Phần 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. HỌC VẤN CỦA WARREN BUFFETT

Rất ít người có thể tiến gần tới kỷ lục đầu tư của Warren Buffett, và sự thực là

không ai có thể vượt kỷ lục này. Suốt bốn thập kỷ chứng kiến những thăng

trầm của thị trường chứng khoán, ông vẫn tiếp tục gặt hái những thành công

mà không ai có thể sánh kịp. Việc ông làm không có gì là hào nhoáng, thậm chí

đôi khi còn rất không thiện ý. Tuy vậy, hết lần này đến lần khác, ông đánh bại

những nhà đầu tư khác - những người mà hành động mạo hiểm mang lại cho

họ thành công tạm thời, và danh tiếng nhất thời. Rồi, ông quan sát, mỉm cười

và tiếp tục con đường củamình.

Vậy Buffett đúc kết triết lý đầu tư của mình như thế nào? Ai là người có ảnh

hưởng tới lối suy nghĩ của ông, và ông kết hợp những hướng dẫn của họ vào

thực tiễn ra sao? Hay nói cách khác, thiên tài đặc biệt tạo ra sự khác biệt như

thế nào?

Phương pháp đầu tư của Warren Buffett là của riêng ông, tuy vậy nó dựa trên

những triết lý được lĩnh hội từ bốn nhân vật nổi tiếng: Benjamin Graham,

Philip Fisher, John Burr Williams, và Charles Munger. Chính họ ảnh hưởng

tới những kiến thức tài chính của Buffett, cả chính thức và không chính thức.

Ba người đầu tiên là những nhà giáo dục cổ điển, và người cuối cùng vừa là

cộng sự, vừa là người bạn chí cốt của ông. Tất cả đều có ảnh hưởng quan

trọng tới lối suy nghĩ của Buffett. Họ đều có rất nhiều lý thuyết để cung cấp

cho nhà đầu tư hiện đại.

Benjamin Graham

Graham được coi là một nhân vật xuất chúng trong phân tích tài chính. Ông

xứng đáng với danh hiệu này bởi "trước ông không hề có nghề phân tích tài

chính chuyên nghiệp và sau ông, người ta bắt đầu gọi tên nó như thế". Hai tác

phẩm nổi tiếng nhất của ông là Securities Analysis (Phân tích chứng khoán),

đồng tác giả với David Dodd, được xuất bản lần đầu năm 1934; và

tác phẩm The Intelligent Investor (Nhà đầu tư thông minh), được xuất bản lần

đầu năm 1949.

Phân tích chứng khoán xuất hiện chỉ vài năm sau đợt khủng hoảng thị trường

chứng khoán năm 1929 và giữa cuộc suy thoái trầm trọng của nước Mỹ.

Trong khi những học giả khác tìm kiếm lời giải thích cho hiện tượng kinh tế,

thì Graham lại giúp đỡ mọi người giành lại vị thế vững chắc về tài chính và

tiếp tục đầu tư để thu về lợi nhuận.

Graham bắt đầu sự nghiệp tại phố Wall với nghề đưa tin tức tại công ty môi

giới Newburger, Henderson &Loeb, niêm yết giá cổ phiếu và trái phiếu trên

bảng với mức lương 12 đô la một tuần. Từ một người đưa tin tức, ông tiếp tục

phát triển sự nghiệp với việc viết các bản báo cáo nghiên cứu và sớm được

chấp nhận là một thành viên của công ty. Đến năm 1919, mức lương của ông

tăng lên 600 nghìn đô la một năm. Lúc đó, ông 25 tuổi.

Năm 1926, cùng với Jerome Newma, Graham thành lập Công ty hợp danh đầu

tư. Mười ba năm sau, chính công ty này đã thuê Warren Buffett. Graham-

Newman sống sót qua cuộc khủng hoảng 1929, cuộc Đại khủng hoảng, Chiến

tranh Thế giới thứ hai, và chiến tranh Triều Tiên trước khi bị giải thể vào năm

1956.

Từ năm 1928 đến hết năm 1956, khi đang làm việc cho Graham - Newman,

Graham tham gia giảng dạy các khoá học buổi tối về tài chính tại Đại học

Columbia. Rất ít người biết rằng, trong cuộc Đại khủng hoảng năm 1929,

Graham bị thiệt hại nặng nề về tài chính. Lần thứ hai trong cuộc đời, (lần đầu

xảy ra khi cha ông qua đời, để lại một gia đình không hề được đảm bảo về mặt

tài chính), Graham bắt đầu xây dựng lại cơ nghiệp. Nơi trú ẩn của giới học

thuật mang đến cho ông cơ hội để suy ngẫm. Cùng với những ý kiến đóng

góp của David Dodd, cũng là một giáo sư tại Đại học Columbia, Graham viết

một tác phẩm mà sau đó trở thành một chuyên luận kinh điển về đầu tư thận

trọng: Phân tích chứng khoán. Graham và Dodd đã có hơn 15 năm kinh

nghiệm đầu tư. Hai người mất bốn năm để hoàn thành cuốnsách.

Về bản chất, Phân tích chứng khoán là một danh mục đầu tư chứng khoán

thường đa dạng, được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên cơ sở giá cả hợp lý, hứa

hẹn những vụ đầu tư hoàn hảo. Từng bước, từng bước đầy thận trọng,

Graham giúp các nhà đầu tư nhìn ra logic trong phương pháp của ông.

Khó khăn đầu tiên đó là Graham phải giải quyết sự thiếu hụt định nghĩa

chung về đầu tư để giúp khái niệm này thực sự khác biệt với đầu cơ. Xem xét

tính phức tạp của vấn đề, Graham đưa ra định nghĩa riêng: "Đầu tư là một

hoạt động dựa trên phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của nguồn vốn và

một lợi nhuận thoả đáng. Những hoạt động không đáp ứng được các yêu cầu

này là đầu cơ".

Ở đây, Graham muốn nói gì khi dùng từ "phân tích kỹ lưỡng''? Chỉ đơn giản là:

"Một nghiên cứu cẩn thận về số liệu thực tế nhằm cố gắng rút ra những kết

luận dựa trên các nguyên lý đã được xây dựng và tính logic hoànhảo''.

Phần tiếp theo trong định nghĩa của Graham có tính chất bình phẩm: Một vụ

đầu tư thực sự phải có hai tiêu chuẩn là mức độ an toàn nhất định của nguồn

vốn và tỉ lệ lợi nhuận thoả đáng. Theo ông, tính an toàn không hề tuyệt đối.

Những sự cố bất ngờ hoặc không chắc chắn có thể biến một trái phiếu an toàn

thành không trả được nợ. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nên tìm kiếm những

thứ được coi là an toàn từ sự thấtbại.

Lợi nhuận thoả đáng - Yếu tố cần thiết thứ hai - không chỉ bao gồm lợi tức mà

còn cả sự gia tăng trong giá cả. Graham nhấn mạnh "sự thoả đáng" là một

thuật ngữ chủ quan. Lợi tức có thể bao nhiêu cũng được, tuy nhiên không

được thấp, chỉ cần các nhà đầu tư hành động khôn ngoan và tôn trọng triệt

để định nghĩa đầy đủ về đầu tư.

Vào khoảng giữa những năm 1929 và 1932, Graham đưa ra định nghĩa này và

khi trái phiếu trung bình Dow Jones giảm từ 97,70 điểm xuống còn 65,78

điểm, trái phiếu từ lâu không còn bị coi là những vụ đầu tư thuần túy thiếu

cân nhắc. Giống như cổ phiếu, trái phiếu mất giá trị đáng kể và rất nhiều công

ty đã bị phá sản. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa những đặc điểm

đầu tư của cả cổ phiếu và trái phiếu với bản sao đầu cơ của chúng.

Graham biến khái niệm đầu tư hoàn hảo thành một khẩu hiệu mà ông gọi là

"biên độ an toàn". Với khẩu hiệu này, ông đưa ra một phương pháp độc nhất

trong đầu tư cả chứng khoán, cổ phiếu và tráiphiếu.

Thực chất, biên độ an toàn tồn tại khi chứng khoán được bán với mức giá

thấp hơn giá trị thực. Trong những năm 1930 và 1940, khái niệm mua

chứng khoán dưới giá trị mà không quan tâm tới mức giá thị trường là một ý

kiến mới lạ. Mục tiêu của Graham là thực hiện một chiến lược như vậy.

Theo Graham, đưa ra một khái niệm về biên độ an toàn cho trái phiếu không

quá khó. Chúng ta không cần xác định chính xác lợi tức tương lai của

một công ty nhưng lại cần lưu ý sự chênh lệch giữa lợi nhuận và chi phí cố

định. Nếu biên độ an toàn đủ lớn, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ trước sự giảm

giá đột ngột trong thu nhập của công ty. Ví dụ, nếu một nhà phân tích tổng kết

lịch sử hoạt động của một công ty và phát hiện ra rằng, trung bình năm

năm trước đây công ty đạt mức lợi nhuận hàng năm gấp năm lần chi phí cố

định thì trái phiếu của công ty đó có biên độ an toàn. Thử nghiệm thực tế đã

chứng minh khả năng của Graham áp dụng lý luận đó đối với cổ phiếu

thường. Ông đưa ra lý do là nếu phần chênh lệch giữa giá một cổ phiếu và giá

trị nội tại của một công ty đủ lớn, thì chúng ta có thể sử dụng khái niệm biên

độ an toàn để lựa chọn cổ phiếu.

Để thực hiện có hệ thống chiến lược này, Graham thừa nhận, các nhà đầu tư

cần biết cách xác định loại cổ phiếu nào đang bị định giá dưới giá trị thực.

Điều đó có nghĩa là họ cần một phương pháp xác định giá trị nội tại của một

công ty. Khái niệm về giá trị nội tại của một công ty mà Graham nêu ra trong

Phân tích Chứng khoán, là giá trị "được xác định bằng số liệu thực tế". Những

số liệu thực tế này bao gồm tài sản của công ty, lợi tức và cổ tức, và bất kỳ

triển vọng tương lai nào của công ty.

Graham thừa nhận rằng, nhân tố quan trọng duy nhất để xác định giá trị của

một công ty là mức doanh lợi tương lai. Nói đơn giản, giá trị nội tại của một

công ty được tìm ra bằng cách ước tính lợi nhuận của công ty và nhân lợi

nhuận với một nhân tố vốn thích hợp. Tính ổn định của lợi nhuận, tài sản,

chính sách cổ tức và tình trạng tài chính lành mạnh của công ty có ảnh hưởng

tới nhân tố vốn này.

Graham yêu cầu chúng ta chấp nhận rằng giá trị thực là một khái niệm khó

hiểu. Nó khác biệt hoàn toàn với giá niêm yết trên thị trường. Trước tiên, giá

trị thực thường được hiểu giống giá trị sổ sách của một công ty, hoặc tổng tài

sản thực trừ đi nợ. Khái niệm này dẫn tới sự tin tưởng ban đầu rằng giá trị

thực là rõ ràng. Tuy vậy, các phân tích chỉ ra rằng giá trị của một công ty

không chỉ là giá trị tài sản thực mà còn bao gồm giá trị lợi nhuận do những tài

sản này sinh ra. Graham đề xuất ý kiến rằng không cần xác định chính xác giá

trị thực của một công ty. Thay vào đó, các nhà đầu tư nên chấp nhận phương

pháp khoảng giá trị. Thậm chí, một giá trị tương đối so với giá bán sẽ đủ để

đánh giá biên độ an toàn.

Theo Graham, có hai quy tắc trong đầu tư. Quy tắc thứ nhất là đừng để thua

lỗ. Quy tắc thứ hai là đừng quên quy tắc thứ nhất. Triết lý "đừng để thua lỗ"

là kim chỉ nam hướng Graham tới hai phương pháp lựa chọn cổ phiếu thường

gắn với biên độ an toàn. Phương pháp thứ nhất là mua một công ty với giá

thấp hơn 2/3 giá trị tài sản ròng của nó còn phương pháp thứ hai là tập trung

vào những cổ phiếu có tỉ lệ giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu

của công ty (chỉ số P/E) thấp.

Mua chứng khoán với giá thấp hơn 2/3 giá trị tài sản ròng rất phù hợp với

khả năng phán đoán của Graham và thoả mãn mong muốn lý giải trên cơ sở

tính toán của ông. Graham không quá quan tâm tới nhà xưởng, bất động sản

và trang thiết bị của một công ty. Hơn nữa, ông đã khấu trừ toàn bộ khoản

phải trả trong ngắn hạn và dài hạn của công ty. Khoản còn lại sẽ là giá trị tài

sản ròng hiện tại. Graham giải thích, nếu giá cổ phiếu ở dưới giá trị mỗi cổ

phần, biên độ an toàn đã tồn tại và việc mua vào được đảm bảo.

Graham coi đây là một biện pháp đầu tư hết sức dễ hiểu, nhưng ông thừa

nhận rằng chờ đợi thị trường điều chỉnh trước khi đầu tư có thể là bất hợp lý.

Ông bắt đầu xây dựng phương pháp thứ hai để mua cổ phiếu. Ông tập trung

mua những cổ phiếu đang giảm giá và được bán với tỉ lệ P/E thấp. Thêm vào

đó, công ty phải có giá trị tài sản ròng; nợ của công ty phải ít hơn giá trị của

công ty.

Qua nhiều năm, nhiều nhà đầu tư khác đã tìm kiếm con đường tắt tương tự để

xác định giá trị thực của cổ phiếu. Tỉ lệ P/E thấp là một lựa chọn chung. Tuy

vậy, chúng ta biết rằng, đưa ra quyết định chỉ dựa vào tỉ lệ P/E không đủ để

đảm bảo lợi nhuận. Ngày nay, hầu hết các nhà đầu tư dựa vào định nghĩa có

giá trị kinh điển của John Burr Williams, được mô tả ở phần sau của chương

này: giá trị của bất kỳ vụ đầu tư nào là giá trị hiện tại được chiết khấu của

dòng tiền tương lai.

Những ý tưởng cơ bản nhất về đầu tư là xem xét các cổ phiếu như các công

ty dưới góc độ kinh doanh, biến những biến động của thị trường thành lợi thế

của mình và tìm kiếm một biên độ an toàn. Đó là điều Ben Graham dạy chúng

ta. Một trăm năm sau, chúng sẽ vẫn là nền tảng của đầu tư.

WARREN BUFFETT, 1994

Cả hai phương pháp của Graham - mua cổ phiếu với giá thấp hơn 2/3 giá trị

tài sản ròng và mua cổ phiếu với tỉ lệ P/E thấp - có một đặc điểm chung. Cổ

phiếu mà Graham lựa chọn dựa trên những phương pháp này thường không

được thị trường ủng hộ. Một số sự kiện vĩ mô hoặc vi mô khiến thị

trường định giá những cổ phiếu này thấp hơn giá trị thực. Graham cảm thấy

rõ ràng rằng những cổ phiếu, được định giá "thấp không công bằng'' là

những vụ mua bán hấp dẫn.

Kết luận của Graham dựa trên một số giả thuyết cụ thể. Trước hết, ông tin

rằng thị trường thường định giá cổ phiếu theo cảm giác lo sợ hoặc tham

lam của con người. Ở đỉnh cao của sự lạc quan, tính tham lam đẩy giá cổ phiếu

lên mức cao hơn giá trị thực, tạo ra thị trường định giá quá cao. Tại những

thời điểm khác, nỗi sợ hãi đẩy giá xuống thấp hơn giá trị thực, tạo ra thị

trường định giá thấp. Giả thuyết thứ hai của ông dựa trên hiện tượng có tính

chất thống kê được gọi là "sự trở lại giá trị trung bình", mặc dù ông không sử

dụng thuật ngữ đó. Nói cách khác, ông dẫn lời nhà thơ Horace: "Nhiều thứ

hiện tại đang sa sút sẽ được phục hồi và nhiều thứ hiện tại vinh quang sẽ sa

sút". Tuy vậy, như nhà thống kê hay nhà thơ đã phát biểu, Graham tin rằng

một nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ những tác động đúng đắn vào thị trường

thiếu hiệu quả.

Philip Fisher

Trong khi Graham đang viết cuốn Phân tích chứng khoán, thì Philip Fisher

khởi nghiệp với nghề tư vấn đầu tư. Sau khi tốt nghiệp trường Quản trị Kinh

doanh Stanford, Fisher bắt đầu làm việc với tư cách là nhân viên phân tích

chứng khoán cho Anglo London&Paris National Bank tại San Francisco. Trong

khoảng gần hai năm, ông trở thành trưởng phòng thống kê của ngân hàng.

Chính từ vị trí này, ông chứng kiến vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán

năm 1929. Sau một khoảng thời gian ngắn làm việc không hiệu quả với phòng

môi giới chứng khoán địa phương, Fisher quyết định mở công ty tư vấn đầu

tư của riêng mình. Ngày 1 tháng Ba năm 1931, công ty Fisher&Company

chính thức bắt đầu tư vấn cho kháchhàng.

Tại Stanford, một trong những lớp học kinh doanh yêu cầu Fisher phải đi

cùng thày giáo tới thăm thường kỳ các công ty tại khu vực San Francisco. Tại

đây, người thày lắng nghe các nhà quản lý kinh doanh nói về hoạt động của

họ, và giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề trước mắt. Trở lại Stanford, Fisher

và người thày của ông tóm lược lại những gì họ quan sát từ các công ty và

những nhà quản lý mà họ đã tới thăm. Fisher nói: "Thời gian đó là khoá học

đào tạo hữu ích nhất mà tôi được học''.

Từ những kinh nghiệm này, Fisher tin tưởng rằng mọi người sẽ thu được

những khoản lợi nhuận tối ưu bằng cách: (1) đầu tư vào những công ty có

tiềm năng trên mức trung bình và (2) kết hợp bản thân chúng với khả năng

quản lý chuyên nghiệp nhất. Để lựa chọn đúng những công ty đặc biệt này,

Fisher phát triển một hệ thống điểm đánh giá phân loại thông qua các đặc

điểm kinh doanh và quản lý của công ty.

Đối với cách phân loại thứ nhất - những công ty có tiềm năng trên mức trung

bình - đặc điểm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với Fisher là tỷ lệ tăng

trưởng doanh số bán hàng qua nhiều năm của một công ty lớn hơn tỉ lệ trung

bình của ngành. Sự tăng trưởng đó là sự kết hợp của hai nhân tố: đầu tư mạnh

mẽ vào nghiên cứu triển khai (R&D), và một doanh nghiệp kinh doanh hiệu

quả. Một công ty sẽ phát triển được những sản phẩm và dịch vụ vượt trội chỉ

khi được "kinh doanh chuyên nghiệp'', nếu không nỗ lực nghiên cứu và triển

khai sẽ không bao giờ biến thành doanh thu.

Tuy vậy, theo quan điểm của Fisher, tiềm năng của thị trường chỉ làm nên một

nửa câu chuyện, phần còn lại là những khoản lợi nhuận thích hợp. "Doanh số

tăng sẽ không tạo ra phương tiện đầu tư thích hợp nếu qua nhiều năm, lợi

nhuận không tăng trưởng tương ứng''. Theo đó, Fisher nghiên cứu lợi nhuận

biên của một công ty, những nỗ lực duy trì và cải thiện những đường biên

này, và cuối cùng là phân tích chi phí và kiểm soát tài chính.

Theo Fisher, không có công ty nào có thể duy trì lợi nhuận ổn định, trừ khi

giảm các chi phí kinh doanh Fisher cũng hiểu rằng không thể cắt giảm chi phí

của mỗi bước trong quá trình sản xuất.

Ông giải thích để cắt giảm chi phí, một công ty phải thấm nhuần việc kiểm

soát tài chính thích hợp và phân tích chi phí. Fisher lưu ý, chi phí thông tin sẽ

cho phép một công ty trực tiếp chuyển nguồn lực thành các sản phẩm hay

dịch vụ với tiềm năng kinh tế cao nhất. Hơn thế nữa, kiểm soát thanh toán sẽ

giúp xác định những sai sót trong cách điều hành công ty. Những sai sót trong

điều hành công ty hay điều hành không hiệu quả này đóng vai trò như một

thiết bị cảnh báo nhằm bảo vệ toàn bộ khả năng lợi nhuận của công ty.

Sự nhạy cảm của Fisher về khả năng lợi nhuận của một công ty dẫn đến một

mối lo ngại khác: Khả năng phát triển trong tương lai của một công ty không

yêu cầu cung cấp thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Ông nói, nếu một

công ty phát triển chỉ bằng cách bán cổ phiếu, thì số lượng cổ phiếu lớn hơn

còn tồn sẽ huỷ bỏ bất kỳ khoản phúc lợi nào mà các cổ đông có thể

nhận được từ sự tăng trưởng của công ty.

Fisher giải thích rằng, một công ty với lợi nhuận biên cao có khả năng tạo ra

quỹ nội bộ tốt hơn và vì vậy sẽ duy trì mức tăng trưởng mà không cần phải

"pha loãng'' quyền sở hữu với những cổ đông hiện tại.

Tiêu chuẩn thứ hai của Fisher để xác định những công ty vượt trội là chất

lượng quản lý. Ông tin rằng, những nhà quản lý cấp cao kiên quyết phát triển

sản phẩm và dịch vụ mới, qua đó tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng doanh thu

trong dài hạn sau khi những sản phẩm hay dịch vụ hiện tại đã được khai thác

triệt để. Ban quản lý nên đề ra những chính sách để đảm bảo duy trì số tiền lãi

liên tục trong 10 hoặc 20 năm, thậm chí phải hạ thấp tầm quan trọng của lợi

nhuận trước mắt. Ông nhấn mạnh hạ thấp chứ không hi sinh. Nhà quản lý trên

cấp trung bình có thể đưa ra những kế hoạch dài hạn của công ty trong khi

vẫn tập trung vào những hoạt động điều hành hàngngày.

Một đặc điểm mà Fisher coi là có ý nghĩa then chốt: Liệu một doanh nghiệp có

được quản lý liêm chính và trung thực không? Liệu các nhà quản lý có cư xử

như thể họ là những người đáng tin cậy đối với các cổ đông, hay chỉ quan tâm

tới lợi ích của riêng mình?

Fisher bật mí một cách xác định mục đích của họ. Đó là quan sát cách các

nhà quản lý giao tiếp với cổ đông. Một hoạt động kinh doanh, dù tốt hay xấu,

đều phải trải qua những giai đoạn khó khăn không mong đợi. Nói chung, khi

hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhà quản lý có thể nói tuỳ thích, nhưng khi

công ty lâm vào tình trạng suy thoái, thì một số nhà quản lý ngồi im thin thít.

Fisher lưu ý rằng cách ban quản lý phản ứng trước khó khăn nói lên rất nhiều

điều về công ty.

Ông đưa ra ý kiến, với một doanh nghiệp thành công, thì ban quản lý cũng

phải xây dựng mối quan hệ công việc tốt đẹp với mọi nhân viên. Nhân viên

nên cảm thấy công ty của họ là nơi làm việc lý tưởng. Những nhân viên lao

động tay chân nên cảm thấy họ được đối xử tôn trọng và theo đúng phép tắc.

Những nhân viên điều hành nên cảm thấy sự thăng tiến dựa vào năng lực, chứ

không phải do sự thiên vị.

Fisher cũng xem xét mức độ sâu sắc của quản lý. Ông hỏi, liệu một Giám đốc

Điều hành có một đội ngũ nhân viên tài năng và liệu CEO có thể uỷ quyền để

điều hành một phần của công ty hay không?

Cuối cùng, Fisher nghiên cứu một doanh nghiệp cụ thể và những đặc điểm

quản lý của một công ty và so sánh nó với những doanh nghiệp khác trong

cùng ngành. Trong nghiên cứu này, Fisher cố gắng khám phá ra những manh

mối giúp ông hiểu được sự vượt trội của một công ty so đối thủ cạnh tranh.

Ông kết luận, chỉ đọc những báo cáo tài chính của một công ty không đủ để

đánh giá một vụ đầu tư. Ông giải thích, điều cần thiết trong đầu tư thận

trọng là càng khám phá nhiều về một công ty từ những cá nhân quen thuộc

với công ty thì càng tốt. Fisher thừa nhận điều này là một yêu cầu quản lý

thông tin mà ông gọi là ''tin đồn''. Ngày nay, chúng ta gọi nó là "tin vịt" trong

kinh doanh. Fisher khẳng định nếu kiểm soát hợp lý tin đồn sẽ cung cấp cho

nhà đầu tư những đầu mối quan trọng để xác định những vụ đầu tư đáng

chú ý.

Nghiên cứu về tin đồn của Fisher khiến ông phải tiếp xúc với nhiều nguồn

thông tin. Ông nói chuyện với khách hàng và những người bán rong. Ông tìm

kiếm những nhân viên cũ cũng như những nhà tư vấn từng làm việc cho công

ty. Ông liên lạc với những nhà nghiên cứu khoa học của các trường đại học,

nhân viên chính phủ, và những nhà điều hành hiệp hội thương mại. Ông trò

chuyện với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù những nhà điều hành đôi khi ngần

ngại bật mí quá nhiều về công ty của họ, nhưng Fisher phát hiện ra rằng họ

luôn nói nhiều về các đối thủ cạnh tranh.

Hầu hết các nhà đầu tư đều không sẵn sàng dành thời gian và sức lực mà

Fisher cho là cần thiết để hiểu một công ty. Phát triển mạng lưới tin đồn và

sắp xếp những cuộc phỏng vấn rất tốn thời gian. Tái tạo quá trình tin đồn cho

mỗi một công ty dưới sự giám sát có thể làm kiệt sức. Fisher tìm ra một cách

thức đơn giản để giảm khối lượng công việc - ông giảm tối đa số lượng công ty

mà ông sở hữu. Ông luôn nói rằng ông thích sở hữu một số ít công ty nổi bật

hơn là nhiều công ty trung bình. Nói chung, danh mục đầu tư của ông ít hơn

10 công ty, và thường là có ba tới bốn công ty chiếm 75% tổng số danh mục

tài sản của ông.

Fisher tin rằng, để thành công, nhà đầu tư chỉ cần làm một số việc thật tốt.

Một trong số đó là chỉ đầu tư vào những công ty nằm trong vòng tròn khả

năng của họ. Bản thân Fisher từng phạm phải sai lầm ngay từ khi khởi nghiệp.

"Tôi bắt đầu đầu tư bên ngoài phạm vi ngành kinh doanh mà tôi tin là tôi hiểu

thấu đáo, và một số hoạt động xảy ra ngoài tầm hiểu biết của tôi".

John Burr Williams

John Burr Williams tốt nghiệp trường Đại học Harvard năm 1923 và tiếp tục

theo học trường Kinh tế Harvard, nơi lần đầu tiên ông tiếp xúc với phương

pháp phân tích chứng khoán và dự báo kinh tế. Sau khi rời

Harvard, ông làm việc với tư cách một nhân viên phân tích chứng khoán tại

hai công ty nổi tiếng ở Phố Wall. Ông làm việc tại đó suốt giai đoạn đầu của

những năm 1920 và cuộc Đại khủng hoảng năm 1929. Kinh nghiệm đó khiến

ông tin rằng để trở thành một nhà đầu tư giỏi, cũng cần phải trở thành một

nhà kinh tế học giỏi.

Vì vậy, trong năm 1932, ở tuổi 30 và đã là một nhà đầu tư tốt, ông đã ghi danh

vào trường Khoa học và Nghệ thuật thuộc Đại học Harvard. Williams làm việc

với một niềm tin kiên định rằng điều gì xảy ra trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng

tới giá trị của cổ phiếu, nên quyết định tiếp tục học để trở thành tiến sĩ kinh tế

học.

Khi chọn đề tài luận án tiến sĩ, Williams xin lời khuyên của Joseph

Schumpeter, một nhà kinh tế học người Áo nổi tiếng với lý thuyết sự phá huỷ

sáng tạo, sau đó trở thành thành viên của khoa kinh tế học. Schumpeter đã

gợi ý rằng Williams hãy xem xét "giá trị nội tại của một cổ phiếu thường".

Shumpeter cho rằng việc này phù hợp với kinh nghiệm và nền tảng học vấn

của Williams. Sau đó, Williams nhận xét rằng, có lẽ Schumpeter có một lý do

hoài nghi hơn: Đề tài sẽ giúp Williams không phải chạm chán với số sinh viên

còn lại của khoa, "không ai trong số họ muốn thách thức ý kiến của tôi trong

lĩnh vực đầu tư". Tuy vậy, gợi ý của Schumpter chính là động lực cho luận án

tiến sĩ nổi tiếng của Williams, đó là Lý thuyết đầu tư giá trị. Kể từ đó, lý thuyết

này có ảnh hưởng tới các nhà phân tích và đầu tư tài chính.

Williams hoàn thành luận án vào năm 1937. Mặc dù ông không bảo vệ luận

án và trước sự phẫn nộ của một số giáo sư. Ông đã gửi tác phẩm của ông cho

Macmillian để xuất bản. Macmillan từ chối. Và nhà xuất bản McGraw- Hill

cũng vậy. Cả hai nhà xuất bản đều cho rằng cuốn sách có quá nhiều biểu

tượng đại số. Cuối cùng, năm 1938, Williams tìm được nhà xuất bản Harvard

University Press, nhưng chỉ sau khi ông chấp nhận trả một phần chi phí in ấn.

Hai năm sau, Williams đã thi vấn đáp và sau một số tranh luận sôi nổi về

nguyên nhân của cuộc Đại Khủng Hoảng, ông đã thiđỗ.

Lý thuyết đầu tư giá trị là một tác phẩm kinh điển. Trong 60 năm, lý thuyết

này đóng vai trò là nền tảng cho các nghiên cứu của rất nhiều các nhà kinh tế

học nổi tiếng như Eugene Fama, Harry Markowitz, Franco Modigliani, và một

số người khác. Warren Buffett gọi tác phẩm này là một trong những cuốn

sách đầu tư quan trọng nhất.

Lý thuyết của Williams, ngày nay được biết đến là mô hình chiết khấu cổ tức

hay phân tích chiết khấu dòng tiền thực, đưa ra một phương thức đưa giá trị

vào cổ phiếu hoặc trái phiếu. Giống như nhiều ý kiến quan trọng khác, lý

thuyết này được đơn giản hoá thành quy tắc: Để biết một cổ phiếu ngày hôm

nay đáng giá bao nhiêu, hãy ước tính dòng tiền mặt nhận được từ cổ phiếu đó

trong tương lai và sau đó chiết khấu chúng để đưa về giá trị hiện tại. Đây là

một phương pháp luận cơ sở mà Warren Buffett sử dụng để đánh giá cổ phiếu

và các công ty.

Buffett rút gọn lý thuyết của Williams như sau: "Giá trị của một doanh nghiệp

được xác định bằng dòng tiền thực có thể rút ra từ doanh nghiệp trong thời

gian hoạt động được chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu hợp lý". Williams mô tả:

"Nuôi một con bò để lấy sữa, một con gà để lấy trứng; và một cổ phiếu, tất

nhiên là để lấy cổ tức".

Mô hình của Williams là một quy trình gồm hai bước. Trước hết, ước tính lưu

lượng tiền mặt để xác định giá trị trong tương lai và hiện tại của một công ty.

Ước tính lưu lượng tiền mặt bằng cách nào? Một biện pháp tính toán nhanh

chóng đó là số tiền cổ tức được chi trả cho các cổ đông. Đối với những công ty

không phân phối lượng cổ tức, Williams tin rằng, theo lý thuyết, tất cả tiền lãi

được giữ lại cuối cùng sẽ chuyển thành phần cổ tức. Khi một công ty đạt tới

giai đoạn trưởng thành, công ty đó sẽ không cần tái đầu tư phần tiền lãi để

tăng trưởng, vì vậy, ban quản lý bắt đầu phân phối tiền lãi dưới dạng cổ tức.

Williams viết: "Nếu tiền lãi không được trả dưới dạng cổ tức thì đều được tái

đầu tư thành công, sau đó số tiền lãi này sẽ sản sinh ra cổ tức; nếu không, số

tiền này sẽ bị mất đi. Nói tóm lại, một cổ phiếu chỉ đáng giá bằng số tiền bạn

thu được từ nó".

Bước thứ hai đó là chiết khấu những lưu lượng tiền mặt đã ước tính để đề

phòng trường hợp bất chắc. Chúng ta có thể không bao giờ chắc chắn được về

việc một công ty sẽ làm, sản phẩm của công ty đó sẽ được bán như thế nào

hoặc việc ban quản lý sẽ làm hoặc không làm để cải thiện tình hình kinh

doanh của công ty. Yếu tố rủi ro luôn tồn tại, đặc biệt là đối với cổ phiếu, mặc

dù lý thuyết của Williams áp dụng công bằng đối với cả tráiphiếu.

Như vậy, chúng ta nên sử dụng cái gì như một tỉ lệ chiết khấu? Bản thân

Williams không hề đề cập đến điểm này rõ ràng, ông tin rằng các độc giả của

ông có thể tự xác định điều gì là hợp lý. Phương pháp đo lường của Buffett rất

dễ hiểu: Ông sử dụng hoặc là tỉ lệ lãi suất trong dài hạn (có nghĩa là 10 năm)

của trái phiếu Mỹ, hoặc là khi tỉ lệ lãi suất rất thấp, ông sử dụng tỉ lệ lợi tức

tích luỹ trung bình của toàn bộ thị trường chứngkhoán.

Thông qua sử dụng tỷ lệ lãi suất với mức rủi ro bằng 0, Buffett sửa đổi bản

luận án của Williams. Bởi vì Buffett giới hạn số cổ phiếu sẽ mua ở biên độ an

toàn của Ben Graham, nên ông chắc chắn rằng rủi ro đã nằm trong bản thân

giao dịch, và vì vậy ông tin rằng sử dụng tỉ lệ chiết khấu có rủi ro bằng 0 là

hợp lý.

Tác giả Peter Bernstein trong cuốn sách Capital Ideas (Những ý tưởng về

vốn), viết rằng hệ thống của Graham là một tập hợp các quy tắc, trong khi mô

hình chiết khấu cổ tức của Williams là một lý thuyết, nhưng "cả hai phương

pháp đều đi tới đích là gợi ý những loại chứng khoán giống nhau để mua

bán".

Warren Buffett sử dụng cả hai phương pháp và đạt được thành công vang dội.

Charles Munger

Khi Warren Buffett khởi đầu Công ty hợp danh đầu tư tại Omaha năm 1956,

ông chỉ có hơn 100 nghìn đô la tiền vốn. Vì vậy, nhiệm vụ ban đầu là phải

thuyết phục thêm những nhà đầu tư cùng góp vốn. Trong khi ông đang trình

bày chiến lược kinh doanh chi tiết, tỉ mỉ với những người hàng xóm là tiến sĩ

Edwin Davis và vợ thì đột nhiên Davis ngắt lời ông và bất ngờ thông báo rằng

họ sẽ ủng hộ ông 100 nghìn đô la. Khi Buffett hỏi lý do, Davis trả lời rằng:

"Bởi vì ông làm tôi nhớ tới CharlieMunger".

Vậy Charlie là ai?

Mặc dù cả Buffett và Charlie đều trưởng thành tại Omaha và có nhiều bạn bè

chung, nhưng thực tế họ không hề gặp nhau cho đến năm 1959. Vào thời gian

đó, Munger chuyển tới phía Nam California, nhưng khi cha ông qua đời, ông

đã quay trở về Omaha. Tiến sĩ David quyết định rằng đó là thời điểm thích

hợp để hai người đàn ông trẻ tuổi gặp gỡ nên đã mời họ tới dùng bữa tối

trong một nhà hàng địa phương. Đó là nơi khởi đầu cho một mối

quan hệ hợp tác phi thường.

Munger là con trai của một luật sư và là cháu trai của một thẩm phán liên

bang, đã thành lập một văn phòng luật sư thành công tại Los Angeles,

nhưng mối quan tâm của ông dành cho chứng khoán cũng rất lớn. Trong bữa

ăn tối đầu tiên, cả hai người đàn ông trẻ tuổi nói chuyện về rất nhiều chủ đề,

trong đó có cả chứng khoán. Kể từ đó, họ thường xuyên liên lạc với nhau,

Buffett thường xuyên hối thúc Munger từ bỏ nghề luật sư và tập trung vào

chứng khoán. Cùng một lúc, Munger làm cả hai việc. Năm 1962, ông thành lập

một công ty hợp danh đầu tư giống như công ty của Buffett, trong khi vẫn tiếp

tục duy trì văn phòng luật sư. Sau ba năm rất thành công, ông hoàn toàn từ bỏ

văn phòng luật, mặc dù cho tới thời điểm này, ông vẫn có một văn phòng

mang tên ông.

Công ty hợp danh đầu tư của Munger tại Los Angeles, và của Buffett tại

Omaha, đều có cùng phương pháp đầu tư. Cả hai đều tìm kiếm cơ hội mua cổ

phiếu chiết khấu dưới giá trị thực. (Họ tận hưởng những kết quả giống nhau,

cả hai đều vượt qua chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones với mức biên

đầy ấn tượng). Sau đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi họ mua cùng một số

loại chứng khoán. Vào cuối những năm 1960, giống như Buffett, Munger bắt

đầu mua cổ phiếu của Blue Chip Stamps, và cuối cùng trở thành Chủ tịch Hội

đồng Quản trị của công ty đó. Khi Berkshire và Blue Chip Stamps sáp nhập

năm 1978, ông trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Berkshire, và giữ

vị trí này cho tới ngàynay.

Mối quan hệ công việc giữa Munger và Buffett không được hợp thức hoá

thành một hợp đồng hợp danh chính thức, nhưng qua nhiều năm, hai ông

ngày càng trở nên thân thiết hơn, cộng sinh hơn. Thậm chí trước khi Munger

tham gia Hội đồng Quản trị Berkshire, cả hai đã cùng nhau đưa ra nhiều quyết

định đầu tư và thường bàn bạc ý kiến hàng ngày. Những công việc kinh doanh

của họ dần trở nên gắn bó với nhau hơn.

Ngày nay, Munger tiếp tục giữ chức vụ là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của

Berkshire Hathaway và cũng đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của

Wesco Financial - công ty mà Berkshire sở hữu tới 80% và tiến hành nhiều vụ

đầu tư tương tự. Về mọi mặt, ông đóng vai trò cộng sự đồng quản lý được

thừa nhận và là một người bạn tuyệt vời của Buffett. Để hiểu được hai người

thân thiết với như thế nào, chúng ta chỉ đếm trong các báo cáo của Buffett số

lần xuất hiện câu "Charlie và tôi" đã làm điều này, hoặc quyết định điều đó,

hoặc tin vào điều này, hoặc xem xét vấn đề đó, hoặc nghĩ điều này - như thể

"Charlie và tôi" là tên một người vậy.

Đối với mối quan hệ công việc của họ, Munger không chỉ nhạy bén về tài chính

mà còn am hiểu luật kinh doanh. Ông cũng mang lại một triển vọng tri thức

khá khác biệt với Buffett. Munger đặc biệt quan tâm tới kiến thức ở nhiều lĩnh

vực khác nhau - khoa học, lịch sử, triết học, tâm lý học, toán học và tin rằng

một lĩnh vực đều có những khái niệm quan trọng mà những con người thận

trọng có thể và nên áp dụng cho tất cả nỗ lực của họ, bao gồm cả những quyết

định đầu tư. Ông gọi chúng là "những ý tưởng lớn", và chúng là

nền tảng của khái niệm nổi tiếng của ông về "hàng rào mắt cáo của những mô

hình trí tuệ" đối với các nhà đầu tư.

Tất cả những mảng kiến thức này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau - kiến

thức tài chính, nền tảng luật pháp, và sự đánh giá cao những bài học từ các

môn học khác – khiến triết lý đầu tư của Munger khác biệt với Buffett. Trong

khi Buffett vẫn đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư với mức giá hợp lý, thì

Munger tin vào việc trả một mức giá tương đối cho các công ty có chất lượng.

Triết lý của ông rất có sức thuyết phục.

Mua một công ty tuyệt vời với giá tương đối còn tốt hơn là mua một công ty

tương đối với giá tuyệt vời.

WARREN BUFFETT

Chính Munger thuyết phục Buffett trả giá gấp ba lần giá trị sổ sách cho See's

Candy, cuối cùng đây là một thương vụ thành công (Xem đầy đủ câu chuyện

tại Chương 4). Đó là khi suy nghĩ của Buffett bắt đầu thay đổi, và ông vui vẻ

thừa nhận rằng chính Charlie đã đẩy ông tới một định hướng mới. Cả hai

nhanh chóng thêm vào rằng khi bạn tìm thấy một công ty chất lượng cũng

đồng thời đang được chào bán với giá chiết khấu, thì có nghĩa là bạn đã "đào

đúng mạch dầu". Hoặc, trong trường hợp của Berkshire, đó chính là điều tốt

nhất tiếp theo: Coca-Cola (xem Chương4).

Một nguyên nhân khiến cho Buffett và Munger rất hoà hợp với nhau đó là cả

hai người đều kiên quyết đối với những nguyên tắc kinh doanh cơ bản. Giống

như Buffett từng chấp nhận mức tiền lãi thu được nghèo nàn trong ngành

công nghiệp bảo hiểm và trong một thời gian đã từ chối ký kết các hợp đồng.

Với Charlie, trong vai trò là CEO của Wesco, ông cũng từ chối các khoản vay

khi phải đương đầu với ngành công nghiệp cho vay và các khoản

tiết kiệm đầy bất chắc. Cả hai đều thể hiện những phẩm chất quản lý cần thiết

để điều hành những công ty chất lượng cao. Các cổ đông của Berkhire

Hathaway may mắn khi có được những cộng sự quản lý chăm sóc phần lợi tức

của họ và giúp họ kiếm tiến trong tất cả các môi trường kinh tế. Trong tương

lai, các cổ đông của Berkshire vẫn tiếp tục hưởng lợi không phải từ một, mà là

từ hai cái đầu thông minh.

Bước ngoặt của những ảnh hưởng

Một thời gian ngắn sau khi Graham qua đời năm 1976, Buffett trở thành

người quản lý được chỉ định cho phương pháp đầu tư giá trị của Graham.

Thực sự, cái tên Buffett đồng nghĩa với đầu tư giá trị. Lý do thật đơn giản. Ông

là một trong những học trò tận tâm nổi tiếng nhất của Graham, và Buffett

không bao giờ bỏ lỡ cơ hội thừa nhận món nợ trí tuệ ông đã nợ Graham.

Thậm chí ngày nay, Buffett vẫn coi Graham là người có ảnh hưởng nhiều nhất

tới sự nghiệp đầu tư của ông sau cha ông.

Vậy thì Buffett hoà hợp món nợ trí tuệ không thể trả Graham với các vụ mua

cổ phiếu như Washington Post (năm 1973) và Coca-Cola (năm 1988) như thế

nào? Mặc dù chưa bao giờ vượt qua được bài kiểm tra tài chính nghiêm ngặt

về mua cổ phiếu của Graham, nhưng trong cả hai vụ mua lại trên, Buffett đã

thực hiện những vụ đầu tư quantrọng.

Đầu năm 1965, Buffett bắt đầu nhận ra rằng chiến lược mua cổ phiếu giá rẻ

của Graham không còn lý tưởng nữa. Theo phương pháp tìm kiếm những

công ty đang bán với giá thấp hơn vốn lưu động ròng của người thầy dày dặn

kinh nghiệm, Buffett mua về những kẻ bại trận đích thực. Ông đã mua được

rất nhiều công ty với giá rẻ (điều này phù hợp với bài kiểm tra về mua cổ

phiếu của Graham) bởi vì những công ty này đang lâm vào tình trạng khủng

hoảng.

Từ những sai lầm đầu tư đầu tiên, Buffett bắt đầu dẹp bỏ những bài giảng

nghiêm khắc của Graham. Ông thừa nhận: "Tôi đã tiến hoá, nhưng tôi không

đi từ vượn thành người hay người thành vượn bằng một thái độ hoà nhã".

Ông bắt đầu đánh giá cao mặt chất lượng của một số công ty nhất định,

trong mối quan hệ so sánh với mặt số lượng của những công ty khác. Tuy vậy,

bản thân ông vẫn thấy mình sa vào việc tìm kiếm những món hời và thỉnh

thoảng thu được những món hời kinh khủng. Ông thừa nhận: "Hình phạt của

tôi là một nền giáo dục trong nền kinh tế của những nhà sản xuất cối xay

(Dempster Mill Manufacturing), những cửa hàng hạng ba

(Hochschild -Kohn), và các nhà sản xuất hàng dệt may New England

(Berkshire Hathaway)". Ông cũng thừa nhận rằng, sự phát triển của Buffett đã

bị đình trệ bởi vì điều Graham dạy ông quá đáng giá.

Khi đánh giá cổ phiếu, Graham không hề nghĩ về những đặc điểm cụ thể của

các công ty. Ông không hề xem xét khả năng của ban quản lý. Ông hạn chế tìm

hiểu, nghiên cứu trong phạm vi kết quả kinh doanh và những bản báo cáo

thường niên. Nếu có một cơ hội kiếm tiền khi giá cổ phiếu thấp hơn giá trị tài

sản của công ty, thì Graham đã mua công ty, bất chấp công việc kinh doanh và

ban quản lý của công ty như thế nào. Để tăng xác suất thành công, ông mua

càng nhiều cổ phiếu của các công ty có thống kê như vậy càng tốt.

Nếu phương pháp giảng dạy của Graham hạn chế những quy tắc này, Buffett

sẽ chẳng quan tâm mấy tới ông. Nhưng lý thuyết biên độ an toàn mà Graham

nhấn mạnh quá quan trọng đến mức Buffett bỏ qua tất cả những hạn chế hiện

tại khác trong phương pháp luận của Graham. Thậm chí cho tới bây giờ,

Buffett vẫn tiếp tục ấp ủ ý tưởng ban đầu của Graham, lý thuyết Biên độ an

toàn. Buffett ghi chép rằng: "40 năm sau khi đọc nó, tôi vẫn nghĩ chúng là

những từ đúng". Bài học chính yếu mà Buffett học từ Graham đó là đầu tư

thành công liên quan tới mua chứng khoán khi giá thị trường đang ở mức

chiết khấu đáng kể dưới giá trị kinh doanh.

Cùng với lý thuyết biên độ an toàn đã trở thành nền tảng trí tuệ trong lối suy

nghĩ của Buffett, Graham giúp Buffett đánh giá được sự hao công tốn sức của

sự theo dõi dao động của thị trường chứng khoán. Graham dạy rằng chứng

khoán có đặc điểm đầu tư và đặc điểm đầu cơ là kết quả của lòng tham và nỗi

sợ hãi của con người. Những cảm xúc này, hiện hữu ở hầu hết các nhà đầu tư,

khiến giá cổ phiếu biến động và quan trọng hơn là quá thấp hơn so với giá trị

nội tại của một công ty, vì vậy "để lộ ra biên độ an toàn". Graham đã dạy

Buffett rằng nếu ông có thể bảo vệ bản thân trước những cơn lốc xúc cảm của

thị trường chứng khoán, thì có một cơ hội khai thác những hành động bất hợp

lý của những nhà đầu tư khác, những người mua cổ phiếu dựa trên cảm xúc,

chứ không phải sựlogic.

Buffett học được cách suy nghĩ độc lập từ Graham. Graham tư vấn cho Buffett

rằng nếu ông có được một kết luận logic dựa trên những phán đoán hợp lý,

thì ông không nên lùi bước chỉ vì những người khác không tán thành. Ông

viết: "Bạn không đúng hoặc sai bởi số đông không đồng ý với bạn. Bạn đúng

bởi số liệu và lập luận của bạn đúng".

Trong nhiều trường hợp, Phil Fisher có ý kiến trái ngược với Ben Graham.

Fisher tin rằng để đưa ra những quyết định hợp lý, nhà đầu tư cần phải có đầy

đủ thông tin về một doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là họ cần phải điều tra

tìm hiểu mọi khía cạnh của công ty. Họ cũng cần phải nhìn xa hơn những con

số và hiểu biết về bản thân ngành kinh doanh bởi vì thông tin đó đóng vai trò

quan trọng trong một thương vụ làm ăn thành công. Họ cũng cần phải

nghiên cứu những đóng góp của ban quản lý công ty, vì khả năng quản lý có

thể ảnh hưởng tới giá trị nội tại của doanh nghiệp. Họ nên biết càng nhiều

càng tốt về ngành kinh doanh của công ty, và về các đối thủ cạnh tranh. Họ

nên khai thác mọi nguồn thông tin.

Khi xuất hiện trong chương trình truyền hình Money World của kênh truyền

hình PBS năm 1993, Buffett được hỏi sẽ khuyên một nhà quản lý mới vào

nghề điều gì. Ông trả lời: "Tôi sẽ bảo ông ta làm chính điều mà tôi đã làm cách

đây hơn 40 năm, đó là tìm hiểu mọi công ty ở Mỹ đã phát hành cổ phiếu ra

công chúng".

Người dẫn chương trình Adam Smith phản bác: "Nhưng có tới 27 nghìn công

ty đã phát hành cổ phiếu".

Buffett trả lời: "Ồ, vậy thì hãy bắt đầu với các công ty vần A".

Fisher giúp Buffett hiểu được giá trị của tin đồn. Qua nhiều năm, Buffett phát

triển một mạng lưới quan hệ rộng rãi với những người hỗ trợ ông khi đánh

giá các doanh nghiệp.

Cuối cùng, Fisher dạy Buffett về lợi ích của đầu tư tập trung. Ông tin rằng dạy

các nhà đầu tư "đặt trứng vào nhiều giỏ" để giảm thiểu rủi ro là một sai lầm.

Ông cảm thấy mối nguy hiểm khi mua quá nhiều cổ phiếu, khi các nhà đầu tư

ngày càng không kiểm soát được tất cả "trứng" trong tất cả các "giỏ". Theo

quan điểm của ông, mua cổ phiếu của một công ty mà không dành thời gian

để tìm hiểu công ty còn rủi ro hơn nhiều so với việc hạn chế đa dạng hoá.

John Burr Williams mang đến cho Buffett một phương pháp luận xác định giá

trị nội tại của một doanh nghiệp - là "viên đá tảng" cho phương pháp đầu tư

của ông.

Sự khác biệt giữa Graham và Fisher rất rõ ràng. Graham, nhà phân tích định

lượng, chỉ nhấn mạnh những nhân tố có thể tính được: Tài sản cố định, tiền

lãi hiện tại, và cổ tức. Nghiên cứu của ông chỉ hạn chế ở kết quả kinh doanh

của công ty và các báo cáo thường niên. Ông không dành thời gian phỏng

vấn khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhà quản lý.

Phương pháp của Fisher hoàn toàn trái ngược với Graham. Fisher, nhà

phân tích định tính, nhấn mạnh những yếu tố mà ông tin rằng làm tăng giá

trị của một công ty: khả năng quản lý và triển vọng tương lai. Trong khi

Graham chỉ quan tâm tới việc mua cổ phiếu giá rẻ, thì Fisher lại quan tâm tới

việc mua những cổ phiếu của những công ty có tiềm năng tăng giá trị nội tại

trong dài hạn. Ông tiến những bước xa hơn, bao gồm cả tiến hành những cuộc

phỏng vấn mở rộng để tìm ra một số luồng thông tin có thể cải thiện quá trình

lựa chọn.

Theo Buffett, mặc dù phương pháp đầu tư của Fisher và Graham khác nhau,

nhưng họ "song hành trong thế giới đầu tư". Tận dụng cơ hội được tự do viết

lại, tôi xin mạn phép sửa rằng thay vì song hành, trong cách giảng dạy Warren

Buffett họ rất ăn khớp với nhau: Phương pháp đầu tư của Buffett kết hợp cả

sự hiểu biết định tính về doanh nghiệp và ban quản lý của công ty đó (như

Fisher dạy) và hiểu biết định lượng về giá cả và giá trị (như Graham dạy).

Warren Buffett từng nói: "Tôi có 15% Fisher, và 85% Benjamin Graham". Lời

nhận xét đó được trích dẫn rộng rãi, nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là

ông nói điều đó vào năm 1969. Buffett dần thay đổi và rõ ràng chuyển hướng

theo triết lý của Fisher về mua một số ít những công ty hiệu quả và sở hữu

những công ty này. Tôi nghĩ, nếu ngày hôm nay ông vẫn tiếp tục làm như thế,

thì sự cân bằng sẽ tiến gần tới con số 50/50 (50% Fisher - 50% Graham).

Không còn nghi ngờ gì nữa, chính Charlie Munger là người góp phần vào quá

trình chuyển lối suy nghĩ của Buffett theo lối suy nghĩ củaFisher.

Thực tế, chính Munger là hiện thân tích cực của những lý thuyết định tính của

Fisher. Ngay từ đầu, Charlie đã đánh giá chuẩn xác về giá trị của một công ty

tốt hơn, và sự thông minh khi trả một giá hợp lý. Qua nhiều năm cùng nhau

làm việc, Charlie tiếp tục giảng giải về sự khôn khéo khi trả giá cho một

thương vụ có lợi.

Tuy vậy, xét theo một khía cạnh cụ thể quan trọng, Munger cũng là hiện thân

hiện tại của Ben Graham. Những năm đầu tiên, Graham dạy Buffett hai sắc

thái cảm xúc trong đầu tư - những cảm xúc sai lầm gây ra đối với những

người đưa ra những quyết định không hợp lý dựa trên cảm xúc, và tất nhiên

là tạo ra cơ hội cho những người có thể tránh được những cái bẫy tương tự.

Munger, qua những hiểu biết của ông về tâm lý học, đã tiếp tục phát triển chủ

đề đó. Ông gọi nó là "tâm lý học của sự đánh giá nhầm lẫn", một khái niệm

chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở Chương 11. Ông liên tục nhấn mạnhnó như một

phần không thể thiếu khi đưa ra quyết định cho Berkshire. Đó là một trong

những đóng góp quan trọng nhất củaông.

***

Lời đề tặng của Buffett dành cho Ben Graham, Phil Fisher, John Burr Williams,

và Charlie Munger là hoàn toàn có thể hiểu được. Graham cho Buffett nền

tảng trí tuệ cơ bản để đầu tư, biên độ an toàn, và giúp Buffett học cách làm

chủ cảm xúc để dành lợi thế trước biến động của thị trường. Fisher cho

Buffett một phương pháp luận cập nhật, hợp lý để giúp ông xác định được

những vụ đầu tư có lợi dài hạn và quản lý danh mục đầu tư trong dài hạn,

đồng thời cũng dạy ông giá trị của việc chỉ tập trung vào một số ít các công ty

có triển vọng. Williams cho ông một mô hình tính toán giá trị thực. Munger

giúp Buffett đánh giá cao khoản tiền lãi từ những vụ mua lại và sở hữu những

công ty lớn. Sự lúng túng thường trực xung quanh những hoạt động đầu tư

của Buffett thực sự dễ dàng hiểu được khi chúng ta thừa nhận rằng Buffett là

sự tổng hợp của cả bốn ngườitrên.

Descartes đã viết: "Chỉ thông minh thôi chưa đủ, điều quan trọng là phải vận

dụng nó tốt". Đó là sự vận dụng khiến Buffett khác biệt với những nhà quản lý

đầu tư khác. Nhiều đồng nghiệp của ông rất thông minh, có kỷ luật, và tận

tuỵ. Buffett vượt lên trên tất cả bọn họ bởi khả năng xuất chúng của ông trong

việc kết hợp chiến lược của bốn người thầy thông thái thành một phương

pháp duy nhất.

3. "NGÀNH KINH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện