- Phép tắc 38: DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dương đông kích tây cũng là trí tuệ mà loài sói thường dùng. Vận dụng kế dương đông kích tây trong kinh doanh cũng rất quan trọng.

Dương đông kích tây có nghĩa là tạo tình huống tấn công giả giống y như thật để bất ngờ tiêu diệt sinh lực địch. Tức là chiến lược thoắt đông thoắt tây, khi đánh khi lui, khiến cho kẻ địch có những phán đoán sai lầm, sau đó, thừa cơ tiêu diệt địch. Để chỉ huy của đối phương bị rối loạn, cần phải có hành động linh hoạt, cơ động, không định tấn công trận A nhưng lại giả vờ như tấn công; quyết định tấn công trận B nhưng lại không lộ ra bất cứ dấu hiệu nào là sẽ tấn công. Tựa như có thể nhưng lại không làm, tựa như không thể nhưng lại làm, kẻ địch sẽ không cách nào đoán được ý đồ của chúng ta. Chúng sẽ bị những hiện tượng giả làm mờ mắt và đưa ra những phán đoán sai lầm.

Dùng kế này chắc chắn sẽ chiến thắng. Nếu chỉ huy của đối phương bình tĩnh, nhìn rõ được mưu kế thì kế này không thể phát huy được tác dụng. Quân Khăn Vàng trúng kế giả vờ tấn công phía Tây Nam của Lý Tuyển nên mất Uyển Thành (nay là Nam Dương, Hà Nam). Trong khi đó, Chu Á Phu lại không hoảng loạn khi gặp biến cố, nhận rõ được âm mưu của địch. Quân Ngô giả vờ tấn công ở phía Đông Nam, Chu Á Phu lại ra lệnh tăng cường phòng thủ ở hướng Tây Bắc. Khi chủ lực của quân Ngô tiến vào Tây Bắc, Chu Á Phu đã có chuẩn bị từ trước, nên quân Ngô tấn công không thành, buộc phải lui quân. Kế dương đông kích tây từ lâu đã được các nhà quân sự ở các triều đại hiểu rõ và vận dụng. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải đánh giá thật kỹ tình hình của địch. Phương pháp tuy là một nhưng lại có thể biến hóa vô cùng.

Thời Đông Hán, Ban Siêu đi sứ sang Tây Vực. Mục đích là đoàn kết các nước ở Tây Vực lại để cùng chống quân Hung Nô. Để tiện cho các nước Tây Vực cùng chung sức chống quân Hung Nô, điều đầu tiên cần làm là mở con đường Nam Bắc. Nước Sa Xa nằm ở ven phía Tây của đại mạc đã xúi giục các nước nhỏ xung quanh quy phục Hung Nô. Ban Siêu quyết định dẹp Sa Xa trước. Vua nước Sa Xa lại đi nhờ nước Khâu Từ giúp đỡ. Vua nước Khâu Từ bèn dẫn theo năm vạn binh mã đến cứu viện cho nước Sa Xa. Ban Siêu kết hợp với nước Điền Đẳng, binh lực chỉ có hai vạn năm ngàn người. Địch đông ta ít, khó có thể chiến thắng bằng sức mạnh, cần phải sử dụng mưu trí. Ban Siêu bèn lập ra kế dương đông kích tây để dụ địch. Ông sai người tung ra những lời bàn tán bất mãn đối với mình trong binh lính, tạo hiện tượng giả là không thể đánh thắng Khâu Từ và phải rút lui. Đặc biệt là ông cố ý cho tù binh của nước Sa Xa nghe rõ. Chiều hôm đó, Ban Siêu lệnh cho quân của Điền Đẳng rút quân về hướng Đông, còn ông thì dẫn quân lui về hướng Tây. Bề ngoài thì tỏ ra rất hỗn loạn, lại cố ý để cho tù binh thừa cơ chạy thoát. Sau khi tù binh trở về doanh trại của nước Sa Xa, chúng vội vàng báo tin quân Hán đang rút lui trong hoảng loạn. Vua Khâu Từ vui mừng, tưởng là Ban Siêu đã sợ mình nên trốn chạy nên muốn nhân cơ hội này truy sát Ban Siêu. Vua Khâu Từ lập tức hạ lệnh chia quân thành hai đường, truy kích kẻ địch. Ông đích thân dẫn theo một vạn tinh binh đến phía Tây để truy sát Ban Siêu. Ban Siêu đã có định liệu trước, ông nhân lúc trời tối để lui về sau mười dặm. Đây là nơi ẩn nấp của quân sĩ. Vua Khâu Từ háo thắng, dẫn quân chạy qua nơi này. Ban Siêu lập tức tập hợp binh mã kết hợp với quân của Điền Đẳng đã hẹn trước ở hướng Đông, nhanh chóng trở về giết Sa Xa. Quân của Ban Siêu như từ trên trời giáng xuống nên quân Sa Xa không kịp đề phòng nên nhanh chóng thất thủ. Vua Sa Xa hồn vía lên mây, định trốn chạy nhưng không kịp, đành phải đầu hàng. Quân của Khâu Từ hăng hái đuổi theo suốt đêm, nhưng vẫn không thấy tung tích của Ban Siêu đâu, đến khi nghe tin Sa Xa bị thôn tính, tổn thất rất nặng nề thì đã muộn, đành phải thu tàn binh trở về nước.

Dương đông kích tây cũng là kế thường dùng của các nhà quân sự hiện đại.

Tháng 6 năm 1947, quân dã chiến dự bị Tấn Ký Lỗ nhận mệnh lệnh của trung ương Đảng, quyết định chiến lược phản công. Nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là đột phá vùng hiểm yếu Hoàng Hà, thẳng tiến lên Đại Biệt Sơn. Căn cứ vào tình hình phòng thủ của Quốc Dân Đảng, Đặng Tiểu Bình chọn địa điểm vượt sông là ở đoạn giữa trấn Thương Thu phía tây Sơn Đông đến Lâm Bộc Tập, dài 150km. Đoạn này có địa thế hiểm yếu, sông rộng, nước sâu. Tưởng Giới Thạch xem nơi đây là bức bình phong thiên nhiên, tuyên bố nơi đây có thể chặn được 40 vạn quân. Vì vậy, lực lượng phòng thủ nơi đây khá mỏng. Trận này rất hệ trọng. Đặng Tiểu Bình cho rằng cho dù ở đoạn vượt sông, lực lượng địch phòng thủ khá mỏng nhưng điều kiện tự nhiên vẫn rất bất lợi cho ta. Nếu không có phương án điều động thì chắc chắn sẽ gây ra thương vong lớn. Thông qua sự nghiên cứu tỉ mỉ của Lưu Bá Thừa và lắng nghe ý kiến của số đông quan binh, trong đầu của Đặng Tiểu Bình đã hình thành một phương án vượt sông dương đông kích tây. Tối ngày 30 tháng 6, trên mặt nước gần bờ bắc sông Hoàng Hà xuất hiện một đội quân vượt sông đầu đội mũ sắt đang chầm chậm di chuyển về bờ nam. Sau khi lính canh của Quốc Dân Đảng ở bờ nam phát hiện được, họ liền báo cáo lên sư bộ. Chỉ huy của Quốc Dân Đảng lập tức ra lệnh cho bộ đội chủ lực và điều động hỏa lực tập kết đến đoạn sông này, với mệnh lệnh: "Chờ cho quân của Đảng Cộng Sản đến gần mới nã pháo, phải tiêu diệt toàn bộ quân của Đảng Cộng Sản tại sông Hoàng Hà." Đội quân vượt sông chầm chậm di chuyển đến giữa sông. Lúc này, chỉ huy địch hạ lệnh, súng, pháo đồng loạt bắn xuống sông Hoàng Hà. Nước sông lập tức bắn vọt lên, những nón sắt bị vỡ ra. Thực ra, đội quân này là đội quân giả được làm từ nón sắt, hồ lô theo kế của Đặng Tiểu Bình. Mục đích là để gây sự chú ý của địch. Quân chủ lực thật đã ẩn nấp ở bến phà, chuẩn bị vượt sông. Đặng Tiểu Bình thấy quân địch đã mắc mưu, liền lệnh cho quân hành động theo kế hoạch. Đúng 12 giờ khuya, quân của Đảng Cộng Sản đột nhiên nổ pháo ở cách nơi bộ đội giả qua sông khoảng mấy mươi kilomet. Tiếng nổ rền vang chấn động cả đêm khuya. Bờ bên kia sống Hoàng Hà lập tức biến thành biển lửa. Mấy trăm chiếc thuyền mộc đã được giấu sẵn trong các bụi lau sậy đồng loạt ra sông. Kẻ địch ở bờ bên kia như người mới tỉnh mộng, chúng hoảng hốt bắn trả lại. Nhờ vậy, chỉ trong một đêm, bốn đội quân chủ lực với hơn 12 vạn người của Lưu, Đặng đã đột phá được nơi hiểm yếu ở sông Hoàng Hà. Từ đó, mở ra một chiến lược phản công của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Dương đông kích tây là kết tinh của tri thức, trí tuệ và năng lực của nhân loại. Nó không những được vận dụng rộng rãi trong quân sự mà còn rất được coi trọng trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, thể dục, những việc hàng ngày...

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển động, đặc biệt là trong việc quản lý kinh doanh, nghiên cứu, noi theo và vận dụng hợp lý binh pháp cổ đại đã là một hiện tượng rất phổ biến. Cuối thế kỷ 20, Nhật Bản và "Tứ Tiểu Long" của Châu Á đã vận dụng "tam thập lục kế" vào trong hoạt động kinh doanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã đạt được một bước nhảy vọt trong kinh tế khiến cho khắp thế giới đều kinh ngạc. Khi nền kinh tế toàn cầu bước vào thời đại kinh tế tri thức đa phần đều sử dụng phần mềm và công nghệ thông tin, kế dương đông kích tây càng được thương gia tôn sùng.

Trong công việc, dương đông kích tây cũng là một sách lược tuyệt diệu. Ví dụ, khi tìm việc thì bạn không thể bộc lộ tình hình mình không được tuyển dụng. Bạn cũng không thể bộc lộ ý đồ muốn thăng chức của mình với đồng nghiệp. Nếu không, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi.

Hiện nay, những hiện tượng như chủ nghĩa bình quân, phân biệt đối xử trong cơ quan nhà nước không thể loại trừ trong chốc lát được. Khi làm việc trong cơ quan nhà nước, Giang Mỗ làm gì cũng hết mình, luôn muốn có được thành tích tốt. Có người hỏi ông: người khác đều không tích cực, hoặc ăn không ngồi rồi, tại sao ông lại làm việc cần mẫn như thế? Ông nói: người như tôi không có ai đỡ đầu, không có tiền làm hậu thuẫn, lại có rất nhiều cán bộ trẻ, chỉ có làm việc thật tốt thì mới được lãnh đạo cất nhắc. Nhìn thoáng qua, câu nói của Giang Mỗ không có gì sai nhưng nếu phân tích tỉ mỉ thì lại sai. Vì câu trả lời của Giang Mỗ đã bộc lộ mục đích là muốn được lãnh đạo cất nhắc. Thế là, có người đã lợi dụng điều đó để rêu rao rằng ông thích chơi trội, hám công to... Một đồn mười, mười đồn một trăm, hình tượng của Giang Mỗ và thành tích của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau đó, một vị lãnh đạo lão thành đã thật lòng chỉ ra khuyết điểm của ông: cùng một lời nói nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau. Ví dụ, việc trả giá khi mua quần áo, anh tiếp tục hạ giá, chủ tiệm thì nói là không thể hạ thêm được nữa, anh bèn bỏ đi. Chủ tiệm thường sẽ gọi lại và đồng ý với giá cả anh đưa ra. Cũng giống như vậy, trong công sở, một số người luôn gắn với câu nói "không muốn thăng chức, không muốn phát tài", thường là những người coi trọng lợi ích cá nhân. Từ đó, Giang Mỗ hướng mục đích làm việc tích cực của mình là vì trách nhiệm, vì sự nghiệp. Một năm sau, kết quả đúng như vị lãnh đạo lão thành nói, Giang Mỗ được cấp trên cất nhắc, được đề bạt, trọng dụng.

Thương trường như chiến trường, việc mua bán giống như việc dụng binh. Mọi hoạt động kinh doanh của thương nghiệp, nhìn bề ngoài thì giống như một hoạt động kinh doanh trao đổi sản phẩm nhưng nhìn từ bản chất, nó là sự đấu trí giữa người và người.

Galanz "quét sạch" lò vi sóng của Mỹ

Thị trường lò vi sóng vào năm 2000, đang lúc LG và Galanz cạnh tranh gay gắt thì một tập đoàn của Mỹ cùng ở Thuận Đức lại nhảy vào thị trường lò vi sóng. Thị trường năm ấy, hàng của Mỹ đã chiếm hết 9,45% thị trường lò vi sóng. Đứng trước sự khiêu chiến của Mỹ, tập đoàn Galanz vốn có sở trường là háo thắng đâu thể đứng nhìn? Galanz tuyên bố rất nhanh: dùng 2 tỷ đồng để tiêu diệt thị trường máy điều hòa. Tuy Mỹ không phải là bá chủ của thị trường máy điều hòa, nhưng máy điều hòa của Mỹ cũng là một chuyện đáng nói. Dù bạn là ai, khi bạn bị một đối thủ nhắm vào, bạn sẽ khó tránh khỏi tâm lý bị dao động. Máy điều hòa của Galanz chưa từng hưng vượng nhưng dưới sự kiềm hãm của nó, tình hình phát triển của lò vi sóng Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kế dương đông kích tây thường dùng để chống chọi giữa kẻ yếu và kẻ mạnh. Kẻ mạnh thì giỏi đánh trận, cung ứng ngựa giỏi, bày trận để chống đỡ; còn kẻ yếu thì bước đi linh hoạt, tìm thời cơ chiến đấu, thường lấy yếu thắng mạnh.

Lấy việc dụ địch làm mục đích, chủ yếu là điều phối kẻ địch, làm cho kẻ địch phân tâm, sau đó tìm cơ hội để tấn công. Thử nghĩ xem, nếu Galanz cho rằng máy điều hòa của mình có thể nhanh chóng mang lại lợi nhuận còn dùng lò vi sóng để làm nhiễu loạn đối thủ thì chẳng phải là làm trò hề cho thiên hạ sao?

Hành động nhanh chóng, thống nhất. Trong một thời gian có hạn, hoàn thành chiến lược đề ra, tạo thành trạng thái xuất quỷ nhập thần, để đối thủ không phân biệt được thực hư. Đến khi mọi chuyện đã rõ ràng thì chúng ta đã hoàn thành được việc cần làm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh