Tăng Huyết Áp Trong Thai Kỳ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Yếu Tố Nguy Cơ Tiền Sản Giật

- Mang thai lần đầu.

- Chủng tộc châu Mỹ gốc Phi hoặc châu Phi.

- Tiền sử tiền sản giật.

- Lứa tuổi nguy cơ (< 15 hoặc > 35 tuổi).

- Tiền sử gia đình tiền sản giật.

- Đa thai.

- THA mạn tính.

- Bệnh thận mạn.

- Hội chứng có kháng thể kháng phospholipid.

- Bệnh rối loạn collagen mạch máu (thuộc nhóm bệnh mô liên kết).

- Đột biến gen T235 angiotensinogen.

2. Phân Loại

2.1. THA mạn tính

- Chẩn đoán: huyết áp ≥ 140/90 mmHg trước tuần 20 thai kỳ.

- Biến chứng: tăng nguy cơ tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non, thai lưu.

- Điều trị: tiếp tục thuốc hạ áp nhưng tránh ức chế men chuyển (nguy cơ dị tật thai nhi và tổn thương thận tiến triển và không hồi phục). Lợi tiểu cũng không nên dùng.

- Đánh giá sức khoẻ thai nhi (siêu âm định kỳ đánh giá sự tăng trưởng thai, +/- nhiễm sắc thể) nên bắt đầu từ sau 32 tuần. Chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai 40 tuần.

2.2. Tiền sản giật trên nền THA mạn tính

2.3. Tăng huyết áp thai kỳ

- Còn gọi tăng huyết áp thai kỳ không có protein niệu.

- Chẩn đoán: huyết áp ≥ 140/90 mmHg ở tam cá nguyệt 3 và không có bằng chứng tiền sản giật, đây là chẩn đoán loại trừ.

- Nguyên nhân: được cho là đáp ứng sinh lý quá mức của hệ tim mạch mẹ với thai kỳ.

- Hiếm khi gây biến chứng xấu cho mẹ và con.

2.4. Tiền sản giật

- Còn gọi tăng huyết áp thai kỳ có protein niệu (+), hay nhiễm độc thai nghén.

- Định nghĩa: bệnh toàn thân đặc hiệu xảy ra trong thai kỳ và thời gian hậu sản. Đúng hơn là bệnh của nhau thai bởi có thể xảy ra trong thai kỳ có sự hiện diện của tế bào nuôi mà không cần mô thai (thai trứng toàn phần).

- Tần suất: 6-8% thai kỳ.

- Chẩn đoán: lâm sàng dựa trên 2 yếu tố:

  + Tăng huyết áp mới khởi phát: huyết áp đo ở tư thế ngồi ≥ 140/90 mmHg kéo dài trên thai phụ có huyết áp bình thường trước đó.

  + Đạm niệu mới khởi phát: ≥ 300 mg/24h hoặc Dipstick ≥ 1+ trong nước tiểu tại 1 thời điểm, với điều kiện không có nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Chú ý: chỉ chẩn đoán xác định tiền sản giật khi tuổi thai > 20 tuần. Tăng huyết áp thai kỳ có đạm niệu trước tuần 20 có thể trong thai trứng, nghiện ma tuý hoặc có bất thường nhiễm sắc thể thai nhi (hiếm).

- Phân loại: tiền sản giật "nhẹ" và "nặng", không có phân loại "trung bình".

  + Tiền sản giật "nhẹ": tất cả thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật, không có dấu hiệu của nhóm tiền sản giật "nặng".

  + Tiền sản giật "nặng": chỉ cần có 1 dấu hiệu cũng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.

    * Triệu chứng:

      - Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương: nhức đầu nhiều, nhìn mờ, xuất hiện điểm đen trong thị trường (scotoma).

      - Tình trạng căng giãn bao gan: đau bụng 1/4 trên phải và/hoặc thượng vị. 

    * Dấu chứng:

      - Tăng huyết áp nặng: ≥ 160/110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau tối thiểu 6h.

      - Phù phổi.

      - Sản giật: co giật toàn thể hoặc hôn mê không tìm được nguyên nhân.

      - Tai biến mạch máu não: đột quỵ.

      - Thai chậm tăng trưởng trong tửcung: IUGR.

    * Cận lâm sàng:

      - Protein niệu: > 5g/24h.

      - Suy thận hoặc thiểu niệu: < 500 ml/24h.

      - Tổn thương tế bào gan: nồng độ transaminase huyết thanh > 2 lần bìnhthường.

      - Giảm tiểu cầu: < 100.000 tiểu cầu/mm.

      - Đông máu nội mạch.

      - HC HELLP: tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.

- Điều trị: Tiền sản giật "nhẹ"

   + Aldomet (250 và 500 mg): tối đa 3 x 500 mg/24h.

  + Ức chế calci tác dụng kéo dài:

    * Nicardipin (Loxen LP): 50 mg x 2/24h.

    * Nifedipine (Trandate) viên 200 mg: tối đa viên/24h.

  + Chấm dứt thai kỳ là biện pháp điều trị hiệu quả duy nhất: khi tuổi thai > 36-37 tuần.

- Phòng ngừa: dù kết quả vài nghiên cứu gần đây tỏ ra có hiệu quả nhưng aspirin liều thấp (acetylsalicylic acid hoặc ASA) và/hoặc bổ sung calcium vẫn không phòng ngừa được ở cả phụ nữ nguy cơ cao và nguy cơ thấp.

3. Tiêu Chuẩn Nhập Viện

- Tăng huyết áp nặng.

- Tiền sản giật nặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro