Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


4. MUA MỘT DOANH NGHIỆP

Berkshire Hathaway là một tập đoàn phức hợp nhưng không phức tạp. Hiện

tại, tập đoàn bao gồm gần 100 doanh nghiệp độc lập đó là các công ty tái

bảo hiểm mà tôi đã đề cập đến ở chương trước, và rất nhiều các doanh nghiệp

phi bảo hiểm khác được mua lại thông qua nguồn lợi tức của tập đoàn bảo

hiểm. Sử dụng dòng tiền mặt đó, tập đoàn cũng mua cả cổ phiếu và trái phiếu

của các công ty phát hành ra công chúng. Xuyên suốt tất cả các hoạt động này

là lối suy nghĩ thực tế của Warren Buffett trong cách nhìn nhận một vụ đầu

tư: Khi nào ông xem xét mua lại toàn bộ công ty, hay khi nào thì ông đánh giá

để mua chứng khoán.

Buffett tin tưởng rằng, không có sự khác biệt cơ bản nào giữa hai công việc

trên. Cả hai đều biến ông trở thành chủ sở hữu của một công ty. Vì thế, theo

ông, cả hai quyết định đều nên xuất phát từ quan điểm của người chủ. Đây là

điều quan trọng nhất để hiểu phương pháp đầu tư của Buffett: Mua cổ phiếu

có nghĩa là mua một doanh nghiệp và đòi hỏi một phương pháp tương tự.

Thực tế, Buffett luôn ưu tiên sở hữu trực tiếp một công ty, bởi vì việc này cho

phép ông gây ảnh hưởng tới việc ông coi là vấn đề then chốt nhất trong một

công ty đó là: Phân bổ nguồn vốn. Nhưng khi cổ phiếu thể hiện một giá trị tốt

hơn, ông sẽ lựa chọn sở hữu một phần của một công ty thông qua việc mua cổ

phiếu thường của công tyđó.

Trong bất cứ trường hợp nào, Buffett cũng thực hiện một chiến lược giống

nhau: Ông tìm kiếm những công ty mà ông biết rõ, có lịch sử lợi nhuận ổn

định, triển vọng phát triển dài hạn, có khả năng thu được lợi nhuận tốt từ vốn

thông qua phát hành cổ phiếu với mức nợ thấp, và do những con người có đủ

khả năng và chân thật điều hành, và quan trọng là những công ty đó phải luôn

được chào bán với giá hấp dẫn. Phương thức hướng về chủ sở hữu khi xem

xét những vụ đầu tư tiềm năng là nền tảng cho phương pháp đầu tư của

Buffett.

Tất cả những gì chúng ta muốn là đầu tư vào những công ty chúng ta hiểu

biết, do những người chúng ta yêu quý điều hành, và chào giá hấp dẫn, cân

xứng với triển vọng trong tương lai.

WARREN BUFFETT

Từ quan điểm của chủ sở hữu, Buffett cho rằng mua cổ phiếu cũng giống như

mua các công ty, mua các công ty cũng giống như mua cổ phiếu. Nguyên lý

giống nhau áp dụng cho cả hai trường hợp, và vì vậy cả hai đều là những bài

học quan trọng dành cho chúng ta.

Những nguyên lý này được mô tả khá chi tiết từ Chương 5 tới Chương 8. Nói

tóm lại, chúng tạo nên Phong cách đầu tư Warren Buffett, và chúng được áp

dụng, gần như là theo bản năng, mỗi khi ông xem xét mua cổ phiếu của một

công ty, hay mua lại toàn bộ công ty. Trong chương này, chúng ta sẽ đi lướt

qua một số vụ mua bán, để từ đó chúng ta hiểu sâu sắc hơn những bài học

chúng đưa ra.

Bức hoạ khảm với nhiều ngành kinh doanh

Tập đoàn Berkshire Hathaway ngày nay được hiểu chính xác nhất là một

công ty cổ phần. Cùng với các công ty bảo hiểm, tập đoàn này còn là chủ sở

hữu của một tờ báo, một công ty sản xuất kẹo, một chuỗi cửa hàng

kem/humburger, một nhà xuất bản từ điển bách khoa, một nhà cung cấp

nguyên liệu khung tranh theo đơn đặt hàng, một công ty sơn, một công ty sản

xuất và phân phối đồng phục, một công ty kinh doanh máy hút bụi, công ty

phục vụ công cộng, một số công ty sản xuất giày, và một nhãn hiệu đồ lót quen

thuộc cùng với rất nhiều công ty khác.

Một vài trong số những công ty này, đặc biệt, những công ty mới mua lại gần

đây là những công ty mà Buffett tìm thấy bằng một cách rất Buffett: Ông đăng

quảng cáo cần mua chúng trong những báo cáo thường niên của Berkshire

Hathaway.

Tiêu chuẩn của ông thật thẳng thắn: một doanh nghiệp đơn giản, dễ hiểu với

mức doanh lợi ổn định, lợi nhuận trên vốn tốt, nợ ít, và ban quản lý tốt. Ông

quan tâm tới những công ty nằm trong mức từ 5 tỉ tới 20 tỉ đô la, những công

ty càng lớn càng tốt. Ông không quan tâm tới sự thay đổi, người tiếp quản thù

địch, hay những tình huống không rõ ràng, giá đặt mua không được xác định.

Ông hứa sẽ bảo mật hoàn toàn và phúc đáp nhanh chóng.

Trong các báo cáo thường niên của Berkshire Hathaway và trong bài bình

luận gửi các cổ đông, ông thường mô tả chiến lược mua lại theo cách này:

"Việc này đòi hỏi kỹ thuật cao. Charlie và tôi chỉ ngồi lại với nhau và đợi chờ

điện thoại reo. Đôi khi đó là một cú điện thoại gọi nhầm số".

Chiến lược này có hiệu quả. Thông qua thông báo công khai này, và cũng

thông qua những lời gợi ý từ phía các nhà quản lý ở các công ty hiện tại của

Berkshire, Buffett mua lại một loạt các công ty thành công khiến mọi người

phải kinh ngạc. Một vài trong số đó là công ty con của Berkshire trong vài

thập kỷ, và những câu chuyện về các công ty này đã trở thành một phần trong

truyền thuyết về Buffett.

Ví dụ như See's Candy Shops trở thành một chi nhánh của Berkshire kể từ

năm 1972. Vụ mua bán này quả là đáng chú ý, bởi vì nó tiêu biểu cho lần đầu

tiên Buffett rời bỏ "châm ngôn" của Ben Graham để chỉ mua những công ty bị

định giá thấp. Giá mua cuối cùng, 30 triệu đô la, cao gấp ba lần giá trị sổ sách.

Chắc chắn rằng, đó là một quyết định sáng suốt. Chỉ riêng trong năm 2003, lợi

nhuận thu được trước thuế của See đã đạt con số 59 triệu đô la, xấp xỉ hai lần

giá mua thực tế.

Trong đại hội thường niên của Berkshire năm 1997, 25 năm sau vụ mua See,

Charlie Munger hồi tưởng lại: "Đó là lần đầu tiên chúng tôi chi tiền cho chất

lượng". Buffett nói thêm: "Nếu chúng ta không mua See, chúng ta cũng sẽ

không mua Coke". Phần sau của chương này, tôi sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa đầy đủ

của lời nhận xét đó.

Một công ty nổi tiếng khác đối với những người luôn theo sát Berkshire đó

là Nebraska Furniture Mart. Hệ thống bán lẻ khổng lồ này bắt đầu hoạt động

tại Omaha, quê hương của Buffett từ năm 1938 khi một người Nga nhập cư,

bà Rose Blumkin bán đồ đạc trong tầng hầm của bà để mở một hàng nhỏ. Năm

1983, khi bà Blumkin được nhiều người biết đến, Buffett đã trả 55 triệu đô la

để mua 80% cửa hàng củabà.

Ngày nay, Nebraska Furniture Mart, bao gồm các đơn vị bán lẻ chiếm hơn 100

nghìn m2 trên một khoảnh đất rộng, bán nhiều đồ nội thất hơn bất kỳ cửa

hàng nào khác trên đất nước. Buffett điều hành cửa hàng thứ hai đó là Mart

thứ hai, mở cửa năm 2002 tại thành phố Kansas. Trong thư gửi cổ đông năm

2003, Buffett đã liên hệ thành công của hệ thống rộng hơn 40 nghìn m2 này

với bà B. huyền thoại, người vẫn làm việc cho tới khi qua đời ở tuổi 104.

Buffett viết: "Một kinh nghiệm bà truyền lại cho chúng ta đó là nếu bạn bán

với giá thấp, khách hàng sẽ tìm bạn bằng mọi cách". Cửa hàng của chúng ta

phục vụ thành phố Kansas rộng lớn hơn, toạ lạc tại một trong những vùng

dân cư thưa thớt hơn của khu vực, đã chứng minh quan điểm của bà B. Mặc

dù có hơn 10 hécta để đỗ xe, nhưng hầu như lúc nào cũng trong tình trạng

quá tải, hết chỗ".

Tháng Một năm 1986, Buffett trả 315 triệu đô la tiền mặt để mua Scott &

Fetzer, một tập đoàn gồm 21 công ty nhỏ, bao gồm cả nhà sản xuất máy hút

bụi Kirby và bách khoa toàn thư World Book. Cho tới thời điểm đó, đây là

một trong những vụ mua bán lớn nhất của Berkshire, vượt qua sự mong đợi

lạc quan của Buffett. Đó là mô hình của một tổ chức có lợi nhuận trên vốn lớn

nhờ phát hành cổ phiếu và có số nợ không đáng kể, đó là một trong

những đặc điểm mà Buffett ưa thích. Thực tế, ông tính toán rằng, khoản lợi

nhuận trên vốn của Scott Fetzer dựa vào phát hành cổ phiếu sẽ dễ dàng đặt

nó vào top 1% trong bảng xếp hạng Fortune 500.

Rất nhiều công ty của Scott Fetzer đưa ra một danh mục những sản phẩm

công nghiệp chuyên môn hoá (một số người cho rằng thật nhàm chán), nhưng

chúng thực sự mang lại tiền cho Berkshire Hathaway. Do Buffett

mua nó, Scott Fetzer đã phân phối trên 100% phần tiền lãi của nó cho

Berkshire, trong khi đồng thời tiếp tục tăng lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, Warren Buffett đã chuyển sự quan tâm của

Berkshire tới các công ty, thay vì cổ phiếu như trước đây. Bản thân câu

chuyện về cách thức Buffett mua lại những công ty đa dạng này quả là thú vị.

Có lẽ nên nói kỹ hơn về điểm này. Những câu chuyện giúp chúng ta hiểu biết

sâu sắc giá trị trong cách thức đánh giá các công ty của Buffett. Trong chương

này, chúng ta dành một khoảng thời gian để tìm hiểu đôi chút về ba trong số

các vụ mua lại này. Dưới đây là một số ví dụ về các vụ mua lại gần đây minh

hoạ cho một loạt các ngành rộng lớn trong tập đoàn Berkshire:

• Lợi tức của Loom, công ty sản xuất 1/3 số đồ lót nam bán trên thị trường

Mỹ. Berkshire mua lại công ty này năm 2002 với giá 835 triệu đô la, sau khi

tính toán phần lãi suất thu được trên khoản nợ giả, còn lại 730 triệu đôla.

• Garan, nhà sản xuất quần áo trẻ em, bao gồm cả dòng sản phẩm Garanimals

nổi tiếng. Berkshire đã mua lại công ty này năm 2002 với giá 270 triệu đô la.

• Mitek, công ty sản xuất phần cứng cấu trúc cho ngành công nghiệp xây

dựng, được Berkshire mua lại năm 2001 với giá 400 triệu đô la. Một phần thú

vị của vụ mua lại này là hiện tại Berkshire chỉ sở hữu 90% công ty. 10% còn

lại do 55 nhà quản lý yêu mến công ty và muốn trở thành chủ sở hữu của công

ty nắm giữ. Tinh thần doanh nghiệp của của ban quản lý này là một trong

những phẩm chất mà Buffett kiếmtìm.

• Larson-Juhl, nhà cung cấp vật liệu khung hàng đầu cho các cửa hàng khung

theo đơn đặt hàng, được Berkshire mua lại năm 2001 với giá 225 triệu đô la.

• Dịch vụ kinh doanh CORT, cho các văn phòng và các phòng đồng sở hữu

thuê đồ đạc chất lượng, được Berkshire mua lại năm 2000 với giá 467 đô la,

bao gồm cả 83 triệu đô la nợ.

• Ben Bridge Jeweler, một chuỗi cửa hàng West Coast do cùng một gia đình sở

hữu và điều hành trong bốn thế hệ. Yêu cầu khi mua lại cửa hàng đó là gia

đình Brigde vẫn tiếp tục quản lý công ty. Berkshire mua lại công ty này vào

năm 2000 với mức giá không được công bố công khai.

• Justin Industries, chuyên sản xuất ủng phương Tây (Justin, Tony Lama, và

những nhãn hiệu khác) dưới nhãn hiệu Acme, được Berkshire mua lại năm

2000 với giá 600 triệu đô la.

• Benjamin Moore, sản xuất sơn trong 121 năm được Berkshire mua lại năm

2000 với giá 1 tỉ đô la.

• Shaw Industries, nhà sản xuất thảm lớn nhất thế giới. Berkshire mua lại

87% công ty hồi năm 2000 và phần còn lại vào đầu năm 2002, với tổng số tiền

mua lại là 2 tỉ đô la. Hiện tại, ngoại trừ ngành bảo hiểm, Shaw là công ty lớn

nhất của Berkshire với lợi nhuận năm 2003 là 436 triệu đô la.

Cayton Homes

Năm 1996, James Clayton, con trai của một người lĩnh canh Tennessee, bắt

đầu ngành kinh doanh nhà di động với 25 triệu đô la tiền đi vay. Trong vòng

bốn năm, Clayton Homes bán được 700 ngôi nhà mỗi năm. Hiện tại, Clayton là

một trong những nhà sản xuất nhà di động lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 1,2

tỉ đô la doanh thu trong năm 2003. Các mẫu nhà rất phong phú, từ loại khiêm

tốn (45 m2 giá 10 triệu đô la) tới loại xa xỉ (100 triệu đô la cho 135 m2, với

sàn nhà gỗ cứng, đồ gia dụng thép chống gỉ, và bếp nấu riêng).

Clayton có khoảng 976 đại lý bán lẻ tại Mỹ, bao gồm 302 cửa hàng thuộc sở

hữu của công ty, 86 văn phòng kinh doanh cộng đồng thuộc sở hữu của công

ty, và 588 cộng đồng sản xuất nhà tại 33 bang. Công ty cũng sở hữu và điều

hành các chi nhánh bảo hiểm, phục vụ nợ, cho vay tài chính. Công ty phát

hành cổ phiếu lần đầu vào năm 1983, và Berkshire Hathaway mua lại công ty

vào tháng Tám năm 2003 với giá 1,7 tỉ đô la.

James Clayton thu được kinh nghiệm và kiến thức từ khó khăn. Vì cha mẹ ông

từng phải làm những công việc nặng nhọc (cha ông nhặt sợi cotton, còn mẹ

ông làm việc trong một nhà máy sản xuất áo sơ mi) nên Clayton xác định sẽ

phải thoát khỏi khó khăn. Ông kiếm tiền trang trải tiền học tại trường Đại học

Tennessee bằng nghề chơi ghi ta trên đài. Cuối cùng, ông trở thành khách mời

bán thời gian cho chương trình Startime, một chương trình thay đổi hàng

tuần trên kênh truyền hình Knoville và hát cùng những người như Dolly

Parton. Khi còn học Đại học, ông bắt đầu kinh doanh ô tô second-hand với

một nhóm bạn học, nhưng đến năm 1961 công việc kinh doanh phá sản khi

ngân hàng thu hồi khoản vay của ông. "Cha tôi đã chắc chắn rằng chúng tôi sẽ

phải vào tù và tôi tự nhủ với bản thân mình rằng tôi vô tội. Tôi sẽ không bao

giờ bị tổn hại trước ngân hàng một lần nàonữa".

Vụ mua lại Clayton Homes là một câu chuyện điển hình của Buffett. Nhưng nó

lại là một câu chuyện không điển hình so với phần còn lại của giới kinh doanh.

Khía cạnh đầu tiên của câu chuyện đó là Buffett có kinh nghiệm thực tiễn với

ngành này. Năm 2002, Berkshire mua lại số chứng khoán ế ẩm từ Oakwood

Homes, một hãng sản xuất nhà di động khác.

Tháng Hai năm 2003, Al Auxier, giáo sư tài chính tại trường Đại học

Tennessee, đưa một nhóm sinh viên MBA tới Omaha để gặp gỡ Buffett trong

một buổi mà Auxier mô tả là "hai giờ cho và nhận". Đó là lần thứ 15 Auxier tổ

chức chuyến thăm viếng thế này, và nó trở thành truyền thống cho các sinh

viên tới thăm mang một món quà cảm ơn dành tặng Buffett. Lần này, món quá

là một cuốn tự truyện của James Clayton, người đã đặt công ty của ông tại

Knoxville.

Sau khi đọc xong cuốn sách, Buffett gọi cho con trai Kevin của Clayton, hiện

đang giữ chức CEO. "Như tôi nói với Kevin, rõ ràng ông vừa là người có năng

lực vừa là một thợ săn thẳng thắn. Ngay sau đó, tôi đã đưa ra lời mời chào cho

một doanh nghiệp chỉ dựa trên cuốn sách của Jim, đánh giá của tôi về Kevin,

tình trạng tài chính công khai của Clayton và điều tôi đã học được từ kinh

nghiệm Oakwood". Hai tuần sau, Berkshire thông báo vụ mua lại Clayton

Homes. Buffett nói: "Tôi thực hiện thương vụ làm ăn qua điện thoại mà chưa

bao giờ nhìn thấy nó".

Mùa thu năm 2003, Buffett được mời tới tham dự hội nghị chuyên đề MBA

của trường Đại học Tennessee. Ông kể lại câu chuyện của Clayton, và sau đó

thuyết trình trước toàn thể các sinh viên từ trường đại học Berkshire

Hathaway. Mỗi sinh viên cũng được tặng một cổ phiếu hạng B của Berkshire

và giảng viên của họ, Al Auxier, được tặng một cổ phiếu hạngA.

McLance Company

Năm 1894, Robert McLane thoát khỏi nạn đói hậu Nội chiến của vùng Nam

Carolina, chuyển tới sinh sống tại Cameron, bang Texas, và bắt đầu mở một

cửa hàng tạp phẩm nhỏ. Qua nhiều năm, ông phát triển cửa hàng thành một

cửa hàng tạp phẩm bán buôn và công ty phân phối. Con trai ông, Robert D.

McLane, nổi tiếng với tên đệm Drayton, đã tham gia công ty năm 1921. Con

trai của Drayton, Drayton Jr. bắt đầu làm việc trong công ty gia đình khi lên

chín tuổi, và đã dành nhiều ngày thứ Bảy suốt thời niên thiếu để lau sàn nhà

kho. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia công ty toàn thời gian.

Cuối cùng, Drayton Jr. thuyết phục được cha ông rời công ty tới gần một con

đường cao tốc giữa các tiểu bang. Sau đó đến năm 1962, toàn thể công ty tự

động hoá với việc sử dụng máy vi tính. Năm 1990, ông bán công ty cho

người bạn thân Sam Walton, và McLane trở thành một chi nhánh của Wal -

Mart, cung cấp cho các cửa hàng của Wal - Mart và các cửa hàng câu lạc bộ của

Sam, cũng như các cửa hàng tiện lợi và các nhà hàng ăn nhanh trên khắp đất

nước với tất cả mọi thứ từ đậu phộng tới hạttiêu.

Năm 2003, McLane trở thành nhà phân phối lớn nhất ở Mỹ cho các cửa hàng

ở góc phố và cửa hàng tiện lợi. Các hệ thống phần mềm cải tiến giá cả, cước

phí, vận chuyển và quy trình bán hàng và dịch vụ vận chuyển hoàn hảo đã

biến công ty thành một công ty vận chuyển trọn gói hiệuquả.

Một công ty được điều hành tốt, hiệu quả được xây dựng dựa trên nền tảng

những nguyên lý bền vững và thể hiện khả năng lợi nhuận bền vững chính là

điều Warren Buffett mong muốn. Tháng Năm năm 2003, Berkshire thông báo

công ty mua lại McLane với giá 1,45 tỉ đô la tiền mặt và cộng thêm một khoản

1,2 tỉ đô la nợ phảitrả.

Vụ mua lại khiến McLane tăng trưởng thậm chí mạnh hơn. Ví dụ như, thông

qua vụ mua bán giúp công ty theo đuổi những hợp đồng phân phối với một

chuỗi siêu thị và các đối thủ cạnh tranh của Wal-Mart như Target, và Dollar

General. Trong thư gửi các cổ đông năm 2003, Buffett viết: "Trước đây, một

số nhà bán lẻ lảng tránh McLane bởi vì công ty này do đối thủ cạnh tranh

chính của họ làm chủ sở hữu. Nhưng Grady Rosier, CEO cấp cao của

McLane, đã giành được một số trong các hợp đồng này. Ông đã bước một

bước dài trong ngày hoàn tất sự thỏa thuận mua bán và nhiều điều khác nữa

sẽ tới".

The Pampered Chef

Năm 1980, Doris Christopher, cựu giảng viên môn kinh tế học gia đình và là

người mẹ luôn ở nhà, đang tìm kiếm một công việc bán thời gian để có thêm

thu nhập cho gia đình nhưng vẫn cho phép bà có thời gian dành cho hai con

gái bé bỏng. Bà quyết định nâng cao những gì bà biết đó là nấu ăn và dạy học.

Và bà đã nảy ra tới ý tưởng bán những đồ dùng nấu bếp tại nhà. Vì vậy, bà

quyết định mượn ba nghìn đô la tiền bảo hiểm nhân thọ, đi mua sắm tại một

siêu thị bán buôn và mua hết 75 đô la những mặt hàng bà yêu thích,

sau đó bà nhờ một người bạn dẫn chương trình trong bữa tiệc giới thiệu sản

phẩm.

Christopher có phần lo lắng trước bữa tiệc đầu tiên, nhưng bữa tiệc đó đã

thành công rực rỡ. Không chỉ tất cả mọi người đều có một khoảng thời gian

tuyệt vời mà một số vị khách mời còn mong muốn được dẫn chương trình cho

bữa tiệc. Đó là điểm khởi đầu cho Pampered Chef, một công ty chuyên bán các

đồ dùng nấu bếp cho những người sành ăn qua kênh bán hàng trực tiếp và

những bữa tiệc tại nhà.

Người phụ nữ 34 tuổi Christopher, không hề được đào tạo về kinh doanh, đã

khởi nghiệp tại tầng hầm trong ngôi nhà của bà ở Chicago bằng ba nghìn đô la

đi vay. Trong năm đầu tiên, làm việc cùng chồng, bà có doanh thu 50 nghìn đô

la. Năm 1994, Pampered Chef được xếp hạng trong danh sách 500 công ty tư

nhân có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Mỹ, và Christopher được tạp chí

Working Woman công nhận là một trong top 500 phụ nữ là chủ doanh nghiệp

xuất sắc.

Doris Christopher khởi đầu công ty với một niềm tin mãnh liệt rằng cùng sum

họp trong một bữa ăn sẽ giúp những thành viên trong gia đình gần gũi nhau

theo cách mà chỉ một số ít người khác có kinh nghiệm sánh được. Triết lý kinh

doanh đó đã hình thành và dẫn lối cho Pampered Chef từ khi mới bắt đầu

hoạt động, và nó chính là điểm mấu chốt trong phương pháp kinh doanh:

Một bài thuyết trình của người chào hàng thân thiện, thực tế cho những người

nội trợ theo cách liên hợp chất lượng của đời sống gia đình với chất lượng của

sản phẩm nấu bếp.

Rất nhiều "nhà tư vấn bếp núc" của công ty, như họ vẫn được gọi, là những

người mẹ luôn ở nhà, và phần lớn việc bán hàng được tiến hành tại nhà họ

trong các "chương trình nấu bếp". Đó là những chương trình nấu ăn nơi

những vị khách được chứng kiến trực tiếp những sản phẩm nấu bếp và công

thức làm món ăn cùng kết hợp với nhau, học nhanh chóng và dễ dàng những

kỹ thuật chuẩn bị đồ ăn và thu nhận những mẹo vặt về cách đãi khách và tạo

sự thoải mái cho khách. Các sản phẩm đều là những dụng cụ nấu bếp và tủ để

thức ăn có chất lượng cao. Khoảng 80% những sản phẩm này chỉ duy nhất có

tại công ty hoặc chỉ có thể mua tại các đại lý bán hàng của The Pampered

Chef.

Ngày nay, Pampered Chef có 950 nhân viên tại Mỹ, Đức, Anh, và Canada. Các

sản phẩm của công ty được bán thông qua trên 71 nghìn nhà tư vấn độc lập

trong những chương trình nấu ăn tại nhà. Hơn một triệu chương trình biểu

diễn nấu bếp được tổ chức trên khắp nước Mỹ trong năm 2002, tạo ra doanh

thu bán hàng đạt 730 triệu đô la. Và món nợ duy nhất công ty đó là 3 nghìn đô

la tiền ban đầu.

Năm 2002, Doris Christopher nhận ra rằng trong trường hợp bà bất ngờ bị

ốm hoặc quyết định phát triển chậm lại, Pampered Chef cần phải có một kế

hoạch trù bị. Vì vậy, theo lời khuyên của những chủ ngân hàng của bà ở

Goldma Sachs, bà đã tiếp cận Warren Buffett. Tháng Tám năm đó, Christopher

và người sau đó trở thành CEO của bà, bà Sheila O'Connell Cooper, đã có buổi

gặp gỡ Buffett tại văn phòng trụ sở chính của ông ở Omaha. Một tháng sau,

Berkshire thông báo công ty mua lại Pampered Chef với giá xấp xỉ 900 triệu

đô la.

Nhớ lại buổi gặp gỡ hồi tháng Tám, Buffett viết cho các cổ đông của Berkshire

rằng: "Tôi chỉ mất khoảng 10 giây để quyết định rằng đây là hai nhà quản lý

mà tôi mong muốn hợp tác, và chúng tôi nhanh chóng ký kết hợp đồng. Tôi tới

tham dự một bữa tiệc của Pampered Chef và quả thật là dễ dàng nhận ra tại

sao ngành kinh doanh này lại thành công. Những sản phẩm của công ty, trong

phần lớn tài sản, đều có phong cách riêng và có tính hữu dụng cao, và những

nhà tư vấn có kiến thức uyên thâm và rất nhiệt tình. Mọi người đều có một

khoảng thời gian thoải mái".

***

Buffett thường được hỏi là ông sẽ mua những loại hình công ty nào trong

tương lai. Ông nói, trước hết, tôi sẽ tránh những công ty sản xuất hàng tiêu

dùng và những nhà quản lý mà tôi không mấy tin tưởng. Ông đặt ra ba tiêu

chuẩn: Đó phải là loại công ty mà ông hiểu, hoạt động kinh doanh tốt, và phải

do những nhà quản lý đáng tin cậy điều hành. Đó cũng là những tiêu chuẩn

ông tìm kiếm khi mua cổ phiếu và cùng với lý do tương tự.

Đầu tư vào chứng khoán

Rõ ràng là rất ít người trong chúng ta sẽ mua toàn bộ công ty như Buffett

đang làm. Những câu chuyện về các công ty được đề cập trong chương này

bởi vì chúng giúp chúng ta hiểu biêt sâu sắc về lối suy nghĩ của Buffett.

Lối suy nghĩ tương tự như vậy cũng áp dụng cho những quyết định của ông

khi mua cổ phiếu. Điều đó thể hiện một vài ví dụ mà những người bình

thường có thể làm theo. Chúng ta không thể mua cổ phiếu theo quy mô giống

như Warren Buffett, nhưng chúng ta có thể thu được lợi nhuận khi quan sát

điều ông làm.

Cuối năm 2003, danh mục đầu tư cổ phiếu thường của Berkshire Hathaway

đạt tổng giá trị thị trường là hơn 35 tỉ đô la, tăng gần 27 tỉ so với giá mua ban

đầu. Trong danh mục đầu tư đó, Berkshire Hathaway sở hữu 200 triệu cổ

phiếu của Coca-Cola, 96 triệu cổ phiếu của Công ty Gillette và hơn 56 triệu cổ

phiếu của Wells Fargo & Company. Đồ uống có ga, dao cạo dâu, những ngân

hàng lân cận đều là những sản phẩm và dịch vụ rất quen thuộc với chúng ta.

Không có gì là bí mật, không có gì là công nghệ cao, không có gì khó hiểu cả.

Đó là một trong những niềm tin kiên định nhất của Buffett: Sẽ vô ích khi bạn

đầu tư vào một công ty, hay một ngành mà bạn không hiểu, bởi vì bạn sẽ

không thể biết nó đáng giá bao nhiêu, hay theo dõi xem nó đang hoạt động

thế nào.

Công ty Coca-Cola

Coca-Cola là nhà sản xuất, tiếp thị, và phân phối đồ uống có ga và nước ngọt

lớn nhất thế giới. Sản phầm đồ uống có ga của công ty, lần đầu tiên được bán

ở Mỹ vào năm 1886, giờ đây đã có mặt tại hơn 195 quốc gia trên thế giới.

Mối quan hệ giữa Buffett và Coca-Cola đưa chúng ta trở lại với thời thơ ấu của

ông. Ông đã có lon Coca-Cola lần đầu tiên khi ông lên năm tuổi. Ngay sau đó,

ông bắt đầu mua sáu lon Coke với số tiền 25 xu tại cửa hàng tạp phẩm của ông

nội và bán lại chúng cho những người hàng xóm với giá năm xu một lon.

Buffett thừa nhận, trong 15 năm tiếp theo, ông quan sát mức tăng trưởng phi

thường của Coca-Cola, nhưng ông đã mua nhà máy dệt, cửa hàng bán lẻ, và

những nhà sản xuất thiết bị nông trại và cối xay gió. Thậm chí trong năm

1986, khi ông công bố chính thức rằng Cherry Coke (Coke hương anh đào) sẽ

trở thành công ty đồ uống có ga chính thức trong các đại hội thường niên của

Berkshire Hathaway, Buffett vẫn không mua một cổ phiếu nào của Coca-Cola.

Cho tới tận hai năm sau, mùa hè năm 1988, Buffett mới mua những cổ phiếu

đầu tiên củaCoca-Cola.

Sức mạnh của Coca-Cola không chỉ là những sản phẩm mang nhãn hiệu của

nó, mà còn là hệ thống phân phối vô địch trên toàn thế giới. Ngày nay, doanh

thu bán sản phẩm Coca-Cola trên toàn cầu chiếm 69% tổng doanh thu của

công ty và 80% lợi nhuận của nó. Cùng với Amatil Coca-Cola, công ty còn thu

lợi nhuận trên vốn tại những nhà máy đóng chai ở Mexico, Nam Mỹ, Đông

Nam \, Đài Loan, Hồng Kông, và Trung Quốc. Trong năm 2003, công ty đã bán

hơn 19 tỉ thùng sản phẩm đồ uống.

Buffett nói, công ty tốt nhất để sở hữu là công ty qua thời gian có thể tận dụng

lượng vốn lớn với tỉ lệ lợi tức rất cao. Mô tả này hoàn toàn phù hợp với Coca-

Cola. Rất dễ hiểu tại sao Buffett lại để ý tới Coca-Cola, nhãn hiệu nổi tiếng nhất

trên toàn thế giới, trở thành công ty cấp quyền kinh doanh giá trị nhất thế

giới.

Do khả năng tài chính hùng mạnh, và cũng là do sản phẩm của hãng quá nổi

tiếng, tôi đã sử dụng Coca-Cola là ví dụ điển hình trong từ Chương 5 tới

Chương 8, để mô tả chi tiết nguyên lý trong Phong cách đầu tư Warren

Buffett.

Tôi mua những công ty, không phải cổ phiếu, những công ty mà tôi sẵn sàng

sở hữu mãi mãi.

WARREN BUFFETT, 1998

Công ty Gillette

Gillette là một công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng quốc tế, sản xuất và phân

phối lưỡi và dao cạo râu, đồ trang điểm, và mỹ phẩm, văn phòng phẩm, máy

cạo râu điện, những đồ gia dụng lặt vặt, và những đồ dùng và sản phẩm chăm

sóc răng miệng. Công ty có hệ thống sản xuất tại 14 quốc gia trên thế giới và

phân phối sản phẩm tới hơn 200 công ty và vùng lãnh thổ. Hệ thống sản xuất

nước ngoài chiếm hơn 63% doanh thu và lợi nhuận của Gillette.

King C. Gillette đã sáng lập ra Gillette vào thời kỳ chuyển giao của thế kỷ XX.

Khi còn là một chàng trai, Gillette đã dành thời gian vạch ra chiến lược đổi

đời. Một người bạn gợi ý rằng ông nên sáng chế ra một sản phẩm mà chỉ dùng

một lần rồi vứt đi, và thay thế nó bằng cái khác. Trong khi làm nhân viên bán

hàng cho Crown Cork & Seal, Gillette đã nảy ra ý tưởng sáng chế ra sản phẩm

dao cạo râu chỉ dùng một lần. Trong năm 1903, công ty non trẻ của ông bắt

đầu bán dao cạo râu an toàn với 25 lưỡi cạo râu chỉ dùng một lần với giá 5 đô

la.

Dạy PTKT: 1.490.000 VNĐ/khóa – D

acebook.com/ytuongdautuchungkho

Ngày nay, Gillett là nhà sản xuất và phân phối lưỡi và dao cạo râu hàng đầu.

Lưỡi dao cạo râu chiếm xấp xỉ 1/3 doanh thu bán hàng của công ty nhưng

chiếm tới 2/3 lợi nhuận của công ty. Thị phần trên toàn cầu của công ty là

72,5%, gấp gần sáu lần đối thủ cạnh tranh gần nhất. Công ty này chiếm 70%

thị phần tại châu Âu, 80% tại châu Mỹ La tinh. Doanh thu bắt đầu tăng tại

Đông ]u, Ấn Độ, và Trung Quốc. Cứ 1 lưỡi dao cạo Gillette bán được tại Mỹ, thì

công ty sẽ bán được 5 chiếc ở thị trường nước ngoài. Thực tế, Gilllette phổ

biến trên toàn thế giới đến nỗi trong nhiều ngôn ngữ tên của hãng trở thành

từ để chỉ "lưỡi dao cạo râu".

Buffett bắt đầu quan tâm tới Gillette từ những năm 1980. Các nhà quan sát

Phố Wall bắt đầu xem công ty là một nhà sản xuất hàng tiêu dùng chậm phát

triển, đang ở giai đoạn chín muồi để mua lại. Lợi nhuận biên dao động giữa

9% và 11%, lợi nhuận thu được trên vốn dàn trải ra mà không hề có dấu hiệu

cải thiện, và tăng trưởng lợi nhuận và giá trị thị trường giảm đáng kể (xem

hình 4.1 và 4.2). Nói tóm lại, công ty có dấu hiệu trìtrệ.

CEO Colman Mcokler đã đánh bại bốn dự định mua lại trong suốt thời gian đó,

lên tới đỉnh cao là cuộc chiến hết sức gay cấn chống lại Coniston Partners hồi

năm 1988. Gillette chiến thắng trong gang tấc, nhưng việc đó cũng buộc công

ty phải mua lại 19 triệu cổ phiếu của Gillette với giá 45 đô la một cổ phiếu.

Giữa năm 1986 và năm 1988, công ty đã thay thế 1,5 tỉ đô la số vốn cổ đông

bằng nợ, và trong một thời gian ngắn, Gillette rơi vào tình trạng vốn ròng âm.

Lúc đó, Buffett gọi cho người bạn Joseph Sisco của ông, là thành viên của Hội

đồng Quản trị Gillette, gợi ý rằng Berkshire sẽ đầu tư vào công ty. Buffett nói:

"Ngành kinh doanh của Gillette là ngành chúng tôi rấtthích".

Hình 4.1 Lợi nhuận trên vốn của Gillette

Hình 4.2 Giá trị thị trường của Gillette

F

ạy PTCB: 3.590.000 VNĐ/khóa

an 73

"Charlie và tôi nghĩ rằng chúng tôi hiểu tình trạng kinh tế của công ty và vì

vậy, tin rằng chúng tôi có thể phỏng đoán khá thông minh về tương lai của

Gillette". Gillette đã phát hành 600 triệu đô la cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển

đổi cho Berkshire vào tháng Bảy năm 1989 và sử dụng quỹ để trả dần nợ nần.

Buffett đã nhận được 8,75% chứng khoán ưu đãi có thể chuyển đổi với quy

định bắt buộc phải thanh toán hết nợ trong vòng 10 năm và sự lựa chọn

chuyển thành cổ phiếu thường của Gillette với giá 50 đô la một cổ phiếu, cao

hơn 20% so với mức giá ở thời kỳđó.

Năm 1989, Buffett tham gia Ban Giám đốc của Gillette. Cùng năm đó, công ty

giới thiệu một sản phẩm mới rất thành công, sản phẩm Senor. Đó là khởi đầu

cho bước ngoặt của công ty. Doanh thu của Senor đã mở rộng triển vọng của

Gillette. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu bắt đầu tăng 20% một năm. Lợi nhuận

biên trước thuế tăng từ 12% lên 15% và lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt mức

40%, gấp hai lần lợi suất đầu những năm1980.

Tháng Hai, năm 1991, công ty thông báo một đợt chia cổ phiếu với tỉ lệ 2: 1.

Berkshire đã chuyển số cổ phiếu ưu đãi và thu được 12 triệu cổ phiếu thường,

hay 11% số cổ phiếu nợ còn tồn của Gillette. Chỉ trong vòng chưa đầy hai

năm, vụ đầu tư 600 triệu đô la của Berkshire vào Gillette đã tăng lên 875 triệu

đô la. Bước tiếp theo của Buffett là tính toán giá trị của 12 triệu cổ phiếu đó.

Trong Chương 8, chúng ta biết ông tiến hành việc này.

Ngành kinh doanh lưỡi dao cạo râu của Gillette hưởng lợi chính từ quá trình

toàn cầu hoá. Điển hình là, Gillette bắt đầu với với những chiếc lưỡi dao cạo

chất lượng thấp và dần dần giới thiệu những hệ thống cạo râu cải tiến. Công

ty thu được lợi nhuận không chỉ từ việc tăng doanh thu đơn vị mà còn từ

việc cải thiện và ổn định lợi nhuận biên. Tương lai của Gillette có nhiều dấu

hiệu tươi sáng. Buffett nói: "Chúng ta có thể vui vẻ đi ngủ mỗi tối khi biết rằng

có 2,5 tỉ người đàn ông trên thế giới sẽ phải cạo râu vào buổi sáng hôm sau".

Công ty Washington Post

Washington Post ngày nay là một tập đoàn đại chúng với một hệ thống kinh

doanh gồm xuất bản báo chí, phát sóng truyền hình, hệ thống truyền hình cáp,

xuất bản tạp chí, và cung cấp cả dịch vụ giáo dục. Bộ phận báo chí xuất bản tờ

Washington Post, Everest Herald, và Gazette Newspapers, một nhóm gồm 39

tờ báo tuần. Bộ phận phát sóng truyền hình sở hữu sáu đài thu phát truyền

hình đặt tại Detroit, Miami, Orlando, Houston, San Anto-noi, và

Jacksonille, Florida. Bộ phận hệ thống truyền hình cáp cung cấp dịch vụ

truyền hình kỹ thuật số và cáp cho hơn 1,3 tỉ thuê bao. Bộ phận tạp chí thì

xuất bản tờ Newsweek, với tổng số tạp chí phát hành trong nước là trên 3

triệu bản và trên 600 nghìn bản phát hành quốc tế.

Cùng với bốn bộ phận chính trên, Washington Post còn sở hữu Trung tâm

giáo dục Stanley H. Kaplan, một mạng lưới trường học rộng lớn chuyên ôn thi

cho các sinh viên chuẩn bị vào đại học và những kỳ thi cấp bằng chuyên

nghiệp. Nổi tiếng nhất là chương trình độc đáo của trung tâm giúp những học

sinh phổ thông trung học làm tốt các bài kiểm tra của Scholastic Aptitude

Tests, Kaplan đã mở rộng rất mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay,

chương trình này bao gồm cả các lớp học sau khi tốt nghiệp phổ thông cho

trình độ K-12, trường luật trực tuyến, nguồn tài liệu chuẩn bị kiểm tra cho

các kỹ sư và chuyên gia phân tích tài chính, và những trường cơ sở đại học

với những chương trình đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, kỹ

thuật, y tế, và nhiều môn học khác. Năm 2003, tổng doanh thu của Kaplan đạt

838 triệu đô la, là một nhân tố đóng góp quan trọng cho Washington Post.

Công ty sở hữu 28% Cowles Media - là hãng xuất bản Minneapolis Star

Tribune, một vài tờ báo quân đội, và 50% dịch vụ tin tức Los Angeles -

Washington.

Ngày nay, Washington Post là một công ty trị giá 8 tỉ đô la, sản sinh ra mức

doanh thu thường niên đạt 3,2 tỉ đô la. Những thành tựu công ty đạt được

thậm chí còn đặc biệt ấn tượng nếu bạn xem xét công ty ở thời điểm các đây

17 năm khi công ty chỉ kinh doanh một ngành duy nhất: xuất bản báo chí.

Năm 1931, Washington Post là một trong năm tờ nhật báo cạnh tranh nhau

dành độc giả. Hai năm sau, tờ Post không thể chi trả phí in ấn đã bị đem phát

mại. Mùa hè năm đó, công ty bị đem bán đấu giá để trả nợ. Tỉ phú Eugene

Meyer mua lại tờ báo với giá 852 nghìn đô la. Trong hai thập kỷ kế tiếp, ông

đã ủng hộ giúp đỡ hoạt động của công ty cho tới khi công ty bắt đầu làm ăn có

lãi.

Công việc điều hành quản lý tờ báo được chuyển sang cho Philip Graham, một

luật sư xuất chúng được hưởng sự giáo dục của trường Harvard và đã kết hôn

với cháu gái Katherine của Meyer. Năm 1954, Phil Graham thuyết phục

Eugene Meyer mua lại tờ báo đối thủ cạnh tranh, tờ Times - Herald. Sau đó,

trước khi chết bi thảm vào năm 1963, Graham đã mua lại tạp chí

Newsweek và hai trạm thu phát truyền hình. Chính Phil Graham là người có

công lao chuyển đổi tờ Washington Post từ một tờ báo đơn lẻ thành một công

ty tin tức và thông tin đại chúng.

Sau khi Phil Graham qua đời, việc quản lý công ty được chuyển giao sang cho

vợ ông, bà Katherine. Mặc dù bà không có chút kinh nghiệm quản lý một công

ty nhưng bà đã nhanh chóng nổi bật khi đương đầu với những vấn đề khó

khăn trong kinh doanh.

Katherine Graham nhận ra rằng để thành công, công ty cần có một người ra

quyết định, chứ không phải là một người chăm sóc. Bà nói: "Tôi nhanh

chóng nhận ra rằng mọi thứ không đứng yên một chỗ. Bạn phải ra quyết

định". Hai quyết định có ảnh hưởng rõ rệt tới tờ Washington Post đó là việc

tuyển dụng Ben Braddle làm quản lý biên tập của tờ báo và sau đó mời

Warren Buffett làm giám đốc công ty. Bradlee khuyến khích Katherine

Graham cho xuất bản tờ Pentagon Papers và theo đuổi cuộc điều tra

Watergate và mang lại cho tờ Washington Post uy tín là tờ báo được trao

thưởng. Buffett đã dạy Katherine Graham cách điều hành một doanh nghiệp

thành công.

Buffett lần đầu tiên gặp Katherine Graham vào năm 1971. Lúc đó, Buffett sở

hữu cổ phiếu của tờ New Yorker (Người New York). Nghe nói về việc người ta

có thể sẽ bán tờ tạp chí, ông đã hỏi Katherine Graham liệu tờ Washington Post

có quan tâm tới vụ mua bán đó không. Mặc dù vụ mua bán trở thành hiện

thực, Buffett đã rất ấn tượng với nhà xuất bản của Washington Post.

Cùng năm đó, Katherine Graham quyết định tiến hành đợt phát hành cổ phiếu

đầu tiên của Washington Post. Hai loại cổ phiếu đã được tạo ra. Loại cổ phiếu

thường A dành cho phần lớn Ban Giám đốc, vì vậy có thể kiểm soát hiệu quả

công ty. Cổ phiếu hạng A vẫn do gia đình Graham nắm giữ. Cổ phiếu hạng B

dành cho phần thiểu số của Ban Giám đốc. Tháng Sáu năm 1971, tờ

Washington Post đã phát hành 1 triệu 345 nghìn cổ phiếu hạng B. Đáng kể là,

chỉ hai ngày sau, mặc dù mối đe doạ từ phía chính quyền liên bang, Katherine

Graham đã cho phép Ben Braddlee xuất bản tờ Pentagon Papers.

Trong hai năm tiếp theo, khi kinh doanh báo chí đang dần cải thiện, thì bầu

không khí ở Phố Wall chuyển sang ảm đạm. Đầu năm 1973, chỉ số công

nghiệp trung bình Dow Jones bắt đầu suy giảm. Giá cổ phiếu của

Washington Post cũng trượt theo. Tháng năm năm này, chỉ số giảm 14 điểm

chỉ còn 23 đô la. Cùng tháng đó, cổ phiếu của IBM đã tụt hơn 69 điểm, Cục Dự

trữ Liên bang đã đẩy tỉ lệ chiết khấu lên 6%, và chỉ số Dow Jones giảm 18 điểm

- đợt thua lỗ lớn nhất trong vòng ba năm. Cùng lúc đó, Warren Buffett lặng lẽ

mua cổ phiếu của Washington Post (xem hình 4.3). Tới tháng sáu, ông mua

được 467.150 cổ phiếu với giá trung bình là 22,75 đô la, tổng trị giá

10.628.000 đô la.

Katherine Graham lúc đầu lo ngại trước ý kiến một thành viên không thuộc

gia đình nắm giữ quá nhiều cổ phiếu của Washington Post, mặc dù cổ phiếu

không có quyền kiểm soát. Buffett đã đảm bảo với bà rằng việc mua bán của

Berkshire chỉ là mục đích đầu tư thuần tuý. Để bà an tâm hơn, ông đưa ra ý

kiến trao cho con trai Don của bà, người dự kiến tiếp quản công ty một ngày

nào đo, giấy uỷ quyền biểu quyết những cổ phiếu của Berkshire. Thế là vấn đề

được giải quyết. Katherine Graham đáp lại bằng việc mời Buffett tham gia Ban

Giám đốc của công ty trong năm 1971 và nhanh chóng đưa ông lên làm Chủ

tịch Uỷ ban tài chính.

Katherine Graham qua đời tháng bảy năm 2001, sau một cơn đột quỵ bà đã bị

chấn thương vùng đầu. Warren Buffett là một trong những người đã tới chia

buồn trong đám tang của bà được tổ chức tại Thánh đường Quốc gia ở

Washington.

Hình 4.3 Giá trên một cổ phiếu của Washington Post

Donald E. Graham, con trai của Phil và Katherine, là Chủ tịch Hội đồng Quản

trị của Washington Post. Don Graham tốt nghiệp trường Đại học Harvard năm

1966 với chuyên ngành lịch sử và văn học Anh. Sau khi tốt nghiệp, ông phục

vụ trong quân đội hai năm. Biết rằng cuối cùng ông sẽ là người điều hành

Washington Post, Graham quyết định phải thông thạo hơn nữa với thành phố.

Ông chọn một cách thật khác biệt là tham gia vào lực lượng cảnh sát khu đô

thị của Washington và trải nghiệm 14 tháng làm nghề cảnh sát đi tuần khu

vực thứ 9. Năm 1971, Graham tới làm phóng viên tại Washington

Post. Sau đó, ông dành 10 tháng làm phóng viên cho tờ NewsWeek tại bang

Los Angeles. Năm 1974, Graham trở lại Post và trở thành Phó Ban phụ trách

mảng thế thao. Năm đó, ông cũng được bổ nhiệm vào Ban Giám đốc của công

ty.

Vai trò của Buffett tại Washington Post ngày càng được thể hiện rộng rãi. Ông

giúp Katherine Graham kiên nhẫn trong suốt cuộc bãi công hồi những năm

1970, và ông cũng dạy Don Graham kinh doanh, giúp Graham hiểu được vai

trò quản lý và trách nhiệm của những người chủ công ty. Don Graham nói:

"Trong tài chính, Buffett là người thông minh nhất mà tôi từng biết. Tôi không

biết người thứ hai là ai".

Xem xét câu chuyện ở khía cạnh ngược lại, rõ ràng là Post cũng đóng một vai

trò quan trọng đối với Buffett. Nhà báo tài chính Andrew Kilpatrick, người

theo sát con đường sự nghiệp của Buffett trong nhiều năm, tin rằng vụ đầu tư

vào Washington Post đã "bảo vệ vững chắc uy tín của Buffett là một nhà đầu

tư bậc thầy". Berkshire không hề bán bất kỳ một cổ phiếu nào của

Washington Post kể từ lần mua đầu tiên vào năm 1973. Năm 2004, cổ phiếu

hạng B được bán với giá hơn 900 đô la một cổ phiếu, là cổ phiếu đắt giá thứ

hai trên thị trường chứng khoán New York. Cổ phần của Berkshire hiện tại trị

giá hơn 1 tỉ đô la, và như vậy vụ đầu tư ban đầu của Buffett đã tăng giá trị lên

hơn 15 lần.

Wells Fargo & Company

Tháng 10 năm 1990, Berkshire Hathaway công bố mua 5 triệu cổ phiếu của

Wells Fargo & Company với giá trung bình là 57,88 đô la một cổ phiếu, tổng

trị giá vụ đầu tư là 289 triệu đô la. Với vụ mua bán này, Berkshire trở thành

cổ đông lớn nhất của ngân hàng, sở hữu 10% số cổ phiếu nợ.

Đó là một bước đi gây nhiều tranh cãi. Đầu năm đó, giá cổ phiếu bán ở mức

cao là 86 đô la, sau đó rớt giá khủng khiếp khi các nhà đầu tư đồng loạt bỏ qua

các ngân hàng California. Vào thời điểm đó, West Coast đang vật lộn với cuộc

suy thoái nặng nề và một số người đã đầu cơ vào các ngân hàng đó, danh mục

đầu tư nợ của họ chứa đầy những tài sản cầm cố thương mại và nhà ở, đều

đang có vấn đề. Wells Fargo, với hoạt động kinh doanh bất động sản có lãi

nhất của bất kỳ ngân hàng California nào, đã được coi là đặc biệt nguy hiểm.

Trong những tháng sau khi Berkshire thông báo, cuộc chiến đấu dành Well

Fargo cũng tương tự như một cuộc chiến nặng ký. Buffett, ở một bên, là con

bò đực, cược 289 triệu đô la rằng Wells Fargo sẽ tăng giá trị. Ở phe bên kia,

một số nhà đầu tư thiển cận là những con gấu, cược rằng Wells Fargo sẽ giảm

49% trong năm đó, và sẽ còn sa sút hơn nữa. Phần còn lại của giới đầu tư

quyết định cũng ngồi lại và quan sát.

Hai lần trong năm 1992, Berkshire mua nhiều cổ phiếu hơn, góp phần đưa

tổng giá trị lên tới 63 triệu đô la vào cuối năm. Giá dần vượt qua 100 đô la

trên một cổ phiếu nhưng các nhà đầu tư thiển cận vẫn cá rằng cổ phiếu sẽ

giảm một nửa giả trị. Buffett tiếp tục mua thêm, và cuối năm 2003, Berkshire

sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu, với giá thị trường là 4,6 tỉ đô la và tổng chi phí

mua tích luỹ là 2,8 tỉ đô la. Trong năm 2003, Moody's đã dành cho Wells Fargo

mức xếp hạng AAA (Mức xếp hạng tốt nhất, rủi ro thấp nhất), ngân hàng duy

nhất trên nước Mỹ có sự khác biệt đó.

Nhà đầu tư thông minh

Nét tiêu biểu trong triết lý đầu tư của Buffett đó là ông hiểu rõ ràng rằng khi

sở hữu cổ phiếu, anh sẽ sở hữu công ty, không phải là một mẩu giấy. Theo

Buffett, ý tưởng mua cổ phiếu mà không hiểu chức năng hoạt động của công

ty sản phẩm và dịch vụ, mối quan hệ lao động, chi phí nguyên liệu thô, nhà

máy và trang thiết bị, những yêu cầu tái đầu tư vốn, hàng tồn kho, những thứ

có thể thu được và nhu cầu vốn lưu động là không hợp lý. Trạng thái tâm lý

này phản ánh thái độ của một chủ doanh nghiệp trái ngược với chủ sở hữu

chứng khoán, và là trạng thái tâm lý duy nhất một nhà đầu tư nên

có. Tóm lược Nhà đầu tư thông minh, Benjamin Graham đã viết: "Công việc

đầu tư là thông minh nhất khi nó thực dụng nhất". Buffett nói: "Đó là những

từ quan trọng nhất từng được viết ra về đầu tư".

Một người nắm giữ cổ phiếu sẽ lựa chọn hoặc là trở thành người chủ doanh

nghiệp, hoặc là người nắm giữ những cổ phiếu có thể bán được. Chủ sở hữu

cổ phiếu thường hiểu rằng họ chỉ sở hữu một mẩu giấy từ lâu đã bị loại bỏ

khỏi các bản báo cáo tài chính của công ty. Họ cư xử như thể giá thị trường

luôn thay đổi phản ánh chính xác giá trị của họ hơn là bản cân đối tài sản và

bản sao kê lợi nhuận. Họ rút hoặc loại bỏ cổ phiếu như chơi bài vậy. Đối với

Buffett, các hoạt động của người nắm giữ cổ phiếu thường và người chủ sở

hữu công ty có mối quan hệ thân thiết với nhau. Cả hai đều nên xem xét quyền

sở hữu một doanh nghiệp theo cách giống nhau. Buffett nói: "Tôi là một nhà

đầu tư giỏi hơn bởi vì tôi là một doanh nhân, và tôi là một doanh

nhân giỏi hơn bởi vì tôi là một nhà đầu tư".

PHONG CÁCH ĐẦU TƯ CỦA WARREN BUFFETT

Nguyên lý kinh doanh

1. Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểukhông?

2. Doanh nghiệp có một lịch sử hoạt động hợp lýkhông?

3. Doanh nghiệp có triển vọng trong dài hạn không? Nguyên lý quảnlý

4. Quản lý có hợp lý không?

5. Ban quản lý có công bằng với các cổ đôngkhông?

6. Ban quản lý có chống lại được tính cưỡng chế tổ chức không? Nguyên lý tài

chính

7. Lợi nhuận trên vốn cổ phần làgì?

8. Lợi nhuận chủ sở hữu của công ty là gì?

9. Lợi nhuận biên là gì?

10. Công ty có tạo ra được ít nhất một đô la giá trị thị trường cho mỗi đô la

được giữ lại hay không?

Nguyên lý giá trị

11. Giá trị của một công ty là gì?

12. Công ty có được bán với giá chiết khấu đáng kể so với giá trị của nó

không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện