- Ý THỨC ĐỘC LẬP CỦA SÓI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một nhà sinh vật học khi nghiên cứu bầy sói sống trên cao nguyên Châu Úc đã phát hiện ra mỗi bầy sói đều có bán kính hoạt động 15km. Khi thu nhỏ vòng tròn hoạt động của 3 con sói lên một tờ giấy, người ta còn phát hiện ra một hiện tượng thú vị. Ba hình tròn giao thoa với nhau, khoảng cách này không xa lắm mà cũng không hoàn toàn tiếp xúc với nhau. Bầy sói khi phân định địa bàn, chúng thường để lại một khu vực chung. Vùng giao nhau này sẽ trở thành khu vực tạp giao của chúng. Vùng không tương giao lại giúp chúng giữ được tính độc lập của mình. Khi vòng tròn hoạt động chồng lên nhau, bầy sói sẽ tiêu diệt lẫn nhau; ngược lại, vòng tròn hoạt động cách xa nhau thì bản tính hoang dã của bầy sói sẽ bị thoái hóa.

Một bầy sói lớn nọ có một con sói luôn thích hành động một mình, thích mạo hiểm nhưng lại rất thông minh. Hầu như lần nào hành động, nó cũng bắt được mồi. Một lần nọ, vào ban ngày, nó bạo gan đến mai phục ở nơi con người thả bầy cừu. Thừa lúc người chăn cừu và con chó nghỉ ngơi, nó nhờ sự che chắn của những bụi cỏ và lùm cây để bò đến gần bầy cừu. Chỉ một cú vồ, nó đã chộp được một con cừu và nhanh chóng móc bụng để nuốt chửng phần nội tạng. Trong chớp mắt, cái bụng con sói đã no căng. Con sói bắt đầu bỏ chạy khi con người đến, nhưng nó đã bị bao vây. Lúc này, con sói cong người lại và nôn ra phần thịt cừu mà nó vừa ăn vào để thân nhẹ bớt. Sau đó, nó quay người lại, xông vào bầy cừu một lần nữa. Bầy cừu hoảng sợ chạy tứ tán. Cuối cùng, con sói cũng chạy thoát sau khi đánh lạc hướng sự chú ý của con người và bầy chó. Con sói đầu đàn cũng thường ngầm tỏ thái độ đồng ý với con sói độc lập này. Vì nó không những chia sẻ một phần áp lực khi bắt mồi và đôi lúc, nó còn mang thức ăn về cho bầy.

Trước mỗi trận đấu, con sói đầu đàn luôn phân những nhiệm vụ khác nhau cho từng con sói trong bầy; hoặc là đánh lạc hướng đối phương, hoặc là phục kích, hoặc là tấn công chính diện; hoặc là che chắn. Sự phân công này đều căn cứ vào cá tính của từng con sói. Địa vị của mỗi con sói cũng tùy thuộc vào cá tính của chúng. Mỗi một con sói con khi bắt đầu học tập kỹ năng sinh tồn, chúng luôn được bồi dưỡng cá tính khác với những con khác; và mỗi một cá tính đều là một sức mạnh khác nhau đóng góp cho sự sinh tồn của cả bầy sói.

Peter Clark từng nói: "Sói rất có cá tính. Cũng giống như những nghiên cứu đối với loài người, có con thì luôn giúp đỡ những con khác; có con thì lười nhác; có con thì thích rong chơi khắp nơi; con thì thích không muốn giao thiệp với những con khác. Dù là cùng một bầy, nhưng bạn sẽ thấy những cá tính khác nhau".

Con người cũng như vậy, giữ được ý thức và cá tính độc lập mới có thể làm nên sự nghiệp của chính mình. Che Guevara, người lãnh đạo cách mạng Cu Ba, là một người có tinh thần và cá tính độc lập giống như loài sói. sinh năm 1928 trong một gia đình tư bản kiêm địa chủ tại Rosario, Argentina. Ông từng được giới báo chí phương Tây và Mỹ Latinh ca ngợi là "Robin Hood đỏ", "nhà mạo hiểm lãng mạn".

Thời thơ ấu, Che Guevara sống trong sự giàu có và hưởng thụ. Nhưng sự giàu có về vật chất không ngăn cản ông trở thành một người có ý thức độc lập.

Từ thời thanh niên trở đi, cuộc sống của Guevara có nhiều thay đổi lớn. Cha ông bị phá sản, cuộc sống sung túc của ông cũng kết thúc. Ông buộc phải làm việc để có tiền học trung học và đại học. Nhưng ông không vì vậy mà tự ti, mặc cảm. Ông tìm việc, làm việc với tiêu chí "lao động là vinh quang". Trong thời gian này, ông làm rất nhiều việc. Ông luôn được một sức mạnh chi phối. Sức mạnh đó chính là được độc lập, tự chủ. Ông cần tìm một lý tưởng, một lý tưởng có thể làm cho mình được tự do tự tại. Vì vậy, dấu chân của ông đã in khắp Argentina. Ông đi hết cuộc hành trình này đến cuộc hành trình khác, ăn gió nằm sương. Cuộc hành trình đã hình thành trong ông sự căm thù đối với chế độ áp bức. Dần dần, ông trở thành một nhà giảng đạo, một nhà cách mạng và bắt đầu đi tìm độc lập cho Châu Mỹ Latinh.

Năm 1955, Guevara và Fidel Castro đã có một cuộc gặp gỡ lịch sử và có tính quyết định tại Mexico. Thế là, Guevara tình nguyện tham gia vào nhóm viễn chinh của những người Cu Ba.

Guevara rất yêu cách mạng. Vì cách mạng có thể làm cho ý thức về cái tôi của ông được phát huy. Điều này rất phù hợp với cá tính của ông. Có thể nói, cách mạng là nhu cầu sống của ông. Bẩm sinh ông đã có phẩm chất này, và những gì ông trải qua sau này lại càng làm cho phẩm chất ấy sâu sắc hơn, kiên định hơn. Guevara cũng biết chỉ có cách mạng mới giúp ông giải phóng bản thân mình, không bị nô dịch bởi bất cứ một thứ gì. Nhờ có quá trình cùng kề vai chiến đấu với Fidel Castro, tài năng quân sự của ông mới tỏa sáng và được xem là bậc thầy về chiến tranh du kích.

Sau khi cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi, Castro đã không quên công của Guevara. Tháng 2 năm 1959, chính phủ Cu Ba tuyên bố Guevara là công dân Cu Ba. Sau đó, ông lại được trao danh dự và địa vị cấp cao. Guevara được bổ nhiệm làm trưởng ban nông nghiệp của Viện cải cách ruộng đất, chủ tịch Ngân hàng quốc gia, Bộ trưởng Bộ công nghiệp...

Dù vậy, Guevara vẫn cho rằng cách mạng chưa hoàn thành. Phần lớn các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, kể cả tổ quốc của ông, vẫn còn bị chế độ độc tài thống trị. Năm 1965, Guevara rời khỏi Cu Ba để đi phát động cách mạng rộng khắp Châu Mỹ Latinh. Trước lúc ra đi, Guevara đã để lại cho Fidel Castro một bức thư, trong đó, có một câu: "Cách mạng nếu không thắng lợi thì là tử vong".

Guevara là một người coi nhẹ cái chết. Ông từng nói: "Thời khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người chính là thời khắc anh ta quyết tâm đối mặt với cái chết. Nếu anh ta đã hạ quyết tâm thì anh ta là anh hùng, dù sự nghiệp của anh ta thành bại ra sao".

Cá tính độc lập của Guevara đã làm cho ông trở thành một kẻ mạo hiểm. Ông đi rất nhiều nơi, đặc biệt là Công Gô, đã lưu lại rất nhiều dấu chân của ông. Năm 1964, ông cùng một số người bạn Cu Ba của mình gia nhập vào đội du kích ở Bolivia. Tại đây, ông triển khai cuộc vận động cách mạng. Cuộc vận động này phát triển đến các nước Nam Mỹ và cuốn đến nước Mỹ.

Vì lòng tin của bản thân, Guevara rất nghiêm khắc đối với những yêu cầu của bản thân. Ông tự tay gấp giường chiếu, không cần bất cứ một ai giúp đỡ. Mỗi bữa cơm, ông đều nghiêm khắc tuân thủ quy định, chỉ ăn nửa hộp cá sardine hoặc chia 1/3 miếng thịt dê như mọi người. Số đạn trong ba lô của ông cũng bằng với mọi người. Một lần, khi lội qua sông, ông làm rơi lương khô xuống nước. Thế là, cả ngày hôm ấy ông đã không ăn gì.

Guevara xem thước đo của sự bình đẳng hoặc sự kham khổ như một tín điều, một thứ đã thử vàng để khảo nghiệm xem lòng tin của mình có kiên định hay không.

Sau khi cách mạng ở Bolivia thất bại, ông bị bắt sống. Ông đã đặt mình ra khỏi vòng sinh tử, ông từ chối không trả lời bất cứ điều gì. Trước khi chết, khi người thẩm vấn hỏi ông: "Hiện giờ ông đang nghĩ gì?", Guevara trả lời một cách cứng rắn: "Tôi đang nghĩ, cách mạng là muôn đời bất diệt". Ngày 9 tháng 10 năm 1967, Guevara bị giết. Hoạt động cả đời của ông có thể nói là cuộc đời của một con người kiên cường, không ngừng phấn đấu vì cái tôi hoàn chỉnh. Cuộc đời của ông là quá trình không ngừng đấu tranh, tất cả đều là chiến trường.

Ở những hoàn cảnh khác nhau, ở những thời kì khác nhau, ông đều kiên trì với cái tôi, ông không bao giờ mù quáng theo đuổi một tín ngưỡng nào hoặc nghe theo một lý luận nào, cũng không bao giờ mù quáng phục tùng một người nào.

Ý thức này luôn được bầy sói lưu truyền đời đời và cũng chính là ý thức chủ yếu trong xã hội hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh