Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

Hàng năm, tạp chí Forbes công bố danh sách 400 người Mỹ giàu nhất, The

Elite Forbes 400. Những cá nhân trong danh sách xuất hiện rồi biến mất từ

năm này qua năm khác khi hoàn cảnh cá nhân của họ thay đổi và lĩnh vực

của họ có những bước thăng trầm, nhưng có một số tên tuổi vẫn luôn tồn tại.

Trong số những cá nhân dẫn đầu danh sách trong nhiều năm là những siêu tỉ

phú. Họ là những người tìm thấy sự giàu có từ một sản phẩm nào đó (phần

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 24

mềm hoặc phần cứng máy tính), một dịch vụ (bán lẻ), hoặc nhờ vào khoản

thừa kế may mắn. Trong số top 5 người giàu có nhất luôn có tên trong bản

danh sách, chỉ có duy nhất một người làm giàu nhờ khả năng thấu hiểu đầu

tư. Người đó chính là Warren Buffett.

Đầu những năm 1990, ông đã xếp số một trong bản danh sách. Sau đó một vài

năm, ông dao động giữa vị trí số 1 và số 2 với một chàng trai có tên là Bill

Gates. Thậm chí là tại thời điểm hiện tượng dot.com bùng nổ hồi năm 2000,

khi phần lớn những đại diện cho sự giàu có trong bảng xếp hạng 400 của

Forbes đều vươn lên nhờ sự phát triển hiện tượng trong công nghệ, thì

Buffett, con người luôn vui vẻ lảng tránh bất cứ thứ gì liên quan đến công

nghệ cao, vẫn đứng vững chắc ở vị trí thứ 4. Ông vẫn là cá nhân duy nhất

trong top 5 có "nguồn gốc của sự giàu có'' được xếp vào "thị trường chứng

khoán''. Năm 2004, ông trở lại với vị trí thứ 2.

Năm 1956, Buffett bắt đầu đầu tư với 100 đô la; sau 30 năm, ông sở hữu một

khoản tiền là 25 triệu đô la. Tại thời điểm viết cuốn sách này (giữa năm

2004), giá trị thu nhập ròng cá nhân của ông đã tăng lên 42,9 tỉ đô la, chứng

khoán trong công ty ông đang bán ở mức giá 92.900 đô la một cổ phiếu, và

hàng triệu các nhà đầu tư trên thế giới bám riết lấy từng lời của ông.

Tuy vậy, để thực sự hiểu đầy đủ giá trị của Warren Buffett, chúng ta phải đi xa

hơn tiền bạc, những lời ngợi ca, và danh tiếng.

Khởi nghiệp đầu tư

Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng Tám năm 1930 tại Omaha,

Nebraska. Ông nội ông là chủ một cửa hàng tạp hoá (và từng thuê chàng trai

trẻ Charlie Munger) còn cha ông là một nhà môi giới chứng khoán địa

phương. Từ thời niên thiếu, Warren Buffett đã ham mê những con số đến

mức có thể ghi nhớ dễ dàng các kết quả tính toán. Lên tám tuổi, Buffett bắt

đầu đọc các tác phẩm viết về thị trường chứng khoán của cha mình. 11 tuổi,

Buffett chú ý tìm hiểu bảng niêm yết giá cổ phiếu ở nơi cha ông làm việc.

Những năm tháng thiếu thời của ông đầy sinh động với những cuộc phiêu lưu

kinh doanh, và ông thành công đến nỗi ông nói với cha rằng ông muốn bỏ

qua ''khâu học đại học" để tiến thẳng vào sự nghiệp kinh doanh. Nhưng

cha ông đã từ chối.

Buffett tham dự khoá học kinh doanh tại trường Đại học Nebraska, và trong

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 25

quá trình học, ông đọc một cuốn sách mới về đầu tư của một giáo sư trường

Đại học Columbia có tên là Benjamin Graham. Đó chính là cuốn The Intelligent

Investor (Nhà đầu tư thông minh). Buffett rất tâm đắc với những ý kiến của

Graham, và ông đã dự tuyển vào trường Đại học Columbia để được học tập

trực tiếp với giáo sư Graham. Nhớ lại những tháng ngày đó, Bill Ruane, nay

là Chủ tịch của Sequoia Fund (Quỹ cây tùng) và là bạn cùng lớp với ông kể

rằng đã có một phản ứng hoá học tinh thần xảy ra tức thì giữa Graham và

Buffett, và phần còn lại của lớp học là khán giả đầutiên.

Không lâu sau khi Buffett tốt nghiệp trường Đại học Columbia với tấm bằng

cao học kinh tế, Graham đã mời người cựu sinh viên của mình tham gia công

ty của ông, Công ty Graham-Newman. Suốt hai năm làm việc ở đây, Buffett

thực sự bị lôi cuốn bởi phương pháp đầu tư của người thầy thông thái. (Đọc

Chương 2 để biết một cuộc tranh luận đầy đủ về triết lí kinh doanh của

Graham).

Năm 1956, Graham - Newman giải thể vì Graham lúc ấy đã 61 tuổi. Ông quyết

định nghỉ hưu. Buffett lại quay về Omaha. Với những kiến thức lĩnh hội được

từ Graham cùng sự hỗ trợ tài chính của gia đình và bạn bè, cộng với 100 đô la

của chính mình, Buffett khai trương Công ty hợp danh đầu tư trách nhiệm

hữu hạn. Lúc đó, ông mới 25 tuổi.

Công ty hợp danh đầu tư TNHH Buffett

Công ty hợp danh đầu tư khởi sự với bảy hội viên trách nhiệm hữu hạn

cùng đóng góp được 105000 đô la. Các hội viên TNHHhàng năm nhận được

6% trên vốn đầu tư của họ và 75% doanh lợi vượt mức vừa kể. Còn Buffett

người chịu trách nhiệm chung nắm quyền kiểm soát đầu tư ở quỹ hợp danh

chỉ nhận được 25%khoản doanh lợi vượt mức này.Hơn 13năm sau,Buffett

tích lũy được khoản tiền bằng số vốn ban đầu nhân với tỷ lệ kép hàng năm

29,5%. Đó không phải là một kết quả dễ đạt được. Mặc dù chỉ số công

nghiệp trung bình Dow Jones giảm giá trong năm năm khác nhau của giai

đoạn 13năm đó, công tyhợpdanh Buffett vẫn không hề đi xuống.Thực tế,

Buffett bắt đầu thành lập công ty với tham vọng vượt qua chỉ số Dow Jones

mỗi năm 10 điểm. Và ông đã vượt qua chỉ số này không chỉ là 10 mà là 20

điểm mỗi năm!

Khi uy tín của Buffett tăng lên, nhiều người tới hỏi ông cách quản lý tiền.

Trong thời gian điều hành công ty hợp danh này, Buffett đầu tư nắm quyền

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 26

kiểm soát một số công ty công và tư nhân. Năm 1962, ông bắt đầu mua cổ

phiếu của một công ty dệt may đang èo uột là Berkshire Hathaway.

Cùng năm 1962, Buffett chuyển văn phòng công ty hợp danh từ quê nhà ông

tới Kiewit Plaza tại Omaha, chính là trụ sở văn phòng cho tới tận ngày hôm

nay. Năm tiếp theo, ông có một vụ đầu tư gây choáng váng dư luận.

Một vụ bê bối có liên quan tới một trong những khách hàng làm huỷ hoại

danh tiếng của American Express khiến cổ phiếu của hãng rớt giá từ 65 đô la

xuống còn 35 đô la chỉ trong vòng một đêm. Buffett đã áp dụng rất tốt bài học

của Ben Graham: Khi cổ phiếu của một công ty lớn đang bán dưới mức giá trị

thực của nó, hãy hành động thật quyết đoán. Buffett có một quyết định đầy

táo bạo: Dùng 40% tổng số tài sản của công ty hợp danh, 13 triệu đô la, để

mua cổ phiếu của American Express. Hơn hai năm sau, cổ phiếu đó tăng giá

lên gấp ba lần, và các thành viên hợp tác thu được lợi nhuận ròng 20 triệu đô

la. Đó là Graham đích thực – Buffett đích thực.

Năm 1965, tài sản của công ty hợp danh đã tăng lên 26 triệu đô la. Bốn năm

sau, với lý do thấy thị trường có tính chất đầu cơ cao và những giá trị thực

đang ngày càng khan hiếm, Buffett quyết định chấm dứt Công ty hợp danh

đầu tư.

Khi công ty hợp danh đầu tư giải thể, các nhà đầu tư hoạt động đều được chia

phần đầy đủ. Một vài người trong số đó, theo lời khuyên của Buffett, đã tìm

kiếm nhà quản trị tài chính Bill Ruane, người bạn học cũ của ông tại Columbia.

Ruane chấp nhận quản lý tài chính cho một số hội viên cũ, và Sequoia Fund

được thành lập. Các hội viên khác của Công ty hợp danh kể cả Buffett đầu tư

phần lợi nhuận hợp tác của họ vào Berkshire Hathaway. Tại thời điểm đó,

phần vốn liếng của Buffett ở công ty hợp danh đầu tư cũ đã tăng lên 25 triệu

đô la, và khoản tiền ấy giúp ông đủ sức nắm quyền điều hành Berkshire

Hathaway.

Những gì ông làm đã nổi tiếng trong giới đầu tư trên toàn thế giới. Thậm chí

những người chỉ với một chút lợi nhuận thoáng qua trên thị trường chứng

khoán cũng nhận ra tên của Buffett và biết một vài điều về thành công lẫy

lừng của ông. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ theo dõi những thăng

trầm của Berkshire Hathaway trong 40 năm Buffett điều hành. Có lẽ, quan

trọng hơn là chúng ta sẽ nhìn sâu vào bên trong để khám phá đến tận cùng

triết lý phán đoán chung mà nhờ nó, ông đã tạo dựng thành công cho mình.

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 27

Con người và công ty của Buffett

Thật không dễ mô tả Warren Buffett. Về ngoại hình, ông không có gì nổi bật.

Về trí tuệ, ông được coi là một thiên tài, nhưng mối quan hệ thực tế của ông

với mọi người thực sự rất phức tạp. Ông giản dị, thẳng thắn, trung thực và

chân thật. Ông thể hiện sự kết hợp đầy quyến rũ giữa trí thông minh lạnh lùng

tinh tế và sự hóm hỉnh thật thà. Ông tôn sùng sâu sắc tất cả mọi thứ logic và

cực kỳ chán ghét hành động khờ dại. Ông theo đuổi sự giản đơn và né tránh

điều phức tạp.

Khi đọc những bản báo cáo thường niên của Berkshire, độc giả sẽ ấn tượng

trước cách Buffett trích dẫn Kinh Thánh, John Maynard Keynes, hoặc Mae

West thật tự nhiên. Thế giới có thể mổ xẻ ở đây chính là đọc. Mỗi bản báo cáo

dài khoảng từ 60 tới 70 trang với luồng dày đặc thông tin: Không có hình vẽ,

không đồ thị màu, không biểu đồ. Những ai được rèn luyện đủ để bắt đầu với

trang số 1 và tiếp tục không dừng lại xứng đáng được nhận một phần thưởng

với một liều thuốc cho khả năng nhạy bén tài chính, sự hóm hỉnh dễ gần, và

lòng chân thật không nao núng. Buffett thể hiện tính vô tư trong báo cáo. Ông

nhấn mạnh cả điểm yếu và điểm mạnh về tình hình kinh doanh của Berkshire.

Ông tin rằng những người sở hữu cổ phiếu của Berkshire chính là những

người chủ của công ty, và ông nói với họ nhiều như ông mong muốn được

nghe nếu ông ở vị trí của họ.

Khi Buffett giành quyền kiểm soát Berkshire, giá trị ròng của công ty là 22

triệu đô la. Sau 40 năm, con số này tăng lên 69 tỉ đô la. Con số vượt xa mục

tiêu của Buffett là làm giá trị sổ sách hàng năm của Berkshire Hathaway

tăng lên 15% vượt xa số lợi nhuận mà một công ty Mỹ trung bình đạt được.

Kể từ khi ông nắm quyền kiểm soát Berkshire năm 1964, lợi nhuận của công

ty tăng lên đáng kể: Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu tăng từ 19 đô la lên

50.498 đô la, đạt mức 22,2% lợi nhuận thường niên. Tình hình hoạt động cân

đối này còn gây ấn tượng mạnh hơn khi bạn biết Berkshire phải đóng cả thuế

lợi nhuận, vốn và lợi nhuận thu được từ chỉ số S&P 500 là trước thuế.

Bảng 1.1 Hoạt động của Berkshire so với chỉ số S&P 500

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 28

Bắt đầu từ năm 1979, theo quy định, các công ty bảo hiểm phải đánh giá giá

trị cổ phiếu họ nắm giữ trên thị trường thay vì trên mức chi phí hoặc thị

trường thấp hơn. Trong bảng số liệu này, kết quả đạt được của Berkshirre

suốt năm 1978 đã được trình bày lại cho phù hợp với những quy định mới.

Trên tất cả các khía cạnh khác, các kết quả này được tính toán từ những con

số trong bản báo cáo gốc.

Số liệu của chỉ số S&P 500 là con số trước thuế trong khi số liệu của Berkshire

là sau thuế. Nếu một công ty như công ty Berkshire chỉ đơn giản nằm trong

danh sách của S&P 500 và dồn số tiền thuế thích hợp lại, thì kết quả của nó sẽ

kéo S&P 500 tụt lại phía sau khi chỉ số cho thấy một kết quả khả quan, nhưng

sẽ vượt quá S&P hàng năm khi chỉ số cho thấy một kết quả tiêu cực. Qua

nhiều năm, chi phí thuế gây ra sự trì trệ ngày càng lớn.

Đôi khi, lợi nhuận của Berkshire cũng có biến động. Biến động này bắt nguồn

từ sự thay đổi trên thị trường chứng khoán. Do đó, những cổ phiếu ưu đãi

mà Berkshire nắm giữ có biên độ dao động lớn trong giá trị trên mỗi cổ phiếu

(Xem Bảng 1.1).

Để hiểu rõ biến động, hãy so sánh kết quả của năm 1998 với năm 1999. Trong

năm 1998, giá trị của Berkshire tăng hơn 48%. Sau đó, đến năm 1999, phần

giá trị tăng của Berkshire giảm không đáng kể là 0,5%, tuy vậy chỉ số S&P 500

tăng 21%. Hai nhân tố có liên quan tới kết quả này: Kết quả của Berkshire là

do doanh thu từ những sản phẩm tiêu dùng không bền (Coca- Cola và Gillette)

giảm đáng kể, trong khi chỉ số S&P tăng là do hoạt động đáng chú ý của cổ

phiếu công nghệ mà Berkshire không sở hữu.

Buffett thừa nhận trong bản báo cáo thường niên năm 1999: "Sự vượt trội

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 29

thực sự lớn so với chỉ số S&P đã thuộc về quá khứ". Tuy vậy, ông dự đoán

rằng theo thời gian thành tích của Berkshire sẽ tốt hơn một chút so với S&P.

Ba năm tiếp theo, điều này trở thành sự thực.

Năm 2003, mặc dù Berkshire có một năm hoạt động rất tuyệt vời, giá trị sổ

sách tăng 21%, nhưng chỉ số S&P thậm chí còn cao hơn thế.

Buffett ngày hôm nay

Từ cuối những năm 1990 đến nay, Buffett không còn chủ động trên thị trường

chứng khoán như những năm 1980 và đầu những năm 1990 nữa. Nhiều

người nhận thấy sự thiếu chủ động này và băn khoăn không biết đó có phải

là dấu hiệu cho thấy thị trường đã đạt đến mức đỉnh cao. Những người khác

lại dựa vào lý thuyết và quả quyết rằng việc thiếu hụt những vụ mua bán

chứng khoán quan trọng chỉ đơn giản là do loại chứng khoán Buffett thích

mua từ lâu đã không còn được bán ở mức giá hấp dẫn nữa.

Chúng ta biết Buffett thích "mua sự chắc chắn với giá chiết khấu". "Sự chắc

chắn" ở đây được xác định nhờ dự đoán tình hình kinh tế của một công ty.

Càng tiên liệu chính xác tình hình kinh tế của một công ty, thì độ tin cậy của

những đánh giá về công ty sẽ càng chắc chắn hơn. Khi chúng ta nhìn vào

bản danh sách những chứng khoán Buffett sở hữu cũng như những công ty

mà Berkshire sở hữu, chúng ta sẽ bất ngờ trước khả năng tiên liệu đó. Phần

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 30

''chiết khấu'' trong bản báo cáo rõ ràng là ám chỉ giá chứng khoán.

Khi biết Buffett thích mua chứng khoán có khả năng dự đoán tình trạng kinh

tế cao ở mức giá thấp hơn giá trị thực, chúng ta có thể kết luận rằng khi hoạt

động mua của ông bất ngờ chững lại chứng tỏ có sự thiếu hụt lựa chọn trên

đấu trường này. Tôi tin chắc rằng, nếu hiện nay Coca-Cola, Gillette, hoặc các

công ty khác bán cổ phiếu với giá 20 xu, thì Buffett sẽ đưa thêm nhiều cổ

phiếu hơn nữa vào danh mục đầu tư củaBerkshire.

Chúng ta biết nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett là chỉ kinh doanh trong

"vòng tròn khả năng". Hãy coi vòng tròn khả năng này như quá trình tích luỹ

kinh nghiệm của bạn. Nếu một người nào đó điều hành thành công một ngành

kinh doanh nào đó trong một thập kỷ hoặc hơn, chúng ta nói rằng người đó có

trình độ năng lực cao để đạt được mục tiêu. Tuy vậy, nếu một người chỉ có rất

ít năm kinh nghiệm điều hành một ngành kinh doanh mới, chúng ta sẽ có lý

do nghi ngờ trình độ, khả năng của người đó. Có lẽ trong suy nghĩ của Buffett,

kinh nghiệm điều hành và nghiên cứu kinh doanh danh mục đầu tư của

Berkshire đặt ra vòng tròn khả năng quá cao đến mức khó đạt được một trình

độ tương tự đối với am hiểu một ngànhmới.

Vì vậy, có lẽ Buffett đang gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan. Với vòng

tròn khả năng của ông, những loại chứng khoán ông thích mua hiện không

được bán với mức giá chiết khấu. Cùng lúc đó, bên ngoài vòng tròn khả năng

của ông, những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đang dần đi

vào hoạt động trong những ngành mới mà không đạt được mức độ chắc chắn

về mặt kinh tế cao như Buffett yêu cầu. Nếu phân tích này đúng, nó lý giải

nguyên nhân tại sao trong vài năm trở lại đây, ông không thực hiện vụ mua

bán chứng khoán nàolớn.

Chúng ta thực sự ngốc nghếch khi giả thiết rằng bởi vì danh mục chứng khoán

sẵn sàng để đầu tư đang giảm dần, nên Warren Buffett không có sự lựa chọn

đầu tư nào. Chắc chắn, ông vẫn tích cực chủ động trong thị trường chứng

khoán lợi tức cố định, gồm nắm giữ trái phiếu lợi tức cao trong năm 2002.

Ông cũng cảnh báo về mua bán song hành theo chu kỳ, nhưng cần phải xem

xét khoản vốn đầu tư Buffett cần để đầu tư nhằm thu được những khoản lợi

nhuận lớn, các thị trường mua bán song hành có lẽ không mang lại lợi nhuận

như trước đây nữa.

Song, những cổ đông của Berkshire Hathaway không nên cảm thấy họ đang bị

tước đi các cơ hội. Thông thường, các cổ đông quên mất một trong những

HỌC CHỨNG KHOÁN tại: www.500dong.com [ 500đồng.com ]

Hoặc: www.facebook.com/Ngo500dong 31

nguyên tắc kinh doanh quan trọng nhất có liên quan tới chủ sở hữu mà

Buffett vạch ra mỗi năm trong bản báo cáo thường niên. Nguyên lý thứ tư

chỉ ra rằng: "Mức độ ưu tiên sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu (tối đa hoá tỉ

lệ lợi nhuận trung bình thường niên của Berkshire) thông qua việc sở hữu

trực tiếp một nhóm các ngành kinh doanh đa dạng tạo ra tiền mặt và luôn thu

được mức lợi nhuận trên vốn vượt mức trung bình. Lựa chọn thứ hai của

chúng ta là sở hữu cổ phần của những doanh nghiệp đạt được thành công ban

đầu bằng cách mua bán những cổ phiếu thường trên thịtrường.

Trong những năm mới khởi sự, Berkshire sở hữu những cổ phiếu thường có

giá trị kinh tế nhất. Hiện tại, khi giá cổ phiếu thường tăng đáng kể và sức mua

cổ phiếu của Berkshire phát triển nhanh chóng, chiến lược mua lại toàn bộ

các công ty từng được Buffett tuyên bố là ưu tiên hàng đầu.

Cũng có một nhân tố cá nhân ở đây. Chúng ta biết, Buffett rất thích mối quan

hệ của ông với các Giám đốc Điều hành và rất tự hào về các hoạt động kinh

doanh của Berkshire. Ngược lại, sự lo lắng khi là một cổ đông của các công ty

thương mại, với những vấn đề về thù lao điều hành và chiến lược tái đầu tư

vốn đầy nghi ngờ đi kèm với quyền sở hữu, khiến việc trở thành một cổ đông

không còn hấp dẫn với Buffett như trước đây. Nếu nền kinh tế không hấp dẫn,

vậy tại sao Buffett lại lựa chọn để phải chịu đựng sự thất bại trong quản lý

công ty kết hợp với việc là một cổ đônglớn?

Hoạt động duy nhất mà Buffett tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của

Berkshire là đặt ra mức thù lao điều hành và phân bổ lợi nhuận. Bên trong thế

giới của Berkshire, có những quyết định rất hợp lý. Bên ngoài thị trường

chứng khoán, các quyết định thù lao điều hành và phân bổ nguồn vốn không

phải lúc nào cũng hợp lý.

Điều đó có nghĩa gì đối với các nhà đầu tư cá nhân? Bởi vì Buffett không chủ

động tham gia vào thị trường chứng khoán, nên họ cũng không tự động rút

lui? Chiến lược lựa chọn của Buffett là mua đứt các công ty trong ngành kinh

doanh, một lựa chọn mà đa số các nhà đầu tư đều không làm được. Vậy, họ

nên tiến hành đầutưnhưthếnào?

Có hai lựa chọn rất rõ ràng. Một là tiến hành đầu tư theo Berkshire Hathaway,

và cũng tham gia vào tình trạng kinh tế của những ngành kinh doanh đáng

chú ý. Lựa chọn thứ hai là áp dụng phương pháp đầu tư của Buffett, mở rộng

vòng tròn khả năng của bạn bằng cách chăm chỉ nghiên cứu những mô hình

kinh doanh của các công ty đang tham gia vào khu vực Kinh tế Mới, và bắt đầu

khởi sắc.

Tôi tin rằng những nguyên lý cơ bản giúp Buffett luôn đưa ra quyết định dứt

khoát và chúng sẽ tiếp tục mang đến cơ hội cho những nhà đầu tư thận trọng

làm tốt hơn khi đầu tư vào chỉ số S&P 500. Mục đích của cuốn sách này là

trình bày những nguyên lý đó theo cách mà các nhà đầu tư thận trọng có

thể hiểu và sử dụng được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện