Chương 1226: Chuẩn bị chiến tranh, nghỉ ngơi lấy lại sức (6)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hàn Úc trưng cầu sự cho phép của Uyên Kính tiên sinh, cầm lấy vài quyển bài tập và chăm chú đọc, càng đọc cnagf kinh hãi.

"Chuyện này..."

Uyên Kính tiên sinh lại nói: "Vi sư tôn sùng lời của thánh nhân rằng 'Hữu giáo vô loại*'. 'Nhân tài thi giáo**', nhiều năm nay vẫn luôn tự nhắc lòng mình, không dám buông thả một khắc nào. Ngặt nỗi, chỉ có một mình nên lực mỏng, tinh thần và thể lực có hạn, dù có hùng tâm tráng chí nhưng vẫn chẳng thể nào bì được với cảnh giới của thánh nhân..."

*Hữu giáo vô loại: Đây là câu nói của Khổng Tử, ý nói dạy người thì không phân biệt thứ hạng, thiện ác, dở hay và giàu nghèo.

**Nhân tài thi giáo: theo tài năng tới đâu mà dạy.

Uyên Kính tiên sinh sùng bái giáo dục toàn dân, cái gì gọi là "Hữu giáo vô loại"?

Nói theo cách bình thường thì là ai cũng có thể được giáo dục. Dù là người thông minh, đần độn, hiền lành, hay là xấu xa thì bọn họ đều có thể thông qua giáo dục để xóa đi sự chênh lệch khác biệt của mình.

Chí hướng và lý tưởng này là điều tuyệt vời, kết quả lại vô cùng đau lòng.

Uyên Kính chỉ có một mình, một cái miệng, một đôi tay, tuổi thọ cũng chỉ có hạn như bao người phàm khác. Cho dù ông có say mê sự nghiệp giáo dục đến đâu thì số lượng học trò ông có thể dạy vẫn có hạn, chứ đừng nói đến việc mở mang dân trí, giáo dục cảm hóa vạn dân.

Vì có hạn nên "Hữu giáo vô loại" của Uyên Kính cũng là tinh anh trong giáo dục, bất giác dành hết tài nguyên cho những học sinh thông minh.

Uyên Kính tiên sinh không phải không phát hiện ra điểm này, nhưng ông không đủ sức để thay đổi tình hình hiện tại.

Vấn đề này vẫn luôn khiến ông phiền lòng, mãi cho đến khi đến Hoàn Châu, ông mới thông suốt, hiểu được mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu.

Vấn đề không nằm ở sự khan hiếm mà nằm ở sự phân bố!

Vì sự khan hiếm của tài nguyên dạy học nên lượng tài nguyên có hạn này lại càng đổ đồn về phía những học sinh nổi trội để đảm bảo tối ưu được lợi ích.

Uyên Kính tiên sinh đã mạnh dạn đặt ra một giả thuyết, nếu có thể khuếch đại tài nguyên dạy học cho đến khi dư thừa thì sao?

Vậy thì mỗi học sinh đều có thể nhận được đủ tài nguyên giáo dục.

Có đại tiền đề này thì câu "Hữu giáo vô loại" mới có thể trở thành hiện thực được, mới có thể tiến thêm một bước đến cảnh giới "Nhân tài thi giáo".

Hàn Úc kinh hãi đặt vở bài tập xuống, âm thầm điều hòa lại tâm tình đang kích động.

Dù anh ta không hiểu quá nhiều về thư viện, nhưng anh ta cũng biết học sinh trong trường học dường như đều xuất thân từ bình dân, hoàn toàn không có chút nền tảng và điều kiện học tập nào.

Còn về thiên phú?

Một, hai người thì có thể là thiên tài nhưng không thể nào ai ai cũng đều là thiên tài được. Những học trò như thế, vậy mà bài tập họ làm lại rất tốt.

"Bây giờ, thư viện Kim Lân có bao nhiêu học sinh ạ?" Hàn Úc hỏi.

Uyên Kính tiên sinh trả lời: "Ngày trước đã nhận hai đợt học sinh, đợt thứ ba vẫn đang trong thời gian tuyển chọn. Hiện tại, ở trường có tổng cộng ba trăm năm mươi sáu người."

Hàn Úc lại hỏi: "Thành tích học tập của họ như thế nào?"

Uyên Kính tiên sinh cười nói: "Tuy rằng không bằng nhóm Phong Nghi nhưng cũng không thua gì những đứa trẻ đồng lứa trong thế gia."

"Thiên phú thì sao?"

"Đa số bình thường, không có gì đặc biệt, chỉ có một ưu điểm duy nhất là cần cù."

Hàn Úc vừa nghe vậy, không khỏi hít vào một hơi khí lạnh.

Thư viện Kim Lân mới thành lập được bao lâu chứ?

Đến nay đã thu nhận hai đợt học sinh, tổng cộng ba trăm năm mươi sáu người!

Tiến bộ và chiều sâu học thức của bọn chúng không hề thua kém gì với những người đồng trang lứa sĩ tộc, điều này thật đáng kinh ngạc.

Những học sinh này nhập học muộn như vậy, nền tảng yếu kém như vậy, thiên phú thì lại như bao người bình thường, dù có cật lực học tập thì bọn chúng cũng rất khó có thể theo kịp được tiến độ học tập của các học sinh ở tộc học thế gia mới phải!

Phải biết rằng, đa số các con em sĩ tộc lên ba đã bắt đầu đọc sách rồi!

Các học sinh ở thư viện Kim Lân học muộn hơn bọn chúng đến bốn, năm năm!

Học chậm bốn, năm năm, vậy mà bọn chúng vẫn có thể miễn cưỡng theo kịp tiến độ. Điều này chẳng lẽ không kinh khủng sao?

Nếu không phải là do thiên phú thì chắc chắn do phương pháp học tập và chế độ giảng dạy rồi.

Hàn Úc đã phát hiện ra điểm cốt lõi.

Thư viện Kim Lân này rốt cuộc có bí quyết gì?

Anh ta không ngại hỏi ra vấn đề trong lòng, Uyên Kính tiên sinh chỉ cười mà không nói gì. Ông đứng dậy, lấy ra một quyển sổ vô cùng dày.

Quyển sổ dày đến một đốt ngón tay, trên đó viết đầy chữ, đều là chữ của Uyên Kính tiên sinh.

Có vài chữ viết rất ngay ngắn, vài chữ viết rất tùy ý, vài chữ lại rất ngoáy chắc là do vội viết.

Hàn Úc cẩn thận lật ra, anh ta phát hiện quyển sổ có thể được gọi là "Lịch sử phát triển của thư viện Kim Lân", mỗi bước cải cách đều được ghi chép cẩn thận trong đó. Học sinh được chia lớp dựa theo độ tuổi và tiến độ học tập, môn học cũng được phân loại, phân khoa một cách có hệ thống.

Thời gian mỗi ngày của học sinh đều được trù tính cặn kẽ, các lớp khác nhau cùng một khoảng thời gian sẽ học các môn khác nhau, tận dụng hoàn toàn thời gian giảng dạy của phu tử.

Nội dung học tập của học sinh cũng đi từ thấp lên cao, điều tuyệt hơn đó là "Hán ngữ tân vần" đã hạ thấp ngưỡng cửa học tập!

Tuy rằng nói trọng trách giáo dục nặng nề nhưng đích thật sự so với các học sinh sĩ tộc thì lại càng sáng tỏ và rõ ràng hơn, hiệu suất học tập giữa hai bên cũng không thể đánh đồng.

Bất kỳ sĩ tộc nào có căn cơ đều có tộc học chuyên dạy học vỡ lòng cho các con cháu trong tộc. Nhưng nó chỉ tuyển sinh trong đồng tộc, chỉ cần là người trong tộc thì đều có thể hưởng thụ tài nguyên giáo dục này.

Tộc học nghe ra thì rất cao sang nhưng thực tế thì nó không khác gì trường tư. Một đám học sinh cùng tộc ngồi lại với nhau, không phân tuổi tác và tiến độ học tập. Phu tử dạy đồng loạt, lâu lâu lại tiến hành chỉ điểm một chọi một.

Điều này khiến cho những học sinh học nhanh bị kéo chậm, những học sinh căn bản yếu không theo được tiến trình, hiệu suất đương nhiên là không cao.

Sĩ tộc có điều kiện có thể không đi tộc học, mời trực tiếp đại nho đương thời hoặc danh sĩ đến nhà dạy một kèm một. Như vậy thì hiệu suất, chất lượng và tiến độ học tập đều được bảo đảm nhưng rất lãng phí tài nguyên giảng dạy.

Một phu tử vốn dĩ có thể dạy nhiều hơn nhưng kết quả lại bị một học sinh độc hưởng, không thể dạy thêm những người khác.

Điều này không phải là lãng phí hay sao?

Đây chính là sự tràn tài nguyên giáo dục không hiệu quả!

Quyển sổ này của Uyên Kính tiên sinh nói là tùy bút, không bằng nói là một chế độ mới có trật tự!

Tận dụng hết khả năng để cân đối giữa tài nguyên giảng dạy và học sinh, đồng thời đảm bảo hiệu suất, chất lượng và tiến độ học tập của học sinh, tạo thuận lợi cho nhiều học sinh hơn.

Hàn Úc lật quyển sách, qua nội dung trên đó là có thể chứng kiến được chế độ chưa bao giờ có của thư viện Kim Lân, từng chút từng chút một trở nên hoàn thiện và hợp lý.

Uyên Kính tiên sinh hoàn thiện chế độ này không phải dựa trên tưởng tượng phi thực tế hay lý tưởng hóa, ngược lại suy nghĩ lại sát với tình hình thực tế.

Nhìn bố cục kế hoạch làm đâu chắc đấy của Uyên Kính tiên sinh, Hàn Úc càng cảm thấy xấu hổ về sự lỗ mãng và ngây thơ của mình khi theo đuổi chữ "đạo". Nếu không phải Khương Bồng Cơ thức tỉnh anh ta thì sợ rằng anh ta đã dấn thân vào ngõ cụt rồi.

"Thầy không hổ là kỳ tài đương thời, học sinh tự than không bằng."

Uyên Kính tiên sinh nghiêm túc nói: "Thư viện Kim Lân từ lúc bắt đầu đến ngày hôm nay, là tâm huyết của vi sư và các đại nho danh sĩ khác, không phải là việc một người có thể làm được. Chế độ này, nếu không có sự ủng hộ của Lan Đình Công cùng với sự nỗ lực học tập của những đứa trẻ kia thì cũng sẽ không có được thành quả to lớn như ngày hôm nay."

Công lao của Uyên Kính tiên sinh rất lớn, nhưng không phải là lớn nhất, càng không phải là công lao của một mình ông.

Hàn Úc biết mình lỡ lời nên lập tức trịnh trọng xin lỗi.

"Thầy rất xem trọng chủ công?"

Hàn Úc chú ý thấy thái độ cung kính của Uyên Kính tiên sinh với Khương Bồng Cơ.

"Hy vọng của vi sư là ngài ấy." Uyên Kính tiên sinh nhìn xấp vở bài tập của học sinh rồi thở dài nói: "Ngài ấy là một diệu nhân, có lẽ sẽ khiến thế giới này đi theo một con đường huy hoàng mới. Vi sư nhìn thấy được hy vọng từ trên người ngài ấy! Chỉ mong có thể sống thêm được vài năm để được chứng kiến thời đại hưng thịnh thật sự!"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro