèn chi trời trở lạnh buốt.

Ngoài trời tuyết vẫn lất phất. Vài người đi đường hướng mắt xuống mặt đất trắng xóa. Không biết họ có nhận ra gần kề Noel đến thế nào rồi không. Nước trên đường hóa bang, trông có vẻ trơn trượt. Cây thông trong nhà vẫn còn nhâp nháy đèn, phà hơi ấm ít ỏi về phía tôi đứng.

Bỗng nhiên tôi thấy nhớ bố.

Mọi năm, khi còn mẹ, bố sẽ dùng máy ảnh mà chụp ảnh hai mẹ con từ ngày 20 cho đến qua đêm Giáng Sinh, chụp lại những tấm ảnh kỉ niệm. Bố sẽ đích thân là người vẽ trang trí lên hai khoảng tường trống của nhà để làm đẹp không gian hơn. Rồi mẹ sẽ dẫn tôi đi mua gà tây, cho dù cái món đó ăn ngán chết đi được. Nhưng dù sao thì không khí vẫn ấm áp và tràn đầy tiếng cười.

Giờ thì, bố đang làm gì tại Việt Nam?

Tính đến giờ thì tôi đến Mĩ đã gần ba tháng. Mọi muộn phiền cũng qua rồi, tôi không muốn nhắc đến những kí ức không đẹp đó nữa. Nhưng bố vẫn không thể đứng lên. Bố nhớ mẹ. Hình ảnh bà cứ ngập tràng trong tâm trí ông. Tôi từng hét lên với bố là người phụ nữ ấy không còn nữa, người mà bố và tôi từng yêu thương rất nhiều ấy đã chết rất lâu về trước rồi, chứ không phải các đây bốn tháng. Còn người đem toàn bộ gia sản lên bàn đấu giá ấy không phải là vợ ông, không phải là mẹ tôi, đó chỉ là một cái xác bị lu mờ vì thuốc phiện và rượu chè. Người đàn bà ấy giết chết mẹ tôi rồi, giết chết rất lâu rồi.

Nhưng bố, ông không thể bước qua một ngày mà không có bà.

Được rồi, coi như là tôi mồ côi hết đi. Mẹ mất, bố sống trong trại tâm thần. Thật ra thì chuyện bố bị bắt vào bệnh viện tôi vừa mới biết vào tháng trước. Dì Marry thông báo cho tôi sau khi nghe điện báo từ đâu đâu về. Mém chút nữa tôi phải chạy về nước. Nhưng may mà có mấy giấy tờ gì đó của bạn dì Marry nên nước Mĩ này lại tiếp tục nhận nuôi tôi và những tật xấu của tôi.

Có cái gì đó ướt ướt ở mắt, đã bảo là không được khóc khi nghĩ về bố mà!

‘Lim ơi, áo khoác hình panda của em đâuuuuuu?’-là Nick đánh thức tôi ra khỏi dòng suy nghĩ, thằng nhóc không thể bắt đầu một ngày mà không có áo khoác panda. Đó là một đứa trẻ dễ thương nhưng cũng rất to mồm. Là đứa nhóc có thể ăn một lúc năm miếng pancake và nuốt chửng một quả dâu, là đứa nhóc bảy tuổi khóc nhè vì không biết làm tính chia; là đứa nhóc phải coi hoạt hình trước giờ đi ngủ bằng không sẽ la lên ầm ĩ. Nhưng đó cũng là tên nhóc biết tự mặc quần áo và chuẩn bị cặp đi học cũng như biết làm món trứng hấp mà không cần nhờ mẹ cắt hành giùm.

‘Chị treo trên đầu giường em đó!’-tôi vừa kéo áo khoác lên vừa nói. Định bụng chạy lên giúp thằng nhóc nhưng cuối cùng thì phải dắt chiếc xe đạp của Nick ra ngoài để chuẩn bị đi đến hội ‘Những chú cừu vui vẻ’. À, còn phải mang kẹo cho bọn nhóc nữa. Ra tới cửa, tôi thấy dì Marry đi bộ vào nhà.

‘Chưa đến 9h30 mà dì?’ hôm nay tuyết không dày nhưng dì lại đi đưa báo về ngang đường như vậy, chắc có việc gì. Dì cởi vội đôi ủng ướt rồi đặt chúng sang một bên, vội vội vàng vàng chạy đến gần lò sửi.

‘À, hôm nay dì quên mất là dì được nghỉ, chạy đến tiệm rồi mới nhớ là không cần phải đưa báo hôm nay!’ dì hơ tay rồi đặt len mặt, khuôn mặt tái nhợt vì lạnh. Xem ra việc đưa báo sẽ là cái nghề đầu tiên tôi gạc ra khỏi danh sách những việc mình có thể làm để kiếm sống trên đất Mĩ.

‘Dì dùng cacao không, cháu đang định làm cho Nick’, rướn người lên, tôi nhất mấy hũ cacao đặt trên kệ xuống. Nhà bếp cũng nhỏ, mọi thứ được đặt chồng lên nhau là chủ yếu. Dì Marry và bà Chelsea rất thích đóng kệ cao ngất ngưởng vì như thế sẽ tiết kiệm được kha khá chỗ trong căn nhà. Điều nữa là hai người đó đều cao, nên việc đặt những thứ trên cao cũng không quá phiền. Chằng bù cho tôi!

‘Được rồi, cảm ơn cháu! Dì đã nốc hai bình sữa ấm từ hồi sáng rồi. À, hôm nay dì sẽ đưa Nick đi đến hội ‘Những chú báo tinh nghịch’, cũng lâu rồi hai mẹ con không đi dạo cùng nhau’, tôi đặt hai miếng bánh mì lên bàn còn dì Marry thì đi lấy mấy hũ mứt mới mua. Buổi sáng thường ngày chỉ có tôi với Nick ngồi trét bánh mì hoặc cắn táo, hiếm khi có mặt dì Marry vào giờ này. Thời điểm để Nick gặp mẹ mình là từ 8 cho đến 10 giờ tối, khi hai mẹ con vừa ngồi học bài trên gác mái, vừa nhâm nhi một ít đậu phộng.

‘Hội ‘Những chú cừu tinh nghịch’ chứ không phải ‘báo’- tôi cười. Quả thật, mấy cái con vật ấy, phiền lắm!

‘Cừu và báo khác nhau lắm đấy!’-Nick xuống dưới nhà, vươn vai và chỉnh sửa những phát ngôn không chuẩn xác của tôi và dì Marry. Thằng nhóc ấy đang học về việc chọn từ ngữ chuẩn xác để nói vì thế nó rất bực bội khi người khác dùng sai từ.

‘Được rồi, được rồi! Hôm nay mẹ có mua kẹo cho con và các bạn nữa. Con chắc vẫn còn thích chocolate Kitkat chứ nhỉ?’

Thằng nhóc đưa ngón tay cái lên rồi tiếp tục cầm lác bánh mì cho vào miệng. Bữa sáng trôi qua cùng những câu chuyện phiếm, tiếng rè rè của cái máy sưởi và cả tiếng gió đập vào cửa sổ.

‘À, Lim! Bà Chu có dặn cháu hôm nay đến sớm hơn đó. Hôm nay 9h có mặt ở nhà bà ấy!’- dì Marry nói với lại khi dì đẩy Nick cùng cái xe đạp tí hon ra khỏi nhà.

‘Thế…?’

‘Cháu cứ cằm chìa khóa đi theo, chừng nào về thì mở. Dì đưa Nick đi đến tận tối mới về.’

‘Vâng’

Tôi quay lại trong nhà, nhìn kim đồng hồ đang dịch chuyển một cách chậm rãi. Giờ là 7h30. Vẫn còn sớm. Tôi ôm thùng len ra gần cây thông rồi ngồi xuống, cố gắng nhất hai bàn tay tê cứng của mình lê để đan. Tính ra mùa này người ta mua áo len cũng không nhiều, họ thích áo lạnh lông thú hơn. Nhưng bọn trẻ con vẫn là khách hàng cực kì tìm năng. Người lớn vẫn thích con mình mặc những bộ quần áo trong ‘thủ công’ một chút để cho các công chúa nhìn đáng yêu hơn. Dù sao thì tôi cũng chỉ bán được hàng cho những người bạn đưa báo cùng dì Marry. Nhưng thà có người mua còn hơn.

Không phải là tôi đan không đẹp, mấy cái áo màu sắc cũng không đến nỗi và kiểu dáng thì cực kì phù hợp vơi bọn con nít. Vấn đề là, tôi cần một tuần mới hoàn thành xong một cái áo đẹp, thế nên, muốn bán nhiều cũng không được.

Nghĩ miên man, không biết mắt tôi díu lại rồi thiếp đi từ bao giờ. Khi tỉnh lại, tôi chỉ biết há hốc miệng. Đã là 8h45. Thật tình! Không có cái ngủ nào ngon bằng ngủ gật. Nhưng điều tệ hại là, không có cái gì kinh khủng hơn khi mở mắt dậy và bạn trễ giờ.

Ba mươi giây, tôi đá thùng len qua một bên, tắt máy sưởi, dọn nhà bếp.

Sáu mươi giây tiếp theo, tôi phi lên lầu, đóng hết toàn bộ cửa nhà rồi với tay lấy đôi giày.

Rồi một số giây nào đó, tôi đã thấy mình ngồi im trên chuyến xe buýt đến nhà bà Chu. Mà cũng không được gọi là ngồi im nữa, vì cứ được một chút thì tôi lại đứng lên, nói bác tài đi nhanh hơn một chút được không. Như có cái chì ở chỗ ngồi vậy, tôi cứ thấp thòm không yên

Nếu hôm nay mà tôi trễ giờ, thì việc bị trừ tiền lươn tháng này là điều đương nhiên. Bà Chu rất ghét những đứa trễ giờ, đặc biệt là chuyện viên quần áo. Được rồi, tôi lẽ ra phải làm những công việc như chùi bồn cầu hay rửa chén (như lời ba tôi dọa trước khi đến Mĩ) nhưng sau khi tôi buông ra một tràng kiến thức về thời trang này nọ thì bà liền bóc tôi lên một vị trí (nghe thì oai lắm): chuyên viên thời trang. Một số người nói rằng tôi sướng hay này nọ thì tôi nói cho mấy người biết nhá, chuyên viên thời trang bao gồm cả việc pha cà phê, làm tóc (mỗi ngày), chọn quần áo cho ba buổi, chuẩn bị bồn tắm, chuẩn bị xe và cả đi siêu thị. Bà Chu bảo rằng để đàm bảo cho việc mọi lúc đều đẹp thì tôi cần đi theo bà ở những buổi tiệc để khi bà gọi thì có mặt chỉnh sửa. Và bà Chu một lần đi tiệc cần ít nhất ba bộ đầm, hai lần làm tóc. Nói tóm lại, tôi giống cái lược, khi cần làm đẹp thì lôi ra.

Nhưng phải công nhận là bà rất đẹp. Một người phụ nữ ở độ tuổi năm mươi lăm mà da dẻ vẫn căng mọng lên, ai như tôi. Từ lúc sang Mĩ đên giờ thì người tôi khô như con tép, trông chả có sức sống gì cả. Phần vì trời lạnh, phần vì tôi cứ luẩn quẩn với mấy cái chuyện không đâu nên riết cũng quên mất mình cần phải chăm sóc cho mình.

Mà thật ra, điều khiến tôi muốn làm việc với bà, ngay cả khi không có cái thỏa thuận gì đó giữa mẹ tôi và chồng bà, đó là căn nhà của bà chứa rất rất nhiều sách. Sách và quần áo, tôi có thể sống trong một thế giới chỉ có hai thứ đó thôi.

Xe dừng lại. Tôi chạy bán sống bán chết đến căn biệt thự rộng cỡ đâu bằng một cái công viên. Hai bên của lối dẫn vào biệt thự được trồng toàn là hoa hồng. Nhưng mùa này thì không có hoa để ngấm, tôi chạy càng nhanh vào cổng biệt thự.

Khác với mọi khi, hôm nay cửa đã mở sẵn, chắc trong nhà đón khách. Tôi vừa vào trong sân thì đã thấy biết bao nhiêu người chạy ngược xuôi để chuẩn bị nhà cửa. Rồi, có tiệc rồi. Hèn chi tôi phải đi sớm!

‘Chị Lim ơi, nhanh nhanh lên, bà Chu đang tìm chị kìa’-cô bé Lyly hớt hải chạy về phía tôi. Thế là rõ, tôi sắp bị trừ tiền lương đến nơi rồi. Chạy xồng xộc lên lầu một, tôi nhào thẳng vào phòng phục trang.

‘Bên này’-giọng bà Chu vọng lên bên thư phòng.

‘Vâng, con đến rồi!’-tôi khép nép đi vào cứ như người mất hồn. Vậy là bà đã thay quần áo xong. Tuy giờ chỉ mới 9h15 nhưng tôi cứ ngỡ là đã giữa trưa tới nơi rồi.

‘Đây là cô bé ta nói với con!’-bà giơ tay về phía tôi, như muốn giới thiệu tôi cho một người nào đó. Đến giờ thì đầu óc mới tỉnh ra một chút, tôi phát hiện ra có một kẻ thứ ba đang ở trong phòng. Hắn bắt chéo chân trên ghế dài, mặc quần đùi, hai tay cằm sách, mắt dán cứng ngắt vào những tờ giấy ngả màu. Tôi nhìn lại bà Chu, bà chỉ đang mặc một chiếc áo ngủ đơn giản, vẫn chưa trang điểm hay làm tóc. Rõ là tôi vẫn còn việc để làm.

Ngay lúc đó, tên lạ mặt ngồi song dậy, gấp sách lại, đi về phía tôi. Mắt hắn liếc từ đầu đến chân tôi, dò xét. Cuối cùng thì đánh một hơn thở dài, nhướn mày.

‘Thật tình, mẹ không tìm được chuyên viên nào khá hơn cái chồi lông gà này sao? Con tưởng phải là Paris-er chứ?!’-chất giọng trầm, nhưng sắc thép ấy cứa ngang tai tôi. Chổi lông gà sao? Đúng là tóc tôi vốn xoăn và dài, nhưng chưa ai bảo là chổi lông gà cả.

‘Tôi không phải Paris-er nhưng cũng chẳng phải chổi lông gà!’- tôi ngước mắt lên, nói thờ ơ, đấu nhãn với tên đối diện. Hắn khẽ thở dài rồi bước qua người tôi, cười khẩy rồi ra khỏi phòng.

Cơ mặt giãn ra, tôi quay lại với bà Chu. Bà cũng thở dài, đứng lên khẽ đặt tay lên tráng.

‘Con với cái…!’-rồi bà đi về phòng phục trang.

Khoang đã, nếu thế thì…cái tên tôi mới gặp được là một trong hai quý tử nhà họ Chu sao?

Chu Mặc Nghiêm?

Chu Mặc Song?

Mà dù là tên nào thì hắn vẫn là đồ bất lịch sự.  Hậm hực, bức bối, tôi lảm nhảm bước ra khỏi phòng. Điều duy nhất vẫn nghĩ tới là tiền lương…tiền lương không bị trừ!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro