OAN HỒN TÚ NƯƠNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dịch - Beta: Triết Lam Ngụy Thần
Checking morat: Hắc Miêu & Huyền Thiên Sênh

Ngày nhỏ được nghe ông nội kể, trước lúc giải phóng trong thôn có một lão địa chủ, lão địa chủ này là cử nhân gì đó vào cuối thời Mãn Thanh, về sau đến thời kỳ Dân Quốc, miệng suốt ngày nói những chuyện phù phiếm, không thực (1), đừng nhìn lão trong tay cầm một cây gậy Văn Minh (2), đeo một chiếc kính mát, bộ dáng rất văn minh, thật ra là một kẻ vô lại, đỉnh đầu chảy mủ, chân bốc mùi hôi thối.

Khi đó ở trong thôn, hơn phân nữa đều là đất của lão, điều này cũng không làm lão ta thấy đủ, cả ngày cho vay nặng lãi. Lúc đó người nghèo, trong nhà không có tiền, đặc biệt là những năm gặp phải thiên tai, muốn đến nhà địa chủ mượn tiền, nhưng nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con, càng ngày càng nhiều. Năm nay ngươi mượn một đồng, ba năm sau ngươi trả lại ba đồng còn chưa trả đủ tiền vốn. Không có tiền phải làm sao? Thì phải dùng khế đất để gán nợ. Kỳ thật, lịch sử làm giàu của gia tộc địa chủ, chính là một trang sử đẫm máu và nước mắt của xã hội phong kiến.

Ngươi nghĩ lão địa chủ này chỉ làm việc này thôi sao? Thật là sai lầm lớn, lão địa chủ này, thân đã gần bảy mươi tuổi, suốt ngày bắt nạt đàn ông áp bức phụ nữ, bởi vì lão ta có một đứa con trai làm Hán gian phía sau có bọn Nhật Bản chống lưng, ỷ vào việc không có ai dám chọc đến lão, cả ngày hái hoa ngắt cỏ, lại đặt biệt thích ăn cỏ mềm. Trong nhà lão ta có bảy tám cô vợ trẻ, nhưng hai con mắt phát ra ánh nhìn tà gian, cứ nhìn chằm chằm vào con gái lớn và người con dâu nhỏ, còn chuyện vụng trộm vẫn chưa có gan làm.

Dương Đại Bưu, người nông dân chất phác ở trong thôn, nhưng anh ta lại cưới được một cô vợ xinh đẹp tên là Tú Nương. Cưới nhau chưa được mấy tháng, Dương Đại Bưu được người khác giới thiệu, đi lên trấn trên phụ tá cho mấy người buôn bán gia súc nhỏ để kiếm tiền, lần này đi một thời gian rất lâu vẫn chưa thấy về, sống không thấy người, chết cũng không thấy xác.

Ngày này, lão địa chủ không có gì làm, liền cầm cây gậy Văn Minh đi đi lại lại trong làng. Lão đây đi tản bộ! Dân làng nhìn thấy lão giống như nhìn thấy ma, các cô gái và nàng dâu lao nhao bỏ chạy tán loạn. Nhưng lão địa chủ này vốn dĩ không để ý đến, trong miệng cứ ngâm nga 'thập bát mô' (3), bởi vì hôm nay lão đã có mục tiêu, đó chính là Tú Nương xinh đẹp như hoa.

Mà lúc này Tú Nương đang giặt quần áo ở bờ sông, cô không hề biết có một con sói đói để mắt đến mình. Lão địa chủ già đi đến sau lưng Tú Nương, mắt hí hí chằm chằm nhìn vào cái cổ và cánh tay trắng nõn của cô, miệng chảy đầy nước dãi.

Lão địa chủ nhìn một hồi, nói: "Người đẹp, cô cái yếm đỏ cô giặt thật đẹp, tiếc là không có người thưởng thức, lão với cô cùng một chỗ thưởng thức, thế nào?"

Tú Nương đang lúc giặt quần áo bị câu nói kia của lão địa chủ làm cho giật mình, cái yếm đỏ đang giặt cũng rơi xuống nước.

Và lúc này, lão địa chủ từng bước tiến lên, nói: "Người đẹp, cô không cần phải sợ, sau này đi theo ta, đảm bảo cô sẽ được ăn no ngủ say, Đi thôi! Người đẹp."

Một bên nói chuyện, một bên tay chân động chạm vào người Tú Nương. Tú Nương kinh hãi nói: "Đừng... đừng qua đây, ông mà bước lên nữa, tôi... tôi sẽ gọi người."

Lão địa chủ liếc mắt, nói: "Người đẹp, dù cô có gọi khan cả cổ cũng không ai dám tới. Nơi này, là thiên hạ của ta." Dứt lời, lập tức ôm chằm lấy Tú Nương.

Lại nói đến, Tú Nương chắc chắn là một liệt nữ, dù bị lão địa chủ ôm lấy không buông nhưng nhất quyết không được thất thân, vẫn giãy dụa thà chết không theo. Một bên giãy dụa một bên chửi lớn:

"Ông cái tên súc sinh, tên khốn khiếp, thả tôi ra, tôi có chết, cũng không theo ông."

Lúc Tú Nương giãy dụa, quần áo bị một lực xé rách, để lộ chiếc yếm đỏ mặc trên người, Tú Nương vội vàng lấy hai tay che lấy ngực. Nhưng, lão địa chủ đã nhanh chóng giật phanh chiếc yếm xuống, sờ soạng khắp người cô. Ngay lúc này, thấy có cơ hội Tú Nương bắt lấy tay lão, hé miệng dùng sức mà cắn, lão địa chủ đau đến mức thét lên, buông lỏng tay.

Tú Nương thừa cơ hội đó đạp thẳng vào hạ bộ của lão ta một cước, mắng chửi trong miệng: "Đi chết đi! Lão già khốn khiếp."

Một đạp này, thật quá đã, suýt chút nữa đã đạp chết lão địa chủ, đã thấy ông ta tay che hạ bộ lăn vòng vòng, miệng liên tục kêu đau, Tú Nương nhân lúc này chạy đến bờ sông ôm lấy quần áo, bảo vệ ngực chạy về phía làng.

Lão địa chủ che hạ bộ, nghiến răng nghiến lợi mắng: "Con đàn bả lẳng lơ đáng chết, ta... sẽ không tha cho ngươi, ta muốn ngươi nếm thử kết cục khi dám đối nghịch ta."

Nhắc đến những người trong nhà lão địa chủ kia, mỗi người so với một người còn tệ hại hơn, chẳng có lấy một người có tính người. Ngày đó, cửa nhà Tú Nương đột nhiên bị đạp ra, vợ của lão địa chủ đang đứng bóp eo trong sân, sau lưng còn có mấy bà độc phụ, những người này đều là chân chó của vợ lão địa chủ, bình thường biết cậy chó gần nhà, gà gần chuồng xem thường người khác.

Những người này ở trong sân hét to: "Ả đàn bà lẳng lơ ra đây... ả đàn bà lẳng lơ ra đây... còn không ra thì sẽ xông vào tóm cổ ngươi..."

Vô duyên vô cớ bị mắng, Tú Nương đương nhiên không cam rồi, liền ra ngoài đòi lời giải thích. Nhưng tiếc rằng bản thân có miệng cũng khó cãi, cũng đám người kia ta một ngươi một câu: "Đồ không biết xấu hổ, khắc chết chồng, lại còn muốn dụ dỗ..."

Đây không phải là từ không sinh có sao? Lúc này Tú Nương nước mắt lưng ròng, nói: "Các vị đại nương, đại thẩm, chuyện không phải như mọi người nói đâu..."

Thế nhưng, Tú Nương còn chưa kịp nói xong, đám độc phụ như sói này đã túm lấy tóc nàng, mắng: "Đồ không biết xấu hổ..." Sau đó rất nhiều câu chửi mắng, không tiện viết ra.

Cuối cùng, mấy lão phụ này xe rách hết tất cả quần áo trên người Tú Nương, lúc này, bên ngoài đám người vây quanh nhìn vào trong, rốt cuộc có người nhịn không được, nói: "Các người thật quá đáng, phải khoang dung độ lượng."

Vợ lão địa chủ nghe xong, trừng mắt nhìn ra ngoài cửa, bóp eo nghiêm nghị nói: "Vừa nãy là tên khốn độc miệng nào, có gan đứng ra cho bà."

Bà ta chửi một câu như thế, đám người vây xem liền ồn ào, lần lượt chỉ trích bà quá đáng, vợ lão địa chủ này cũng không phải ngu đần, xét thấy chọc phải đám người này nổi giận, tất cả đang mắng chửi bà, thì liền thuận tiện mượn cơ hội để xuống đài (4), sau đó chỉ vào Tú Nương, nói: "Hôm nay bà tha cho ngươi, ngày mai sẽ lại tìm ngươi tính sổ."

Nói xong liền dẫn mấy kẻ chân chó kia đi ra, nhìn thấy rất nhiều người vây quanh cánh cổng, liền mắng: "Mẹ nó cút hết cho bà, kẻ nào dám khuyên giải ả tiện nhân này, sang năm nhà của kẻ đó sẽ thành đất của ta, đừng hòng sẽ thuê lại được, ở đó mà đợi uống gió Tây Bắc đi." Nói xong dẫn theo mấy lão ác phụ nghênh ngang rời đi.

Những thôn dân vây xem lần lượt cũng rời đi, chỉ còn lại một mình Tú Nương ngồi dưới đất khóc lóc, càng khóc lại càng muốn khóc, càng khóc càng thê lương. Ngày hôm sau, có một thôn dân đi ngang qua nhà của Tú Nương, đã trông thấy Tú Nương bị treo trên cành cây trong sân. Và bộ áo cưới đỏ cô mặc khi xuất giá, làm cho Tú Nương càng trở nên diễm lệ, lúc này không giống như người đã chết, mà giống như đang ngủ thiếp đi.

Tú Nương không con không cái, cuối cùng, thôn dân gọi Đông gia, và Tây gia cùng bàn bạc, cuối cùng an tang cùng chỗ với tổ tiên nhà họ Dương.

Nhưng, chuyện không kết thúc như thế, ba ngày sau đó, lão địa chủ cùng bà vợ ác độc phát điên lên, mấy người vợ lẻ lần lượt gói ghém thu sạch vàng bạc của gia đình lão, bỏ đi không còn ai, nghe nói trong nhà lão có mà quỷ lão địa chủ cùng bà vợ ác độc bị dọa đến phát điên.

Khi mấy người vợ lẻ của lão rời đi, lần lượt tất cả những gia đinh người hầu trong nhà cũng bỏ đi. Sau đó còn nghe được một người hầu cũ trong nhà lão đị chủ nói.

"Tối hôm lão địa chủ cùng vợ lão phát điên, tôi đang hầu hạ bọn họ hút thuốc phiện, lúc này từ trong bóng tối có một người phụ nữ bay ra. Và người đó chính là Tú Nương đã treo cổ chết, người mặc bộ áo cưới màu đỏ. Tôi vừa nhìn thấy bị dọa ngất xỉu, chờ cho tới lúc tỉnh, nhìn thấy vợ chồng lão địa chủ quỳ trên đất ra sức cầu xin tha thứ."

Người nhà của lão địa chủ đều bỏ chạy hết, về sau, lão địa chủ cùng vợ của lão cùng nhau treo cổ ở trong nhà. Đây quả là thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, còn nhớ năm đó nở mày nở mặt, lão địa chủ một thời quát tháo, đến cuối cùng, chết cũng không còn ai nhặt xác cho.

Có người sẽ hỏi, cái lão địa chủ ác độc làm nhiều chuyện xấu này vì sao lại chết không có người nhặt xác, không phải còn có đứa con trai làm Hán gian sao?

Hơ hơ! Một kẻ Hán gian thì có kết cục tốt sao, sau khi cha mẹ hắn chết, chưa kịp lấy được thư tín, hắn đã bị chết trên họng súng của Bát Lộ Quân, nếu không, thôn dân làm sao có thể phân chia gia tài của nhà hắn chứ!

Oan hồn của Tú Nương, về sau được thôn dân mời hòa thượng, đạo sĩ đến siêu độ, không biết hồn phách của cô đã lên thiên đường, hay đã được đầu thai vào một gia đình tốt.

Chú thích:
(1) Câu gốc "Chi hồ giả dã", là hư từ trong cổ văn, dùng châm biếm những người nói chuyện thích chọn câu chữ, không nói theo tình hình thực tế.
Câu thành ngữ này xuất phát từ một điển tích: Sau khi Triệu Khuông Dận – vua lập ra nhà Tống- lên ngôi, chuẩn bị mở rộng vùng ngoại thành, ông đến trước Chu Tước môn, ngẩng đầu nhìn thấy 4 chữ "Chu Tước Chi Môn" trên tấm biển, cảm thấy rất khó chịu, bèn hỏi Triệu Phổ đại thần bên cạnh: "tại sao không đề 3 chữ "Chu Tước Môn" thôi, viết 4 chữ́ "Chu Tước Chi Môn" chi vậy?" dùng thêm chữ "Chi" có tác dụng gì? Triệu Phổ bẩm rằng: "chữ "Chi" này được dùng làm trợ từ". Nghe xong, Triệu Khuông Dận cười lớn nói: mấy hư từ chi hồ giả dã này có thể giúp ích được gì!"

(2) Xuất phát từ thời cuối nhà Thanh bên Trung Quốc, sự vật gì mới chế, có vẻ "hiện đại", họ đều hay thêm vào hai chữ "văn minh". Nôm na gậy văn minh chính là gậy ba-toong.

(3) Thập bát mô: Một loại từ ngữ thô thiển và mang nghĩa thô tục, đại ý chính là muốn chạm vào cái ngàn vàng của phụ nữ.

(4) Câu gốc "Thuận pha hạ lư", nghĩa là thuận theo sườn núi mà xuống khỏi lưng lừa, là một câu ẩn dụ.

Thành phố Hồ Chí Minh, 11.09.2022

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro